|
|
|
|
Thông tin định kỳ
|
|
|
Lịch sử Kiến trúc
Làng cổ Choirokoitia, Larnaca, Sip |
22/03/2016 |

Thông tin chung:
Công trình: Làng cổ Choirokoitia (Choirokoitia, Larnaca, Cyprus)
Địa điểm: Larnaca, Síp (N34 47 53,988 E33 20 35,988)
Thiết kế kiến trúc:
Quy mô: Diện tích khu vực Di sản 6,20 ha, vùng đệm 67,5 ha
Năm xây dựng: Thiên niên kỷ thứ 7- 6 trước Công nguyên
Giá trị: Di sản thế giới (1998; sửa đổi ranh giới vào năm 2012, hạng mục ii; iii; iv)
Síp (Cyprus) là một quốc đảo ở Đông Địa Trung Hải, nằm tại phía nam Thổ Nhĩ Kỳ, phía tây Syria và
Lebanon, phía tây bắc Israel và Palestine, phía bắc Ai Cập và phía đông nam Hy Lạp. Sip có diện tích rộng 9.251 km2, dân số khoảng 1,19 triệu người (2018). Thủ đô và thành phố lớn nhất là Nicosia.
Síp là hòn đảo có người cư trú từ khoảng 10000 năm trước Công nguyên (TCN). Vào cuối thời kỳ Đồ đồng, hòn đảo đã trải qua các đợt định cư của người Hy Lạp và vùng Cận Đông. Sự giao thoa con người của các nền văn hóa làm nảy sinh yếu tố văn hóa mới và con người mới.
Từ đây, đảo Síp đóng một vai trò quan trọng trong thần thoại Hy Lạp (Greek Mythology), là nơi sinh của Aphrodite (nữ thần Hy Lạp gắn với tình yêu, sắc đẹp, khoái cảm, đam mê và sinh sản, được đồng hóa với nữ thần La Mã Venus) và là quê hương của nhiều nhân vật nổi tiếng trong thần thoại Hy Lạp.
Síp nằm ở một vị trí chiến lược ở Trung Đông, trở thành nơi tranh chấp của nhiều cường quốc.
Năm 708 TCN, Síp thuộc quyền cai trị của Đế quốc Assyria (tồn tại năm 2500 TCN – 609 TCN); thuộc quyền cai trị của người Ba Tư (Persians) vào năm 545 TCN và bị chinh phục bởi Alexander Đại đế (Alexander the Great, trị vì vào năm 336–323 TCN).
Tiếp đó, Síp thuộc sự cai trị của Ai Cập Ptolemaic (Ptolemaic Kingdom, một nhà nước Hy Lạp cổ tại Ai Cập, tồn tại năm 305 - 30 TCN); Đế chế La Mã (Roman Empire, tồn tại 27 TCN – 1435); Đông La Mã (Đế chế Byzantine/ Byzantine Empire, tồn tại năm 395–1453), các vương triều Ả Rập trong một thời gian ngắn, triều đại Lusignan của Pháp (House of Lusignan) và Cộng hòa Venice, Ý (Republic of Venice, tồn tại năm 697–1797). Sau đó, Síp thuộc cai trị của Đế quốc Ottoman (Ottoman Empire, tồn tại năm 1299–1922) trong 3 thế kỷ, từ năm 1571 đến năm 1878.
Síp được đặt dưới sự quản lý của Vương quốc Anh và sáp nhập vào Vương quốc Anh năm 1914.
Vào năm 1960, Síp được trao trả độc lập. Ngày nay, đảo Síp được chia thành sáu quận.

Bản đồ Síp và vị trí của Lamaka tại phía nam đảo Síp
Làng cổ Choirokoitia (còn gọi là Khirokitia) nằm tại quận Lamaka, cách bờ biển phía nam của đảo Sip khoảng 6km. Đây là một khu định cư thời Đồ đá mới của vùng Choirokoitia, nằm trên sườn của một ngọn đồi, một phần được bao bọc bởi sông Maroni.
Làng cổ Choirokoitia được được xây dựng vào khoảng thiên niên kỷ thứ 7 đến thứ 5 TCN, là một trong khoảng 20 khu định cư như vậy tại đảo Síp.
Làng cổ Choirokoitia có diện tích tối đa khoảng 3 ha, được cho là ở mức quy mô làng lớn nhất thời bấy giờ và là một trong những khu dân cư đầu tiên tại Sip. Đây là một trong những địa điểm thời tiền sử quan trọng nhất ở phía đông Địa Trung Hải.
Ngôi làng đại diện cho Thời kỳ đồ đá mới Aceramic của Síp ở thời kỳ đỉnh cao. Đây là thành công của những cuộc định cư đầu tiên của con người lên hòn đảo, những người nông dân đến từ đất liền vùng Cận Đông (Near East, gồm Tây Á, Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập).
Các cuộc khai quật đã xác định được đặc điểm của khu định cư, bao gồm những ngôi nhà hình tròn được xây từ gạch bùn và đá, mái bằng và được bảo vệ bởi những bức tường lũy chạy liên tục bao quanh. Nhà được trang bị lò sưởi và bồn rửa, bố trí xung quanh một sân nhỏ, nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt của người dân.
Người chết được chôn trong những cái hố bên dưới nền đất nung.
Tại đây cũng đã phát hiện được các công cụ đá lửa, công cụ bằng xương, bình đá, xác thực vật và động vật. Đáng chú ý là các bức tượng hình nhân bằng đá, đất sét cho thấy sự tồn tại của hệ thống tín ngưỡng.
Một con đường với cấu trúc xây dựng phức tạp vào làng đã được phát hiện trên đỉnh đồi.
Thành tựu của những công trình đầy ấn tượng, được xây dựng theo một kế hoạch định sẵn và thể hiện nỗ lực tập thể như vậy ít có sự tương đồng được biết đến ở vùng Cận Đông. Đây là thành quả của một xã hội có tổ chức để có thể xây dựng và duy trì các công trình quy mô lớn vị lợi ích chung.

Hình vẽ minh họa Làng cổ Choirokoitia, Larnaca, Síp

Tàn tích Làng cổ Choirokoitia, Larnaca, Síp
Làng cổ Choirokoitia, Larnaca, Síp là một trong những địa điểm thời tiền sử quan trọng nhất và được bảo quản tốt nhất ở phía đông Địa Trung Hải, được UNESCO tôn vinh là Di sản thế giới (năm 1998, chỉnh sửa ranh giới năm 2012) với tiêu chí:
Tiêu chí (ii): Trong Thời kỳ tiền sử, Síp đóng vai trò then chốt trong việc giao lưu văn hóa từ Cận Đông sang thế giới châu Âu.
Tiêu chí (iii): Choirokoitia là một địa điểm khảo cổ được bảo tồn đặc biệt tốt, đã cung cấp và sẽ tiếp tục cung cấp dữ liệu khoa học có tầm quan trọng lớn liên quan đến sự lan truyền nền văn minh từ châu Á đến thế giới Địa Trung Hải.
Tiêu chí (iv): Các phần đã khai quật và chưa khai quật của Choirokoitia đều là một ví dụ nổi bật minh họa cho nguồn gốc định cư thành thị tại khu vực Địa Trung Hải và xung quanh.

Phạm vị Khu vực Di sản Làng cổ Choirokoitia, Larnaca, Síp
Di tích làng cổ được phát hiện vào năm 1934, sau đó được khai quật vào các năm 1934 và 1946.
Các di tích khai quật tại đây cho thấy ngôi làng được bảo vệ bằng một bức tường đá cao 2,5m, dày 3m. Vào làng thông qua một số cổng.


Di tích Làng cổ Choirokoitia, Larnaca, Síp

Sơ đồ mặt bằng di tích Làng cổ Choirokoitia, Larnaca, Síp
Các tòa nhà ở trong làng có mặt bằng hình tròn, bố cục thành từng cụm kề liền nhau, xung quanh một sân rộng. Trong nhà có không gian để làm việc, nghỉ ngơi hoặc là kho. Tại đây có vị trí cho bếp để nấu ăn và sưởi ấm, băng ghế, cửa số, trụ để đỡ tầng lửng…
Tường nhà được xây dựng bằng đá. Mái nhà dạng phẳng, được làm bằng các khung gỗ, đỡ vật liệu mái bằng các thanh gỗ, lau sậy trộn đất.
Dân số trong làng được cho là vào khoảng 300 – 600 người. Người chết được chộn tại các hố đào ngay dưới nền nhà…

Di tích cổng vào Làng cổ Choirokoitia, Larnaca, Síp



Các tàn tích đá trong di tích Làng cổ Choirokoitia, Larnaca, Síp
Trong làng cổ, có nhiều di tích chứng tỏ nơi đây là một xã hội có tổ chức, phát triển chủ yếu dựa vào nông nghiệp, săn bắn và chăn nuôi gia súc. Canh tác chủ yếu là ngũ cốc. 4 loại gia súc được chăn nuôi tại làng là hươu, cừu, dê và lợn.
Tai đây cũng phát hiện các công cụ bằng đá, xương, cả tượng người nhỏ bằng đá, cho thấy đã hình thành các nghi lễ, tôn giáo phức tạp.

Đồ chế tác bằng đá tìm thấy trong Làng cổ Choirokoitia, Larnaca, Síp
Làng cổ đã bất ngờ bị bỏ hoang vào khoảng năm 6000 trước Công nguyên.
Hiện mới chỉ một phần của khu vực Di sản được khai quật, làng cổ trở thành một khu bảo tồn khảo cổ học đặc biệt để nghiên cứu trong tương lai.
Kề liền di tích, có một cụm 5 ngôi nhà với cấu trúc xây dựng xưa được tái tạo để làm ví dụ minh họa cho du khách.


Phối cảnh cụm 5 công trình tái tạo lại, Làng cổ Choirokoitia, Larnaca, Síp

Bên trong công trình tái tạo lại (với vị trí bộ hài cốt chôn dưới nền nhà), Làng cổ Choirokoitia, Larnaca, Síp
Di sản Làng cổ Choirokoitia, Larnaca, Síp là một địa điểm khảo cổ đặc biệt, được bảo tồn tốt và đã cung cấp các dữ liệu quan trọng liên quan đến sự truyền bá nền văn minh thời tiền sử từ châu Á đến châu Âu.
Đặng Tú, Bộ môn KTCN, ĐHXD
Nguồn :
http://whc.unesco.org/en/list/848
https://en.wikipedia.org/wiki/Cyprus
https://en.wikipedia.org/wiki/Khirokitia
http://www.cyprusbybus.com/Choirokoitia_115.aspx
https://travelpast50.com/neolithic-settlement-choirokoitia-cyprus/
Xem video giới thiệu về công trình tại đây
Danh sách và bài viết về Di sản thế giới tại châu Á và châu Đại Dương
Danh sách và bài viết về Di sản thế giới tại châu Âu
Danh sách và bài viết về Di sản thế giới tại châu Mỹ
Danh sách và bài viết về Di sản thế giới tại châu Phi
|
Cập nhật ( 03/11/2020 )
|
Tin mới đưa:- Tu viện Daphni, Tu viện Hosios Loukas và Tu viện Nea Moni tại Chios, Hy Lạp
- Nhà thờ Đức Bà, Tu viện cổ Saint-Remi và Cung điện Tau, Reims, Pháp
- Quần thể kiến trúc Kizhi Pogost, Medvezhjegorskij, Karelian, Nga
- Trung tâm lịch sử Saint Petersburg và các nhóm di tích liên quan, Nga
- Cung điện và Công viên tại Potsdam và Berlin, Đức
- Quần thể di tích Phật giáo tại Sanchi, Ấn Độ
- Địa điểm khảo cổ học Olympia, Hy Lạp
- Thành phố cổ Salamanca, Tây Ban Nha
- Tu viện Alcobaça, Bồ Đào Nha
- Nhà thờ Canterbury, Tu viện St Augustine và Nhà thờ St Martin, Kent, Anh
- Di tích Paleochristian và Byzantine tại Thessalonika, Hy Lạp
- Meteora tại Trikala, Hy Lạp
- Núi Athos, Hy Lạp
- Khu bảo tồn Asklepios tại Epidaurus, Hy Lạp
- Hang động Elephanta, Ấn Độ
Tin đã đưa:- Quần thể Di tích Bru na Boinne - Bend Boyne, Ireland
- Các ngôi đền đá cổ tại Quần đảo Malta
- Di sản Mỏ thủy ngân ở Idrija, Slovenia
- Làng cổ Vlkolinec, Ruzomberok, Slovakia
- Làng cổ Holloko và phụ cận, Nograd, Hungary
- Tu viện Horezu, Wallachia, Romania
- Tu viện St Gall, Thụy Sỹ
- Tu viện Studenica, Kraljevo, Raska, Serbia
- Quần thể di tích lịch sử Split với Cung điện Diocletian, Split - Dalmatia, Croatia
- Cầu Mehmed Pasa Sokolovic ở Visegrad, Bosna và Hercegovina – KTS. Mimar Sinan
- Nhà thờ Boyana, Sofia, Bulgaria
- Nhà thờ Thánh Sophia và Tu viện Kiev Pechersk Lavra, Kiev, Ukraina
- Đài tưởng niệm Quốc gia Great Zimbabwe, Masvingo, Zimbabwe
- Thành phố Đại học Caracas Venezuela - KTS. Carlos Raul Villanueva
- Tượng Nữ thần Tự do, New York, Hoa Kỳ
|