Tuần 33 - Ngày 17/03/2025
|
|
|
|
Thông tin định kỳ
|
|
|
Lịch sử Kiến trúc
19/05/2013 |
Đình, đền, phủ, miếu, (chùa) Việt Nam không chỉ là nơi hoạt động và truyền bá tôn giáo, tín ngưỡng Thần đạo Việt Nam, mà còn là nơi được người Việt Nam xây dựng công phu, cẩn thận để lưu giữ các báu vật về tinh thần và lực lượng, truyền từ đời này sang đời khác.
Đình, đền, phủ, miếu Việt Nam được xây dựng dựa trên những nguyên tắc hay triết lý về chuyển dịch để Gắn kết giữa Con người với Con người; Hòa hợp giữa Con người với Tự nhiên; và Kết nối giữa Tôn giáo nội sinh (Thần đạo Việt Nam) với Tôn giáo ngoại nhập (Đạo Phật, Đạo Giáo và các tôn giáo khác).
Điểm đặc sắc của Thần đạo Việt Nam là Đạo Mẫu Việt Nam. Đây là tín ngưỡng tôn thờ Nữ thần, Mẫu thần, Mẫu Tam phủ, Tứ phủ. Tín ngưỡng hay đức tin này có nguồn gốc lịch sử và xã hội sâu xa, không chỉ là việc đề cao vai trò của người phụ nữ, mà còn trở thành một trong những yếu tố văn hóa cốt lõi về tình thương yêu (như của người mẹ) trải ra đủ rộng, thấm vào đã sâu trong xã hội; một trong cội nguồn sức mạnh đoàn kết của người Việt Nam.
Mỗi đình, đền, phủ, miếu Việt Nam là mỗi bảo tàng lưu giữ linh vật văn hóa của mỗi cộng đồng dân tộc Việt Nam. Có thể nói, hiếm một quốc gia nào trên thế giới tồn tại một hệ thống bảo tàng văn hóa đông đảo, bản địa và phân bố rộng khắp như tại Việt Nam. Đây chính là môi trường văn hóa, làm cho người Việt có đủ sự mạnh mẽ, sáng suốt và bao dung để làm những điều tốt đẹp nhất cho chính mình, cho cộng đồng và làm cho Việt Nam trở thành “Vùng đất lành” của thế giới.

Tranh dân gian vẽ Tam Tòa Thánh Mẫu, đạo Mẫu Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm đền Hùng, ngày 19/9/1954
Đình Việt Nam
Đình là một công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng và cũng là nơi hội họp của người dân.
Trong khi chùa và đền chuộng địa điểm tĩnh mịch, khuất lối, thì đình làng lại được xây dựng tại trung tâm của làng. Đình thường không có quy mô lớn bằng chùa.

Sơ đồ tên và vị trí kết cấu chính của một ngôi đình điển hình vùng Đồng bằng Bắc Bộ
Đền Việt Nam
Đền thờ là công trình kiến trúc được xây dựng để thờ cúng một vị thần hoặc một danh nhân quá cố.
Nhiều đền thờ dành cho các thần thánh trong tôn giáo hoặc tín ngưỡng địa phương.
Nhiều đền thờ được xây dựng để ghi nhớ công ơn của một anh hùng có công với đất nước hay công đức của một cá nhân với địa phương mà được dựng lên theo truyền thuyết dân gian như: Đền thờ Vua Hùng; Đền thờ Tứ thánh bất tử (Thánh Tản Viên, Thánh Gióng, Thánh Chử Đồng Tử và Thánh Mẫu Liễu Hạnh); Đền thờ Tứ Phủ (liên quan mật thiết với tín ngưỡng thờ Mẫu); Đền thờ các địa điểm linh thiêng như Thăng Long Tứ trấn: Đền Bạch Mã; Đền Voi Phục; Đền Kim Liên; Đền Quán Thánh…
Ở Việt Nam có nhiều nhân vật có thực trong lịch sử được dựng đền thờ ở rất nhiều nơi như: Đền thờ Hai Bà Trưng; Lý Nam Đế; Ngô Quyền; Đinh Tiên Hoàng; Lê Đại Hành; Lý Thái Tổ; Lý Thường Kiệt; Đức Thánh Trần Hưng Đạo, Lê Thái Tổ; Nguyễn Trãi; Quang Trung và gần đây là đền thờ Đức Thánh Hồ Chí Minh.
Có nhiều đình, đền thuộc Di tích quốc gia đặc biệt:
- Di tích kiến trúc nghệ thuật: Đình Đại Phùng, Đền - Chùa - Đình Hai Bà Trưng, Đền thờ Lê Hoàn, Đình Tường Phiêu, Đình Thổ Tang, Đình So, Tháp Po Klong Garai, Khu đền tháp Mỹ Sơn, Đình Tây Đằng, Đền Sóc, Tháp Dương Long, Tháp Bình Sơn, Đình Hoành Sơn, Đình Chèm...
- Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật: Đền tại Cố đô Hoa Lư, Đền tại Cố đô Huế, Đền tại Côn Sơn - Kiếp Bạc, Đền Trần - Chùa Phổ Minh, Đền tại Lam Kinh, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Đền Phù Đổng, Đền Bà Triệu, Đền Trần Thương, Đền tại Phố Hiến, Đền Xưa - Chùa Giám - Đền Bia...
- Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ: Đình, đền tại Khu di tích Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội; Đền tại Khu di tích Gò Tháp, Đồng Tháp mười...
Web bmktcn.com xin trân trọng giới thiêu một số bài viết về một số đình, đền tiêu biểu của Việt Nam. Thứ tự sắp xếp giới thiệu đình, đền theo địa danh tỉnh và thời gian sưu tầm được tư liệu.
Xem Danh sách DI tích quốc gia đặc biệt Việt Nam tại đây.
Bắc Giang:
Bắc Ninh:
Bến Tre:
Bình Định:
Đồng Tháp:
Hà Nam:
Hà Nội:

Đình Tây Đằng, Ba Vì |

Đền Tản Viên Sơn Thánh, Ba Vì |

Đền Phù Đổng Thiên Vương, Gia Lâm |

Đền Huyền Thiên Trấn Vũ
- Đền Sái, Thuỵ Lâm, Đông Anh |

Thăng Long tứ trấn: Đền Bạch Mã; Đền Voi Phục;
Đền Kim Liên; Đền Quán Thánh |

Đền Lý Ông Trọng- Đình Chèm, Từ Liêm |

Đền Hai Bà Trung, Mê Linh; Đền, chùa, đình Hai Bà, quận Hai Bà Trung |

Đền Ngọc Sơn, Hoàn Kiếm |

Văn miếu Quốc Tử Giám, Đống Đa |

Phủ Tây Hồ, quận Tây Hồ
|

Đền thờ An Dương Vương, Cổ Loa, Đông Anh |
Đền Sóc, Sóc Sơn |
Hải Dương:
Hải Phòng:
Hưng Yên:

Đình Cửu Cao, Văn Giang |

Đình Đa Ngưu, Tân Tiến, Văn Giang |

Đền Chử Đồng Tử - Đền Dạ Trạch và đền Đa Hòa, Khoái Châu
|

Đền Tống Trân, Phủ Cừ |

Đền Ghênh, Như Quỳnh, Văn Lâm |

Văn miếu Xích Đằng, Lam Sơn |

Đình, đền tại Khu di tích Phố Hiến |

Đền An Xá, Tiên Lữ |
|
Khánh Hòa
Nam Định:
Nghệ An:
Ninh Bình:
Ninh Thuận:
Phú Thọ:
Phú Yên:
Quảng Nam:
Quảng Ninh:
Thái Bình:
Thanh Hóa:
Thừa Thiên – Huế:
Vĩnh Phúc
Bộ môn KTCN - ĐHXD
|
Cập nhật ( 24/02/2025 )
|
Tin mới đưa:- Đền Hát Môn (thờ Hai Bà Trưng), huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội, Việt Nam
- Di tích Um er-Rasas (Kastrom Mefa'a), Madaba, Amman, Jordan
- Cố đô Pasargadae, Pars, Iran
- Quần thể Takht-e Soleyman, Western Azerbaijan, Iran
- Các thị trấn Baroque muộn tại Val di Noto, Sicily, Ý
- Samarkand – Ngã tư văn hóa, Uzbekistan
- Hang động Vân Cương, Đại Đồng, Sơn Tây, Trung Quốc
- Công trình Villa d'Este, Tivoli, Rome, Ý
- Cột Chúa Ba Ngôi ở Olomouc, Czech
- Thung lũng Loire giữa Sully-sur-Loire và Chalonnes, Pháp
- Quần thể Tu viện Ferapontov, Vologda, Nga
- Nhà thờ St James ở Šibenik, Croatia
- Mỏ đá lửa Thời kỳ Đồ đá mới ở Spiennes, Mons, Bỉ
- Lăng mộ Hoàng gia của triều đại nhà Minh và nhà Thanh, Trung Quốc
- Hang động Long Môn, Lạc Dương, Hà Nam, Trung Quốc
Tin đã đưa:- Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ba Đình, Hà Nội
- Nhà rường Huế
- Văn miếu Xích Đằng, Khu di tích Phố Hiến, Hưng Yên, Việt Nam
- Văn miếu Mao Điền, Cẩm Giàng, Hải Dương
- Đền Ngọc Sơn, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Đền Hai Bà Trưng tại Mê Linh và Đền, chùa, đình Hai Bà Trưng tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Kiến trúc nhà tạ (thủy tạ) tại cố đô Huế
- Đình Chèm, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
- Làng Hành Thiện, Xuân Trường, Nam Định – Ngôi làng hình cá chép
- Engineering Building của KTS. James Stirling
- Thăng Long tứ trấn: Đền Bạch Mã; Đền Voi Phục; Đền Kim Liên; Đền Quán Thánh
- Đền Huyền Thiên Trấn Vũ - Đền Sái, Thuỵ Lâm, Đông Anh, Hà Nội
- Phủ Quảng Cung, Ý Yên, Nam Định, Việt Nam
- Đền thờ Chử Đồng Tử - Đền Dạ Trạch và đền Đa Hòa, Khoái Châu, Hưng Yên
- Đền Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội
|