Tuần 18 - Ngày 05/12/2024
|
|
|
|
Thông tin định kỳ
|
|
|
Lịch sử Kiến trúc
Chùa Phật Tích, Tiên Du, Bắc Ninh |
08/12/2012 |
Thông tin chung:
Công trình: Chùa Phật Tích (Phat Tich Temple, Bac Ninh Province, Vietnam)
Địa điểm: Huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, VIệt Nam Thiết kế kiến trúc:
Quy mô:
Thời gian hình thành: Thế kỷ 11
Giá trị: Di tích quốc gia đặc biệt (Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, năm 2014)
Chùa Phật Tích còn gọi là chùa Vạn Phúc là một ngôi chùa nằm ở sườn phía Nam núi Phật Tích, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Chùa Phật Tích được khởi dựng vào năm 1057 thời nhà Lý. Năm 1066, vua Lý Thánh Tông (hoàng đế thứ 3 triều Lý, trị vì 1054- 1072) lại cho xây dựng một cây tháp cao. Sau khi tháp đổ mới lộ ra ở trong đó bức tượng Phật bằng đá xanh nguyên khối được dát ngoài bằng vàng. Để ghi nhận sự xuất hiện kỳ diệu của bức tượng này, xóm Hỏa Kê cạnh chùa đổi tên thành thôn Phật Tích.
Năm 1071, vua Lý Thánh Tông đi du ngoạn khắp vùng Phật Tích và viết chữ "Phật" dài tới 5m, sai khắc vào đá đặt trên sườn núi. Bà Nguyên phi Ỷ Lan (1044-1117) có đóng góp quan trọng trong buổi đầu xây dựng chùa Phật Tích.
Đến thời nhà Trần, vua Trần Nhân Tông (hoàng đế thứ 3 triều Trần, trị vì 1278-1293) đã cho xây tại chùa một thư viện lớn và cung Bảo Hoa. Đây còn là nơi được tổ chức thi Thái học sinh (thi Tiến sỹ).
Vào thời nhà Lê, năm 1686, chùa được xây dựng lại với quy mô rất lớn và đổi tên là Vạn Phúc tự. Người có công trong việc xây dựng này là bà chúa Trần Ngọc Am - đệ nhất cung tần của chúa Thanh Đô Vương Trịnh Tráng (chúa Trịnh thứ 2, tại vị 1623- 1657). Khi rời phủ chúa, bà đã về tu ở chùa này. Bia đá còn ghi lại cảnh chùa trong giai đoạn này thật huy hoàng: "... Trên đỉnh núi mở ra một tòa nhà đá, bên trong sáng như ngọc lưu ly. Điện ấy đã rộng lại to, sáng sủa lại kín. Trên bậc thềm đằng trước có bày mười con thú lớn bằng đá, phía sau có ao rồng, gác cao vẽ chim phượng,sao Ngưu, sao Đẩu, lầu rộng và tay rồng với tới trời sao..."
Đời vua Lê Hiển Tông (hoàng đế thứ 26 nhà Hậu Lê, trị vì 1740-1786), nơi đây còn mở lễ hội quốc gia.
Chùa đã bị quân Pháp đốt cháy hoàn toàn vào năm 1947.
Năm 1959 và năm 1986, chùa được dựng lại sơ sài.
Năm 1991, chùa được tôn tạo lại với kiến trúc như hiện tại, gồm ngôi Chính điện, nhà thờ Thánh Mẫu và nhà thờ Tổ.
Chùa Phật Tích xây dựng trên một sườn núi, tạo thành 3 bậc thềm so với nền ruộng xung quanh: Tam quan và sân chùa; Chùa chính; Tháp tổ. Các bậc thềm được kè bằng đá tảng dựng đứng như những bức tường, cao 3 - 5m. Lối đi lên các bậc thềm thứ nhất và thứ hai nằm chính giữa khu chùa, rộng 5m.
Mặt bằng tổng thể chùa Phật Tích (theo Bezacier. L L’art de VietNammien – Paris 1992)
Mặt cắt địa hình chùa Phật Tích với 3 bậc thềm chính (theo Bezacier. L L’art de VietNammien – Paris 1992)
Sơ đồ mặt bằng tòa Chính điện, nhà thờ Thánh Mẫu và nhà thờ Tổ; Mặt cắt Thượng điện, chùa Phật Tích, Bắc Ninh
Phối cảnh tổng thể chùa Phật Tích, Bắc Ninh
Tam quan và sân chùa
Bậc thềm thứ nhất gồm Tam quan và sân chùa.
Bậc thềm này cao hơn khu vực cổng chùa 3,7 mét và được kè đá chắc chắn.
Bậc thang lên bậc thềm thứ nhất nằm chính giữa khu đất, rộng 5m, gồm 30 bậc.
Tam quan rộng 11m, dài 13m3 gian, gian giữa trống, mái 2 tầng. Trong Tam quan có treo một chiếc chuông nhỏ.
Sau Tam quan là sân chùa rộng khoảng 60m, sâu khoảng 30m. Tại đây có vườn chùa trồng hoa mẫu đơn, gắn liền với truyền thuyết Từ Thức gặp tiên.
Cổng chùa, phía trước là bậc thang lên Tam quan, chùa Phật Tích, Bắc Ninh
Bậc lên Tam quan, chùa Phật Tích, Bắc Ninh
Kè đá tạo bậc thềm thứ hai, còn lưu giữ được từ thời nhà Lý, chùa Phật Tích, Bắc Ninh
Chính điện, nhà thờ Thánh mẫu và nhà thờ Tổ
Bậc thềm thứ hai là nơi bố trí Chính điện, nhà thờ Thánh mẫu và nhà thờ Tổ.
Bậc thềm có độ cao hơn bậc thềm thứ nhất khoảng 5m, mặt bằng hình vuông, mỗi chiều khoảng 60m.
Bậc thềm này có đường đi lên rộng 5m, như tại bậc thềm thứ nhất.
Nằm đối xứng giữa bậc đá dẫn lên chùa, tại mép tường đá là hai dãy tượng linh thú, gồm 10 con: sấu, ngựa, trâu, voi, sư tử (mỗi loại hai con), nằm trên bệ hoa sen tạc từ đá sa thạch nguyên khối. Riêng linh thú trâu, tai, sừng, đuôi được làm rời và lắp ghép vào thân bằng mộng. Thân một số linh vật được chạm hoa văn mềm mại.
Chính điện có kiến trúc theo kiểu "nội công ngoại quốc". Chính điện hay Tam bảo có hình chữ “công’- H, gồm 3 tòa: Bái đường hay Tiền đường có 9 gian. 2 chái; Thiêu hương có 3 gian; Thượng điện có 3 gian, 2 chái, 4 mái.
Bao quanh 3 mặt của Chính điện là: Hậu cung 9 gian, Tả vu và Hữu vu, mỗi dãy 7 gian, kéo dài như hành lang.
Bậc thang lên Bái đường, tòa Tam bảo, chùa Phật Tích, Bắc Ninh
Dãy tượng linh thú tại phía trước tòa Bái đường, chùa Phật Tích, Bắc Ninh
Tượng linh thú sư tử, chùa Phật Tích, Bắc Ninh
Tượng linh thú voi, chùa Phật Tích, Bắc Ninh
Tượng linh thú tê giác, chùa Phật Tích, Bắc Ninh
Tượng linh thú trâu, chùa Phật Tích, Bắc Ninh
Tượng linh thú ngựa, chùa Phật Tích, Bắc Ninh
Tượng Phật bằng đá thời Lý lớn nhất tại Việt Nam tại tòa Thượng điện, chùa Phật Tích, Bắc Ninh
Bên trong sân Chính điện hay Tam bảo với Hậu cung và Tả vu bao quanh, chùa Phật Tích, Bắc Ninh
Hành lang Tả vu và Hữu vu bao quanh Tam bảo hay Chính điện, chùa Phật Tích, Bắc Ninh
Bên phải chùa là miếu Tiên thờ Đức bà Trần Thị Ngọc Am. Phía trước miếu có dựng một ngọn tháp Linh Quang, xây năm 1699.
Bên trái chùa là cụm nhà Phương trượng 5 gian, phía sau là nhà Tổ với 5 gian trước và 3 gian điện thờ phía sau. Trong nhà Tổ thờ Chuyết chuyết Lý Thiên Tộ. Ông mất tại đây năm 1644 thọ 55 tuổi. Đây còn lưu giữ được pho tượng của Chuyết công viên tịch lúc đang ngồi thiền, được dựng từ hài cốt của nhà sư. Pho tượng bị kẻ cắp đập vỡ và ngay sau đó đã được phục dựng lại vào năm 1993.
Ngoài ra, trong chùa còn có những di vật thời Lý khác như đá ốp tường, đấu kê chân cột...trên đó chạm khắc các hình Kim Cương, Hộ Pháp, các nhạc công, vũ nữ, linh vật ...; kè đá xung quanh ao Rồng (dài 7m, rộng 5m, sâu 2m).
Nhà Phương trượng và nhà thờ Tổ, chùa Phật Tích, Bắc Ninh
Tượng Thiền sư Chuyết Chuyết viên tịch trong tư thế ngồi thiền, chùa Phật Tích, Bắc Ninh
Một số đấu kê chân cột, chùa Phật Tích, Bắc Ninh
Tượng Chim thần (Garuda), thế kỷ 11, thời Lý, chùa Phật Tích, Bắc Ninh, bảo quản tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Khu Tháp tổ
Bậc thềm thứ ba là nơi đặt mộ tháp, được kè phía trước như hai bậc thềm phía dưới. Lối đi không lên chính giữa mà bằng hai lối nhỏ hai bên.
Tại nền thứ ba này có một ao nhỏ hình chữ nhật có chiều dài 7m, rộng 5m, sâu 2,2m gọi là ao Rồng (Long Trì), bốn bờ ao được kè đá tảng, thẳng đứng với đáy ao. Đáy có thềm đá hình bán nguyệt đường kính 3,8m, chỗ nhô cao nhất là 1,9m ở môi bên nửa trên đá có chạm nổi một con rồng khá lớn, trên cạnh giữa chạm nổi hình sóng nước nhô cao. Đường xuống ao Rồng có cầu thang bằng đá rộng 2m với 13 bậc. Phía trên cầu thang là toà nhà đá này còn dấu vết của nền nhà bằng đá hình chữ nhật dài 4,25m, rộng 3m.
Tại đây có 32 ngọn tháp xây bằng gạch và đá, là nơi cất giữ xá lị của các nhà sư từng trụ trì ở đây, từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 20. Phần lớn mộ tháp được dựng vào thế kỷ 17. Mộ tháp nổi tiếng nhất là tháp Phổ Quang, dựng năm 1664, cao 5,10m, 4 tầng.
Vườn mộ tháp, chùa Phật Tích, Bắc Ninh
Chùa Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử về Phật giáo và Thần đạo Việt Nam, thể hiện mong muốn của tiền nhân trong việc hiểu và tham gia kết nối rộng lớn giữa con người và đất trời.
Đặng Tú, Bộ môn KTCN, ĐHXD
Nguồn:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_Ph%E1%BA%ADt_T%C3%ADch
https://vi.wikipedia.org/wiki/Di_t%C3%ADch_qu%E1%BB%91c_gia_%C4%
91%E1%BA%B7c_bi%E1%BB%87t
https://phatgiao.org.vn/tham-chua-phat-tich-bac-ninh-d20605.html
http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/256/0/1760/Chua_Phat_tich_ngoi
_co_tu_doc_dao_o_Bac_Ninh
Xem video giới thiệu chùa tại đây
Xem các bài viết về chùa Việt Nam tại đây
Xem các bài viết về đình, đền Việt Nam tại đây
Xem các bài viết về Di sản văn hóa thế giới tại đây
|
Cập nhật ( 23/12/2019 )
|
Tin mới đưa:- Samarkand – Ngã tư văn hóa, Uzbekistan
- Hang động Vân Cương, Đại Đồng, Sơn Tây, Trung Quốc
- Công trình Villa d'Este, Tivoli, Rome, Ý
- Cột Chúa Ba Ngôi ở Olomouc, Czech
- Thung lũng Loire giữa Sully-sur-Loire và Chalonnes, Pháp
- Quần thể Tu viện Ferapontov, Vologda, Nga
- Nhà thờ St James ở Šibenik, Croatia
- Mỏ đá lửa Thời kỳ Đồ đá mới ở Spiennes, Mons, Bỉ
- Lăng mộ Hoàng gia của triều đại nhà Minh và nhà Thanh, Trung Quốc
- Hang động Long Môn, Lạc Dương, Hà Nam, Trung Quốc
- Vương cung thánh đường San Francesco và địa điểm khác của Dòng Phanxicô tại Assisi, Ý
- Công trình Villa Adriana, Tivoli, Rome, Ý
- Địa điểm khảo cổ Mycenae và Tiryns tại Argolis, Hy Lạp
- Di tích Thời kỳ Đồ đá mới ở Orkney, Scotland, Vương quốc Anh
- Vùng đất lấn biển Beemster, tỉnh Noord-Holland, Hà Lan
Tin đã đưa:- Chùa Kim Liên, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam
- Chùa Lý Quốc Sư, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Chùa Dâu, Thuận Thành, Bắc Ninh
- Chùa Bổ Đà, Tiên Sơn, Việt Yên, Bắc Giang
- Chùa Bút Tháp, Thuận Thành, Bắc Ninh
- Chùa Hà và đình Bối Hà, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
- Chùa Đậu, Thường Tín, Hà Nội Việt Nam
- Chùa Thày, Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội
- Chùa Tây Phương, Thạch Thất, Hà Nội
- Chùa Trấn Quốc, Tây Hồ, Hà Nội
- Chùa Chuông, Khu di tích Phố Hiên, Hưng Yên, Việt Nam
- Chùa Mía, Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội, Việt Nam
- Chùa Phổ Minh, Nam Định, Việt Nam
- Chùa Keo, Vũ Thư, Thái Bình, Việt Nam
- Trung tâm Direzionale di Fontivegge, Perugia, Ý - KTS Aldo Roosi
|