Tuần 15 - Ngày 13/11/2024
|
|
|
|
Thông tin định kỳ
|
|
|
Lịch sử Kiến trúc
Thành cổ Hatra, Ninawa, Iraq |
06/04/2016 |
Thông tin chung:
Công trình: Thành cổ Hatra
Địa điểm: Ninawa, Iraq (N35 35 17.016 E42 43 5.988)
Thiết kế kiến trúc:
Quy mô: Diện tích khu vực Di sản 323,75ha
Năm hình thành: Thế kỷ 3-2 TCN
Giá trị: Di sản thế giới (1985; hạng mục ii, iii, iv,vi)
Iraq là một quốc gia ở khu vực Trung Đông, tây nam của châu Á. Iraq giáp với Ả Rập Xê Út, Kuwait về phía nam, Thổ Nhĩ Kỳ về phía bắc, Syria về phía tây bắc, Jordan về phía tây, và Iran về phía đông.
Quốc gia này có diện tích khoảng 437.072 km2, dân số khoảng 38,4 triệu người (năm 2018), trong đó khoảng 98% theo đạo Hồi, chủ yếu là dòng Shia, Sunni. Thành phố Bagdad là thủ đô.
Iraq nằm dọc theo hai con sông chính là Tigris và Euphrates, chảy về phía nam đổ vào Shatt al-Arab gần Vịnh Ba Tư.
Khu vực giữa hai sông Tigris và Euphrates thường được gọi là Lưỡng Hà và được cho là cái nôi của nền văn minh nhân loại. Chính tại đây, loài người lần đầu tiên bắt đầu đọc, viết, tạo ra luật và sống trong các thành phố dưới sự quản lý của một tổ chức gọi là chính phủ.
Khu vực này là quê hương của các nền văn minh kế tiếp nhau kể từ thiên niên kỷ thứ 6 trước Công nguyên (TCN). Iraq từng là trung tâm của đế quốc Akkadia, Sumeria, Assyria và Babylon. Iraq cũng là một phần của các đế quốc Media, Achaemenid, Hellenistic, Parthia, Sassanid, Roman (La Mã), Rashidun, Umayyad, Abbasid, Mongol, Safavid, Afsharid và Ottoman.
Quốc gia Iraq ngày nay từng là một khu vực của Đế chế Ottoman (Ottoman Empire, tồn tại năm 1299–1922) cho đến khi bị phân chia vào thế kỷ 20. Iraq được tạo thành từ ba tỉnh (vilayet) của Đế chế Ottoman: Mosul Vilayet, Baghdad Vilayet và Basra Vilayet, đặt dưới thẩm quyền của Vương quốc Anh với tên mới là Ủy trị Lưỡng Hà thuộc Anh (Mandate for Mesopotamia). Một chế độ quân chủ được thành lập vào năm 1921.
Vương quốc Iraq giành được độc lập từ Anh năm 1932. Năm 1958, chế độ quân chủ bị lật đổ và nước Cộng hòa Iraq được thành lập.
Iraq ngày nay được phân thành 19 tỉnh và một khu tự trị (Khu vực Kurdistan).
Bản đồ Iraq và vị trí tỉnh Ninawa, tại đông bắc Iraq.
Hatra (al Hadr) là một thành cổ tại tỉnh Ninawa, đông bắc Iraq.
Thành cổ Hatra được xây dựng vào thế kỷ 3-2 TCN, được phát triển mạnh mẽ vào thế kỷ 1- 2 sau Công nguyên và là thủ đô của Vương quốc Ả Rập đầu tiên (Kingdom of Araba). Đây là một vương quốc nhỏ nằm giữa Đế chế La Mã (Roman Empire, tồn tại năm 27 TCN – 1453) và Vương quốc Parthia, phụ thuộc vào Vương quốc Parthia.
Vương quốc Parthia (tồn tại năm 247 TCN – năm 224 sau Công nguyên), là một quốc gia hùng mạnh của người Iran tại Trung Đông, đối thủ đáng gờm của Đế chế La Mã.
Thành phố Hatra nằm trên tuyến đường tơ lụa (còn gọi là Caravan City, thành phố lữ hành nằm trên sa mạc và thịnh vượng nhờ các tuyến đường thương mại) giữa Đế chế La Mã ở Địa Trung Hải và nhà Hán (tồn tại năm 206 TCN–220) tại Trung Quốc.
Hatra đã chịu đựng được các cuộc xâm lược của người La Mã vào năm 116 và 198 sau Công nguyên nhờ vào những bức tường dày và cao được gia cố bởi các tháp.
Những di tích còn lại của thành phố, đặc biệt là những ngôi đền nơi kiến trúc Hy Lạp và La Mã pha trộn với những nét trang trí phương Đông, là minh chứng cho sự vĩ đại của nền văn minh nơi đây.
Trong những năm sau này, Hatra vẫn là trung tâm tôn giáo và thương mại quan trọng trong chuỗi các đô thị của người Ả Rập, người La Mã. Ngày nay, Hatra chỉ còn lại những tàn tích, như một địa điểm khảo cổ học và tiếp tục bị chiến tranh tàn phá những gì còn sót lại.
Thành cổ Hatra, Iraq đã được UNESCO tôn vinh là Di sản thế giới (năm 1985).
Di tích khảo cổ Hatra là nơi có nhiều thông tin nhất về một thành lũy thời Vương quốc Parthia.
Sơ đồ phạm vi Di sản Thành cổ Hatra, Ninawa, Iraq
Tổng mặt bằng Di sản Thành cổ Hatra, Ninawa, Iraq
Vòng thành
Thành cổ Hatra có 3 vòng thành.
Vòng thành ngoài và Vòng thành trung hình tròn. Vòng thành nội hình chữ nhật.
Vòng thành ngoài có đường kính khoảng 2,5 – 3 km.
Vòng thành trung (giữa) có đường kính khoảng 2 -2,3 km, hiện vẫn còn lại các đoạn thành dày và được hỗ trợ bởi 160 tháp canh. Thành trung có 4 cửa tại 4 hướng đông, tây, nam, bắc. Hiện còn tàn tích 2 cổng: Cổng thành phía Đông (East Gate) và Cổng thành phía Bắc (North Gate).
Trong phạm vi thành trung có nhiều đền thờ, lăng mộ, lâu đài.
Vòng thành nội (trong cùng) với kích thước khoảng 0,5km x 0,4km, có vai trò bảo vệ các tòa nhà thiêng liêng – các ngôi đền tại trung tâm thành cổ.
Sơ đồ các lớp vòng thành và vị trí cổng thành, Di sản Thành cổ Hatra, Ninawa, Iraq
Khu vực thành nội
Khu vực thành nội là nơi tập trung các di tích chính của Di sản, phần lớn là các ngôi đền.
Sơ đồ tổng mặt bằng Khu vực thành nội với vị trí di tích chính, Di sản Thành cổ Hatra, Ninawa, Iraq
Phối cảnh tổng thể Khu vực thành nội; nhìn từ phía đông; mặt bằng hình chữ nhật với tường bao quanh
Di tích chính tại Khu vực thành nội gồm:
Đền Triad (Triad Temple - hình vẽ ký hiệu A) nằm tại phía nam Khu vực thành nội, quay về hướng bắc
Đền Allat (Temple of Allat - hình vẽ ký hiệu B) nằm tại phía bắc Khu vực thành nội, quay về hướng đông ra phía sân ngoài.
Đền Samya (Temple of Samya - hình vẽ ký hiệu C) nằm tại trung tâm Khu vực thành nội, quay về hướng bắc.
Đền Shahiru (Temple of Shahiru - hình vẽ ký hiệu D) nằm tại phía trung tâm Khu vực thành nội, quay về hướng nam.
Đền Samya và Đền Shahiru quay mặt vào nhau, cùng sử dụng chung một cổng vào sân phía trước đền (Forecourt).
Đền Hellenistic (Hellenistic Temple/ Tempio of Maren - hình vẽ ký hiệu E) nằm tại trung tâm của Khu vực thành nội, phía đông của cụm 2 Đền Samya và Đền Shahiru, Đền được bao quanh bởi các hàng cột theo thức cột La Mã, dạng Composite, là sự kết hợp của thức cột Ionic và Corthian Hi Lạp.
Đền Ablutioan (Ablutioan Temple - hình vẽ ký hiệu F) nằm tại phía nam của Khu vực thành nội, quay về hướng bắc.
Đền Shamash hay đền Vuông (Temple of Shamash/ Square Temple Square Temple - hình vẽ ký hiệu G) nằm tại phía tây Khu vực thành nội. Đền có mặt bằng hình vương, gồm 2 lớp tường, có cửa thông với công trình South Iwan (hình vẽ ký hiệu H1).
Cụm công trình Great Iwans (hình vẽ ký hiệu H) nằm tại phía Tây của Khu vực thành nội. Iwan là một đại sảnh hình chữ nhật, có tường bao 3 mặt, một mặt mở với mái vòm bên trên. Cụm công trình gồm 2 công trình: Công trình với Mái vòm ở phía nam (South Iwan - hình vẽ ký hiệu H1) và Công trình với Mái vòm ở phía bắc (North Iwan - hình vẽ ký hiệu H2).
Đền Bar – Maren hay Twin Iwan (temple of Bar – Maren - hình vẽ ký hiệu I), nằm kề liền công trình North Iwan.
Cổng Forecourt và Smaller Court (hình vẽ ký hiệu K), nằm hai bên Đền Hellenistic.Bàn thờ (Altar – hình vẽ ký hiệu L) nằm giữa sân sân trước.
Phối cảnh sân chính Khu vực thành nội; Giữa sân là công trình Bàn thờ, tiếp đến Đền Hellenistic; hai bên là Forecourt và Smaller Court
Tàn tích Đền Triad, Thành cổ Hatra, Ninawa, Iraq
Mặt trước đền Hellenistic - trung tâm của Thành cổ Hatra, Ninawa, Iraq
Mặt bên đền Hellenistic - trung tâm của Thành cổ Hatra, Ninawa, Iraq
Cổng Forecourt vào Đền Samya và Đền Shahiru, Thành cổ Hatra, Ninawa, Iraq
Tàn tích Great Iwans, công trình có quy mô lớn nhất tại trung tâm Thành cổ Hatra, Ninawa, Iraq. Di sản tiếp tục bị chiến tranh tàn phá
Hàng cột phía trước công trình Great Iwans, Thành cổ Hatra, Ninawa, Iraq
Hầu hết các cấu trúc được xây dựng trong thành phố bằng đá vôi, phủ vữa thạch cao, với phong cách kiến trúc khởi đầu từ người Akkad (Akkadian_Empire, tồn tại năm 2334 – 2154 TCN), kết hợp giữa kiến trúc của người Parthia và người Hy Lạp, La Mã.
Di tích khảo cổ Hatra là nơi đặc biệt phong phú các tác phẩm điêu khắc. Các vòm cuốn của các đền thờ được trang trí tượng người bán thân, động vật và các vị thần…. Tại đây đã thống kê được khoảng 300 tác phẩm điêu khắc và phù điêu, miêu tả các vị thần…
Đồng xu bằng đồng được đúc ở Hatra vào khoảng năm 117–138 sau Công nguyên, mô tả ngược mô tả bức tượng bán thân tỏa sáng của Shamash (Thần Mặt Trời tại vùng Lưỡng Hà)
Tượng Nữ thần bảo trợ thành phố Hatra, Thành cổ Hatra, Ninawa, Iraq
Tượng Chỉ huy quân sự thành phố Hatra (Bảo tàng quốc gia Iraq)
Chi tiết trang trí trên các vòm cửa, Thành cổ Hatra, Ninawa, Iraq
Thức cột Composite và trang trí diềm mái, Thành cổ Hatra, Ninawa, Iraq
Chi tiết trang trí trên tường, Thành cổ Hatra, Ninawa, Iraq
Những tàn tích của Di sản thành cổ Hatra, Iraq, đặc biệt là những ngôi đền, nơi kiến trúc Hy Lạp và La Mã kết hợp với trang trí phương Đông, là minh chứng cho sự vĩ đại của nền văn minh mà Hatra đại diện, là một trong địa điểm khảo cổ học ấn tượng nhất tại Iraq.
Đặng Tú, Bộ môn KTCN, ĐHXD
Nguồn :
http://whc.unesco.org/en/list/277
https://en.wikipedia.org/wiki/Iraq
https://en.wikipedia.org/wiki/Parthian_Empire
https://en.wikipedia.org/wiki/Hatra
http://asorblog.org/2015/03/11/hatra-the-lesser-known-splendors-of-a-parthian-frontier-town/
Xem video giới thiệu công trình tại đây
Danh sách và bài viết về Di sản thế giới tại châu Á và châu Đại Dương
Danh sách và bài viết về Di sản thế giới tại châu Âu
Danh sách và bài viết về Di sản thế giới tại châu Mỹ
Danh sách và bài viết về Di sản thế giới tại châu Phi
|
Cập nhật ( 07/09/2020 )
|
Tin mới đưa:- Hang động Vân Cương, Đại Đồng, Sơn Tây, Trung Quốc
- Công trình Villa d'Este, Tivoli, Rome, Ý
- Cột Chúa Ba Ngôi ở Olomouc, Czech
- Thung lũng Loire giữa Sully-sur-Loire và Chalonnes, Pháp
- Quần thể Tu viện Ferapontov, Vologda, Nga
- Nhà thờ St James ở Šibenik, Croatia
- Mỏ đá lửa Thời kỳ Đồ đá mới ở Spiennes, Mons, Bỉ
- Lăng mộ Hoàng gia của triều đại nhà Minh và nhà Thanh, Trung Quốc
- Hang động Long Môn, Lạc Dương, Hà Nam, Trung Quốc
- Vương cung thánh đường San Francesco và địa điểm khác của Dòng Phanxicô tại Assisi, Ý
- Công trình Villa Adriana, Tivoli, Rome, Ý
- Địa điểm khảo cổ Mycenae và Tiryns tại Argolis, Hy Lạp
- Di tích Thời kỳ Đồ đá mới ở Orkney, Scotland, Vương quốc Anh
- Vùng đất lấn biển Beemster, tỉnh Noord-Holland, Hà Lan
- Trạm bơm hơi nước D.F. Woudagemaal, Lemmer, Hà Lan
Tin đã đưa:- Di chỉ khảo cổ Tchogha Zanbil, Khuzestan, Iran
- Khu phố cổ Walled với Cung điện Shirvanshah và Tháp Maiden, Baku, Azerbaijan
- Tu viện Hahpat và Sanahin, Lorri, Armenia
- Khu phố cổ Itchan Kala, Khiva, Uzbekistan
- Thành phố lịch sử Shibam, Hadhramaut, Yemen
- Làng cổ Choirokoitia, Larnaca, Sip
- Quần thể Di tích Bru na Boinne - Bend Boyne, Ireland
- Các ngôi đền đá cổ tại Quần đảo Malta
- Di sản Mỏ thủy ngân ở Idrija, Slovenia
- Làng cổ Vlkolinec, Ruzomberok, Slovakia
- Làng cổ Holloko và phụ cận, Nograd, Hungary
- Tu viện Horezu, Wallachia, Romania
- Tu viện St Gall, Thụy Sỹ
- Tu viện Studenica, Kraljevo, Raska, Serbia
- Quần thể di tích lịch sử Split với Cung điện Diocletian, Split - Dalmatia, Croatia
|