Thông tin chung:
Công trình: Mạng lưới đường bộ Inca (Inca road system/Qhapaq Nan, Andean Road System)
Địa điểm: Argentina, Bolivia, Chile, Colombia, Ecuador, Peru
Thiết kế kiến trúc:
Quy mô: Diện tích khu vực Di sản 11.406,95ha; vùng đệm 663.069,68ha.
Năm hình thành: Thế kỷ 15-16
Giá trị: Di sản thế giới (2014; hạng mục ii, iii, iv, vi)
Người Inca là một tộc người da đỏ tại miền Nam châu Mỹ. Nền văn minh Inca khởi phát từ vùng cao nguyên của Peru vào đầu thế kỷ 13. Đến thế kỷ 16, người Inca đã chinh phục các bộ tộc khác và làm chủ một vùng rộng lớn, hình thành Đế chế Inca (Inca Empire, còn được gọi là Tawantinsuyu) với mức độ tổ chức cao, gồm trung tâm là thủ đô Cuzco (thuộc Peru ngày nay) và 4 phần bao quanh: Chinchaysuyu tại phía Bắc, Antisuyu và rừng Amazon tại phía Đông; Qullasuyu tại phía Nam và Kuntisuyu tại phía Tây.
Trong thời điểm mở rộng nhất, ảnh hưởng của Vương quốc này trải dài từ Ecuador ngày nay cho đến Chile và Argentina, được coi là một trong những đế chế lớn nhất thế giới vào đầu thế kỷ 16 và là đế chế lớn nhất trong thời tiền Columbo Mỹ với diện tích đất khoảng 2.000.000 km² , dân số khoảng 10 triệu người (năm 1527), trong đó người Inca (thuật ngữ Inca có nghĩa là người cai trị, chúa tể) chỉ chiếm khoảng 15-40 ngàn người.
Người Inca thờ thần Mặt trời. Vua của họ là “con trai Mặt trời”.
Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và tế lễ của Đế chế Inca là thủ đô Cuzco (ngày nay nằm tại phía Đông Nam Peru, cũng là một Di sản thế giới).
Người Inca nói tiếng Quechua, sử dụng số và chữ viết thông qua dùng gút thắt Quipu, như một dạng ký hiệu, được tạo trên các sợi dây vải.
Nền kinh tế của Đế chế Inca hoạt động không có tiền và không có thị trường. Thay vào đó, việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ dựa trên sự tương hỗ giữa các cá nhân, giữa các cá nhân với các nhóm và các nhà cai trị của Inca, thông qua việc lưu lại rất chính xác và bao quát số liệu thống kê (trên hệ thống nút thắt Quipu) để điều hòa tất cả các năng lực và nhu cầu, tất cả các tài nguyên và cống lễ, cũng như việc phân chia chúng.
Sản xuất ra các sản phẩm cần thiết cho quốc gia được thực hiện thông qua việc tổ chức lao động tập thể một cách chặt chẽ.
Người Inca phân chia thời gian lao động: 1/3 thời gian cho Thần mặt trời, được đặt ngang hàng với những người thống trị vương quốc; 1/3 thời gian cho những người già, đau ốm, góa bụa, trẻ mồ côi và những người cần giúp đỡ, 1/3 thời gian còn lại dùng để mưu sinh cho gia đình.
Để phòng nạn đói và cung cấp lương thực cho số dân khổng lồ trong môi trường sống là núi cao, gần như toàn bộ các sườn đồi, núi đều được tạo thành ruộng, vườn bậc thang để canh tác (trồng ngô…) và được tưới nước bằng kênh đào nối với suối, sông, hồ (lớn nhất là hồ Titicaca). Lương thực dư thừa được trữ trong các nhà kho đặc biệt, bảo vệ khỏi mưa và được thông gió tuần hoàn để chống hư thối.
Đế chế Inca đã hình thành được một nguồn lao động cực lớn về năng lực, kinh nghiệm và công nghệ, là những nông dân, binh lính, kiến trúc sư, thợ đẽo và xây dựng đá (theo kiểu ghép đá không cần vữa, tạo ra những công trình tồn tại cho đến ngày nay tại khu vực thường xuyên có động đất), thợ xây dựng đường xá, kênh đào, ruộng bậc thang, những người thợ thủ công sản xuất hàng dệt, đồ nghệ thuật bằng đất sét và kim loại (đồ đồng); những nghệ sĩ thổi kèn..., cũng như các thày thuốc trong lĩnh vực y học (với khả năng mổ xẻ trên xương sọ…).
Người Inca đã kiến tạo thủ đô Cuzco trở thành một quần thể kiến trúc mang tính biểu tượng, làm tất cả mọi người khi đến đây đều phải kinh ngạc.
Phong cách và kiểu xây dựng từ đây lan truyền đi nhanh chóng trong khắp Vương quốc, một trong ví dụ nổi bật là thành phố Machu Picchu (Peru hiện tại), nơi kiến trúc đã hòa nhập với địa hình xung quanh (thành phố cũng được tôn vinh là Di sản thế giới).
Năm 1532, người Tây Ban Nha đến, chinh phục Đế chế Inca.
Một trong những thành tựu vĩ đại của người Inca là Hệ thống đường bộ Inca.
Hệ thống đường bộ Inca (còn gọi là Hệ thống đường bộ Andean hay Qhapaq Ñan, có nghĩa là "con đường đẹp") là một mạng lưới giao thông, thông tin, thương mại và quân sự, đi qua một trong những nơi có điều kiện địa hình, địa lý khắc nghiệt nhất thế giới, liên kết các đỉnh núi tuyến phủ của dãy núi Andes ở độ cao 5000 - 6.000m, chạy qua rừng mưa nhiệt đới, thung lũng mầu mỡ và các sa mạc. Hệ thống này đạt đến quy mô tối đa vào thể kỷ 15, trong quá trình hợp nhất Đế chế Inca, trải dài khoảng 40.000km trên suốt chiều dài và chiều rộng của dãy núi Andes, liên kết 616 địa điểm cư trú, thể hiện thành tựu về xã hội, chính trị, kiến trúc và kỹ thuật xây dựng đường, cầu, mương cùng với công trình hạ tầng có liên quan như các điểm thương mại, kho tàng, lưu trú…
Hệ thống đường bộ Inca được sử dụng trong nhiều thế kỷ bởi các đoàn lữ hành, người đưa tin, quân đội và các nhóm dân cư lên tới 40.000 người. Một số điểm trên các tuyến đường đường (đầu cầu) có cả chế độ thu lệ phí.
Công trình vĩ đại này được xây dựng bởi tất cả cộng đồng dân cư bản địa vùng dãy núi Andean thời kỳ tiền Columbo (Andean Prehispanic/Pre-Columbian) qua nhiều thế kỷ.
Mạng lưới đường bộ Inca gồm:
- Tuyến đường chính chạy dọc ven biển (Main Roads on Coast Side), bắt đầu từ khu đô thị hiện đại của người Inca (Modern City Upon Inca Site) ở Tumbes, Ecuador tại phía Bắc kéo dài tới khu đô thị hiện đại của người Inca ở Santiago, Chile tại phía Nam. Tuyến có chiều dài khoảng 4000km, chiều rộng đường khoảng 8m.
- Tuyến đường chính chạy dọc dãy núi Andes với độ cao tới 5000m (Main Roads on Mountain Side), bắt đầu từ thị trấn cổ của người Inca (Inca Cities) ở Quito, Ecuador tại phía Bắc, đi qua Cuzco, Peru (thủ đô xưa của Đế chế Inca), kéo dài tới thị trấn cổ của người Inca Ranchillos và thành phố hiện đại Mendoza của Argentina tại phía Nam. Tuyến có chiều dài khoảng 5200km, chiều rộng đường khoảng 6m.
- Các tuyến đường thứ cấp nối hai tuyến đường chính trên tới các thị trấn cổ, thị trấn hiện đại của người Inca và một số đô thị hiện đại ngày nay. Tuyến đường có chiều rộng 1-4m.
Hệ thống các tuyến đường trên tạo thành một mạng lưới đường bộ liên kết và kết nối chéo tới các thị trấn, làng mạc, trung tâm sản xuất, tôn giáo…phù hợp với các chương trình kinh tế, xã hội, văn hóa và kiểm soát quyền lực của Đế chế Inca.

Sơ đồ Hệ thống đường bộ Inca

Hệ thống đường bộ Inca đi qua thành phố cổ Cuzco, Peru (thủ đô xưa của Đế chế Inca

Tuyến đường bộ Inca đi qua các vùng đồng bằng trong các thung lũng

Tuyến đường bộ Inca chạy dọc ven Thái Bình Dương, quanh hồ Titica

Tuyến đường bộ Inca đi qua các các ngọn núi tuyết phủ của dãy núi Andes

Tuyến đường bộ Inca đi qua các hoang mạc

Tuyến đường bộ Inca kết nối các điểm dân cư
Mạng lưới tuyến đường chính Inca, một phần của Hệ thống đường bộ Inca tại dãy núi Andean, chạy qua 137 địa điểm của 6 quốc gia: Argentina (13 địa điểm), Bolivia (3 địa điểm), Chile (34 địa điểm, Colombia (9 địa điểm), Ecuador (24 địa điểm), Peru (54 địa điểm) được UNESCO tôn vinh là Di sản thế giới (năm 2014) với các tiêu chí:
Tiêu chí (ii):
Mạng lưới đường bộ Inca thể hiện quá trình giao lưu hàng hóa, truyền thông và văn hóa quan trọng trong một khu vực của thế giới với phạm vi lên đến 4200km2 vào thế kỷ 15, để tạo ra một đế chế rộng lớn.
Mạng lưới được hình thành trên sự tích hợp các kiến thức và văn hóa từ xa xưa của các cộng đồng dân cư thuộc dãy núi Andean, tạo thành một hệ thống tổ chức nhà nước cho phép trao đổi các giá trị xã hội, chính trị và kinh tế phục vụ chính sách phát triển của Đế chế. Tại đây cung cấp bằng chứng về việc khai thác các nguồn tài nguyện; việc buôn bán dọc theo các tuyến đường như kim loại quý, vỏ sò, thực phẩm, vật tư quân sự, lông vũ, gỗ, coca và hàng dệt may; việc vận chuyển từ nơi thu gom nguyên liệu đến nơi sản xuất, tới các thị trấn và thành phố của người Inca.
Ngày nay, một số cộng đồng dân cư vẫn giữ lại được các hoạt động kinh tế, truyền thông, văn hóa và ngôn ngữ gắn với mạng lưới đường bộ Inca.
Tiêu chí (iii): Mạng lưới đường bộ Inca là bằng chứng độc đáo về nền văn minh Inca, nền văn minh dựa trên các giá trị và nguyên tắc về sự tương hỗ và phân phối lại tài sản, được thực hiện trong hệ thống quản trị quốc gia - Đế chế Inca. Mạng lưới đường bộ Inca gắn liền với phong cảnh dãy núi Andean, là một bằng chứng về sự có mặt của Đế chế Inca, minh họa sự tiến hóa về văn hóa, biểu tượng cho sức mạnh và sự mở rộng của Đế chế khắp vùng Andean. Mạng lưới đường bộ Inca còn ảnh hưởng đến các cộng đồng dân cư dọc theo các tuyến đường cho đến tận ngày nay, đặc biệt là liên quan đến cơ cấu xã hội, triết lý văn hóa về mối quan hệ giữa con người với con người và đặc biệt là con người với tự nhiên.
Tiêu chí (iv): Mạng lưới đường bộ Inca là một ví dụ nổi bật về một tổ hợp công nghệ, mặc dù điều kiện địa lý khó khăn, đã tạo ra một hệ thống giao tiếp và thương mại liên tục, hiệu quả với kỹ thuật, công nghệ cho phép vươn tới các vùng nông thôn và vùng xa, ví dụ như công nghệ xây dựng đường xá, bậc thang, cống rãnh thoát nước, kè đá…phù hợp với sự thay đổi theo vị trí và bối cảnh địa hình tự. Nhiều nhân tố kỹ thuật, công nghệ còn được tiêu chuẩn hóa bởi Nhà nước Inca, cho phép kiểm soát các vấn đề nảy sinh dọc theo Hệ thống đường bộ Inca.
Tiêu chí (vi): Mạng lưới đường bộ Inca đóng một vai trò thiết yếu trong việc tổ chức không gian và xã hội trong một khu vực địa lý rộng lớn dọc theo dãy Andes, nơi các con đường được sử dụng như một phương tiện để chia sẻ các giá trị văn hóa với ý nghĩa phi vật thể xuất sắc. Các tuyến đường này ngày nay vẫn tiếp tục cung cấp cho cộng đồng một cảm nhận về truyền thống văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác và tiếp tục được kế thừa.
Sự tồn tại của các cộng đồng dựa trên một hệ thống thế giới quan (Cosmovision) gắn với Hệ thống đường bộ Ina tại khu vực núi Andean, một địa điểm duy nhất trên thế giới. Thế giới quan này tác động lên tất cả các mặt đời sống xã hội của cộng đồng cho đến tận hiện tại.
Hệ thống đường bộ Inca tạo lập và kết nối trực tiếp với các giá trị phi vật thể mà các cộng đồng trong khu vực Andean ngày nay chia sẻ, như thương mại truyền thống, nghi lễ thực hành và công nghệ thời Cổ đại. Trong đó, truyền thống và tín ngưỡng đã hình thành nên bản sắc văn hóa của từng cộng đồng dân cư nơi đây.
Hệ thống đường bộ Inca vẫn tiếp tục phục vụ theo các chức năng ban đầu của nó về hội nhập, truyền thông, trao đổi và luân chuyển hàng hóa, tri thức, mặc dù đã xuất hiện thương mại hiện đại và thay đổi xã hội; vẫn luôn giữ được sự quan trọng trong suốt nhiều thế kỷ với vai trò bản sắc văn hóa của toàn bộ khu vực Andean.
Bảng thống kê Mạng lưới tuyến đường chính Inca chạy qua 137 địa điểm của 6 quốc gia:
ID
|
Tên và địa điểm
|
Quốc gia
|
Tọa độ
|
Diện tích Di sản
|
Diện tích vùng đệm
|
1459-001
|
AR-QGE-01/C-2011
|
Argentina
|
S23 22 0
W64 58 0
|
18.179 ha
|
0.494 ha
|
1459-002
|
AR-SRT-02/CS-2011
|
Argentina
|
S24 27 10
W65 57 40
|
423.73 ha
|
15.18 ha
|
1459-003
|
AR-ACHC-03/CS-2011
|
Argentina
|
S24 35 35
W66 02 07
|
165.04 ha
|
16.25 ha
|
1459-004
|
AR-PPG-05/CS-2011
|
Argentina
|
S24 49 60
W66 9 0
|
51.61 ha
|
3.51 ha
|
1459-005
|
AR-LLU-07/CS-2011
|
Argentina
|
S24 42 60
W68 31 30
|
14,787.839 ha
|
266.1 ha
|
1459-006
|
AR-CAC-08/CS-2011
|
Argentina
|
S27 10 48
W66 0 27
|
27.389 ha
|
6.19 ha
|
1459-007
|
AR-PA-09/CS-2011
|
Argentina
|
S27 42 30
W66 0 0
|
379.48 ha
|
40.75 ha
|
1459-008
|
AR-LCLP-10/CS-2011
|
Argentina
|
S28 52 30
W67 56 30
|
6,477.28 ha
|
225.3 ha
|
1459-009
|
AR-ANC-13/CS-2011
|
Argentina
|
S30 3 0
W69 10 30
|
374.08 ha
|
15.63 ha
|
1459-010
|
AR-LLL-16/CS-2011
|
Argentina
|
S29 5 30
W69 20 30
|
106.91 ha
|
9.74 ha
|
1459-011
|
AR-CYSA-17/CS-2011
|
Argentina
|
S32 6 0
W69 21 60
|
1,216.969 ha
|
24.03 ha
|
1459-012
|
AR-RAN-18/CS-2011
|
Argentina
|
S32 36 20
W69 28 10
|
43.768 ha
|
7.7 ha
|
1459-013
|
AR-PIN-20/CS-2011
|
Argentina
|
S32 49 35
W69 54 40
|
32.49 ha
|
2.51 ha
|
1459-014
|
BO-DV-01/CS-2011
|
Bolivia Plurinational State of)
|
S16 33 0
W69 1 0
|
132.207ha
|
9,950.171 ha
|
1459-015
|
BO-DV-02/CS-2011
|
Bolivia Plurinational State of)
|
S16 33 35
W68 40 58
|
523.036ha
|
52,147.175 ha
|
1459-016
|
BO-DV-03/CS-2011
|
Bolivia Plurinational State of)
|
S16 38 2
W68 32 51
|
134.558ha
|
6,752.186 ha
|
1459-017
|
CH-PS-01/C-2009
|
Chile
|
S18 15 0
W69 34 60
|
0.9751 ha
|
19 ha
|
1459-018
|
CH-SS-02/CS-2009
|
Chile
|
S18 17 24.28
W69 35 42.71
|
1.1876 ha
|
18 ha
|
1459-019
|
CH-SS-03/CS-2009
|
Chile
|
S18 19 26.18
W69 35 33.22
|
9.9544 ha
|
70 ha
|
1459-020
|
CH-SS-04/S-2009
|
Chile
|
S18 21 25.01
W69 37 13.62
|
14.8162ha
|
84 ha
|
1459-021
|
CH-IN-05/CS-2009
|
Chile
|
S22 6 8.16
W68 37 40.06
|
2.3423 ha
|
763 ha
|
1459-022
|
CH-IN-06/CS-2009
|
Chile
|
S22 8 39.21
W68 37 50.10
|
0.1819 ha
|
1,107 ha
|
1459-023
|
CH-LN-07/CS-2009
|
Chile
|
S22 11 1.64
W68 37 47.91
|
0.374 ha
|
1,175 ha
|
1459-024
|
CH-LN-08/CS-2009
|
Chile
|
S22 12 45.17
W68 37 45.88
|
0.046 ha
|
1,243 ha
|
1459-025
|
CH-LN-09/CS-2009
|
Chile
|
S22 15 13.50
W68 37 56.18
|
0.4379 ha
|
943 ha
|
1459-026
|
CH-CT-10/CS-2010
|
Chile
|
S22 9 4.37
W68 18 10.82
|
9.7067 ha
|
93 ha
|
1459-027
|
CH-TN-11/CS-2009
|
Chile
|
S22 13 22.83
W68 16 53.6
|
30.1994ha
|
90 ha
|
1459-028
|
CH-CN-12/CS-2009
|
Chile
|
S22 50 12.32
W68 13 30
|
15.0803ha
|
17 ha
|
1459-029
|
CH-CS-13/CS-2010
|
Chile
|
S23 25 0
W67 59 24.56
|
2.3956 ha
|
34 ha
|
1459-030
|
CH-CS-14/C-2010
|
Chile
|
S23 26 20.86
W67 59 36.49
|
1.2319 ha
|
24 ha
|
1459-031
|
CH-CS-15/CS-2010
|
Chile
|
S23 28 22.96
W68 0 5.43
|
0.9723 ha
|
54 ha
|
1459-032
|
CH-CS-16/CS-2010
|
Chile
|
S23 32 49.42
W68 1 20.46
|
1.4628 ha
|
17 ha
|
1459-033
|
CH-PN-17/CS-2010
|
Chile
|
S23 35 31.73
W68 2 14.35
|
1.0073 ha
|
46 ha
|
1459-034
|
CH-PN-18/CS-2010
|
Chile
|
S23 38 51.25
W68 3 25.96
|
1.6825 ha
|
34 ha
|
1459-035
|
CH-PR-19/C-2010
|
Chile
|
S26 18 42.54
W69 35 51.91
|
0.2301 ha
|
15 ha
|
1459-036
|
CH-PR-20/CS-2010
|
Chile
|
S26 20 6.44
W69 36 13.51
|
0.1858 ha
|
14 ha
|
1459-037
|
CH-PR-21/C-2010
|
Chile
|
S26 21 26.33
W69 36 11.43
|
0.205 ha
|
16 ha
|
1459-038
|
CH-PR-22/C-2010
|
Chile
|
S26 22 34.17
W69 36 13.76
|
0.202 ha
|
15 ha
|
1459-039
|
CH-PR-23/CS-2010
|
Chile
|
S26 22 37.99
W69 37 26.37
|
0.5614 ha
|
17 ha
|
1459-040
|
CH-RP-24/CS-2010
|
Chile
|
S26 23 15.98
W69 38 47.65
|
0.3332 ha
|
7 ha
|
1459-041
|
CH-RP-25/C-2010
|
Chile
|
S26 24 5.51
W69 39 35.97
|
0.3344 ha
|
16 ha
|
1459-042
|
CH-RP-26/S-2010
|
Chile
|
S26 25 39.89
W69 40 59.55
|
0.1336 ha
|
11 ha
|
1459-043
|
CH-RP-27/S-2010
|
Chile
|
S26 26 52.7
W69 41 58.29
|
0.0555 ha
|
13 ha
|
1459-044
|
CH-RP-28/CS-2010
|
Chile
|
S26 28 35.7
W69 43 25
|
0.7402 ha
|
18 ha
|
1459-045
|
CH-RP-29/CS-2010
|
Chile
|
S26 30 5.4
W69 44 39.81
|
1.6636 ha
|
36 ha
|
1459-046
|
CH-RP-30/CS-2010
|
Chile
|
S26 31 36.71
W69 45 56.11
|
0.8763 ha
|
18 ha
|
1459-047
|
CH-RP-31/CS-2010
|
Chile
|
S26 33 12.33
W69 47 16.13
|
0.8675 ha
|
20 ha
|
1459-048
|
CH-RP-32/CS-2010
|
Chile
|
S26 34 51.57
W69 48 35.51
|
0.5154 ha
|
20 ha
|
1459-049
|
CH-PF-33/CS-2010
|
Chile
|
S26 36 28.67
W69 50 0.26
|
0.206 ha
|
21 ha
|
1459-050
|
CH-PF-34/CS-2010
|
Chile
|
S26 38 2.69
W69 51 1.12
|
35.7465ha
|
91 ha
|
1459-051
|
CO-RP-01-C-2011
|
Colombia
|
N0 48 0
W77 39 0
|
0.002 ha
|
0.114 ha
|
1459-052
|
CO-RP-02-C-2011
|
Colombia
|
N0 49 53
W77 33 16
|
0.044 ha
|
1.296 ha
|
1459-053
|
CO-RP-03-C-2011
|
Colombia
|
N0 54 48
W77 34 4
|
0.065 ha
|
1.15 ha
|
1459-054
|
CO-RP-04-C-2011
|
Colombia
|
N0 54 52
W77 33 18
|
0.426 ha
|
4.891 ha
|
1459-055
|
CO-RP-05-C-2011
|
Colombia
|
N0 54 44
W77 27 53
|
0.54 ha
|
7.883 ha
|
1459-056
|
CO-RP-06-C-2011
|
Colombia
|
N0 56 45
W77 27 15
|
0.444 ha
|
10.318 ha
|
1459-057
|
CO-RP-07-C-2011
|
Colombia
|
N1 3 7
W77 25 55
|
2.885 ha
|
35.349 ha
|
1459-058
|
CO-RP-08-C-2011
|
Colombia
|
N1 6 22
W77 24 26
|
3.405 ha
|
30.779 ha
|
1459-059
|
CO-RP-09-C-2011
|
Colombia
|
N1 8 19
W77 21 46
|
0.207 ha
|
1.481 ha
|
1459-060
|
EC-R-01/C-2011
|
Ecuador
|
N0 48 0
W77 39 0
|
0.004 ha
|
0.184 ha
|
1459-061
|
EC-PTA-02/CS-2011
|
Ecuador
|
N0 45 47.92
W77 41 54.78
|
1.048 ha
|
651.501 ha
|
1459-062
|
EC-PTB-03/CS-2011
|
Ecuador
|
N0 45 45.66
W77 41 45.64
|
0.484 ha
|
651.501 ha
|
1459-063
|
EC-ME-04/CS-2011
|
Ecuador
|
N0 35 26.85
W77 44 16
|
0.81 ha
|
6.302 ha
|
1459-064
|
EC-LQ-05/C-2011
|
Ecuador
|
N0 30 0
W77 50 60
|
0.215 ha
|
23.303 ha
|
1459-065
|
EC-LC-06/C-2011
|
Ecuador
|
N0 32 55.78
W78 4 23.53
|
0.324 ha
|
169.908 ha
|
1459-066
|
EC-JC-07/CS-2011
|
Ecuador
|
N0 35 10
W78 6 9.89
|
0.919 ha
|
1,053.75 ha
|
1459-067
|
EC-PC-08/CS-2011
|
Ecuador
|
N0 22 37.86
W78 5 2.29
|
0.303 ha
|
617.757 ha
|
1459-068
|
EC-CQ-09/CS-2011
|
Ecuador
|
S0 3 50.51
W78 12 8.97
|
1.346 ha
|
2,136.68 ha
|
1459-069
|
EC-AI-11/CS-2011
|
Ecuador
|
S2 20 40.89
W78 47 59.69
|
17.712 ha
|
15,632.3 ha
|
1459-070
|
EC-PGPC-12/C-2011
|
Ecuador
|
S2 19 58.59
W78 48 8.08
|
1.698 ha
|
15,632.3 ha
|
1459-071
|
EC-EH-13/CS-2011
|
Ecuador
|
S2 31 57.78
W78 55 45.64
|
0.21 ha
|
3.512 ha
|
1459-072
|
EC-CR-14/CS-2011
|
Ecuador
|
S2 47 12.87
W78 51 50.37
|
0.253 ha
|
58.5 ha
|
1459-073
|
EC-LL-16/CS-2011
|
Ecuador
|
S2 50 39.95
W79 9 15.5
|
0.057 ha
|
29,389.3 ha
|
1459-074
|
EC-MM-17/CS-2011
|
Ecuador
|
S2 49 33.81
W79 12 21.28
|
0.306 ha
|
29,389.3 ha
|
1459-075
|
EC-PP-18/CS-2011
|
Ecuador
|
S2 44 55.39
W79 26 18.57
|
0.203 ha
|
221.48 ha
|
1459-076
|
EC-HH-19/C-2011
|
Ecuador
|
S2 43 17.49
W79 25 54.72
|
0.512 ha
|
153.369 ha
|
1459-077
|
EC-SASA-20/CS-2011
|
Ecuador
|
S2 54 34.31
W79 24 27.52
|
0.224 ha
|
234.906 ha
|
1459-078
|
EC-SS-21/CS-2011
|
Ecuador
|
S2 55 11.63
W79 26 12.74
|
0.043 ha
|
0.807 ha
|
1459-079
|
EC-BP-22/C-2011
|
Ecuador
|
S2 41 28
W79 33 59.71
|
3.151 ha
|
13,481 ha
|
1459-080
|
EC-CT-23/CS-2011
|
Ecuador
|
S3 36 166.72
W79 13 16.42
|
1.821 ha
|
560.229 ha
|
1459-081
|
EC-CV-25/CS-2011
|
Ecuador
|
S3 44 19.6
W79 15 4
|
0.839 ha
|
973.064 ha
|
1459-082
|
EC-QS-26/CS-2011
|
Ecuador
|
S4 20 52.4
W79 20 16.16
|
2.94 ha
|
14,959.3 ha
|
1459-083
|
EC-SL-28/CS-2011
|
Ecuador
|
S4 31 6.7
W79 26 54.59
|
4.698 ha
|
3,787.84 ha
|
1459-084
|
PE-PH-01/CS-2011
|
Peru
|
S13 30 0
W71 58 0
|
8.24 ha
|
205.327 ha
|
1459-085
|
PE-CD-02/CS-2011
|
Peru
|
S13 37 48
W71 41 55
|
2.81 ha
|
4,546.334 ha
|
1459-086
|
PE-CD-03/C-2011
|
Peru
|
S13 57 10
W71 29 57
|
1.36 ha
|
6.758 ha
|
1459-087
|
PE-CD-04/CS-2011
|
Peru
|
S14 10 31
W71 21 57
|
3.65 ha
|
1,237.808 ha
|
1459-088
|
PE-CD-06/C-2011
|
Peru
|
S14 41 15
W70 45 24
|
11.24 ha
|
54.126 ha
|
1459-089
|
PE-CD-08/C-2011
|
Peru
|
S15 9 49
W70 17 17
|
13.69 ha
|
4,667.481 ha
|
1459-090
|
PE-CD-09/CS-2011
|
Peru
|
S15 46 46
W70 3 15
|
10.24 ha
|
45.207 ha
|
1459-091
|
PE-CD-10/C-2011
|
Peru
|
S15 52 23
W70 0 59
|
1.25 ha
|
6.184 ha
|
1459-092
|
PE-CD-11/C-2011
|
Peru
|
S15 52 54
W69 57 25
|
1.78 ha
|
8.635 ha
|
1459-093
|
PE-CD-12/C-2011
|
Peru
|
S16 12 17
W69 25 3
|
2.34 ha
|
11.435 ha
|
1459-094
|
PE-CD-13/C-2011
|
Peru
|
S16 15 57
W69 18 25
|
2.74 ha
|
13.316 ha
|
1459-095
|
PE-CD-14/C-2011
|
Peru
|
S16 18 13
W69 16 20
|
4.64 ha
|
22.502 ha
|
1459-096
|
PE-CD-15/C-2011
|
Peru
|
S16 25 55
W69 8 60
|
2.25 ha
|
11.016 ha
|
1459-097
|
PE-OL-16/CS-2011
|
Peru
|
S13 7 33
W72 5 36
|
1.2 ha
|
338.993 ha
|
1459-098
|
PE-OL-17/C-2011
|
Peru
|
S13 2 38
W72 2 31
|
0.35 ha
|
3,761.801 ha
|
1459-099
|
PE-OL-18/CS-2011
|
Peru
|
S13 1 6
W72 2 1
|
0.94 ha
|
—
|
1459-100
|
PE-OL-19/CS-2011
|
Peru
|
S12 57 17
W71 59 1
|
10.29 ha
|
—
|
1459-101
|
PE-OL-21/CS-2011
|
Peru
|
S12 43 8
W72 1 44
|
7.04 ha
|
3,075.416 ha
|
1459-102
|
PE-VCH-22/CS-2011
|
Peru
|
S13 9 42
W72 54 34
|
7.05 ha
|
514,025.937 ha
|
1459-103
|
PE-VCH-23/CS-2011
|
Peru
|
S13 12 27
W72 53 47
|
0.64 ha
|
—
|
1459-104
|
PE-VCH-24/CS-2011
|
Peru
|
S13 44 45
W72 53 36
|
1.18 ha
|
—
|
1459-105
|
PE-VCH-26/CS-2011
|
Peru
|
S13 21 50
W72 53 52
|
54 ha
|
—
|
1459-106
|
PE-PQ-27/C-2011
|
Peru
|
S14 22 53
W71 29 2
|
0.01 ha
|
1.176 ha
|
1459-107
|
PE-XP-30/CS-2011
|
Peru
|
S12 3 11
W75 58 21
|
159.09ha
|
3,530.268 ha
|
1459-108
|
PE-XP-31/S-2011
|
Peru
|
S12 4 29
W76 0 37
|
55.12 ha
|
—
|
1459-109
|
PE-XP-32/C-2011
|
Peru
|
S12 8 23
W76 13 25
|
3.26 ha
|
2,031.926 ha
|
1459-110
|
PE-XP-33/CS-2011
|
Peru
|
S12 4 34
W76 31 7
|
41.66 ha
|
279.709 ha
|
1459-111
|
PE-XP-34/C-2011
|
Peru
|
S12 1 34
W76 39 49
|
3.03 ha
|
103.511 ha
|
1459-112
|
PE-XP-35/S-2011
|
Peru
|
S12 1 30
W76 40 25
|
3.22 ha
|
6.238 ha
|
1459-113
|
PE-XP-36/S-2011
|
Peru
|
S12 2 11
W76 42 11
|
89.16 ha
|
—
|
1459-114
|
PE-XP-37/C-2011
|
Peru
|
S12 2 19
W76 43 15
|
1.79 ha
|
67.339 ha
|
1459-115
|
PE-XP-38/S-2011
|
Peru
|
S12 4 50
W76 46 28
|
10.26 ha
|
—
|
1459-116
|
PE-XP-39/S-2011
|
Peru
|
S12 5 1
W76 45 56
|
32.81 ha
|
—
|
1459-117
|
PE-XP-40/CS-2011
|
Peru
|
S12 15 01
W76 53 46
|
460.31 ha
|
1,829.26 ha
|
1459-118
|
PE-HH-41/CS-2011
|
Peru
|
S9 53 8
W76 48 29
|
796.32 ha
|
4,856.44 ha
|
1459-119
|
PE-HH-42/CS-2011
|
Peru
|
S9 51 29
W76 51 5
|
10.57 ha
|
504.01 ha
|
1459-120
|
PE-HH-43/CS-2011
|
Peru
|
S9 46 44
W76 53 24
|
4.23 ha
|
508.013 ha
|
1459-121
|
PE-HH-44/CS-2011
|
Peru
|
S9 40 57
W76 51 14
|
24.27 ha
|
1,743.418 ha
|
1459-122
|
PE-HH-45/CS-2011
|
Peru
|
S9 38 10
W76 57 52
|
32.96 ha
|
—
|
1459-123
|
PE-HH-46/CS-2011
|
Peru
|
S9 32 54
W76 59 10
|
13.29 ha
|
281.808 ha
|
1459-124
|
PE-HH-47/CS-2011
|
Peru
|
S9 30 52
W77 1 14
|
4.47 ha
|
85.039 ha
|
1459-125
|
PE-HH-48/CS-2011
|
Peru
|
S9 29 15
W77 2 8
|
3.45 ha
|
157.621 ha
|
1459-126
|
PE-HH-49/CS-2011
|
Peru
|
S9 27 55
W77 4 17
|
10.5 ha
|
4,262.694 ha
|
1459-127
|
PE-HH-50/C-2011
|
Peru
|
S9 26 4
W77 5 51
|
2.77 ha
|
—
|
1459-128
|
PE-HH-51/CS-2011
|
Peru
|
S9 16 8
W77 9 37
|
6.43 ha
|
1,516.547 ha
|
1459-129
|
PE-HH-52/CS-2011
|
Peru
|
S9 7 14
W77 12 29
|
19.99 ha
|
528.729 ha
|
1459-130
|
PE-HH-53/CS-2011
|
Peru
|
S9 4 10
W77 14 41
|
14.05 ha
|
—
|
1459-131
|
PE-HH-54/C-2011
|
Peru
|
S8 54 20
W77 19 42
|
4.94 ha
|
275.69 ha
|
1459-132
|
PE-HH-55/C-2011
|
Peru
|
S8 50 44
W77 22 49
|
6.15 ha
|
216.446 ha
|
1459-133
|
PE-HH-56/CS-2011
|
Peru
|
S8 45 59
W77 27 3
|
15.45 ha
|
486.691 ha
|
1459-134
|
PE-HH-57/CS-2011
|
Peru
|
S8 23 46
W77 46 21
|
15.25 ha
|
387.392 ha
|
1459-135
|
PE-HH-58/CS-2011
|
Peru
|
S8 19 48
W77 49 10
|
4.41 ha
|
246.522 ha
|
1459-136
|
PE-HH-59/CS-2011
|
Peru
|
S7 56 15
W78 0 44
|
3.98 ha
|
1,266.603 ha
|
1459-137
|
PE-ALP-60/CS-2011
|
Peru
|
S4 42 17
W79 34 27
|
37.22 ha
|
1,502.79 ha
|
Một số đặc điểm chính của Mạng lưới đường bộ Inca:
Truyền tin và vận chuyển hàng hóa
Việc truyền tin và vận chuyển hàng hóa trên Mạng lưới đường bộ Inca được đảm nhận bởi các nhóm đi bộ (hoặc chạy) Chasqui để truyền tin và nhóm sử dụng động vật như lạc đà (Llamas, lạc đà Nam Mỹ và Alpacas, lạc đà Nam Mỹ, hình dáng nhỏ hơn Llamas; là loại động vật có trọng lượng nhẹ, không thể mang theo nhiều, nhưng rất nhanh nhẹn) để vận chuyển hàng hóa.
Những người làm việc trong nhóm Chasqui rất khỏe mạnh và được đào tạo. Họ phải chạy đến 240km mỗi ngày và có thể vận chuyển các hàng hóa nhẹ.
Mỗi Chasqui mang theo hai món đồ: Quipu và Pututu.
Quipu là một đồ vật gồm các sợi, sợi màu với các nút thắt để miêu tả các dữ liệu liên quan đến hồ sơ, từ giám sát các nghĩa vụ thuế đến thông tin về lịch trình và tổ chức các hoạt động quân sự. Các sợi dây có số nút và vị trí của 10 nút theo chiều dài sợ dây dài ngắn khác nhau, thể hiện độ lớn của các con số theo hệ thống thập phân (ví dụ: số 40 là bốn nút đơn giản trong một hàng ở vị trí “hàng chục”…). Một Quipu có thể có tới 2000 sợi dây. Ngoài ra, một số nút có màu sắc, được cho là đại diện cho các thông tin không phải số mà có thể là ký hiệu về ngữ âm hay biểu tượng đại diện. Mỗi Chasqui đều được đào tạo để có đọc, dịch và chuyển các dữ liệu lưu trên Quipu.
Pututu là một vỏ ốc xà cừ, được sử dụng như một cây kèn (tù và), được dùng để báo hiệu cho các Chasquis khác chuẩn bị tiếp nhận thông tin để chạy chuyển tiếp.
Nhóm vận chuyển bằng lạc đà có thể vận chuyển với số lượng hàng hóa lớn hơn. Mỗi nhóm có 2 hoặc 3 người đi theo.
Dọc đường bố trí các trạm dừng chân (Tampu/Tambo) cấp nước, vật dụng và nơi nghỉ cho những người truyền tin. Đây cũng là nơi cung cấp thông tin và nhu yếu phẩm cho quân đội khi xảy ra chiến tranh.
Người Inca xây dựng nhiều Tambo khi họ bắt đầu nâng cấp hệ thống đường trong triều đại của vua Thupa Inka Yupanki (trị vị năm 1471 tới 1493), với ước tính khoảng 2000 công trình.
Chức năng của Tambo rất đa dạng, từ chỗ nghỉ chân của nhóm truyền tin Chasqui có quy mô nhỏ, đến công trình có quy mô lớn là các cơ sở sản xuất, cơ sở giám sát của chính quyền, nơi thực hành tôn giáo, công trình dịch vụ hậu cần cho hoạt động săn bắn, khai thác mỏ, chế biến coca trong khu vực. …
Các công trình Tambo bố trí theo bán kính phục vụ, trong khoảng 10km đến 45km.

Người truyền tin Chasqui với Quipu và Pututu (tù và vỏ ốc)

Nút thắt Quipu


Vận chuyển hàng hóa nhờ Llamas, lạc đà Nam Mỹ trên tuyến đường bộ Inca

Những người phụ nữ Inca với Alpacas, lạc đà Nam Mỹ

Một công trình Tampu tại Huilloc, Marcacocha, Cusco, Peru

Một công trình Tampu trên đường bội Inca tới thành phố cổ Machu Picchu, Peru
Hệ thống đường
Hệ thống tuyến đường bộ Inca được kế thừa một phần hệ thống đường xây dựng trước đó.
Người Inca đã phát triển kỹ thuật xây dựng để hình thành các con đường vượt qua các khó khăn hiểm trở của địa hình dãy núi Andes. Trên các vách núi, để tránh sạt lở, họ xây dựng các bậc đá trông giống như nhà hát ngoài trời khổng lồ. Trong khu vực sa mạc gần bờ biển, người Inca xây dựng các bức tường thấp để giữ cát tạo nền đường…

Đường bộ Inca và cầu Inca (Puente del Inca) tại Mendoza, Argentina

Đường bộ Inca tại Collasuyu, Bolivia

Đường bộ Inca tại Cerro El Plomo, một trung tâm Inca ở miền Trung Chile

Đường bộ Inca tại Nariño, Colombia (chủ yếu là hệ thống đường nhánh)

Đường bộ Inca tới Đền thờ Mặt trời tại Ingapirca, Ecuador

Đường bộ Inca tại Machu Picchu, Peru
Hệ thống cầu
Mạng lưới đường bộ Inca có rất nhiều cầu để vượt qua các sông, suối, thũng lũng.
Một số cầu được làm bằng gỗ đơn giản, một số được làm bằng đá hoặc bằng các mảng cây sậy để nổi trên vùng đất đầm lầy.
Người Inca còn tạo ra các cây cầu treo, mang tên “Cầu dây cáp Inca” (Inca Rope Bridge) để bắc qua các hẻm núi suối, sông. Đây là loại cầu rất phù hợp, vì người Inca không sử dụng phương tiện giao thông bánh xe, mà chỉ giới hạn cho người đi bộ và gia súc. Người Inca dùng các sợi dây leo tự nhiên tìm thấy tại địa phương để làm cầu. Những sợi này được bện với nhau tạo ra thành các sợi dây thừng (dây chão) chắc chắn, được gia cố bằng gỗ tạo thành sàn cầu. Mỗi bên sàn cầu có gắn một sợi dây chão lớn kết nối các chân trụ cầu. Thêm vào cấu trúc này là hai dây chão làm lan can. Mỗi cầu có một nhóm khoảng 5 người dân địa phương duy trì và bảo dưỡng cầu, như một hoạt động dịch vụ hoặc nghĩa vụ.
Cây cầu lớn nhất thuộc loại này là cầu treo trong khe núi Apurímac dọc theo con đường chính phía Bắc tới Cusco, dài đến 45m.
Trụ cầu được xây bằng đá thô, trát vữa. Nhiều trụ cầu còn được xây dựng với kỹ thuật xây bằng đá không cần vữa.

Cầu treo trong khe núi Apurímac dọc theo con đường chính phía Bắc tới Cusco, Peru
Hệ thống nhà kho lưu trữ (Qollcas)
Qollcas là nhà kho lưu trữ lâu dài, được sử dụng chủ yếu bởi quân đội, được phân bố đều và rộng khắp, cách xa nhau khoảng 22km, dọc theo các tuyến đường Inca.
Nhà kho lưu trữ lương thực, thực phẩm gồm: khoai tây khô (chiếm 50-80% khối lượng lưu trữ); ngô (chiếm 5-7%, được bóc thành hạt và bảo quản trong các bình lớn); phần còn lại là Quinoa (một loại lương thực), đậu, rau và thịt khô. Các sản phẩm nông nghiệp trong kho được bảo quản trong khoảng thời gian 2- 4 năm, thậm chí đến 10 năm.
Nhà kho cũng chứa các hàng hóa phi nông nghiệp, như hàng dệt may, len, bông, lông vũ, vũ khí, vàng bạc và các đồ xa xỉ khác.
Việc kiểm đếm các hàng hóa trong kho theo nguyên tắc của Quipu (hệ thống tính bằng nút trên các sợi dây).
Công trình được xây dựng bằng đá núi lửa, theo hình chữ nhật (để trữ khoai tây) hoặc hình tròn (để trữ ngô), thường được bố trí trên sườn đồi để tận dụng thoát nước và thông gió.
Không khí làm mát kho được hút vào từ tuyến kênh phía dưới sàn và thoát ra trên mái.
Một kho hình tròn có đường kính trung bình khoảng 3,23m, chứa được 3,7m3; kho lớn có đường kình 3,5- 4,0m, chứa được 5,5m3. Hầu hết các kho Qollcas đã biến mất do sự phát triển của đô thị qua nhiều thế kỷ.
Số kho còn lại nhiều nhất tập trung tại thung lũng sông Mantaro, nằm giữa các thành phố hiện nay Huancayo và Jauja, Peru. Đây là thung lũng rộng 60km, có diện tích đất trồng trọt lên đến 65.000ha (tại cao độ 3200 đến 4250m). Tại đây các nhà khảo cổ đã tìm thấy hơn 2550 Qollcas. Một nửa trong số đó nằm giữa khu vực sản xuất ngũ cốc, một nửa nằm rải rác trong 48 khu vực dọc theo dòng sông. Tổng diện tích kho chứa tại đây lên đến 170000 m2, có thể cung cấp một khối lượng lương thực và trang bị cho một đội quân 35 ngàn binh lính.
Peru.jpg)
Tổ hợp nhà kho (Qollcas) tại thị trấn Ollantaytambo, Peru

Tổ hợp các nhà kho (Qollcas) tại thị trấn Cochabamba, Bolivia
Ngày nay chỉ còn khoảng 25% của Mạng lưới đường bộ Inca còn tồn tại, tiếp tục được sử dụng, phần lớn còn lại bị phá hủy theo thời gian và do việc xây dựng các cơ sở hạ tầng hiện đại.
Quy mô và vai trò thực sự của Di sản Mạng lưới đường bộ Inca vẫn tiếp tục được khám phá.
Đặng Tú, Bộ môn KTCN, ĐHXD
Nguồn :
http://whc.unesco.org/en/list/1459
https://en.wikipedia.org/wiki/Inca_Empire
https://oc.wikipedia.org/wiki/Tawantinsuyu
https://en.wikipedia.org/wiki/Chasqui
https://en.wikipedia.org/wiki/Quipu
https://en.wikipedia.org/wiki/Qullqa
https://en.wikipedia.org/wiki/Tambo_(Incan_structure)
https://en.wikipedia.org/wiki/Inca_road_system
https://en.wikipedia.org/wiki/Inca_rope_bridge
Danh sách và bài viết về Di sản thế giới tại châu Á và châu Đại Dương
Danh sách và bài viết về Di sản thế giới tại châu Âu
Danh sách và bài viết về Di sản thế giới tại châu Mỹ
Danh sách và bài viết về Di sản thế giới tại châu Phi
|