Tuần 33 - Ngày 22/03/2025
|
|
|
|
Thông tin định kỳ
|
|
|
Lịch sử Kiến trúc
Mỏ bạc Iwami Ginzan và cảnh quan văn hóa xung quanh, Honshu, Nhật Bản |
27/04/2016 |

Thông tin chung:
Công trình: Mỏ bạc Iwami Ginzan và cảnh quan văn hóa xung quanh (Iwami Ginzan Silver Mine and its Cultural Landscape)
Địa điểm: Thành phố Shimane, Ohda, tỉnh Shimane, Nhật Bản (N35 6 46 E132 26 6)
Thiết kế kiến trúc:
Quy mô: Diện tích di sản khoảng 529,17 ha; diện tích vùng đệm 3134ha.
Năm bắt đầu khai thác: 1526
Giá trị: Di sản thế giới (2007, bổ sung năm ranh giới năm 2010; hạng mục ii; iii; v)
Nhật Bản là một đảo quốc tại Đông Á, Thái Bình Dương, được gọi là "Đất nước Mặt Trời mọc".
Quốc gia này nằm bên rìa phía Đông của biển Nhật Bản, biển Hoa Đông, bán đảo Triều Tiên và vùng Viễn Đông Nga, trải dài từ biển Okhotsk ở phía Bắc xuống biển Hoa Đông và đảo Đài Loan ở phía Nam.
Nhật Bản có diện tích 377.972,75 km2, là một quần đảo núi lửa với khoảng 6.852 đảo, phần lớn diện tích là rừng và núi với nguồn tài nguyên khoáng sản hạn chế.
Bốn hòn đảo lớn nhất là Honshu, Hokkaido, Kyushu và Shikoku, chiếm khoảng 97% diện tích đất liền.
Nhật Bản có số dân khoảng 126,7 triệu người (năm 2017), thủ đô là thành phố Tokyo.
Ngôn ngữ chính thức là tiếng Nhật. Ngày lập nước là ngày 11/2/660 trước Công nguyên (TCN).
Các nghiên cứu khảo cổ đã chỉ ra rằng con người định cư tại Nhật Bản từ 15.000 năm TCN. Các tư liệu lịch sử Trung Hoa từ thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên đã có ghi chép đầu tiên về quốc gia này. Ban đầu Nhật Bản chịu ảnh hưởng lớn từ bên ngoài, chủ yếu là Trung Quốc. Tiếp sau là giai đoạn tự cách ly và thoát khỏi sự chi phối của thế giới phương Tây. Từ đây đã hình thành được những nét đặc trưng trong lịch sử và văn hóa Nhật Bản.
Từ thế kỷ 12 đến năm 1868, Nhật Bản liên tục thuộc quyền cai trị của các võ tướng (Shōgun) với quyền lực rất lớn nhân danh Thiên hoàng. Các dòng họ tướng quân này làm việc trong các dinh thự gọi là Mạc Phủ. Thời kỳ Mạc phủ bắt đầu từ Mạc phủ gia tộc Kamakura (năm 1192–1333); tiếp đó là Mạc phủ Muromachi/ Ashikaga (năm 1336- 1573) và cuối cùng là Mạc phủ Tokugawa (năm 1603 - 1868).
Từ thế kỷ 14 đến cuối thế kỷ 16, xen kẽ giữa các dòng họ Mạc phủ, nước Nhật trong tình trạng mất ổn định do ngoại xâm, nội chiến và chia rẽ, như Thời kỳ Tân chính Kemmu (năm 1333 - 1336); Thời kỳ Nam – Bắc triều (từ năm 1336 – 1392); Thời kỳ Chiến quốc (từ giữa thế kỷ 15 – giữa thế kỷ 16).
Dưới thời kỳ Mạc phủ Tokugawa (hay thời kỳ Edo), quốc gia này bước vào giai đoạn cô lập kéo dài suốt nửa đầu thế kỷ 17 (năm 1633) và chỉ kết thúc vào năm 1853 khi một hạm đội của Hoa Kỳ gây áp lực buộc Nhật Bản phải mở cửa với phương Tây.
Vào năm 1868, Thiên Hoàng Minh Trị loại bỏ chế độ Mạc Phủ, thiết lập lại trật tự mới, dời đô từ Kyōto về Tōkyō, khai sinh Đế quốc Nhật Bản và tái thiết lại đất nước. Nước Nhật bắt đầu thời kỳ công nghiệp hóa. Chỉ tới đầu thế kỷ 20 Nhật Bản đã trở thành quốc gia có trình độ hiện đại hóa cao nhất châu Á. Thiên Hoàng đã trở thành biểu tượng thiêng liêng của dân tộc Nhật Bản.
Trong những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, thắng lợi trong các cuộc chiến tranh Trung – Nhật, Nga – Nhật và Chiến tranh thế giới thứ 1 đã cho phép Nhật Bản mở rộng đế chế của mình và củng cố quyền lực theo Chủ nghĩa quân phiệt. Cuộc chiến tranh Trung-Nhật năm 1937 đã nhanh chóng lan rộng thành một phần của Chiến tranh thế giới thứ 2, bắt đầu vào năm 1941. Chiến tranh kết thúc vào năm 1945 sau vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Năm 1947, Nhật Bản có bản Hiến pháp mới với một chính thể mới, duy trì chế độ quân chủ lập hiến kết hợp dân chủ đại nghị, trong đó cơ quan lập pháp dân cử là Quốc hội Nhật Bản.
Về hành chính, Nhật Bản được chia thành 8 vùng với 47 tỉnh.

Sơ đồ vị trí tỉnh Shimane (số 32) tại Nhật Bản
Mỏ bạc Iwami Ginzan nằm tại thành phố Shimane và Ohda, tỉnh Shimane, Tây Nam đảo Honschu, Nhật Bản, là một khu vực với những cụm núi cao đến 600m và xen kẽ bởi các thung lũng, sông. Đây là mỏ bạc lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản, hoạt động trong khoảng thời gian gần 400 năm, từ khi phát hiện ra vào năm 1526, đến khi ngừng hoạt động vào năm 1923.
Vào thế kỷ 16 và 17, châu Âu biết đến Nhật Bản như là một vương quốc của bạc, một vùng đất mỏ bạc.
Vào năm 1600, mỏ bạc Iwami Ginzan với công nghệ tinh chế mới, đã khai thác và tinh chế được được khoảng 38 tấn bạc mỗi năm, bằng 1/3 sản lượng của thế giới thời bấy giờ.
Sự phát triển của một mỏ bạc lớn thường đòi hỏi một lượng lớn gỗ được khai thác từ rừng xung quanh. Tuy nhiên, tại mỏ Iwami Ginzan, nạn phá rừng, xói mòn đất và ô nhiễm nước ít xảy ra, do có sự kiểm soát chặt chẽ. Đây cũng là một trong những lý do mà khu mỏ được chọn là Di sản thế giới.
Sản xuất bạc từ mỏ giảm trong thế kỷ 19, do phải cạnh tranh với các mỏ bạc khác trên thế giới và xuất hiện các vật liệu khác thay thế bạc. Các mỏ cuối cùng đã được đóng cửa vào năm 1923.
Mỏ bạc Iwami Ginzan đã đóng một vai trò quan trọng trong thương mại tại Đông Á, nơi bạc là một loại tiền tệ chủ chốt. Bạc khai thác tại mỏ Iwami Ginzan có chất lượng rất cao, vì vậy có một vị thế quan trong trên thị trường Trung Quốc, Bồ Đào Nha và Hà Lan...
Mỏ bạc Iwami Ginzan đi tiên phong trong việc phát triển các mỏ bạc hiện đại tại châu Á thời bấy giờ. Việc sản xuất quy mô lớn bạc chất lượng cao dẫn đến gia tăng các trao đổi thương mại và văn hóa giữa phương Đông – Nhật Bản, các quốc gia thương mại của khu vực Đông Á và với phương Tây - châu Âu.
Công nghệ khai thác mỏ kim loại và sản xuất tại đây là một minh chứng điển hình hoạt động khai thác khoảng sản bằng công nghệ truyền thống của thế giới. Tại đây vẫn còn lưu giữ các dấu vêt phong phú của sản xuất bạc như đào mỏ, tuyển quặng, luyện kim và tinh chế; các tuyến đường giao thông và các thiết bị cảng và các khu định cư của người lao động.
Trong các khu định cư khai thác mỏ, vẫn còn các tòa nhà bằng gỗ truyền thống của thế kỷ 17 - 20 được bảo tồn cẩn thận, giữ lại tính xác thực về mặt thiết kế, vật liệu, kỹ thuật, chức năng và mối quan hệ với môi trường xung quanh.
Các mỏ, cấu trúc khai thác mỏ và cảnh quan xung quanh mỏ được UNESCO tôn vinh là Di sản văn hóa thế giới (năm 2007) với tiêu chí:
Tiêu chí (ii): Trong Thời đại Khám phá (Age of Discovery) vào thế kỷ 16 và đầu thế kỷ 17, việc sản xuất bạc quy mô lớn tại mỏ bạc Iwami Ginzan đã dẫn đến sự giao lưu thương mại và văn hóa quan trọng giữa Nhật Bản và các quốc gia thương mại ở Đông Á và Châu Âu.
Tiêu chí (iii): Công nghệ trong khai thác và sản xuất kim loại ở Nhật Bản đã dẫn đến sự phát triển thành công một hệ thống dựa trên các tổ chức sử dụng nhiều lao động, quy mô nhỏ và bao gồm toàn bộ các kỹ năng từ đào đến luyện tinh kim loại. Sự cô lập chính trị và kinh tế của Nhật Bản trong Thời kỳ Edo (Edo Period, tồn tại 1603 đến 1868) đã cản trở việc tiếp thu các công nghệ mới từ các cuộc cách mạng công nghiệp tại Châu Âu, cùng với đó là việc các mỏ quặng bạc đã cạn kiệt, đã dẫn đến việc các mỏ bạc ngừng hoạt động vào nửa sau thế kỷ 19. Tàn tích của các mỏ bạc gắn với công nghệ khai thác truyền thống hiện đã được bảo tồn tốt.
Tiêu chí (v): Các tàn tích sản xuất bạc phong phú, như mỏ, khu luyện kim và luyện tinh, tuyến giao thông và cơ sở cảng đã tồn tại gần như nguyên vẹn trong Khu mỏ bạc Iwami Ginzan. Các tàn tích này hiện nằm trong một khu vực cảnh quan rừng núi đã bị thay đổi trong quá trình khai thác mỏ.
Cảnh quan rừng núi bị tàn phá bởi các hoạt động khai thác, các khu định cư còn sót lại của những người thợ khai thác và sản xuất bạc, là bằng chứng có giá trị phổ quát về việc sử dụng đất tại các khu vực khai mỏ.
Các hạng mục công trình chính trong Khu vực Di sản được tổng hợp trong bảng sau, được phân thành 3 nhóm:
- Nhóm Khu vực khai thác và cơ sở chế biến bạc, hành chính, khu dân cư, và các cơ sở tôn giáo có liên quan: bao gồm 9 địa điểm di sản (nhóm ký hiệu từ 1a đến 1i);
- Nhóm Tuyến đường đường giao thông vận chuyển bạc: bao gồm 2 địa điểm (nhóm ký hiệu 2a đến 2b);
- Nhóm Cơ sở dịch vụ vận chuyển bạc: bao gồm 3 địa điểm (nhóm ký hiệu 3a đến 2c).
Mã hiệu
|
Địa điểm
|
Tọa độ
|
Diện tích di sản
|
1246bis-001a
|
Ginzan Sakunouchi
|
N35 6 26
E132 26 15
|
317.08 ha
|
1246bis-001b
|
Daikansho Site
|
N35 6 26
E132 26 15
|
0.29 ha
|
1246bis-001c
|
Yataki-jô Site
|
N35 5 2
E132 25 1
|
5.1 ha
|
1246bis-001d
|
Yahazu-jô Site
|
N35 5 46
E132 24 24
|
3.4 ha
|
1246bis-001e
|
Iwami-jô Site
|
N35 8 30
E132 25 15
|
11.75 ha
|
1246bis-001f
|
Ômori-Ginzan
|
N35 6 26
E132 26 15
|
162.7 ha
|
1246bis-001g
|
Miyanomae
|
N35 6 26
E132 26 15
|
0.68 ha
|
1246bis-001h
|
House of the Kumagai Family
|
N35 6 26
E132 26 15
|
0.15 ha
|
1246bis-001i
|
Rakan-ji Gohyakurakan
|
N35 6 26
E132 26 15
|
1.26 ha
|
1246bis-002a
|
Iwami Ginzan Kaidô Tomogauradô
|
N35 7 11
E132 23 16
|
0.67 ha
|
1246bis-002b
|
Iwami Ginzan Kaidô Yunotsu-Okidomaridô
|
N35 5 50
E132 21 44
|
2.21 ha
|
1246bis-003a
|
Tomogaura
|
N35 7 33
E132 22 38
|
15.03 ha
|
1246bis-003b
|
Okidomari
|
N35 5 6
E132 20 30
|
29.82 ha
|
1246bis-003c
|
Yunotsu
|
N35 5 46
E132 20 52
|
36.6 ha
|

Bản đồ Khu vực Di sản Iwami Ginzan, Shimane, Nhật Bản

Cảnh quan Khu vực Di sản Iwami Ginzan, Shimane, Nhật Bản

Cảnh quan các khu vực dân cư trong Khu vực Di sản Iwami Ginzan, Shimane, Nhật Bản

Trung tâm Di sản văn hóa thế giới Iwami Ginzan, Shimane, Nhật Bản
Các hạng mục công trình chính trong Khu vực Di sản:
Khu vực khai thác và cơ sở chế biến bạc, hành chính, khu dân cư, và các cơ sở tôn giáo có liên quan:
- Khu mỏ Ginzan Sakunouchi (trong hình vẽ ký hiệu 1): là khu vực mỏ chính, nằm tại phía Đông của khu vực Di sản, được phát triển mạnh trong những năm đầu của thế kỷ 16 và hoạt động cho đến thế kỷ 20. Mỏ được bao quanh bằng các hàng rào và được kiểm soát chặt chẽ. Tại đây có tới hơn 600 tàn tích hầm lò (mabu) và moomg mỏ được bảo tồn là minh chứng rõ nét cách thức sản xuất, quản lý và tổ chức cuộc sống có liên quan đến khai thác và chế biến bạc, từ quy mô nhỏ mang tính thủ công đến quy mô công nghiệp.

Cửa vào hầm lò, Khu vực Di sản Iwami Ginzan, Shimane, Nhật Bản

Đường hầm lò khai thác quặng bạc, Khu vực Di sản Iwami Ginzan, Shimane, Nhật Bản

Nơi khai thác quặng bạc, Khu vực Di sản Iwami Ginzan, Shimane, Nhật Bản
- Khu hành chính mỏ tại Daikansho (2): là cơ sở trung tâm của hệ thống quản lý các khu mỏ Iwami Ginzan. Sau này, vào thế kỷ 17, khu hành chính được chuyển tới Omri (cũng thuộc Ginzan Sakunouchi). Hiện tại, một số công trình như cổng ra vào, nhà vườn (Mon-Nagaya), được xây dựng lại vào đầu thế kỷ 19.
- Khu pháo đài tại Yataki (3); Yahazu-jo (4) và Iwami-jo (5): được xây dựng trên đỉnh núi, để bảo vệ các mỏ bạc tại Iwami Ginzan.
- Khu dân cư Ōmori Ginzan (6): được hình thành từ hơn 150 làng xung quanh khu mỏ Iwami Ginzan, dưới sự kiểm soát trực tiếp của tướng quân Tokugawa. Nhiều cư dân trong làng là các cựu võ sỹ samurai. Trong làng có có các công trình nhà ở, nhà thương và nhiều đền miếu, trong đó nổi bật là: Đền Kanzeon-ji, nằm trên một ngọn núi đá, là nơi làm lễ của các tướng quân cầu nguyện cho Iwami Ginzan: Đền Shogen-ji, được xây dựng vào năm 1601, là nơi an nghỉ của các quan cai trị địa phương với các trang trí chạm khắc tuyệt đẹp; Đền Shrine Sahimeyama được xây dựng vào giữa thế kỷ 15 thờ vị thần bảo hộ của Iwami Ginzan. Công trình được xây dựng lại vào năm 1891…

Thị trấn Ōmori Ginzan, Khu vực Di sản Iwami Ginzan, Shimane, Nhật Bản

Nhà ở của Samurai, Khu vực Di sản Iwami Ginzan, Shimane, Nhật Bản

Trụng tâm cộng đồng tại thị trấn Ōmori Ginzan, Khu vực Di sản Iwami Ginzan, Shimane, Nhật Bản

Đền Kanzeon-ji, Khu vực Di sản Iwami Ginzan, Shimane, Nhật Bản

Đền Shogen-ji, Khu vực Di sản Iwami Ginzan, Shimane, Nhật Bản

Đền Shrine Sahimeyama, Khu vực Di sản Iwami Ginzan, Shimane, Nhật Bản
- Cơ sở tinh luyện bạc Miyanomae (7): được xây dựng từ cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, nằm trong lòng núi.

Tàn tích của cơ sở tinh luyện bạc Miyanomae, Khu vực Di sản Iwami Ginzan, Shimane, Nhật Bản
- Nhà ở của gia đình Kumagai (8): là nhà của thương nhân lớn nhất trong khu vực Omori. Công trình là một trong những ví dụ về kiến trúc nhà phố để minh họa vị trí xã hội và cuộc sống hàng ngày của các thương nhân, nhũng người được hưởng sự thịnh vượng nhờ vào sản xuất bạc. Trong nhà, các đồ nội thất và đồ gia dụng, sản phẩm may mặc được bảo tồn và trưng bày cho du khách. Đây cũng là một trong những ví dụ về lối sống truyền thống của người Nhật Bản xưa.

Nhà ở của gia đình Kumagai, Khu vực Di sản Iwami Ginzan, Shimane, Nhật Bản

Nội thất nhà ở của gia đình Kumagai, Khu vực Di sản Iwami Ginzan, Shimane, Nhật Bản
- Chùa Rakan-ji Gohyakurakan (9): là một ngôi chùa được thành lập vào năm 1766, nằm một phần trong núi với các tượng Phật và tượng 500 La Hán bằng đá (Gohyaku-Rakan); Công trình là hình ảnh thu nhỏ của văn hóa chạm khắc đá (stonemasonry) tại Iwami Ginzan.

Chùa Rakan-ji, Khu vực Di sản Iwami Ginzan, Shimane, Nhật Bản

Tượng La Hán trong chùa Rakan-ji, Khu vực Di sản Iwami Ginzan, Shimane, Nhật Bản
Các tuyến đường giao thông vận chuyển bạc:
- Tuyến đường Iwami Ginzan Kaido Tomogauradō (ra cảng Tomogaura) – 10: là tuyến đường thương mại dài khoảng 7km, để vận chuyển bạc và quặng từ mỏ ra cảng Tomogaura;
- Tuyến đường Iwami Ginzan Kaido Yunotsu-Okidomaridō (ra cảng Okidomari) -11: là tuyến đường thương mại dài 12km, có vai trò kết nối các mỏ bạc với cảng Okidomari.
Cơ sở dịch vụ vận chuyển bạc:
- Cơ sở dịch vụ/thành phố cảng Tomogaura (12): là cảng mà từ đó bạc và quặng bạc được vận chuyển đến Hakata, Kyushu. Trong những năm đầu thế kỷ 16, khi mỏ Iwami Ginzan mới phát triển, tại đây đã có nhiều tàu buôn từ Hakata đến để vận tải quặng. Tại khu vực cảng vẫn còn lưu lại các khu định cư, quảng trường, kho chứa quặng bạc, các tòa nhà hành chính…
- Cơ sở dịch vụ/thành phố cảng Okidomari (13): là cảng này được sử dụng trong vòng khoảng 40 năm, vào những năm cuối của thế kỷ 16, để cung cấp vật tư và vận chuyển bạc. Đây cũng là một cảng quân sự.
- Cơ sở dịch vụ/thành phố cảng Yunotsu (14): là cảng nối Khu vực Di sản Iwami Ginzan với bên ngoài. Cách bố trí của thị trấn không thay đổi so với thời kỳ thành lập ban đầu. Tại đây có nhiều công trình được bảo tồn, như nhà ở của người lao động, đại lý tàu biển, nhà nghỉ bên suối nước nóng, đền, miếu. Đây còn là một địa điểm quan trọng bố trí một số công trình lịch sử do chính phủ quản lý, ví dụ như Bảo tàng Ginzan Iwami…

Hệ thống cảng vận chuyển phục vụ khai thác bạc, Khu vực Di sản Iwami Ginzan, Shimane, Nhật Bản

Bảo tàng Ginzan Iwami, Khu vực Di sản Iwami Ginzan, Shimane, Nhật Bản
Di sản văn hóa Mỏ bạc Iwami Ginzan và cảnh quan văn hóa xung quanh tại tỉnh Shimane, Nhật Bản
là một trong ví dụ điển hình về một địa điểm khai thác và chế biến, các khu định cư, pháo đài, các tuyến đường giao thông, cảng vận chuyển…liên quan đến các hoạt động khai thác mỏ bạc, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy trao đổi thương mại và văn hóa giữa phương Đông – Nhật Bản.
Khi sản xuất bạc kết thúc, đã để lại một cảnh quan văn hóa rất đặc trưng, phong phú, một tài nguyên cho hoạt động dịch vụ du lịch.
Đặng Tú, Bộ môn KTCN, ĐHXD
Nguồn :
http://whc.unesco.org/en/list/1246
https://en.wikipedia.org/wiki/Iwami_Ginzan_Silver_Mine
http://archaeology.jp/sites/2008/iwami.htm
http://www.jnto.go.jp/eng/indepth/scenic/worldheritage/c_13_iwamiginzan.html
http://ginzan.city.ohda.lg.jp/wh/en/area/index.html
http://homepage3.nifty.com/siratama/taka/ginzan_sakunouchi.html
https://www.ar.jal.com/world/en/guidetojapan/world_heritage/iwamiginzan/see/
http://www.ginzan-wm.jp/en/world-heritage-iwami-ginzan-and-its-cultural-landscape
Xem video giới thiệu công trình tại đây
Danh sách và bài viết về Di sản thế giới tại châu Á và châu Đại Dương
Danh sách và bài viết về Di sản thế giới tại châu Âu
Danh sách và bài viết về Di sản thế giới tại châu Mỹ
Danh sách và bài viết về Di sản thế giới tại châu Phi
|
Cập nhật ( 06/08/2020 )
|
Tin mới đưa:- Đền Hát Môn (thờ Hai Bà Trưng), huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội, Việt Nam
- Di tích Um er-Rasas (Kastrom Mefa'a), Madaba, Amman, Jordan
- Cố đô Pasargadae, Pars, Iran
- Quần thể Takht-e Soleyman, Western Azerbaijan, Iran
- Các thị trấn Baroque muộn tại Val di Noto, Sicily, Ý
- Samarkand – Ngã tư văn hóa, Uzbekistan
- Hang động Vân Cương, Đại Đồng, Sơn Tây, Trung Quốc
- Công trình Villa d'Este, Tivoli, Rome, Ý
- Cột Chúa Ba Ngôi ở Olomouc, Czech
- Thung lũng Loire giữa Sully-sur-Loire và Chalonnes, Pháp
- Quần thể Tu viện Ferapontov, Vologda, Nga
- Nhà thờ St James ở Šibenik, Croatia
- Mỏ đá lửa Thời kỳ Đồ đá mới ở Spiennes, Mons, Bỉ
- Lăng mộ Hoàng gia của triều đại nhà Minh và nhà Thanh, Trung Quốc
- Hang động Long Môn, Lạc Dương, Hà Nam, Trung Quốc
Tin đã đưa:- Cộng đồng công nghiệp Saltaire, West Yorkshire, Anh
- Cộng đồng công nghiệp New Lanark, South Lanarkshire, Scotland
- Nhà máy sợi tơ Tomioka và khu vực liên quan, Gunma, Nhật
- Tu viện Galati, Kutaisi, Georgia
- Lăng mộ Khoja Ahmed Yasawi, Turkestan, Kazakhstan
- Pháo đài cổ Masada, Israel
- Qal'at al-Bahrain - Cảng và đô thị cổ Dilmun, Bahrain
- Thành cổ Sigiriya, Sri Lanka
- Khu Khảo cổ Al-Hijr- Madain Salih, Saudi Arabia
- Thành cổ Hatra, Ninawa, Iraq
- Di chỉ khảo cổ Tchogha Zanbil, Khuzestan, Iran
- Khu phố cổ Walled với Cung điện Shirvanshah và Tháp Maiden, Baku, Azerbaijan
- Tu viện Hahpat và Sanahin, Lorri, Armenia
- Khu phố cổ Itchan Kala, Khiva, Uzbekistan
- Thành phố lịch sử Shibam, Hadhramaut, Yemen
|