Tuần 18 - Ngày 07/12/2024
|
|
|
|
Thông tin định kỳ
|
|
|
Lịch sử Kiến trúc
Chùa Bút Tháp, Thuận Thành, Bắc Ninh |
05/12/2012 |
Thông tin chung:
Công trình: Chùa Bút Tháp hay Ninh Phúc tự (But Thap or Ninh Phuc Temple, Bac Ninh Province, Vietnam)
Địa điểm: Huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, VIệt Nam (21°06′56,95″B 106°02′35,02″Đ) Thiết kế kiến trúc:
Quy mô:
Thời gian hình thành: Thế kỷ 13
Giá trị: Di tích quốc gia đặc biệt ( Di tích kiến trúc nghệ thuật, năm 2013)
Toàn cảnh Chùa Bút Tháp, Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
Chùa Bút Tháp (Ninh Phúc tự, chùa Nhạn Tháp) tọa lạc trong khuôn viên rộng hơn 1ha, nằm ở bên đê hữu ngạn sông Đuống, thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Chùa được xây dựng vào đời vua Trần Thánh Tông (1258-1278), được trùng tu lớn vào các năm 1647. Về cơ bản, quy mô và cấu trúc của chùa Bút Tháp hiện nay chính là ngôi chùa được xây dựng trong thời kỳ này. Chùa được trùng tu tiếp vào các năm 1739, 1903, 1915, 1921 và gần đây vào năm 1992-1996.
Năm 1876, khi vua Tự Đức qua đây thấy có một cây tháp hình dáng khổng lồ liền gọi tên là Bút Tháp.
Chùa Bút Tháp, Bắc Ninh là một trong không nhiều ngôi chùa cổ, có quy mô kiến trúc lớn của Đồng bằng Bắc Bộ còn lại đến ngày nay.
Chùa Bút Tháp, Bắc Ninh còn lưu giữ được nhiều di tích của thế kỷ 17, bao gồm 8 hạng mục công trình chính, bố trí đăng đối trên một trục “Thần Đạo” dài hơn 100m, quay theo hướng Nam. Phần chùa chính được bao bọc bởi hai dãy hành lang hai biên tạo thành kiến trúc theo kiểu "Nội Công Ngoại Quốc".
Kiến trúc chùa Bút Tháp, Bắc Ninh dùng khung gỗ chịu lực, kết hợp với nền, bệ, lan can đá.
Đây là nơi lưu giữ được nhiều trang trí trên các chất liệu gỗ, đá trong kiến trúc và các đồ thờ. Đặc biệt là các bức chạm khắc đá tại lan can tòa Thượng Điện, lan can cầu đá nối tòa Thượng Điện với tòa Tích Thiện Am, lan can quanh chân tháp Báo Nghiêm. Tổng cộng có tới 51 bức chạm khắc đá với những đề tài khác nhau, nhưng đều thống nhất về phong cách và thời gian thực hiện.
Chùa Bút Tháp, Bắc Ninh là nơi lưu giữ những kiệt tác vô giá về tượng Phật, như tượng Phật ngàn tay, ngàn mắt; tượng Tây Thiên Đông Độ, tượng Thị Kính, tượng Tuyết Sơn, tượng chân dung hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc và công chúa Ngọc Duyên... Ngoài ra, trong chùa còn có hơn 70 pho tượng gỗ khác với các tư thế quỳ, đứng ngồi rất sinh động.
Sơ đồ mặt bằng Chùa Bút Tháp, Bắc Ninh
Các hạng mục công trình chính tại quần thể Di tích Chùa Bút Tháp, Bắc Ninh gồm:
Tam Quan
Tam quan (Triple – gate entrance, ký hiệu A), nằm tại phía Nam của chùa, điểm đầu của trục “Thần đạo” trong bố cục của quần thể chùa.
Tháp chuông
Tháp chuông (Bell tower, ký hiệu B), nằm trên trục “Thần đạo” từ Tam Quan đến Tiền Đường.
Tháp chuông có mặt bằng hình vuông, gồm 3 gian, gian giữa cao 2 tầng, 8 mái. Đi vào chùa qua tháp chuông
Tháp chuông Chùa Bút Tháp, Bắc Ninh
Sơ đồ hình vẽ mặt đứng và mặt cắt Tháp chuông Chùa Bút Tháp, Bắc Ninh
Tiền Đường, Thiêu Hương và Thượng Điện
Cụm công trình chính của chùa gồm tòa Tiền đường (Front/ lower hall, ký hiệu C), tòa Thiêu Hương (nơi nhà sư làm lễ, Hall of the Censers, ký hiệu D) và Thượng Điện (Hall of the main altars, ký hiệu E). 3 tòa nhà tạo thành hình chữ Công hay H.
Tòa Tiền Đường có 7 gian với hàng hiên bao quanh. Nối tòa Tiền Đường với Thượng Điện là tòa Thiêu Hương, như một hành lang, được đỡ bởi 4 cột.
Tòa Thượng Điện có 5 gian, hàng hiên với lan can bằng đá bao quanh. Điểm nổi bật bên trong tòa Thượng Điện và cũng là của ngôi chùa là tượng Phật Quan Âm nghìn tay, ngàn mắt, được tạc vào năm 1656. Tượng cao 3,7m, ngang 2,1m, dày 1,15m. Cánh tay xa nhất có chiều dài là 200cm. Tượng có 11 đầu, 42 tay lớn và 952 tay dài ngắn khác nhau. Đây được coi là một kiệt tác về tượng Phật và nghệ thuật tạc tượng tại Việt Nam.
Ngoài ra, tại đây còn có các tượng Phật và các nhà tu hành Việt Nam khác nhau.
Tòa Tiền Đường, Chùa Bút Tháp, Bắc Ninh
Nội thất Tòa Tiền Đường, Chùa Bút Tháp, Bắc Ninh
Tòa Thiêu Hương nối tòa Tiền Đường với tòa Thượng Điện, Chùa Bút Tháp, Bắc Ninh
Bên trong tòa Thiêu Hương, phía trước là tòa Thượng Điện, Chùa Bút Tháp, Bắc Ninh
Bàn thờ Phật tổ trong Thượng Điện, Chùa Bút Tháp, Bắc Ninh
Bàn thờ Phật Quan Âm trong Thượng Điện, Chùa Bút Tháp, Bắc Ninh
Tượng Phật ngàn tay, ngàn mắt trong Thượng Điện, Chùa Bút Tháp, Bắc Ninh
Các cụm tượng thờ bên trong Thượng Điện, Chùa Bút Tháp, Bắc Ninh
Mặt sau tòa Thượng Điên, Chùa Bút Tháp, Bắc Ninh
Tòa Tích Thiện Am và tháp Cửu Phẩm Liên Hoa
Từ Thượng Điện, đi qua một chiếc cầu đá có ba nhịp uốn cong dẫn đến tòa Tích Thiện Am. Trên cầu có 12 bức phù điêu đá chạm chim muông hoa lá.
Cầu đá được xây dựng vào năm 1646-1647, dưới thời thiền sư Minh Hành, vị tổ thứ hai của chùa (một tu sĩ Trung Quốc theo Thiền sư Chuyết Chuyết, trụ trì chùa từ năm 1644-1659).
Tích Thiện am là một tòa 5 gian, có ba tầng mái, được dựng từ năm 1739.
Trong Tích Thiện am, có tháp Cửu Phẩm Liên Hoa, là một tháp bằng gỗ 9 tầng, 8 mặt, cao khoảng 7m, có thể quay tròn quanh một trục. Tháp có gắn tượng Phật và 32 bức chạm những cảnh dân gian hay đề tài trong Phật thoại. Vì vậy, Tích Thiện Am còn được gọi Tòa nhà Cửu Phẩm Liên Hoa (Hall of the Nine Degrees – ký hiệu F).
Mỗi tầng tháp là một đài sen, tượng trưng cho 9 cấp tu hành chính quả của Phật giáo.
Cấu đá từ tòa Thượng Điện sang tòa Tích Thiện Am, Chùa Bút Tháp, Bắc Ninh
Phù điêu trang trí trên lan can đá xung quanh tòa Thượng Điện, Chùa Bút Tháp, Bắc Ninh
Tòa Tích Thiện Am, Chùa Bút Tháp, Bắc Ninh
Tòa Tích Thiện Am (phải), Thiền viện (trái) và Tháp Báo Nghiêm (phía trước), Chùa Bút Tháp, Bắc Ninh
Nội thất tòa Tích Thiện Am, phía sau tượng Phật là Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa, Chùa Bút Tháp, Bắc Ninh
Nội thất của tòa Tích Thiện Am với Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa, Chùa Bút Tháp, Bắc Ninh
Thiền viện
Thiền viện (Monks assembly hall – ký hiệu G) hay nhà Trung nằm ngay phía sau Tích Thiện am. Thiền viện là một tòa 7 gian, kích thước hẹp, tương tự như 5 gian của tòa Thượng Điện.
Thiền viện, phía sau là Đền thờ Hoàng thái hậu, Công chúa, Chùa Bút Tháp, Bắc Ninh
Đền thờ Hoàng thái hậu, Công chúa
Đền thờ Hoàng thái hậu, Công chúa (Princes altar – ký hiệu H) hay Hậu đường nằm phía sau Thiền viện. Đây là nơi thờ Hoàng thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (Diệu Viên, hoàng hậu của nhà Lê trung hưng, tại vị 1630 – 1642) và con gái là công chúa Lê Thị Ngọc Duyên (Diệu Tuệ) đã bỏ công đức để trùng tu lại ngôi chùa.
Cống trình có quy mô tương tự như Thiền viện.
Ngày nay, đây là nơi đặt ban thờ thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nội thất Đền thờ Hoàng thái hậu, Công chúa, Chùa Bút Tháp, Bắc Ninh
Hậu đường
Hậu đường (Rear Hall – ký hiệu I) cùng với hành lang hai bên tạo tạo thành dải hành lang bao quanh chùa.
Hành lang hai bên chùa, Chùa Bút Tháp, Bắc Ninh
Nhà tổ
Nhà tổ (Abbots shrine – ký hiệu J) là một tòa 5 gian, nằm tại phía Đông của Chùa Bút Tháp, bên ngoài khuôn viên chùa, cạnh Tháp Báo Nghiêm.
Tháp Báo Nghiêm
Tháp Báo Nghiêm (Bao Nghiem Stupa – ký hiệu K) nằm tại phía Đông của Chùa Bút Tháp, bên ngoài khuôn viên chùa. Tháp được xây dựng vào năm 1647, vào thời sư Minh Hành, trụ trì chùa từ năm 1644-1659 để tưởng nhớ hoà thượng Chuyết Chuyết (một tu sĩ Trung Quốc trụ trì chùa vào khoảng năm 1643).
Tháp (Stupa) là một dạng công trình ít gặp trong kiến trúc Phật giáo Việt Nam.
Tháp Báo Nghiêm như một cây bút khổng lồ vươn thẳng tới trời xanh. Tháp cao 13,05 mét, 5 tầng, xây bằng đá xanh. Tầng đáy rộng hơn với mái hiên nhô ra. 4 tầng trên gần giống nhau, mỗi cạnh rộng 2 m. Năm góc của 5 tầng có 5 quả chuông nhỏ. Lòng tháp có một khoang tròn đường kính 2,29m. Phần bệ tượng được bao quanh bằng hai vòng tường cấu tạo bằng cột và lan can. Tầng dưới cùng của tháp có 13 bức chạm đá hình các con thú. Tháp thể hiện tài ghép đá và nghệ thuật điêu khắc của người thợ Việt Nam xưa.
Tháp Báo Nghiêm, Chùa Bút Tháp, Bắc Ninh
Hốc thờ Tháp Báo Nghiêm, bên trong đặt tượng Hòa thượng Chuyết Chuyết
Chạm đá hình con thú tại tầng dưới Tháp Báo Nghiêm, Chùa Bút Tháp, Bắc Ninh
Ngoài khu vực chùa còn có nhà bia, tháp mộ của các sư trụ trì chùa. Trong đó có tháp Tâm Hoa, Tháp Tôn Đức, Tháp Ni Châu phía sau Hậu đường.
Quần thể kiến trúc Chùa Bút Tháp, Bắc Ninh là một ngôi chùa cổ, còn lưu giữ được nhiều di tích của thế kỷ 17, được đánh giá là kiệt tác kiến trúc và điêu khắc cổ tại Việt Nam.
Đặng Tú, Bộ môn KTCN, ĐHXD
Nguồn :
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_B%C3%BAt_Th%C3%A1p
http://www.daitangkinhvietnam.org/node/1727
https://www.orientalarchitecture.com/sid/1365/vietnam/bac-ninh-province/but-thap-
or-ninh-phuc-temple
http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/256/0/2185/Chua_But_Thap_gia_tri_
tieu_bieu_ve_lich_su_va_nghe_thuat
Xem video giới thiệu chùa tại đây
Xem các bài viết về chùa Việt Nam tại đây
Xem các bài viết về đình, đền Việt Nam tại đây
Xem các bài viết về Di sản văn hóa thế giới tại đây
|
Cập nhật ( 03/04/2020 )
|
Tin mới đưa:- Samarkand – Ngã tư văn hóa, Uzbekistan
- Hang động Vân Cương, Đại Đồng, Sơn Tây, Trung Quốc
- Công trình Villa d'Este, Tivoli, Rome, Ý
- Cột Chúa Ba Ngôi ở Olomouc, Czech
- Thung lũng Loire giữa Sully-sur-Loire và Chalonnes, Pháp
- Quần thể Tu viện Ferapontov, Vologda, Nga
- Nhà thờ St James ở Šibenik, Croatia
- Mỏ đá lửa Thời kỳ Đồ đá mới ở Spiennes, Mons, Bỉ
- Lăng mộ Hoàng gia của triều đại nhà Minh và nhà Thanh, Trung Quốc
- Hang động Long Môn, Lạc Dương, Hà Nam, Trung Quốc
- Vương cung thánh đường San Francesco và địa điểm khác của Dòng Phanxicô tại Assisi, Ý
- Công trình Villa Adriana, Tivoli, Rome, Ý
- Địa điểm khảo cổ Mycenae và Tiryns tại Argolis, Hy Lạp
- Di tích Thời kỳ Đồ đá mới ở Orkney, Scotland, Vương quốc Anh
- Vùng đất lấn biển Beemster, tỉnh Noord-Holland, Hà Lan
Tin đã đưa:- Chùa Hà và đình Bối Hà, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
- Chùa Đậu, Thường Tín, Hà Nội Việt Nam
- Chùa Thày, Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội
- Chùa Tây Phương, Thạch Thất, Hà Nội
- Chùa Trấn Quốc, Tây Hồ, Hà Nội
- Chùa Chuông, Khu di tích Phố Hiên, Hưng Yên, Việt Nam
- Chùa Mía, Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội, Việt Nam
- Chùa Phổ Minh, Nam Định, Việt Nam
- Chùa Keo, Vũ Thư, Thái Bình, Việt Nam
- Trung tâm Direzionale di Fontivegge, Perugia, Ý - KTS Aldo Roosi
- Chùa Bà Đanh, Kim Bảng, Hà Nam
- Chùa Một Cột, Ba Đình, Hà Nội
- Chùa Kiến Sơ, Gia Lâm, Hà Nội
- Làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội, Việt Nam
- Chùa Vĩnh Nghiêm, Yên Dũng, Bắc Giang
|