Tuần 15 - Ngày 11/11/2024
|
|
|
|
Thông tin định kỳ
|
|
|
Lịch sử Kiến trúc
Di chỉ khảo cổ Tchogha Zanbil, Khuzestan, Iran |
05/04/2016 |
Thông tin chung:
Công trình: Di chỉ khảo cổ Tchogha Zanbil (Tchogha Zanbil)
Địa điểm: Khuzestan, Iran (N32 4 59.88 E48 31 60)
Thiết kế kiến trúc:
Quy mô:
Năm hình thành: 1250 trước Công nguyên
Giá trị: Di sản thế giới (1979; hạng mục iii; iv)
Iran (còn gọi là Ba Tư) là một quốc gia ở Tây Á, phía Tây Bắc giáp Armenia và Azerbaijan; phía Bắc giáp biển Caspi; Đông Bắc giáp Turkmenistan; phía Đông giáp Afghanistan và Pakistan; phía Nam giáp vịnh Ba Tư và vịnh Ô-man; phía Tây giáp Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq.
Iran nằm tại trung tâm khu vực Âu Á và gần eo biển Hormuz, có một tầm quan trọng về địa chính trị.
Iran có diện tích khoảng 1.648.195 km2, là quốc gia lớn thứ 2 tại Trung Đông và lớn thứ 17 trên thế giới. Với 82 triệu dân (2018), Iran là quốc gia đông dân thứ 18 trên thế giới. Thủ đô là thành phố Tehran.
Iran là một trong những nền văn minh lâu đời nhất của nhân loại.
Nền văn minh Iran bắt đầu với sự hình thành các vương quốc Elamite (Elamite kingdoms) trong thiên niên kỷ thứ tư trước Công nguyên (TCN). Người Iran là một trong những tộc người đầu tiên sử dụng toán học, hình học và thiên văn học trong kiến trúc. Kiến trúc Iran gắn liền với các hình tượng vũ trụ, với triết lý: nhờ đó con người được giao tiếp và tham gia quyền lực với thiên đàng. Triết lý này không chỉ mang lại sự thống nhất và liên tục cho kiến trúc Ba Tư, mà còn trở thành một nguồn động lực quý giá cho nghệ thuật kiến trúc.
Vào thế kỷ thứ 7 TCN các bộ tộc Media Iran đã cùng nhau thành lập vương Quốc Median (Median Empire). Vương quốc đạt đến đỉnh cao về quy mô lãnh thổ vào thế kỷ thứ 6 TCN dưới thời Vương triều Achaemenid (Achaemenid Empire, khoảng 550-330 TCN), được thành lập bởi Cyrus Đại đế (Cyrus the Great, cai trị năm 559 – 530 TCN), trở thành Đế quốc Ba Tư. Đây là Đế chế liên kết được nhiều dân tộc có nguồn gốc và tín ngưỡng khác nhau; hình thành được mô hình chính quyền tập trung, quan liêu (chuyển từ cách thực hiện tự phát, thiếu kế hoạch, định hướng giá trị truyền thống sang cách làm việc có hệ thống, tổ chức theo quy tắc, luật lệ, định hướng mục đích và duy lý); xây dựng được hệ thống đường bộ, bưu chính, sử dụng ngôn ngữ chính thức trên toàn bộ lãnh thổ, phát triển các dịch vụ dân sự và một đội quân chuyên nghiệp. Sự thành công của Đế chế Achaemenid đã truyền cảm hứng cho các vương triều Iran sau này.
Đế chế Achaemenid sụp đổ dưới sự thống trị của Alexander Đại đế (Alexander the Great, cai trị năm 336 - 323 TCN) vào thế kỷ thứ 4 TCN và bị chia thành nhiều vương quốc thuộc văn minh Hy Lạp, như vương quốc Seleucid (Seleucid Empire), còn gọi là thời kỳ Hy Lạp hóa (Hellenistic period).
Đế chế Seleucid trở thành một trung tâm lớn của văn hóa Hy Lạp - nó duy trì sự ưu việt của phong tục Hy Lạp, nơi tinh hoa chính trị Hy Lạp thống trị, chủ yếu ở các khu vực đô thị. Dân số Hy Lạp của các thành phố hình thành nên giới tinh hoa và được củng cố bởi sự nhập cư từ Hy Lạp.
Vào thế kỷ thứ 3 TCN, người Iran nổi dậy lập Đế chế Parthia (Parthian Empire) và Đế chế Sasanian (Sasanian Empire). Sau đó Iran dần trở thành một trong những cường quốc hàng đầu thế giới vào 4 thế kỷ tiếp theo.
Người Hồi giáo Ả Rập đã chinh phục Đế chế Sasanian vào thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên, cùng với đó là việc Hồi giáo hóa Iran, dẫn đến sự suy tàn của tôn giáo thống trị Zoroastrian (Zoroastrianism/ Mazdayasna), là một trong những tôn giáo liên tục lâu đời nhất trên thế giới, được thành lập bởi nhà lãnh đạo tinh thần nói tiếng Iran Zoroaster, còn được gọi là Zarathushtra, sống trong khoảng 1500 - 1000 TCN. Đây là quốc giáo của nhà nước Ba Tư trước Hồi giáo trong giai đoạn năm 600 TCN đến năm 650 sau Công nguyên.
Trong hai thế kỷ tiếp theo, một loạt triều đại Hồi giáo bản địa (Iran Intermezzo) xuất hiện: Tahirids (năm 821 - 873); Sajids (năm 889 - 929); Saffarids (năm 861 - 1003); Samanids (năm 875/819 - 999); Ziyarids (năm 930 -1090); Buyids (năm 934 - 1062); Sallarids (năm 942- 979). Tiếp đó, người Thổ Nhĩ Kỳ thuộc vương triều Seljuq (Seljuq dynasty, tồn tại từ thế kỷ 10 – 12) và người Mông Cổ Ilkhanate (tồn tại từ thế kỷ 13 – 14) đã chinh phục Ba Tư.
Sự trỗi dậy của vương triều Safavids (Safavid dynasty) trong thế kỷ 15 đã dẫn đến việc tái lập quốc gia Iran và chuyển đổi sang Hồi giáo dòng Shia (Shia Islam). Đây là ngoặt trong lịch sử Iran và Hồi giáo.
Thế kỷ 18, dưới thời vua Nader Shah Afshar (cầm quyền 1736- 1747), Iran là một trong những quốc gia hùng mạnh nhất khu vực.
Đến thế kỷ 19, sau một loạt xung đột với Đế quốc Nga, Iran đã chịu những tổn thất lãnh thổ đáng kể.
Triều đại Pahlavi (Pahlavi dynasty, tồn tại từ năm 1925 – 1979) là vương triều cuối cùng của Đế chế Iran. Tiếp đó, là giai đoạn của quốc gia Iran thời hiện đại.
Trong lịch sử phát triển, Iran là một quốc gia và một xã hội đa nguyên, bao gồm nhiều nhóm sắc tộc, ngôn ngữ và tôn giáo, lớn nhất là Ba Tư, Azeris, Kurds, Mazandaranis và Lurs.
Ngày nay, Iran được chia thành năm khu vực với 31 tỉnh. Các tỉnh chia thành quận/huyện, phường/xã.
Khuzestan là một trong 31 tỉnh của Iran, nằm tại Tây Nam của Iran, giáp với Iraq và Vịnh Ba Tư. Thủ phủ của tỉnh là thành phố Ahvaz. Khuzestan là tỉnh có lịch sử lâu đời nhất của Iran, thường được gọi là "Nơi sinh của quốc gia", vì đây là nơi bắt đầu lịch sử của người Elamite.
Bản đồ Iran và vị trí thành phố Ahvaz, thủ phủ của tỉnh Khuzestan
Elamite là một trong những nền văn minh được cho là cổ nhất của thế giới; lãnh thổ Elamite tập trung ở phía Tây và Tây Nam Iran, trải dài từ các vùng đất thấp ngày nay là Khuzestan và tỉnh Ilam cũng như một phần nhỏ của miền Nam Iraq, tồn tại kéo dài từ khoảng năm 3300 đến 539 trước Công nguyên.
Tchogha Zanbil (Chogha Zanbil) nằm cách cố đô Susa khoảng 30 km về phía Đông Nam và 80 km về phía Bắc của thành phố Ahvaz, thủ phủ tỉnh Khuzestan. Susa từng là thủ đô của vương quốc Elamite (Elamite kingdoms) và Đế chế Achaemenid (Achaemenid Empire, khoảng 550-330 TCN).
Di chỉ khảo cổ Tchogha Zanbil là một phức hợp cổ của nền văn minh Elamite, được xây dựng vào năm 1250 trước Công nguyên, bởi vua Untash-Napirisha (1275-1240 trước Công nguyên) và là trung tâm tôn giáo của Vương quốc Elamite.
Chogha Zanbil là nơi ở của vua, hoàng tộc và cư dân, chủ yếu là linh mục.
Phức hợp công trình bị phá hủy vào năm 640 trước Công nguyên, bị lãng quên và cát trong các trận lũ lụt bao phủ. Vào năm 1951 -1961, công trình được phát hiện và khai quật.
Di chỉ khảo cổ Chogha Zanbil, Khuzestan, Iran đã được UNESCO tôn vinh là Di sản thế giới (năm 1979) với tiêu chí:
Tiêu chí (iii) : Di tích khảo cổ Tchogha Zanbil tại cố đô Susa là minh chứng duy nhất cho sự phát triển kiến trúc của thời kỳ Elamite Giữa (1400-1100 TCN).
Tiêu chí (iv): Quần thể kiến trúc cảnh quan đền núi dạng bậc (Ziggurat) tại Tchogha Zanbil cho đến ngày nay vẫn là di tích được bảo tồn tốt nhất thuộc loại này và là di tích lớn nhất bên ngoài Lưỡng Hà (Mesopotamia, vùng đất nằm trong hệ thống 2 sông Tigris và Euphrates, bao gồm lãnh thổ Iraq, Kuwait, đông Syria, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, và tây nam Iran hiện đại).
Thành phố Chogha Zanbil dường như có vẻ chưa hoàn thành, bởi người ta phát hiện trong khu vực có hàng ngàn viên gạch còn chưa được sử dụng.
Phức hợp cổ Chogha Zanbil nằm trong một khu vực được bao bởi 3 vòng thành:
- Bức tường bên ngoài có chu vi khoảng 4 km bao quanh khu vực nhà ở và cung điện. Tại đây đã khai quật được 3 cung điện và lăng mộ của hoàng gia;
- Bức tường thứ hai bao gồm 11 ngôi đền (Temenus) thờ các vị thần khác nhau.
- Bức tường trong cùng bao quanh quần thể đền núi – ziggurat.
Ziggurat là một cấu trúc xây dựng cổ xưa của cư dân thuộc vùng Lưỡng Hà với vật liệu chủ yếu để xây dựng là gạch-bùn. Ziggurat thường được xem là đài chiêm tinh hay đền thờ, dạng đền núi (có hình dáng như một gò núi), nơi thờ các thiên thể và để quan sát các vì tinh tú trên trời. Công trình có kiểu dạng tầng bậc, bệ nọ đặt trên bệ kia, càng lên cao càng thu nhỏ lại, có đường dốc trượt hoặc bậc thang thẳng góc hoặc men theo cạnh khối xây để lên đến đỉnh tháp. Trên đỉnh tháp là đền thờ.
Phối cảnh Di chỉ khảo cổ Chogha Zanbil với 3 vòng thành
Sơ đồ tổng mặt bằng Di chỉ khảo cổ Chogha Zanbil, Khuzestan, Iran
Đền núi dạng bậc (Ziggurat) trong phức hợp cổ có mặt bằng hình chữ nhật dài 105,2m, rộng 53m, có 5 bậc. Trên đỉnh là một ngôi đền nhỏ thờ thần Inshushinak, vị thần bảo trợ cho thành phố. Công trình được xây dựng bằng gạch bùn và lát nền bằng gạch nung. Phế tích hiện tại cao 24,75m, bằng khoảng gần một nửa so với chiều cao thực của công trình (khoảng 53m).
Khác với một số Ziggurat thông thường với các tầng bệ đặt chồng lên nhau, tại Chogha Zanbil cả 5 tầng bệ được xây dựng từ nền đất.
Mặt bằng ngôi đền núi Ziggurat, trung tâm Di chỉ khảo cổ Chogha Zanbil, Khuzestan, Iran
Mặt cắt ngôi đền núi Ziggurat, Di chỉ khảo cổ Chogha Zanbil, Khuzestan, Iran
Hình dáng phục dựng lại của ngôi đền núi - Ziggurat, Di chỉ khảo cổ Chogha Zanbil, Khuzestan, Iran
Phối cảnh tổng thể phế tích ngôi đền núi Ziggurat, Di chỉ khảo cổ Chogha Zanbil, Khuzestan, Iran
Cổng chính của ngôi đền Ziggurat, Di chỉ khảo cổ Chogha Zanbil, Khuzestan, Iran
Bậc thang lên các tầng trên của đền Ziggurat, Di chỉ khảo cổ Chogha Zanbil, Khuzestan, Iran
Vật liệu xây dựng chính tại Chogha Zanbil là gạch bùn và gạch nung.
Ngôi đền được trang trí bằng gạch nung tráng men, thạch cao, đồ sứ trang trí và thủy tinh.
Tại các công trình quan trọng nhất, các bức tường bằng gạch nung đều trang trí các dòng chữ và biểu tượng lịch sử. Tại các lối vào có các bức tượng đất nung tráng men hình con bò đực, và các con vật thần thoại (mình sư tử, đầu và cách của đại bàng)…
Kết quả các khai quật khảo cổ cho thấy việc sản xuất gạch nung, vật liệu trang trí được tiến hành tại các lò nung trong khu vực, và ngôi đền núi chính được xây dựng theo hai giai đoạn…
Viên gạch xây có khắc chữ tại Di chỉ khảo cổ Chogha Zanbil, Khuzestan, Iran
Tượng bò đực tìm thấy trong Di chỉ khảo cổ Chogha Zanbil, Khuzestan, Iran
Phế tích một công trình cung cấp nước, Di chỉ khảo cổ Chogha Zanbil, Khuzestan, Iran
Di chỉ khảo cổ Tchogha Zanbil, Khuzestan, Iran là một biểu tượng đặc biệt của các nền văn hóa, tín ngưỡng, và truyền thống nghi lễ của một trong những cộng đồng cư dân bản địa lâu đời nhất của Iran, góp phần thay đổi bộ mặt của thế giới văn minh thời bấy giờ.
Đặng Tú, Bộ môn KTCN, ĐHXD
Nguồn :
http://whc.unesco.org/en/list/113
https://en.wikipedia.org/wiki/Iran
https://en.wikipedia.org/wiki/Elam#:~:text=In%20the%20Old%20Elamite%20period,
Susa%20in%20the%20Khuzestan%20lowlands.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chogha_Zanbil
http://www.innovateus.net/innopedia/what-history-chogha-zanbil
Xem video giới thiệu công trình tại đây
Danh sách và bài viết về Di sản thế giới tại châu Á và châu Đại Dương
Danh sách và bài viết về Di sản thế giới tại châu Âu
Danh sách và bài viết về Di sản thế giới tại châu Mỹ
Danh sách và bài viết về Di sản thế giới tại châu Phi
|
Cập nhật ( 19/08/2020 )
|
Tin mới đưa:- Hang động Vân Cương, Đại Đồng, Sơn Tây, Trung Quốc
- Công trình Villa d'Este, Tivoli, Rome, Ý
- Cột Chúa Ba Ngôi ở Olomouc, Czech
- Thung lũng Loire giữa Sully-sur-Loire và Chalonnes, Pháp
- Quần thể Tu viện Ferapontov, Vologda, Nga
- Nhà thờ St James ở Šibenik, Croatia
- Mỏ đá lửa Thời kỳ Đồ đá mới ở Spiennes, Mons, Bỉ
- Lăng mộ Hoàng gia của triều đại nhà Minh và nhà Thanh, Trung Quốc
- Hang động Long Môn, Lạc Dương, Hà Nam, Trung Quốc
- Vương cung thánh đường San Francesco và địa điểm khác của Dòng Phanxicô tại Assisi, Ý
- Công trình Villa Adriana, Tivoli, Rome, Ý
- Địa điểm khảo cổ Mycenae và Tiryns tại Argolis, Hy Lạp
- Di tích Thời kỳ Đồ đá mới ở Orkney, Scotland, Vương quốc Anh
- Vùng đất lấn biển Beemster, tỉnh Noord-Holland, Hà Lan
- Trạm bơm hơi nước D.F. Woudagemaal, Lemmer, Hà Lan
Tin đã đưa:- Khu phố cổ Walled với Cung điện Shirvanshah và Tháp Maiden, Baku, Azerbaijan
- Tu viện Hahpat và Sanahin, Lorri, Armenia
- Khu phố cổ Itchan Kala, Khiva, Uzbekistan
- Thành phố lịch sử Shibam, Hadhramaut, Yemen
- Làng cổ Choirokoitia, Larnaca, Sip
- Quần thể Di tích Bru na Boinne - Bend Boyne, Ireland
- Các ngôi đền đá cổ tại Quần đảo Malta
- Di sản Mỏ thủy ngân ở Idrija, Slovenia
- Làng cổ Vlkolinec, Ruzomberok, Slovakia
- Làng cổ Holloko và phụ cận, Nograd, Hungary
- Tu viện Horezu, Wallachia, Romania
- Tu viện St Gall, Thụy Sỹ
- Tu viện Studenica, Kraljevo, Raska, Serbia
- Quần thể di tích lịch sử Split với Cung điện Diocletian, Split - Dalmatia, Croatia
- Cầu Mehmed Pasa Sokolovic ở Visegrad, Bosna và Hercegovina – KTS. Mimar Sinan
|