Tuần 18 - Ngày 07/12/2024
|
|
|
|
Thông tin định kỳ
|
|
|
Lịch sử Kiến trúc
Chùa Kim Liên, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam |
07/12/2012 |
Thông tin chung:
Công trình: Chùa Kim Liên, Tây Hồ, Hà Nội
Địa điểm: Phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, Việt Nam
Thiết kế kiến trúc:
Quy mô:
Thời gian hình thành:
Giá trị:
Chùa Kim Liên (Kim Liên tự) là ngôi chùa thuộc thôn Nghi Tàm, phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Vào thời Lý, nơi này có tên là trại Tằm Tang. Vua Lý Thần Tông (hoàng đế thứ 5 nhà Lý, trị vì từ năm 1128-1138)
cho lập tại đây một cung điện mang tên cung Từ Hoa để công chúa Từ Hoa cùng các cung nữ trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải. Khi công chúa qua đời, trên nền cũ của cung điện dựng lên một ngôi chùa thờ Phật và công chúa Từ Hoa.
Sang thời Trần (1226 – 1400), trại Tằm Tang đổi thành phường Tích Liên và chùa được mang tên Đống Long. Đến thời Hậu Lê (1428 – 1789) vào năm 1443, chùa được dựng lại, mang tên Đại Bi.
Năm 1771 chùa được Tĩnh Đô vương Trịnh Sâm (vị chúa thứ 8 của vương tộc Trịnh cầm quyền tại miền Bắc Đại Việt thời Lê Trung Hưng, trị vì năm 1767- 1782), cấp tiền hưng công tu tạo chùa. Khi hoàn thành đổi tên chùa là Kim Liên tự. Bên trong chùa cũng có tượng thờ Trịnh Sâm, ghi nhận công tích của ông.
Năm 1792, đời vua Quang Trung (hoàng đế thứ 2 của nhà Tây Sơn, trị vì năm 1788 – 1792), chùa được xây dựng lớn, về diện mạo cơ bản giống như hiện nay.
Hình thức chùa hiện nay là kết quả của cuộc đại trùng tu vào năm 2007.
Bố cục chung của chùa Kim Liên, có lẽ do ảnh hưởng từ nguồn cội là một cung điện và thờ một tôn thất nhà Lý, nên đượm dáng vẻ cung đình.
Hình ảnh chùa Kim Liên xưa
Sơ đồ vị trí chùa Kim Liên, Tây Hồ, Hà Nội
Chùa Kim Liên hướng về phía Tây Nam, ra phía hồ Tây. Chùa nằm trên một bán đảo, nhô ra hồ, mặt phía Bắc là hồ, mặt phía Nam là ao dài Nghi Tàm. Chùa gồm các hạng mục công trình: Nghi môn, Tiền đường, Trung đường, Hậu đường (đặt song song với nhau tạo thành hình chữ “tam”) và các công trình phụ trợ khác.
Nghi môn
Nghi môn hay Tam quan chùa Kim Liên đặt trên một bệ gạch cao 1 bậc so với mặt sân, có kiến trúc gỗ rất độc đáo, trông bên ngoài giống như một tòa phương đình, hay tháp chuông. Thay vì là các trụ biểu bằng gạch kiểu truyền thống, Nghi môn chùa Kim Liên là 4 cột gỗ lim tròn, chân cột chôn ngàm trong khối đá tảng chạm hình hoa sen cách điệu, bên trên có hệ con sơn đua ra đỡ bộ vì mái lợp ngói vẩy với những đầu đao cong.
Hình khối Nghi môn được tạo thành bởi 3 khối cổng.
Khối cổng chính giữa cao với 4 mái. Hai khối cổng phụ hai bên thấp với 3 mái.
Trên các kết cấu gỗ được chạm khắc hình rồng, hoa lá tinh xảo.
Cửa gỗ chính giữa Nghi môn kiểu “thượng song, hạ bản”, hai cửa bên dạng cửa bức bàn.
Hai bên Nghi môn có 4 tấm bia đá, 2 tấm phía trong và 2 tấm phía ngoài.
Nghi môn chùa Kim Liên, Tây Hồ, Hà Nội
Chạm khắc trên kết cấu gỗ Nghi môn, chùa Kim Liên, Tây Hồ, Hà Nội
Sân trước chùa
Sau Nghi môn là sân chùa. Sân rộng, lát gạch Bát Tràng. Giáp hai đầu sân là mặt nước hồ Tây và ao Nghi Tàm.
Trong sân có các chậu cảnh, bồn cây được ốp đá xung quanh.
Bên trái sân có một vườn tháp mộ.
Vườn tháp mộ tại bên trái sân chùa Kim Liên, Tây Hồ, Hà Nội
Sân chùa Kim Liên tại phía Nam giáp với ao dài Nghi Tàm thông ra hồ Tây
Sân phía trước Tiền đường chùa Kim Liên, Tây Hồ, Hà Nội
Tiền đường
Tiền đường (chùa Hạ) là một tòa nhà đặt trên một bệ cao 3 bậc so với mặt sân, 5 gian, mái chồng diêm, 2 tầng, 8 mái. Mặt trước 3 gian giữa là các cửa bức bàn. 2 gian đầu hồi xây gạch mộc với cửa tròn hình sắc sắc, không không.
Phần lớn diện tích Tiền đường để trống. Đây là nơi chuẩn bị các đồ tể lễ và tinh thần trước khi vào Tam bảo.
Hai đầu hồi Tiền đường là các ban thờ Công đồng Phật và cửa ngách thông ra sân hai bên.
Tiền đường chùa Kim Liên, Tây Hồ, Hà Nội
Đầu hồi tòa Tiền đường, tiếp theo là Trung đường và Hậu đường, chùa Kim Liên, Tây Hồ
Trang trí trên đầu bẩy hiên Tiền đường, chùa Kim Liên, Tây Hồ, Hà Nội
Gian giữa Tiền đường hướng vào ban thờ trong Trung đường
Hai bên gian giữa Tiền đường là gian như hành lang thông với tòa Trung đường và Hậu đường phía sau
Ban thờ Công đồng Phật hai bên đầu hồi Tiền đường, chùa Kim Liên, Tây Hồ, Hà Nội
Trung đường
Tiền đường (chùa Trung) là một tòa 3 gian, mái chồng diêm, 2 tầng, 8 mái. Công trình cao hơn so với tòa Tiền đường phía trước và Hậu đường phía sau. Đây là nơi được chạm khắc nhiều nhất.
Ban thờ trong Trung đường tại gian giữa có các lớp tượng theo triết lý nhà Phật, từ lớp trên cùng là tượng Quan Âm Nam Hải, đến lớp cuối cùng là tòa Cửu Long. Đáng chú ý tại đây là tượng Quan âm Nam Hải 42 tay, cao 1,2m với các bàn tay xếp so le, được chạm khắc tinh xảo.
Hai bên Ban thờ là hai dãy hành lang nối thông sang tòa Hậu đường. Dọc theo hành lang là các dãy tượng La hán.
Hai đầu hồi tòa Trung đường có cửa ngách thông ra sân hai bên. Sân này được các dãy nhà Khách, nhà Tăng hai bên chùa và nhà Tổ phía sau chùa bao kín. Bên trong có các cây nhãn, khế cổ thụ.
Đầu hồi tòa Trung đường, năm giữa Tiền đường và Hậu đường, chùa Kim Liên, Tây Hồ, Hà Nội
Ban thờ Phật tại Trung đường, chùa Kim Liên, Tây Hồ, Hà Nội
Tượng Quan âm Nam Hải 42 tay trên ban thờ Phật tại Trung đường, chùa Kim Liên, Tây Hồ, Hà Nội
Hậu đường
Hậu đường (chùa Thượng) là một tòa 5 gian, mái chồng diêm, 2 tầng 8 mái, tương tự như tòa Tiền đường.
Bên trong Hậu đường, tại gian giữa, đặt ban thờ với các lớp tượng theo triết lý nhà Phật, song có những khác biệt so với ban thờ tại Trung đường. Trên cùng là bộ tượng Tam Thế, tiếp theo có tượng A-di-đà với hai Bồ tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí ngồi ở hai bên, dưới cùng là tượng các tôn giả A Nan, Ca Diếp đứng chắp tay.
Bên trái ban thờ Hậu đường còn có ban thờ Quan Âm Tống Tử.
Phía sau Hậu đường là nhà thờ Tổ, bên trong trang trí đơn giản.
Đầu hồi tòa Hậu đường, xung quanh là tòa Hữu vu và nhà Tổ phía sau
Đầu hồi tòa Hậu đường, xung quanh là tòa Tả vu và nhà Tổ phía sau
Phía sau tòa Hậu đường, phía trước nhà Tổ, chùa Kim Liên, Tây Hồ, Hà Nội
Ban thờ Phật bên trong Hậu đường, chùa Kim Liên, Tây Hồ, Hà Nội
Ban thờ tại đầu hồi Hậu đường, trong đó có tượng Quan Âm Tống Tử, chùa Kim Liên
Ban thờ bên trong nhà Tổ phía sau Hậu đường, chùa Kim Liên, Tây Hồ, Hà Nội
Ba lớp chùa được liên kết với nhau bằng một ống máng chung.
Mái cùa 3 tòa Tiền đường, Trung đường và Hậu đường chùa Kim Liên cùng chung theo kiểu chồng diêm, 2 tầng, 8 mái với 8 tám đầu đao uốn cong theo kiểu kiến trúc hướng về bầu trời. Chân cột kê trên đá tảng chạm hình hoa sen cách điệu. Hệ thống tường xây kín xung quanh để mộc, làm nền cho việc trổ các cửa tròn hình sắc sắc, không không theo quan niệm Phật giáo…Trang trí chạm khắc bên trong chùa thường sử dụng dạng lá ba chẽ có gân nổi, hoa sen, ngọn lửa... Tại đây không có chạm khắc đề tài rồng ổ, rồng đàn như ở nhiều chùa khác.
Có thuyết cho rằng, khi vua Quang Trung cho tôn tạo chùa, có thể đã có một nhóm thợ chuyên nghiệp từ Đàng Trong ra thực hiện, nên nhiều chi tiết của chùa Kim Liên khác biệt so với chùa tại Đàng Ngoài.
Cũng vào năm 1794 dưới thời nhà Tây Sơn (tồn tại năm 1778 – 1802), chùa Tây Phương, Thạch Thất, Hà Nội được đại tu hoàn toàn với tên mới là "Tây Phương Cổ Tự". Hình dáng kiến trúc của chùa sau lần đại tu này còn để lại đến ngày nay.
Tam bảo chùa Tây Phương cũng có 3 tòa bố cục hệt như 3 tòa của chùa Kim Liên, đặt song song với nhau, tòa Trung đường (hay chùa Trung) ngắn hơn hai tòa Tiền đường (chùa Hạ) và Hậu đường (chùa Thượng). Cả 3 tòa đều có hình thức mái chồng diêm, 2 tầng, 8 mái; Tường xây bao quanh để mộc gắn với trang trí cửa tròn hình sắc sắc, không không…
Trang trí chạm khắc trên kết cấu gỗ, chùa Kim Liên, Tây Hồ, Hà Nội
Một số chi tiết chạm khắc gỗ bên trong chùa Kim Liên, Tây Hồ, Hà Nội
Bên trong chùa Kim Liên có nhiều pho tượng rất đẹp, mang phong cách điêu khắc thế kỷ 18-19, ví dụ như bộ tượng Tam Thế, A-di-đà; Quan Thế Âm; Quan Âm Nam Hải; công chúa Từ Hoa... Tại đây còn có cả tượng Tôn Nghộ Không cao 1,1m với dáng vẻ sinh động. Trong chùa có một pho tượng gỗ tạc cách đây hơn 200 năm; tượng cao khoảng 1,7m, hình một trung niên, râu ba chỏm, đầu đội mũ dành cho vua, quan; được cho rằng là tượng chúa Trịnh Sâm, người có công tích xây dựng chùa.
Chùa còn lưu giữ được một tấm bia cổ hiện dựng phía bên phải Nghi môn trên bệ đá hình vuông, dựng năm 1445. Đây là một trong những tấm bia cổ nhất ở Hà Nội hiện nay.
Tượng công chúa Quỳnh Hoa,
chùa Kim Liên, Tây Hồ |
Tượng được cho là tượng chúa Trịnh Sâm, chùa Kim Liên,Tây Hồ, Hà Nội |
Chùa Kim Liên, Tây Hồ, Hà Nội được đánh giá là một trong những kiến trúc cổ đặc sắc nhất Việt Nam, cùng với chùa Một Cột, chùa Keo, chùa Bút Tháp, chùa Tây Phương; tháp Phổ Minh, tháp Bình Sơn, các tháp Chàm, đình Tây Đằng, đình Chu Quyến, đình Đình Bảng…
Đặng Tú, Bộ môn KTCN, ĐHXD
Nguồn :
https://vi.wikipedia.org/wiki/Di_t%C3%ADch_qu%E1%BB%91c_gia_%
C4%91%E1%BA%B7c_bi%E1%BB%87t
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_Kim_Li%C3%AAn
https://vov.vn/du-lich/chua-kim-lien-bong-sen-vang-giua-long-ha-noi-844018.vov
https://www.youtube.com/watch?v=P-J_MwgeHcM
http://vietlandmarks.com/module/groups/action/view/id/356
Xem video giới thiệu chùa tại đây
Xem chùa Tây Phương, Thạch Thất, Hà Nội tại đây
Xem các bài viết về chùa Việt Nam tại đây
Xem các bài viết về đình, đền Việt Nam tại đây
Xem các bài viết về Di sản văn hóa thế giới tại đây
|
Cập nhật ( 15/06/2020 )
|
Tin mới đưa:- Samarkand – Ngã tư văn hóa, Uzbekistan
- Hang động Vân Cương, Đại Đồng, Sơn Tây, Trung Quốc
- Công trình Villa d'Este, Tivoli, Rome, Ý
- Cột Chúa Ba Ngôi ở Olomouc, Czech
- Thung lũng Loire giữa Sully-sur-Loire và Chalonnes, Pháp
- Quần thể Tu viện Ferapontov, Vologda, Nga
- Nhà thờ St James ở Šibenik, Croatia
- Mỏ đá lửa Thời kỳ Đồ đá mới ở Spiennes, Mons, Bỉ
- Lăng mộ Hoàng gia của triều đại nhà Minh và nhà Thanh, Trung Quốc
- Hang động Long Môn, Lạc Dương, Hà Nam, Trung Quốc
- Vương cung thánh đường San Francesco và địa điểm khác của Dòng Phanxicô tại Assisi, Ý
- Công trình Villa Adriana, Tivoli, Rome, Ý
- Địa điểm khảo cổ Mycenae và Tiryns tại Argolis, Hy Lạp
- Di tích Thời kỳ Đồ đá mới ở Orkney, Scotland, Vương quốc Anh
- Vùng đất lấn biển Beemster, tỉnh Noord-Holland, Hà Lan
Tin đã đưa:- Chùa Lý Quốc Sư, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Chùa Dâu, Thuận Thành, Bắc Ninh
- Chùa Bổ Đà, Tiên Sơn, Việt Yên, Bắc Giang
- Chùa Bút Tháp, Thuận Thành, Bắc Ninh
- Chùa Hà và đình Bối Hà, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
- Chùa Đậu, Thường Tín, Hà Nội Việt Nam
- Chùa Thày, Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội
- Chùa Tây Phương, Thạch Thất, Hà Nội
- Chùa Trấn Quốc, Tây Hồ, Hà Nội
- Chùa Chuông, Khu di tích Phố Hiên, Hưng Yên, Việt Nam
- Chùa Mía, Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội, Việt Nam
- Chùa Phổ Minh, Nam Định, Việt Nam
- Chùa Keo, Vũ Thư, Thái Bình, Việt Nam
- Trung tâm Direzionale di Fontivegge, Perugia, Ý - KTS Aldo Roosi
- Chùa Bà Đanh, Kim Bảng, Hà Nam
|