Tuần 18 - Ngày 07/12/2024
|
|
|
|
Thông tin định kỳ
|
|
|
Lịch sử Kiến trúc
Khu khảo cổ người tiền sử Sangiran ở đảo Java, Indonesia |
05/09/2016 |
Thông tin chung:
Công trình: Khu khảo cổ người tiền sử Sangiran ở đảo Java, Indonesia (Sangiran Early Man Site)
Địa điểm: Đảo Java, Indonesia (S7 24 0 E110 49 0)
Thiết kế kiến trúc:
Quy mô: 5600ha
Năm hình thành: cách đây 0,7-1,8 triệu năm
Giá trị: Di sản thế giới (1996; hạng mục iii, vi)
Indonesia là một quốc gia ở Đông Nam Á, giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, là một quốc đảo lớn nhất thế giới với hơn 1700 hòn đảo. Indonesia có phần diện tích đất rộng 1.904.569 km2; dân số khoảng 261 triệu người (năm 2016), là quốc gia đông dân thứ 4 trên thế giới; Tôn giáo chính là Hồi giáo. Quốc đảo này có chung biên giới đất liền với Papua New Guinea, Đông Timor và phần phía Nam của Malaysia.
Indonesia được chia thành 34 tỉnh, trong đó 5 tỉnh đặc biệt; Thành phố Jakarta là thủ đô.
Lịch sử của quần đảo Indonesia gắn với sự ảnh hưởng của các cường quốc nước ngoài. Họ đến đây bởi tài nguyên thiên nhiên giàu có và phong phú (từ tài nguyên tự nhiên như: dầu mỏ và khí đốt, than, thiếc, đồng và vàng đến sản phẩm nông, lâm nghiệp như: gạo, dầu cọ, trà, cà phê, ca cao, cây dược liệu, gia vị và cao su).
Từ những năm đầu công nguyên, các nhà cai trị địa phương đã tiếp thu những ảnh hưởng nước ngoài. Tại đây các vương quốc theo Ấn Độ giáo và Phật giáo được hình thành và phát triển mạnh mẽ.
Vào khoảng từ đầu thế kỷ 15 đến giữa thế kỷ 17, các thương nhân Hồi giáo và thương nhân châu Âu gắn với Kito giáo đã chiến đấu quyết liệt với nhau để giành độc quyền thương mại.tại đây. Mặc dù bị gián đoạn bởi người Bồ Đào Nha, Pháp và Anh, cường quốc châu Âu Hà Lan đã chiếm phần lớn sự hiện diện với 350 năm ở quần đảo này.
Đầu thế kỷ 20, khái niệm "Indonesia" là một quốc gia- dân tộc xuất hiện và phong trào độc lập bắt đầu hình thành. Trong quá trình phi thực dân hóa châu Á sau Thế chiến 2, Indonesia giành được độc lập vào năm 1949 từ Hà Lan.
Bản đồ vị trí các Di sản thế giới tại Indonesia
Khu khảo cổ người tiền sử Sangiran nằm giữa Sragen và Surakarta (Solo), thuộc tỉnh Central Java, Indonesia, có diện tích 5.600 ha.
Năm 1883, các nhà nhân chủng học Hà Lan đã tiến hành nghiên cứu thực địa sơ bộ tại Sangiran.
Vào năm 1936-1941, các nhà nhân chủng học Hà Lan – Đức, Indonesia đã tiến hành khai quật tại đây và phát hiện ra hóa thạch người tiền sử, công cụ bằng đá, hóa thạch động vật lắng đọng trong các tầng địa chất tồn tại trong vòng 2,4 triệu năm qua.
50 mẫu hóa thạch mang tên Meganthropus Palaeo và Pithecanthropus Erectus / Homo Erectus (người đứng thẳng, cách đây khoảng 700 trăm năm – 1,8 triệu năm) tìm thấy tại Sangiran đã chiếm hơn một nửa của tất cả các hóa thạch người tiền sử được biết đến trên thế giới.
Các mẫu hóa thạch tìm thấy tại đây cho thấy: Sangiran là nơi sinh sống của người tiền sử cách đây khoảng 1 triệu năm, là một trong những địa điểm chính cho sự hiểu biết về quá trình tiến hóa của loài người. Đây cũng là nơi hiển thị được nhiều khía cạnh của sự tiến hóa vật chất và văn hóa rất lâu dài của con người trong bối cảnh môi trường.
Hình vẽ các loại hộp sọ (theo hàng, từ trái sang phải): 1. Khỉ đột (Gorilla); 2. Australopithecus (vượn người); 3. Homo Erectus (người đứng thẳng - loại hóa thạch tìm thấy tại Sangiran); 4. Người Neanderthal (La Chapelle-aux-Saints, người thông minh); 5. Hộp sọ Steinheim (người thông minh); 6. Người
Sơ đồ vị trí khu vực tìm thấy hóa thạch người tiền sử tại Sangiran, Central Java, Indonesia
Hóa thạch hộp sọ của người đứng thẳng Homo Erectus tìm thấy tại Sangiran, Central Java, Indonesia
Bản đồ phân bố các khu vực khảo cổ tại Sangiran, Central Java, Indonesia
Khu khảo cổ người tiền sử Sangiran ở đảo Java, Indonesia được UNESCO đã công nhận là Di sản thế giới (năm 1996) với tiêu chí:
Tiêu chí (iii): Đây là một trong những địa điểm chủ chốt đặc biệt cho sự hiểu biết về quá trình tiến hóa của con người; cho thấy sự phát triển của người hiện đại (Homo sapiens sapiens) hơn hai triệu năm, từ thời Pleistocen muộn (Lower Pleistocene) đến nay, thông qua các hóa thạch (con người và động vật) và các đồ tạo tác.
Tiêu chí (vi): Khu khảo cổ đã hiển thị được nhiều khía cạnh sự tiến hóa vật chất và văn hóa rất lâu dài của con người trong bối cảnh môi trường; tiếp tục là nơi cung cấp các thông tin về người tiền sử.
Phạm vi Di sản Khu khảo cổ người tiền sử Sangiran ở đảo Java, Indonesia
Khu vực khảo cổ Sangiran hiện được chia thành 4 cụm bảo tàng, trưng bày triển lãm trong và ngoài nhà: Krikilan Cluster, Ngebung Cluster, Bukuran Cluster và Dayu Cluster được kết nối với nhau bằng một tuyến du lịch đặc biệt:
Cụm Krikilan
Cụm Krikilan (Krikilan Cluster) bao gồm Khu vực tiếp đón du khách và Bảo tàng Khảo cổ Sangiran (Museum Manusia Purba Sangiran), được xây dựng đầu tiên vào năm 2011. Trung tâm đón tiếp du khách và Bảo tàng Khảo cổ Sangiran có diện tích xây dựng khoảng 16675m2 với 3 không gian chính:
- Phòng giới thiệu các thông tin chung, cung cấp cho du khách thông tin toàn diện về Sangiran với các màn hình hiển thị và phương tiện tương tác hỗ trợ thông tin...
- Phòng trưng bày các tài liệu, hiện vật của các hóa thạch tìm thấy tại đây với khoảng 13.809 hiện vật:
. Hóa thạch người tiền sử, được tìm thấy tại đây Homo Sapiens và bản sao của người tiền sử tìm thấy tại các nơi khác: Australopithecus Africanus, Pithecanthropus Mojokertensis, Homo Soloensis, Homo Neanderthal châu Âu, Homo Neanderthal châu Á (bản sao).
. Hóa thạch động vật trên đất liền, động vật biển và nước ngọt, động vật thân mềm…
. Đá tạo tác.
- Phòng trình bày các thông tin về sự hình thành hệ mặt trời trong hình thức phim ngắn, và sự phát triển của trái đất thông qua các giới thiệu hóa thạch, hiện vật, tác phẩm điêu khắc.
- Phòng hội thảo, họp, giới thiệu các thay đổi về môi trường và cuộc sống của các loại động vật, con người tại khu vực từ cách đây khoảng 1 triệu năm…
Mô hình Khu vực tiếp đón du khách và Bảo tàng Khảo cổ Sangiran, Central Java, Indonesia
Cổng vào Bảo tàng Khảo cổ Sangiran, Central Java, Indonesia
Sảnh vào Bảo tàng Khảo cổ Sangiran, Central Java, Indonesia
Tượng người đứng thẳng bên ngoài Bảo tàng Khảo cổ Sangiran, Central Java, Indonesia
Hình ảnh minh họa bên trong Bảo tàng Khảo cổ Sangiran, Central Java, Indonesia
Cụm Ngebung
Cụm Ngembung (Ngebung Cluster) có giá trị lịch sử quan trọng, bởi vì đây là nơi khai quật phát hiện các hóa thạch đầu tiên. Trong Cụm có Bảo tàng Khảo cổ Ngebung (Museum Manusia Purba Klaster Ngebung), là nơi giới thiệu lịch sử tìm kiếm, phát hiện và khai quật tại Sangiran. Đây cũng là nơi giới thiệu các nhà cổ sinh vật học, địa chất học như khảo cổ học: Eugene Dubois, JC van Es, GHR von Konigswald…có công trong việc tìm kiếm, khám phá các giá trị lịch sử của Sangiran.
Lối vào Bảo tàng Khảo cổ Ngebung, Central Java, Indonesia
Sảnh vào Bảo tàng Khảo cổ Ngebung, Central Java, Indonesia
Hiện vật hóa thạch trưng bày bên trong Bảo tàng Khảo cổ Ngebung, Central Java, Indonesia
Bảo tàng là nơi tôn vinh các nhà cổ sinh vật học, địa chất học đã khám phá các hóa thạch
Cụm Bukuran Cluster
Cụm Bukuran (Bukuran Cluster) nằm trong làng Bukuran và là một trong những địa điểm phong phú hóa thạch về sự tiến hóa của con người. Hầu hết các phát hiện về hóa thạch của người tiền sử Homo Erectus tại Sangiran đều nằm tại đây, biến nơi đây thành trung tâm thông tin về sự tiến hóa của người tiền sử.
Bảo tàng khảo cổ Bukuran (Museum Manusia Purba Klaster Bukuran), được xây dựng vào năm 2013, là nơi lưu giữ và giới thiệu về sự tiến hóa của tự nhiên và các nhân tố ảnh hưởng, được trình bày qua các hình ảnh đồ họa và thiết bị tương tác.
Khu vực đầu tiên của bảo tàng trình bày một loạt các sự đa dạng của các loài tồn tại trên trái đất; sự thích ứng của các loài vật trong quá trình chọn lọc tự nhiên, thông qua các đoạn phim ngắn và trò chơi tương tác.
Khu vực tiếp theo mô tả các tài liệu về địa điểm, nơi phát hiện các hóa thạch sinh vật và người tiền sử. Đây cũng là nơi trình bày về các thuyết tiến hóa và giới thiệu các công nghệ di truyền học và sinh học trong việc tạo lâp ra các loài mới.
Lối vào Bảo tàng Khảo cổ Bukuran, Central Java, Indonesia
Sảnh Bảo tàng Khảo cổ Bukuran, Central Java, Indonesia
Trưng bày, trình diễn bên trong Bảo tàng Khảo cổ Bukuran, Central Java, Indonesia
Vào năm 2014, tại đây xây dựng một bảo tàng bổ sung mới - Bảo tàng Manyarejo (Museum Manusia Purba Klaster Manyarejo). Đây là nơi giới thiệu các lý thuyết về sự tiến hóa về tự nhiên và con người. Tất cả các tài liệu được trình bày dưới dạng hình ảnh và đồ họa hấp dẫn, màu sắc bằng công nghệ tương tác (màn hình cảm ứng có thể truy cập bằng hai ngôn ngữ tiếng Anh và Indonesia) cung cấp các thông tin về hành tinh Trái đất từ khi hành thành cho đến khi xuất hiện nguồn gốc của con người.
Lối vào Bảo tàng Manyarejo, Central Java, Indonesia
Nơi trưng bày các hố khảo cổ tại Bảo tàng Manyarejo, Central Java, Indonesia
Cụm Dayu
Cụm Dayu (Dayu Cluster) với Bảo tàng Khảo cổ Dayu (Museum Manusia Purba Klaster Dayu), như là một phần của Bảo tàng Người tiền sử Sangiran, nằm tại thôn Dayu xã Karanganyar, là một trong những địa điểm quan trọng trong Sangiran. Nhiều địa điểm nơi đây lưu giữ các hiện vật của cuộc sống hàng triệu năm trước, gồm cả hệ thực vật, động vật, con người và văn hóa, cũng như dấu ấn những thay đổi về môi trường đã xảy ra trong hàng triệu năm tại Sangiran.
Bảo tàng được xây dựng vào năm 2013, là trung tâm thông tin về địa chất cổ và văn hóa của nhân loại giai đoạn Homo Erectus. Trong bảo tàng, ngoài hiện vật, còn có hệ thống thông tin với các màn hình, thiết bị công nghệ thông tin phục vụ cho nhu cầu giáo dục và là một nguồn tri thức về quá khứ...
Lối vào Bảo tàng Khảo cổ Dayu, Central Java, Indonesia
Không gian trưng bày tại Bảo tàng khảo cổ Dayu, Central Java, Indonesia
Lối xuống khu vực trình bày các hố khảo sát khảo cổ tại Bảo tàng khảo cổ Dayu, Central Java, Indonesia
Di sản thế giới Khu khảo cổ người tiền sử Sangiran ở đảo Java, là niềm tự hào của người dân Indonesia, hiện là nơi thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Đặng Tú, Bộ môn KTCN, ĐHXD
Nguồn :
http://whc.unesco.org/en/list/593
https://en.wikipedia.org/wiki/Indonesia
https://en.wikipedia.org/wiki/Sangiran
http://www.world-heritage-site.com/unesco-world-heritage/world-heritage-site-
593-sangiran-early-man-site-indonesia/
http://www.athenapub.com/13sunda.htm
Danh sách và bài viết về Di sản thế giới tại châu Á và châu Đại Dương
Danh sách và bài viết về Di sản thế giới tại châu Âu
Danh sách và bài viết về Di sản thế giới tại châu Mỹ
Danh sách và bài viết về Di sản thế giới tại châu Phi
|
Cập nhật ( 08/09/2020 )
|
Tin mới đưa:- Samarkand – Ngã tư văn hóa, Uzbekistan
- Hang động Vân Cương, Đại Đồng, Sơn Tây, Trung Quốc
- Công trình Villa d'Este, Tivoli, Rome, Ý
- Cột Chúa Ba Ngôi ở Olomouc, Czech
- Thung lũng Loire giữa Sully-sur-Loire và Chalonnes, Pháp
- Quần thể Tu viện Ferapontov, Vologda, Nga
- Nhà thờ St James ở Šibenik, Croatia
- Mỏ đá lửa Thời kỳ Đồ đá mới ở Spiennes, Mons, Bỉ
- Lăng mộ Hoàng gia của triều đại nhà Minh và nhà Thanh, Trung Quốc
- Hang động Long Môn, Lạc Dương, Hà Nam, Trung Quốc
- Vương cung thánh đường San Francesco và địa điểm khác của Dòng Phanxicô tại Assisi, Ý
- Công trình Villa Adriana, Tivoli, Rome, Ý
- Địa điểm khảo cổ Mycenae và Tiryns tại Argolis, Hy Lạp
- Di tích Thời kỳ Đồ đá mới ở Orkney, Scotland, Vương quốc Anh
- Vùng đất lấn biển Beemster, tỉnh Noord-Holland, Hà Lan
Tin đã đưa:- Quần thể đền Prambanan, Indonesia
- Các nhà thờ kiểu Baroque tại Philippines
- Di sản Mỏ thủy ngân ở Almaden, Tây Ban Nha
- Thị trấn đồng hồ La Chaux-de-Fonds và Le Locle, Thụy Sĩ
- Vùng mỏ than Nord - Pas de Calais, Pháp
- Khu mỏ đồng tại Falun, Dalama, Thụy Điển
- Cảnh quan và cơ sở công nghiệp Agave Tequila, Jalisco, Mexico
- Cảnh quan công nghiệp tại Fray Bentos, Uruguay
- Thị trấn mỏ Sewell, Cachapoal, Chile
- Cơ sở khai thác và sản xuất phân bón tại Humberstone và Santa Laura, Chile
- Di sản công nghiệp Rjukan – Notodden, Telemark, Na Uy
- Cộng đồng công nghiệp Crespi d'Adda, Lombardy, Ý
- Mỏ Rammetlsberg, Thị trấn lịch sử Goslar và Hệ thống quản lý nước Upper Harz, Niedersachsen, Đức
- Mỏ muối tại Wieliczka và Bochnia, Ba Lan
- Các địa điểm Cải cách Công nghiệp Minh Trị tại Nhật Bản: Sắt thép, Đóng tàu và Khai mỏ
|