Thông tin chung:
Công trình: Quần thể đền chùa hang Ellora (Ellora Caves)
Địa điểm: Làng Verul, phân khu Khulatabad Taluk, quận Aurangabad, bang Maharashtra, Ấn Độ (N20 1 35.004 E75 10 45.012)
Thiết kế kiến trúc:
Quy mô: Quần thể bao gồm 34 hang
Năm hình thành: 600- 1000 sau Công nguyên
Giá trị: Di sản thế giới (1983; hạng mục i ; iii ; vi)
Di tích Phật giáo (Phần 1)
Di tích Hindu giáo (Phần 2)
Hang động ký hiệu 13- 29 là những đền hang Hindu giáo.
Các hang động ký hiệu 17 – 29 được xây dựng trong thời kỳ Kalachuris (Kalachuri dynasty, cai trị ở phía Tây trung tâm tiểu lục địa Ấn Độ giữa thế kỷ thứ 6- 7).
Các hang động ký hiệu 14, 15 và 16, được xây dựng trong thời kỳ Rashtrakuta (Rashtrakuta dynasty, cai trị phần lớn tiểu lục địa Ấn Độ giữa thế kỷ thứ 6 – 10).
Kiến trúc ngôi Đền hang Hinhdu giáo trong Quần thể Di sản, tương tự như các ngôi đền Hindu khác, được thiết kế nhằm liên kết giữa con người và thần linh, phản ánh tổng hợp về nghệ thuật, đức tin, giá trị và lối sống trong Ấn Độ giáo. Tất cả các yếu tố do vũ trụ tạo ra và tôn vinh cuộc sống trong Ấn Độ giáo đều có mặt trong một ngôi đền Hindu, từ lửa đến nước, từ hình ảnh của thiên nhiên đến các vị thần, từ nữ tính đến nam tính, từ mong muốn (Kama) đến phương tiện của cuộc sống (Artha, là một trong bốn mục tiêu của cuộc sống con người: Sự nghiệp, Kỹ năng, Sức khỏe, Sự thịnh vượng và phương tiện để hoàn thành cuộc sống)…
Hang ký hiệu 13
Hang 13 (Cave 13) là hang chưa hoàn thành, nằm kề bên trái Hang 12 (Tin Tal Cave). Có thể đây là một hang dành cho du khách nghỉ ngơi.
Hang động 13 : Mặt trước hang
Hang ký hiệu 14 – Đền hang Ravan ki Khai
Hang 14 (Cave 14/ Ravan ki Khai Cave) là ngôi đền 1 tầng, gồm :
Sân rộng và hàng hiên có 4 cột ;
Bái đường (Garbhagriha) có mặt bằng gần hình vuông dài 16,4m, sâu 16,7m với 12 cột đỡ trần hang. Xung quanh bái đường là hành lang rộng 4,3m ;
Trong cùng là khối điện thờ cao 4,5m, cũng có hành lang bao quanh như bái đường. Điện thờ chỉ có một cửa ra vào. Bên trong đặt thần tượng hoặc biểu tượng (Murti) của nữ thần Durga (thần bất khả chiến bại). Chỉ có tu sĩ (Pujari) mới được phép vào phòng này làm các nghi lễ.
Cột trong hang có hình dạng tượng tự như cột trong các hang Phật giáo (Hang 3, 6), theo chiều cao được phân thành 4 đoạn: Bệ cột có tiết diện hình vuông, trang trí một phần phía trên; Thân cột rất ngắn, có tiết diện hình hình tròn; Đầu cột là khối cầu với các gờ trang trí như tai cột tại 4 góc; Tấm đỉnh cột là một khối có tiết diện chữ nhật.
Hang 14 là một trong các hang có nhiều tác phẩm điêu khắc lộng lẫy như: Tượng thần hộ pháp (Dvarapalas) và nữ thần sông nước đặt hai bên điện thờ; Nhóm 7 nữ thần Ấn Độ giáo (Saptamatrika) và các nữ thần khác được khắc trên tường xung quanh điện thờ…
Hang 14: Mặt bằng
Hang 14: Mặt trước
Hang 14: Bái đường
Hang 14: Phía trước điện thờ
Hang 14: Điêu khắc 7 nữ thần trên bức tường xung quanh điện thờ
Hang ký hiệu 15 – Đền Dashavatara
Hang 15 (Cave 15/ Dashavatara Cave) được hoàn thành sau Hang 14. Hang có mặt bằng bố trí tương tự như các Hang Phật giáo 12. Điều này dẫn đến dự đoán là ban đầu đây dự định là một thiền viện Phật giáo.
Hang 15 là một ngôi đền đặc biệt, vì các đền chùa hang trước đó (ký hiệu 1- 14) hoàn toàn tạc vào vách đá, chỉ phô diễn một mặt trước, còn đền hang Dashavatara đã phô diễn một phần công trình cả phần mái.
Hang 15 gồm :
Bậc dốc dẫn tới cổng đền, từ đây dẫn vào sân đền ;
Giữa sân đền là một tòa bảo tháp (mandapa) được tạc từ đá nguyên khối, có mặt bằng hình vuông với 4 cột ở giữa, thờ thần hộ pháp Nandi (trong hình tượng bò đực, hiện chỉ còn tàn tích bệ). Mái bảo tháp bằng, mặt trên mái được trang trí bệ hình bông sen tại giữa mặt mái. Diềm mái trang trí tượng sư tử. Trong sân còn có 2 cụm đền thờ nhỏ tạc vào trong vách đá, bên trong đặt ;
Đền thờ nằm ở phía sau cao hai tầng.
Tầng 1 gồm : Bái đường là một hàng hiên dài 28,9m với 12 cột ; Chính giữa là một điện thờ với 4 cột. Hai bên điện thờ là 4 phòng ở cho tu sĩ và hốc nhỏ là bể chứa nước.
Tầng 2 gồm : Bái đường là một không gian hình vuông lớn dài 28,9m và sâu 33,5m với 42 cột đỡ trần. Các vánh tường xung quanh bái đường có các hôc thờ và trang trí nữ thần và các sự tích thần thoại ; Điện thờ chính với một tiền sảnh với 2 cột, bên trong thờ linh vật Lingam (linga-yoni, biểu tượng bộ phận sinh dục nam và nữ, thể hiện hai mặt âm dương, sự sinh sôi nảy nở).
Cột trong hang có hình dạng đơn giản, theo chiều cao được phân thành 3 đoạn: Bệ cột hình vuông với chân cột có các gờ dật cấp; Thân cột tiết diện hình vuông, chiếm phần lớn chiều cao phòng; Tấm đỉnh cột là một khối có tiết diện chữ T.
Hang 15 : Đường vào hang
Hang 15 : Mặt bằng tầng 1
Hang 15 : Mặt bằng tầng 2
Hang 15 : Mặt trước
Hang 15 : Hốc thờ linh vật Lingam trong sân
Hang 15 : Bảo tháp trong sân
Hang 15 : Mặt mái bảo tháp thờ thần hộ pháp Nandi
Hang 15 : Bái đường tầng 1
Hang 15 : Bái đường tầng 2
Hang ký hiệu 16 - Đền Kailasa
Hang 16 (Cave 16/Kailasa temple) có tên lấy cảm hứng từ núi Kailasha, được xây dựng dành riêng cho thờ thần Shiva.
Ngôi đền được xây dựng bởi vua Krishna I (trị vị trong giai đoạn năm 756-773) thuộc vương triều Rashtrakuta (tồn tại giữa thế kỷ 6 -10), nhưng cũng kế thừa các yếu tố kiến trúc Pallava (triều đại Ấn Độ cầm quyền một phần miền Nam Ấn Độ, tồn tại từ năm 275 -897).
Đây là một ngôi đền hang đặc biệt do kích thước, kiến trúc được chạm khắc hoàn toàn từ một tảng đá cự thạch (megalith) duy nhất, phô diễn toàn bộ công trình, cả tường và mái, được coi là một kỳ quan thế giới trong số các di tích tạc vào đá ; là ngôi đền nguyên khối tạc vào đá lớn nhất thế giới.
Kiến trúc đền Kailasa tương tự như kiến trúc đền thờ Hindu giáo (Hindu temple architecture) với nhiều phong cách khác nhau, song về cơ bản bao gồm các không gian chức năng chính: Cổng đền, sân đền, bái đường và chính điện. Ngôi đền có hình tượng như một cỗ xe dành riêng cho thần Shiva với thân xe, ghế lái và lọng xe ở phần phía sau.
Cổng đền cao 2 tầng, hai bên cổng là tường bao che với các bức chạm khắc trang trí.
Qua cổng đền đến sân trong rộng 46,9m, sâu 84,1m, cắt vào vách đá cao đến 32,6m.
Phía trước sân đền là một bảo tháp thấp (Gopuram), mặt bằng hình vuông, có chiều cao tương đương 2 tầng. Tầng 1 là khối đặc, 4 mặt xung quanh trang trí các tượng thần. Tầng trên của bảo tháp kết nối với tầng trên của cổng đền và điện thờ qua hành lang đá. Trung tâm của bảo tháp đặt tượng thần Nandi trong hình tượng con bò.
Hai bên bảo tháp là hai con voi và hai trụ đá (dhwajasthambha) cao 13,7m, trên đỉnh có cây đinh ba (trisula).
Phía trong của sân có một dãy hành lang hình chữ U cắt vào trong vách đá với các hàng cột nhỏ bao quanh.
Trung tâm của sân trong là điện thờ. Điện thờ có chiêu cao tương đương 2 tầng.
Tầng 1 là một bệ đá khổng lồ rộng 33,2m dài 50,3m. Bề mặt bệ nhô ra các mảng tường, được trang trí bằng các mảng phù điêu. Hai bên phía trước của bệ có cầu thang lên tầng 2.
Tầng 2 là điện thờ gồm: Bái đường có mặt bằng hình vuông rộng 17,3m sâu 16,1m, khối tích xấp xỉ một khối lập phương với 4 cụm cột, mỗi cụm 4 cột đỡ trần hang; Chính điện hay thánh đường nằm trong cùng, là nơi đặt linh vật (Lingam) của ngôi đền; chỉ có tu sĩ mới được vào.
Phía trên mái thánh đường có một tháp kim tự tháp với 3 tầng dật cấp như hình tượng vương miện (Shikhara/Vimana). Mỗi tầng dật cấp đều được trang trí bằng các tấm chạm khắc. Xung quanh tháp chính điện có 5 tháp phụ. 3 trong số tháp này là nơi dành riêng thờ các nữ thần sông: Ganga (sông Hằng); Yamuna và Saraswati.
Trong đền (tường, trần và mái) có nhiều bức chạm khắc miêu tả thần Shiva và cả các vị thần Hindu giáo khác.
Mái của bái đường và bảo tháp bằng phẳng. Giữa mặt mái trang trí một bông sen lớn với bốn con sư tử.
Ngoài điện thờ chính, tại sân đền Kailasa còn có 3 hang phụ trợ :
2 hang phụ trợ phía Nam cao 1 và 2 tầng. Các hang này đều có bố cục mặt bằng gồm một tiền sảnh với 2 cột, phía trong là phòng thờ.
Hang phụ trợ phía Bắc có quy mô lớn như một đền thờ độc lập, cao 2 tầng. Tầng 1 là hàng hiên với cầu thang dẫn lên tầng 2. Tầng 2 gồm một bái đường có mặt bằng hình vuông cũng với 4 cụm cột, mỗi cụm 4 cột đỡ trần hang tương tự như hang chính. Xung quanh bái đường là một hành lang với các tường bao quanh được chạm khắc hình tượng các vị thần. Trong cùng bái đường là một phòng thờ, là nơi đặt linh vật Lingam.
Ngoài các bức chạm khắc đá, trong đền có nhiều bức trang trí bằng vữa thạch cao, sau đó phủ sơn.
Theo chiều cao, hình dáng cột trong đền được phân thành 4 đoạn: Bệ cột có tiết diện hình vuông với chân cột có các gờ dật cấp; Thân cột có tiết diện hình vuông, chiếm phần lớn chiều cao phòng, bề mặt cột được chạm khắc trang trí. Đầu cột là khối cầu bẹt với các gờ trang trí; Tấm đỉnh cột đỡ trần là một khối có tiết diện chữ thập vươn ra 4 phía đỡ mái.
Quy mô và kiến trúc của ngôi đền Kailasa cho thấy sự hiện diện của nhiều thợ thủ công từ các vùng khác nhau đến đây làm việc. Để tạo được ngôi đền, ước tính phải loại bỏ khoảng khoảng 200.000 tấn đất đá.
Hang 16 là một ngôi đền Hindu giáo kì diệu, chưa có khám phá cuối cùng.
Hang 16: Tầng 1
Hang 16: Tầng 2
Hang 16: Mặt trước
Hang 16: Sân trong với hành lang cầu nối bảo tháp với bái đường
Hang 16: Trang trí tại các mặt bệ bảo tháp và tường bái đường
Hang 16: Linh vật bên trong bảo tháp - tượng thần Nandi
Hang 16: Trang trí voi dưới chân bệ đền chính
Hang 16: Tượng voi bên cạnh bảo tháp
Hang 16: Điện thờ chính tầng 2
Hang 16: Nhìn từ bên ngoài vào trong với bề mặt mái, mặt đứng được chạm khắc.
Hang 16: Nhìn từ bên trong công trình ra phía ngoài
Hang ký hiệu 17
Hang 17 (Cave 17) là một đền thờ Hindu giáo điển hình, gồm :
Sân phía trước hang và cổng đền.
Sân trong được bao quanh bởi hành lang với 10 côt, khắc chìm vào trong vách đá.
Chính giữa lối vào là một mái hiên được đỡ bởi 2 cột lớn.
Bái đường là không gian có mặt bằng gần hình vuông với 12 cột đỡ trần hang.
Bên trong cùng là chính điện với hành lang đi xung quanh.
Cột trong hang có hình thức phức tạp, theo chiều cao phân thành 4 đoạn : Bệ cột cao có tiết diện hình vuông (có hoặc không trang trí xung quanh) ; Thân cột tiết diện hình tròn có chiều cao rất ngắn với trang trí gờ dọc cột ; Đầu cột là khối cầu bẹt với các trang trí tượng thần kích thước lớn ; Tấm đỉnh cột là một khối có tiết diện chữ thập vươn ra 4 phía đỡ trần.
Hang 17 là hang có mực độ hoàn thiện thấp. Các điêu khắc trong hang chủ yếu miêu tả các nữ thần.
Hang 17 : Mặt bằng
Hang 17 : Mặt trước
Hang 17 : Hàng hiên bao quanh quanh sân
Hang 17 : Bên trong bái đường, phía trước điện thờ
Hang ký hiệu 18
Hang 18 (Cave 18) là một đền hang đơn giản, song vẫn có đầy đủ các chức năng đặc trưng của ngôi đền Hindu giáo, gồm:
Từ sân phía trước hang qua một cổng đến sân trong.
Giữa sân trong là một một bảo tháp nhỏ, hiện chỉ còn tàn tích bệ. Hai đầu của sân trong có hai hốc thờ.
Từ sân trong lên bái đường hình chữ nhật rộng 20,4m, sâu khoảng 10m với 4 cột đặt tại phía ngoài hàng hiên.
Trong cùng là một tiền sảnh rộng 9,1m, sâu khoảng 6,5m với 2 cột để vào phòng thờ, là nơi đặt linh vật Lingam.
Cột trong đền có hai loại :
4 cột phía ngoài bái đường có hình dáng theo chiều cao chia thành 4 đoạn: Bệ cột cao có tiết diện hình vuông với chân cột có gờ dật bậc; Thân cột tiết diện hình tròn có chiều cao rất ngắn; Đầu cột là nửa khối cầu bẹt; Tấm đỉnh cột là 3 khối vuông chồng lên nhau vươn ra đỡ trần.
2 cột vào phòng thờ đơn giản, chỉ gồm cột hình vuông cao đỡ mũ cột hình vuông, không có trang trí.
Hang 18 : Mặt bằng
Hang 18 : Sân trong với tàn tích bảo tháp
Hang 18 : Nội thất bái đường
Hang ký hiệu 19
Hang 19 (Cave 19) là một đền hang đơn giản.
Phía trước hang là một hốc lớn, tiếp đó là bái đường hình chữ nhật với hàng 18 cột. Bao xung quanh là môt hành lang. Trong cùng là một phòng thờ, nơi đặt linh vật Lingam.
Cột trong đền hang có hình dáng với 4 đoạn: Bệ cột cao có tiết diện hình vuông, lên cao thu nhỏ lại ; Thân cột tiết diện hình tròn có chiều cao rất ngắn, lên cao thu nhỏ lại; Đầu cột là khối cầu bẹt; Tấm đỉnh cột là khối vuông đỡ trần.
Hang 19 : Mặt bằng
Hang 19 : Mặt trước
Hang 19 : Nội thất bái đường, trước phòng thờ
Hang ký hiệu 20
Hang 20 (Cave 20) là một đền hang đơn giản gồm 2 hang :
Hang 20a có một sân phía trước với hai hốc nhỏ trong sân. Giữa sân là tàn tích của một bảo tháp. Phía trong của sân là hàng hiên với 4 cột chưa hoàn thiện. Góc bên trái của hiên có tượng thờ bán thần Kubera, hình dáng béo tốt mang theo bình đựng tiền, đại diện cho sự giàu có. Hai đầu của hàng hiên có 2 phòng thờ nhỏ. Phía trong của hiên là một bái đường rộng, không có cột bên trong và không có chính điện.
Hang 20b là hang bổ sung phần chính điện cho hang 20a, nằm kề liền hang 20a. Hang có một sân trong, giữa sân chỉ còn tàn tích của một bảo tháp. Phía trong sân là một hàng hiên với 2 cột và chính điện. Giữa chính điện là phòng thờ, nơi đặt linh vật Lingam. Cột tại hàng hiên và trong hang dường như chỉ mới phân vị hình dạng, chưa hoàn thiện.
Hang 20a : Mặt bằng
Hang 20a : Mặt đứng
Hang 20a : Bên trong bái đường
Hang 20b : Mặt bằng
Hang 20b : Mặt trước
Hang 20b : Cột phía trước hang phụ
Hang 20b : Tượng nữ thần phía trước điện thờ
Hang ký hiệu 21 - Đền hang Ramesvara
Hang 21 (Cave 21/ Ramesvara Cave) là một hang được xây dựng từ sớm vào triều đại Kalachuri.
Hang có một sân trong. Giữa sân có một bảo tháp nhỏ với mặt bằng hình vuông tạo thành bệ. Bên trên là tượng thần hộ pháp Nandi (trong hình tượng bò đực). Hai bên sân có hai phòng thờ với hai cột tại tiền sảnh.
Phía trong sân là một hàng hiên với 4 cột phía ngoài. 4 cột được tạc rất đặc biệt. Cột không đặt trên nền đất mà đặt trên một lan can đá, nên cột có chiều cao thấp. Cột theo chiều cao cũng phân thành 4 đoạn tương tự như Hang 3, song các đoạn rất ngắn. Cột được trang trí hai bên là hai cụm tượng tương tự như cột tại bái đường Hang 17. Hai đầu hiên là hai phòng thờ với hai cột tại tiền sảnh.
Trong cùng là một bái đường với 2 cột tại lối vào, rộng 21m, sâu 76,5m, cao 4,9m. Cột có hình thức trang trí với 4 đoạn như tại Hang 2.
Sau bái đường là chính điện. Trung tâm là điện thờ có hành lang rộng xung quanh. Bên trong điện thờ đặt linh vật Lingam.
Xung quanh tường bái đường có rất nhiều bức điêu khắc và tranh miêu tả các vị thần Hindu giáo và mô tả câu chuyện về nữ thần Parvati (nữ thần sinh sản, tình yêu, hôn nhân, sức mạnh thần thánh), là vợ của thần Shiva.
Hang 21 : Mặt bằng
Hang 21 : Mặt trước hang với bảo tháp đặt tại giữa sân, phía trước nhà
Hang 21: Tượng nữ thần Ganga (Goddess Ganga), nữ thần sông Hằng trong Hindu giáo, ở hai bên hiên
Hang 21: Hiên và bái đường
Hang 21 : Bên trong sảnh chính, phía sau là đền thờ
Hang ký hiệu 22 – Đền hang Nilkantha
Hang 22 (Cave 22/Nilkantha Cave) có một sân trước đền.
Giữa sân có một bảo tháp nhỏ như một khối vuông. Bên trong tháp thờ tượng thần hộ pháp Nandi (trong hình tượng bò đực). Mái của bảo tháp phẳng không có trang trí. Mỗi bên sân có một phòng tạc vào trong vách đá. Bên trong các vách phòng là dãy các tượng thờ.
Qua sân đến bái đường với hàng 8 cột. Hai bên bái đường có hai phòng thờ với một tiền sảnh nhỏ có 2 cột. Trong cùng là chính điện với tiền sảnh có hai cột. Bên trong chính điện đặt linh vật Lingam.
Cột trong hang dạng đơn giản, không chia thành nhiều đoạn, không có trang trí, tương tự như cột trong bái đường Hang 15.
Hang 22 là hang có nhiều tác phẩm điêu khắc
Hang 22 : Mặt bằng
Hang 22 : Mặt trước
Hang 22 : Bậc từ bảo tháp lên bái đường
Hang 22 : Bên trong bái đường, phía sau là chính điện
Hang ký hiệu 23
Hang 23 (Cave 23) gồm 2 cụm đền thờ cùng chung sân phía trước, được ngăn các bởi 2 cột.
Cụm đền thờ tại phía Nam gồm : Sân trước đền với tàn tích bảo tháp giữa sân ; Bái đường hay hiên với 2 cột ngoài ; Hai điện thờ có kích thước tương đương nhau.
Cụm đền thờ tại phía Bắc gồm : Sân trước đền với 3 phòng thờ ; Bái đường hay hiên với 2 cột ; 3 điện thờ với điện chính giữa có kích thước lớn hơn so với 2 điện thờ hai bên.
Cột trong hang dạng đơn giản, không chia thành nhiều đoạn, không có trang trí, tương tự như cột trong bái đường Hang 15, 22.
Trong đền có ít điêu khắc, trừ linh vật Lingam trong các phòng thờ.
Hang 23 : Mặt bằng
Hang 23 : Mặt trước
Hang 23 : Lingam và Maheshamurti (thần bảo trợ có 3 mặt) trong phòng thờ tại cụm đền thờ phía Nam
Hang ký hiệu 24
Hang 24 (Cave 24) gồm 2 cụm đền thờ.
Cụm đền thờ phía Nam gồm 2 đền cùng chung nhau một sân, Giữa sân có một bảo tháp, hiện chỉ còn tàn tích. Mỗi đền gồm : Bái đường hay hiên với một hang có 2 cột ; Điện thờ với linh vật Lingam.
Cụm đền thờ phía Bắc gồm 3 đền cùng chung nha một sân. Giữa sân có một bảo tháp, hiện chỉ còn tàn tích. Cả 3 đền có cấu trúc tương tự như 2 đền phía Nam.
Cột trong các đền hang đơn giản, có hàng cột còn chưa hoàn thiện.
Hang 24 : Mặt bằng
Hang 24 : Mặt trước
Hang 24 : Phòng thờ tại cụm đền thờ phía Nam
Hang ký hiệu 25
Hang 25 (Cave 25) gồm :
Sân trước hang với bảo tháp đặt tại giữa sân; nay chỉ còn tàn tích ;
Một hiên dài 28,9m, sâu 8,2m, cao 4,2m với hàng 6 cột phía ngoài; nay cũng chỉ còn tàn tích;
Bái đường mặt bằng hình chữ nhật với 10 cột bao quanh. Hai bên bái đường có hành lang rộng. Phía sau, chính giữa là chính điện với tiền sảnh và điện thờ. Trên trần chinh điện có bức chạm khắc thần Mặt trời Surya trong cỗ xe với 7 chiến mã và một nữ thần ở mỗi bên. Đây có thể là một ngôi đền dành riêng cho Thần Mặt trời.
Cột trong hang dạng đơn giản, không chia thành nhiều đoạn, không có trang trí, tương tự như cột trong bái đường Hang 15, 22, 23. Riêng 2 cột tại phía trước điện thờ, phần đỉnh cột có gắn thêm tượng trang trí.
Hang 25 : Mặt bằng
Hang 25 : Mặt trước
Hang 25 : Hiên và bái đường
Hang 25 : Trang trí trên trần hang phía trước điện thờ
Hang 25 : Bái đường phía trước điện thờ
Hang 25 : Hộ pháp (Dvarapalas) bảo vệ điện thờ
Hang ký hiệu 26
Hang 26 (Cave 26) gồm :
Sân trước hang với một phòng thờ nhỏ và không có bảo tháp ;
Bái đường hay hiên dài 34,1m, sâu 20,4m với hàng 4 cột phía ngoài. Hai đầu của hiên có hai phòng thờ nhỏ giới hạn bởi 2 cột ;
Chính điện có mặt bằng hình vuông với lối vào có 2 cột ; Điện thờ đặt trung tâm chính điện, xung quanh có hành lang. Tường phía trước chính điện và điện thờ đều có tượng trang trí. Trong điện thờ đặt linh vật Lingam.
Cột trong hang có hình dáng theo chiều cao chia thành 4 đoạn: Bệ cột cao có tiết diện hình vuông, phía trên có trang trí tại bốn góc. Thân cột tiết diện hình tròn có chiều cao ngắn; Đầu cột là khối cầu bẹt. Tại cột hàng hiên, đoạn đầu cột còn có các gờ trang trí như tai cột tại 4 góc; Tấm đỉnh cột là 1 khối vuông có trang trí đỡ trần.
Hang 26 : Mặt bằng
Hang 26 : Mặt trước
Hang 26 : Bên trong bái đường
Hang 26 : Trang trí tường phía trước điện thờ
Hang ký hiệu 27- Đền hang Milkmaid
Hang 27 (Cave 27/ Milkmaid Cave) nằm tại rìa phải của một khe núi, gồm:
Sân trước hang ;
Hàng hiên với hàng 4 cột. Một đầu hiện có tượng trang trí ;
Bái đường không có cột với 3 phòng thờ nhỏ; Chính giữa bái đường là điện thờ với tiền sảnh có 2 cột.
Đây là hang động thuộc giáo phái Vaishnavism (là 1 trong 4 giáo phái Hindu giáo, coi thần Vishnu là Chúa tể tối cao ; Vishnu, Brahma và Shiva hợp thành bộ tam thần trong văn hóa Ấn Độ).
Cột trong hang dạng đơn giản không có trang trí. Cột hiên không có bệ cột, gồm 3 đoạn: Thần cột tiết diện hình vuông, khoét tròn tại 4 góc. Đầu cột là một tấm chữ nhật mỏng. Tấm đỉnh cột là khối chữ nhật, uốn cong hai góc. Tại tiền sảnh của điện thờ, 2 cột chỉ là hai trụ vuông đơn giản từ nền đến trần, không trang trí.
Hang 27 : Mặt bằng
Hang 27 : Mặt trước
Hang 27 : Phía trước bái đường
Hang 27 : Phía trước điện thờ
Hang ký hiệu 28 – Đền Dhumar Lena
Hang 28 (Cave 28/ Dhumar Lena Cave) nằm dưới vách đá. Phía trên là thác nước (có tên Sita-Ki-Nahani) đổ xuống khi mưa lớn. Hang là một trong những công trình được xây dựng sớm nhất tại địa điểm này.
Đây là hang động đơn giản với một điện thờ và một bái đường không có cột trụ. Trên cửa của đền có chạm khắc nữ thần sông.
Hang 28 : Mặt bằng
Hang 28 : Mặt trước
Hang 28 : Phía trước chính điện
Hang ký hiệu 29 – Đền Dhumar Lena
Hang 29 (Cave 29/ Dhumar Lena Cave) là một trong những hang được xây dựng đầu tiên tại Quần thể đền chùa hang Ellora. Những hang động được xây dựng ban đầu này thường được dành riêng thờ thần Shiva.
Hang 29 gồm :
Sân phía trước, hiện còn tàn tích một bảo tháp và có 3 hốc thờ ;
Hàng hiên với 4 cột ;
Bái đường hình vuông 45,1m x 45,1m cao 5,5m với 24 cột. Hai bên bái đường có 3 phòng thờ với tiền phòng và gian thờ bên trong ;
Trong cùng là chính điện, nơi đặt điện thờ và hành lang đi xung quanh. Trong điện thờ có linh vật Lingam. Các chạm khắc trong hang được cho là tròn, đầy hơn so với các chạm khác về cùng đối tượng tại các hang khác trong Quần thể.
Cột trong hang có hình dáng theo chiều cao chia thành 4 đoạn: Bệ cột cao có tiết diện hình vuông, phía trên thu nhỏ lại. Thân cột tiết diện hình tròn có chiều cao ngắn với gờ phân vị theo chiều dọc; Đầu cột là khối cầu bẹt. Cột hàng hiên và cột trong bái đường chỉ khác nhau ở tấm đỉnh cột là một khối chữ nhật hay nửa khối cầu đỡ trần.
Hang 29: Mặt bằng
Hang 29: Mặt trước
Hang 29: Bái đường
Hang 29: Trang trí điêu khắc bên trong bái đường
Di tích Jain giáo (Phần 3)
Di sản Quần thể đền chùa hang Ellora cũng tương tự như các Di sản thế giới khác, hiện đang được số hóa, cung cấp thông tin trên web.
Giao diện màn hình trang WEB: The Ellora caves ( https://elloracaves.org/about.php)
Di sản Quần thể đền chùa hang Ellora tại Aurangabad, bang Maharashtra, Ấn Độ không chỉ là một sáng tạo độc đáo về nghệ thuật và công nghệ, mà còn minh họa cho tinh thần văn hóa khoan dung đặc trưng của Ấn Độ cổ đại. Quần thể đền chùa hang Ellora (cùng với Chùa hang Ajanta) là nơi được người Ấn Độ tôn kính và là điểm du lịch nổi tiếng nhất ở bang Maharashtra, Ấn Độ.
Đặng Tú, Bộ môn KTCN, ĐHXD
Nguồn :
https://whc.unesco.org/en/list/243
https://en.wikipedia.org/wiki/Ellora_Caves
https://en.wikipedia.org/wiki/Buddhism
https://en.wikipedia.org/wiki/Hinduism
https://en.wikipedia.org/wiki/Vaishnavism
https://en.wikipedia.org/wiki/Shaktism
https://en.wikipedia.org/wiki/Ramayana
https://en.wikipedia.org/wiki/Mahabharata
https://en.wikipedia.org/wiki/Jainism
https://en.wikipedia.org/wiki/Tirthankara
https://en.wikipedia.org/wiki/Rashtrakuta_dynasty
https://en.wikipedia.org/wiki/Kalachuri_dynasty
https://en.wikipedia.org/wiki/Seuna_(Yadava)_dynasty
https://en.wikipedia.org/wiki/Pallava_art_and_architecture
https://en.wikipedia.org/wiki/Hindu_temple_architecture
https://en.wikipedia.org/wiki/Kailasa_temple,_Ellora
https://elloracaves.org/caves.php
https://www.sahapedia.org/the-architecture-of-ellora-caves
http://indiathatwas.com/ellora-cave-1/
Danh sách và bài viết về Di sản thế giới tại châu Á và châu Đại Dương
Danh sách và bài viết về Di sản thế giới tại châu Âu
Danh sách và bài viết về Di sản thế giới tại châu Mỹ
Danh sách và bài viết về Di sản thế giới tại châu Phi
|