Thông tin chung:
Công trình: Khu phố cổ Damascus (Ancient City of Damascus)
Địa điểm: Damascus, Syria (N33 30 41.004 E36 18 23.004)
Thiết kế kiến trúc:
Quy mô: Diện tích khu vực Di sản 86,12ha, Vùng đệm 42,6013 ha
Năm thực hiện:
Giá trị: Di sản thế giới (1979; hạng mục i; ii; iii; iv; vi)
Syria là một đất nước ở Tây Á, phía Tây Nam giáp Lebanon, phía Tây là biển Địa Trung Hải, phía Bắc giáp Thổ Nhĩ Kỳ, phía Đông giáp Iraq, phía Nam giáp Jordan, phía Tây Nam giáp Israel; diện tích rộng 185.180 km2, dân số khoảng 17,5 triệu người (năm 2020); thủ đô là thành phố Damascus.
Syria là một đất nước của đồng bằng màu mỡ, núi cao và sa mạc, là nơi sinh sống của các nhóm tôn giáo và sắc tộc đa dạng, bao gồm người Ả Rập Syria, Kurd, Turkemens, Assyria, Armenia, Circassian, Mandeans và người Hy Lạp. Tại đây có nhiều tôn giáo.
Người Ả Rập là nhóm dân tộc lớn nhất và Sunni Islam (giáo phái lớn nhất của đạo Hồi) là nhóm tôn giáo lớn nhất.
Syria ngày nay phân thành 14 tỉnh.
Từ khoảng 10.000 năm trước Công nguyên (TCN), Syria là một trong những trung tâm của văn hóa thời kỳ đồ đá mới, nơi nông nghiệp và chăn nuôi gia súc xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới.
Nền văn minh bản địa được ghi nhận sớm nhất vào khoảng năm 3500 TCN.
Cái tên Syria trước kia gồm toàn bộ vùng Levant (Đại Syria/ al-Sham, bao gồm Syria, Lebanon, Jordan, Israel, Palestine và phần lớn Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, là một trong những cái nôi văn minh của nhân loại.
Syria là vùng đất trải qua nhiều vương triều.
Syria bị Đế quốc Hy Lạp Macedonia (Ancient Kingdom, tồn tại năm 808 - 168), thời Alexander Đại đế (trị vì năm 336- 323 TCN) chinh phục, sau đó trở thành tỉnh Coele-Syria của Đế chế Seleucid Hy Lạp (Seleucid Empire, là một quốc gia phân chia từ Đế quốc Hy Lạp Macedonia, tồn tại 312 - 63 TCN). Cái tên vùng đất Syria bắt đầu từ thời kỳ này.
Vào năm 83 TCN, Syria thuộc sự kiểm soát của Vương triều Armenia (Kingdom of Armenia, tồn tại năm 331 TCN đến năm 428 sau Công nguyên).
Tiếp sau, Syria thuộc quyền kiểm soát của các Đế chế La Mã (Đông và Tây La Mã). Với số dân đông đảo và thịnh vương, Syria là một trong những tỉnh quan trọng nhất của Đế chế La Mã, đặc biệt vào thế kỷ thứ 2 và 3 sau Công nguyên.
Vào giữa thế kỷ thứ 7, Syria thuộc quyền cai trị của triều đại Umayyad (Umayyad Caliphate, tồn tại năm 661–750), đặt thủ đô tại Damascus. Tiếng Ả Rập trở thành ngôn ngữ chính, thay thế tiếng Hy Lạp và ngôn ngữ cổ Aramaic của thời đại Byzantine (Đế chế Đông La Mã - Eastern Roman Empire, tồn tại năm 395- 1435).
Năm 750, triều đại Umayyad bị lật đổ bởi triều đại Abbasid (Caliphate Abbasid). Thủ đô chuyển từ Damascus sang Baghdad (thủ đô của Iraq ngày nay).
Trong khoảng thời gian từ 1098 đến 1189, Syria bị chia cắt bởi các cuộc Thập Tự Chinh của các lãnh chúa Pháp, Anh, Ý và Đức.
Tiếp đó Syria bị vương triều Ayyubid (Ayyubid Dynasty, tồn tại năm 1171- 1260) Ai Cập chinh phục.
Trong cuộc chiến chống lại Đế quốc Mông Cổ (Mongol Empire, tồn tại năm 1206- 1368), nhiều thành phố của Syria bị tàn phá, trong đó có thủ đô Damascus.
Vào thế kỷ 13, Syria nằm dưới sự thống trị của Vương quốc Mamluk Ai Cập (Mamluk Sultanate Cairo, tồn tại năm 1250 - 1517).
Năm 1516, Đế quốc Ottoman (Ottoman Empire, tồn tại từ 1299 - 1922, kiểm soát phần lớn Đông Nam Âu, Tây Á , và Bắc Phi từ giữa thế kỷ 14 đến đầu thế kỷ 20) đã đánh bại Vương quốc Mamluk Ai Cập, chinh phục Syria và sáp nhập vào đế chế của mình.
Nhà nước Syria hiện đại được thành lập vào năm 1946 sau nhiều thế kỷ dưới thời Đế quốc Ottoman và một thời gian ngắn dưới thời thực dân Pháp.
Damascus là thủ đô của Syria; nằm tại phía Tây Syria, có quy mô khoảng 105km2, phần đô thị khoảng 77km2, phần còn lại là khu vực núi Jabal Qasiun, có dân số (2011) vào khoảng 1,7 triệu người. Phần lớn các cư dân của Damascus là người Hồi giáo dòng Sunni. Người Kurd là nhóm thiểu số lớn nhất, với dân số khoảng 0,3 triệu người.
Được thành lập vào thiên niên kỷ thứ 3 trước Công nguyên, Damascus là một trong những thành phố lâu đời nhất ở Trung Đông; là một trung tâm văn hóa và thương mại quan trọng do nằm tại ngã tư của của phương Đông và phương Tây, giữa châu Phi và châu Á. Trong thời Trung cổ, thành phố là trung tâm của nhiều ngành nghề ví dụ như luyện kim loại và thêu ren.

Vị trí của Syria và thành phố Damascus

Bức tranh về Damascus xưa
Khu vực phố cổ của Damascus (Old City) là một trong 16 khu vực của thành phố Damascus, được bao bọc bởi các bức tường thành, phía Bắc là sông Barada, phía Nam, Đông, Tây là các các khu vực ngoại thành xưa nay trở thành các khu phát triển mới.
Đây là nơi tập trung khoảng 125 di tích lịch sử. Mặc dù ảnh hưởng của Hồi giáo là rất lớn, song dấu vết các nền văn hóa của các giai đoạn trước, đặc biệt là Hy Lạp - La Mã và Byzantine vẫn tiếp tục hiện diện trong thành phố. Thành phố ngày nay vẫn tồn tại dựa trên các khung quy hoạch xưa theo kiểu thành phố Hy Lạp – La Mã với các mạng lưới đường phố kiểu ô cờ theo hướng Bắc – Nam và Đông – Tây.
Khu vực phố phố cổ của Damascus, Syria được UNESCO tôn vinh là Di sản thế giới (năm 1979) với tiêu chí:
Tiêu chí (i): Khu phố cổ của Damascus là minh chứng cho việc đạt được tính thẩm mỹ độc đáo của nền văn minh tạo ra nó: Hy Lạp - La Mã, Byzantine và Hồi giáo. Kiến trúc nhà thờ lớn Hồi giáo (Umayyad Great Mosque) là một tuyệt tác về tài năng sáng tạo của con người, cũng như các công trình khác của các giai đoạn lịch sử khác nhau như: Hoàng cung với cung điện và thành lũy bao quanh (Citadel); Các cung điện (Azem Palace); Trường học Hồi giáo (Madrasas); Trạm dừng chân (Khan), Phòng tắm công cộng (Public Baths) và nhà ở tư nhân.
Tiêu chí (ii): Damascus, là thủ đô của quốc gia Hồi giáo (Caliphate Umayyad – là một thể chế Hồi giáo đầu tiên được lãnh đạo bởi một lãnh tụ tôn giáo tối cao gọi là Khalip – người kế tục nhà tiên tri Muhammad), có tầm quan trọng then chốt trong việc phát triển của các thành phố Ả Rập trong giai đoạn tiếp theo. Nhà thờ lớn Hồi giáo tại trung tâm thành phố, công trình bắt nguồn từ văn hóa Hy Lạp – La Mã đã trở thành mẫu mực kiến trúc cho các nhà thờ của thế giới Hồi giáo Ả Rập.
Tiêu chí (iii): Các nguồn tư liệu lịch sử và khảo cổ học đã minh chứng cho việc hình thành Damascus vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên và được biết đến rộng rãi như là một trong những thành phố có người sinh sống liên tục lâu đời nhất trên thế giới. Nhà thờ lớn Hồi giáo là một trong những di tích kiến trúc quý hiếm và cực kỳ quan trọng của các quốc gia Hồi giáo (Caliphate Umayyad), cùng với các thành lũy bao quanh thành phố, quần thể cung điện, nhà ở được xây dựng vào những năm đầu thế kỷ 16, sau cuộc chinh phục của đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ (đế quốc Ottoman - Ottoman Empire).
Tiêu chí (iv): Nhà thờ lớn Hồi giáo là một trong những nhà thờ Hồi giáo lớn nhất thế giới, và một trong những địa điểm tâm linh lâu đời nhất của thế giới Hồi giáo. Sự xuất hiện của công trình là một bước phát triển văn hóa, xã hội và nghệ thuật quan trọng.
Tiêu chí (vi): Damascus là thành phố liên kết chặt chẽ với các sự kiện quan trọng về lịch sử, ý tưởng và truyền thống, đặc biệt là từ thời kỳ Hồi giáo. Những điều này đã giúp tạo vị thế của thành phố và tác động sâu sắc lên lịch sử và văn hóa Hồi giáo.

Bản đồ phạm vi Di sản Khu phố cổ Damascus, Syria

Khu phố cổ tại thành phố Damascus, Syria

Khu vực phố cổ Damascus, Syria được xác định bởi vòng thành lũy bao quanh

Vị trí một số công trình tiêu biểu trong Khu phố cổ Damascus, Syria
Khu vực phố cổ của Damascus là minh chứng cho việc đạt được tính thẩm mỹ độc đáo của nền văn minh tạo ra nó: Hy Lạp - La Mã, Byzantine và Hồi giáo. Kiến trúc nhà thờ lớn Hồi giáo (Umayyad Great Mosque) là một tuyệt tác về tài năng sáng tạo của con người, cũng như các công trình khác của các giai đoạn lịch sử khác nhau như: Hoàng cung với cung điện và thành lũy bao quanh (Citadel); Các cung điện (Azem Palace); Trường học Hồi giáo (Madrasas); Trạm dừng chân (Khan), Phòng tắm công cộng (Public Baths) và nhà ở tư nhân.
Damascus, là thủ đô của quốc gia Hồi giáo (Caliphate Umayyad – là một thể chế Hồi giáo đầu tiên được lãnh đạo bởi một lãnh tụ tôn giáo tối cao gọi là Khalip – người kế tục nhà tiên tri Muhammad), có tầm quan trọng then chốt trong việc phát triển của các thành phố Ả Rập trong giai đoạn tiếp theo. Nhà thờ lớn Hồi giáo tại trung tâm thành phố, công trình bắt nguồn từ văn hóa Hy Lạp – La Mã đã trở thành mẫu mực kiến trúc cho các nhà thờ của thế giới Hồi giáo Ả Rập.
Các nguồn tư liệu lịch sử và khảo cổ học đã minh chứng cho việc hình thành Damascus vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên và được biết đến rộng rãi như là một trong những thành phố có người sinh sống liên tục lâu đời nhất trên thế giới. Nhà thờ lớn Hồi giáo là một trong những di tích kiến trúc quý hiếm và cực kỳ quan trọng của các quốc gia Hồi giáo (Caliphate Umayyad), cùng với các thành lũy bao quanh thành phố, quần thể cung điện, nhà ở được xây dựng vào những năm đầu thế kỷ 16, sau cuộc chinh phục của đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ (đế quốc Ottoman - Ottoman Empire).
Nhà thờ lớn Hồi giáo là một trong những nhà thờ Hồi giáo lớn nhất thế giới, và một trong những địa điểm tâm linh lâu đời nhất của thế giới Hồi giáo. Sự xuất hiện của công trình là một bước phát triển văn hóa, xã hội và nghệ thuật quan trọng.
Damascus là thành phố liên kết chặt chẽ với các sự kiện quan trọng về lịch sử, ý tưởng và truyền thống, đặc biệt là từ thời kỳ Hồi giáo. Những điều này đã giúp tạo vị thế của thành phố và tác động sâu sắc lên lịch sử và văn hóa Hồi giáo.
Các hạng mục công trình chính trong khu vực Di sản:
Tường và cổng thành (Walls and gates of Damascus)
Thành phố cổ của Damascus với diện tích khoảng 128 ha được bao quanh bởi các bức tường thành trên mặt phía Bắc, phía Đông và một phần của phía Nam. Thành có 7 cổng thành:
- Cổng Bab al-Jabiya tại lối vào sân Midhat Pasha, ở phía Tây thành;
- Cổng Bab al-Saghir (còn được gọi là Cổng nhỏ - Small Gate), nằm tại phía Nam thành;
- Cổng Bab Kisan ở phía Đông Nam thành. Hiện đã đóng cửa và trở thành Nhà nguyện Saint Paul (Chapel of Saint Paul);
- Cổng Bab Sharqi, nằm tại phía Đông thành;
- Cổng Bab Tuma ("Touma" hoặc "Thomas Gate") nằm tại góc Đông Bắc thành;
- Cổng Bab al-Salam ("cửa hòa bình"), nằm tại phía Bắc thành;
- Cổng Bab al-Faradis ("cổng của thiên đường"), nằm tại phía Bắc thành.
Tường thành xây dựng bằng đá và vữa, hiện chỉ còn các tàn tích của một số đoạn tường gắn với cổng.

Sơ đồ vị trí các cổng thành vào Khu phố cổ Damascus, Syria

Cổng Bab al-Jabiya, Khu phố cổ Damascus, Syria

Cổng Bab al-Saghir, Khu phố cổ Damascus, Syria

Cổng Bab Kisan, Khu phố cổ Damascus, Syria

Cổng Bab al-Saghir, Khu phố cổ Damascus, Syria

Cổng Bab Tuma, Khu phố cổ Damascus, Syria

Cổng Bab al-Salam, Khu phố cổ Damascus, Syria

Cổng Bab al-Faradis, Khu phố cổ Damascus, Syria
Cung điện
Cung điện Damascus
Cung điện Damascus (Citadel of Damascus) và thành lũy bao quanh: nằm tại góc Tây Bắc của của khu vực phố cổ của Damascus, trên một khu vực bằng phẳng với vai trò kiểm soát sông Barada tại phía Bắc (sông là nguồn cung cấp nước cho hệ thống hào quanh thành).
Người Thổ Nhĩ Kỳ xây dựng thành vào năm 1076 trên nền một cung điện cũ. Năm 1174, thành bị chiếm bởi người Ai Cập và được xây dựng lại hoàn toàn vào năm 1203 và 1216 với các bức tường cao và dày hơn, hào bao quanh thành rộng hơn. Năm 1260 -1516, thành dưới quyền cai trị của Vương quốc Hồi giáo Mamluks. Năm 1516 -1918, thuộc sự cai trị của đế quốc Ottoman và trở thành doanh trại quân đội. Năm 1986 thành được phục hồi một phần và trở thành Bảo tàng Quốc gia Damascus.
Thành có mặt bằng hình chữ nhật với kích thước 230 x 150m, được bảo vệ bởi 14 ngọn tháp lớn. Ngày nay chỉ còn lại 12 tháp. Tháp có chiều cao 15 và 25m. Các bức tường thành kết nối các tháp với nhau. Tùy theo vị trí tháp mà các đoạn thành dài ngắn khác nhau, từ 10- 43m. Thành cao khoảng 11,5m, dày 3,65- 4,90m.
Thành có 3 cửa tại phía Bắc, Tây và Đông. Cửa Bắc dành cho việc quân sự.
Các bức tường và tháp của tòa thành được xây dựng từ loại đá cacbonat và đá bazan được khai thác tại khu vực lân cận.

Mặt bằng cung điện Damascus, Khu phố cổ Damascus, Syria

Phối cảnh cung điện Damascus, Khu phố cổ Damascus, Syria

Cổng vào cung điện Damascus, Khu phố cổ Damascus, Syria


Tường thành, tháp canh và tàn tích bên trong cung điện Damascus, Khu phố cổ Damascus, Syria

Phố phường hiện tại bên ngoài cung điện Damascus, Khu phố cổ Damascus, Syria
Cung điện Azem
Cung điện (Azem Palace): nằm gần khu vực trung tâm của khu vực phố cổ của Damascus, được xây dựng vào năm 1750. Năm 1925, cung điện bị hư hại nặng do chiến tranh, được cải tạo lại vào năm 1945 -1961.
Kiến trúc cung điện một trong những ví dụ tuyệt vời của cung điện hay dinh thự truyền thống Damascus. Tổ hợp công trình gồm nhiều khối nhà liên kết với nhau tạo thành các sân trong lớn, nhỏ:
- Khu vực chủ nhà (Haremlik – hình vẽ ký hiệu 1): không gian riêng tư, gồm bếp, người phục vụ;
- Khu vực khách (Selamlik - 2): hội trường, tiếp tân, sân rộng với các đài phun nước truyền thống;
- Khu vực phòng tắm riêng (Private Bath - 3);
- Khu vực dịch vụ (Service Court – 4).
Vật liệu sử dụng trong công trình là các loại đá vôi, đá sa thạch, đá bazan và đá cẩm thạch. Màu sắc của các loại đá tạo thành các màu trang trí trên mặt đứng và mặt sân của dinh thự, được đánh giá là một trong những đặc điểm xây dựng mang tính hoành tráng điển hình của các công trình kiến trúc Damascus.
Khác với bề mặt xây dựng bên ngoài đơn giản, nội thất bên trong mỗi công trình hết sức đa dạng và công phu với trần nhà, cửa được trang trí đồ gỗ sơn và chạm khắc. Vẻ đẹp của cung điện còn được tôn lên bởi tổng thể hài hòa giữa sự yên tĩnh của bầu khí quyển, vẻ đẹp tự nhiên của vườn cây và trang trí của các đài phun nước được ốp bằng đá cẩm thạch với các vòi nước được trang trí như những tác phẩm nghệ thuật… Tất cả thể hiện chất lượng cuộc sống của chủ nhà và trình độ cao của nghề thủ công.
Hiện công trình trở thành Bảo tàng Nghệ thuật và Truyền thống dân gian, thu hút đông đảo du khách.

Mặt bằng quần thể cung điện Azem, Khu phố cổ Damascus, Syria

Trang trí một tòa nhà của cung điện Azem (nhìn từ phía trong sân), Khu phố cổ Damascus, Syria

Sân, vườn bên trong cung điện Azem, Khu phố cổ Damascus, Syria

Nội thất bên trong cung điện Azem, Khu phố cổ Damascus, Syria
Nhà thờ Hồi giáo và các di tích Hồi giáo
Có hơn 2.000 nhà thờ Hồi giáo ở Damascus, những nổi tiếng nhất là nhà thờ Hồi giáo Umayyad thuộc khu vực Di sản.
Nhà thờ lớn Hồi giáo (Umayyad Great Mosque)
Nhà thờ lớn Hồi giáo, được hoàn thành vào năm 715, theo phong cách kiến trúc Hồi giáo.
Công trình là một trong những nhà thờ Hồi giáo lớn nhất thế giới, là một trong những địa điểm lâu đời nhất của Hồi giáo, có vai trò quan trọng trong phát triển văn hóa, xã hội và nghệ thuật.
Nhà thờ bị phá hủy vào năm 1401, được xây dựng lại bởi người Ả Rập, và bị hỏa hoạn vào năm 1893. Công trình hiện tại là công trình được phục hồi lại sau đó.
Nhà thờ nằm trên một hình tứ giác khổng lồ, kích thước 157 x100m, gồm hai khối đặc và rỗng.
Khối đặc là gian thờ nằm tại phía Nam, gồm 3 nhịp chạy dọc theo chiều dài nhà. Nhịp giữa nhà là hệ thống cột mảnh, phía trên đầu cột là hệ vòm đỡ các hàng cột nhỏ phía trên. Giữa của nhà là hệ 4 cột lớn đỡ mái vòm.
Khối rỗng là một sân trong được bao quanh bởi hành lang.
Trên các cửa sổ trang trí các chi tiết hình học, là những ví dụ sớm nhất của loại hình trang trí này trong kiến trúc Hồi giáo.
Nhà thờ có 3 tháp nhỏ nằm tại hai đầu khối đặc và giữa của hành lang phía Bắc của khối rỗng.

Mặt bằng nhà thờ lớn Hồi giáo Umayyad, Khu phố cổ Damascus, Syria

Phối cảnh nhà thờ lớn Hồi giáo Umayyad, Khu phố cổ Damascus, Syria

Cổng vào chính nhà thờ lớn Hồi giáo Umayyad, Khu phố cổ Damascus, Syria

Sân trong nhà thờ lớn Hồi giáo Umayyad, Khu phố cổ Damascus, Syria


Nội thất nhà thờ lớn Hồi giáo Umayyad, Khu phố cổ Damascus, Syria

Trang trí trên tường nhà thờ lớn Hồi giáo Umayyad, Khu phố cổ Damascus, Syria

Trang trí xung quanh tháp nhà thờ lớn Hồi giáo Umayyad, Khu phố cổ Damascus, Syria
Ngoài Nhà thờ lớn Hồi giáo, trong khu vực Di sản còn có các di tích Hồi giáo khác:
- Nhà thờ Hồi giáo Sayyidah Ruqayya (Sayyidah Ruqayya Mosque): nằm kề liền Nhà thờ lớn Hồi giáo Umayyad.
- Nghĩa trang Bab Saghir (Bab Saghir Cemetery): nằm cạnh cổng Bab al-Saghir (Small Gate), phía Nam thành cổ Damascus, phía Tây Nam Nhà thờ lớn Hồi giáo Umayyad.
- Lăng Saladin (Mausoleum of Saladin): là nơi an nghỉ cuối cùng của Sultan Saladin của vương triều Ayyub. Lăng nằm bên cạnh góc phía Tây Bắc của Nhà thờ lớn Hồi giáo Umayyad, được xây dựng vào năm 1196, ba năm sau cái chết của Saladin, được trùng tu vào năm 1898.
- Trường Madrasa Abdullah al-Azem: là một loại trường (tôn giáo hoặc thế tục) Hồi giáo, nằm tại phía Tây Nam Nhà thờ lớn Hồi giáo Umayyad. Công trình được xây dựng năm 1779. Trong trường có một nhà thờ Hồi giáo nhỏ nằm tại sân trong cùng với một đài phun nước nhỏ. Công trình có mặt đứng được trang trí bằng các loại đá màu đen và trắng.
- Trạm dừng chân As'ad Pasha (Khan As'ad Pasha): là trạm dừng chân lớn nhất khu phố cổ Damascus, có diện tích khoảng 2500m2, nằm dọc theo tuyến phố thương mại Al-Buzuriyah Souq, trong suốt thời đại Ottoman, là nơi tiếp đón các đoàn lữ hành đến từ Baghdad, Mosul, Aleppo,
Beirut và các nơi khác ở Trung Đông. Công trình hoàn thành vào năm 1752, cao hai tầng, trang trí bằng đá chạm khắc và có mái che dạng mái vòm. Lối vào dẫn đến một khoảng sân hình vuông với các cửa hàng ở tầng 1. Tầng 2 là 80 phòng lưu trú, bố trí dọc theo hành lang hướng vào sân trong. Không gian sân trong được chia thành chín module vuông bằng nhau, trong đó mỗi module được bao phủ bởi một mái vòm lớn. Giữa sân là một đài phun nước. Ba trong số chín vòm che sân bị phá hủy trong trận động đất năm 1758. Năm 1990, công trình được phục hồi. Ngày nay công trình được sử dụng cho mục đích du lịch và là một phần của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Damascus.

Nhà thờ Hồi giáo Sayyidah Ruqayya, Khu phố cổ Damascus, Syria

Nội thất nhà thờ Hồi giáo Sayyidah Ruqayya, Khu phố cổ Damascus, Syria

Nghĩa trang Bab Saghir, Khu phố cổ Damascus, Syria

Lăng Saladin, Khu phố cổ Damascus, Syria

Trường Madrasa Abdullah al-Azem, Khu phố cổ Damascus, Syria

Trạm dừng chân As'ad Pasha, Khu phố cổ Damascus, Syria
Nhà thờ, tu viện Công giáo
Tại Damascus, người Kito giáo chiếm khoảng 15-20% dân số. Trong Thành phố cổ Damascus có nhiều nhà thờ, tu viện Công giáo, nổi bật là:
- Nhà nguyện Saint Paul (Chapel of Saint Paul): là một nhà nguyện xây dựng bằng đá, gắn liền với cổng thành Bab Kisan cổ xưa.
- Nhà thờ Saint Anania (House of Saint Anania): là một nhà thờ đặt ngầm trong nền đất.
- Nhà thờ Mariamite tại Damascus (Mariamite Cathedral of Damascus): là một trong những nhà thờ lâu đời nhất, được xây dựng từ thế kỷ thứ 2. Nhà thờ bị phá hủy và xây dựng lại nhiều lần sau đó, được cải tạo cuối cùng vào năm 1953.
- Nhà thờ Chính thống Syria Saint George (Saint George's Syriac Orthodox Cathedral).
- Nhà thờ Thánh Gioan Damascene (Saint John the Damascene Church).
- Nhà thờ Laura Saint Paul (Saint Paul's Laura)...

Nhà nguyện Saint Paul, Khu phố cổ Damascus, Syria

Nhà thờ Saint Anania, Khu phố cổ Damascus, Syria

Nhà thờ Mariamite tại Damascus, Khu phố cổ Damascus, Syria

Nội thất nhà thờ Mariamite tại Damascus, Khu phố cổ Damascus, Syria

Nhà thờ Chính thống Syria Saint George, Khu phố cổ Damascus, Syria
Di sản Khu vực phố cổ Damascus, Syria là một bằng chứng của nền văn minh đã tạo ra nó, Hy Lạp, La Mã, Byzantine và Hồi giáo, góp phần làm Syria trở thành một trung tâm văn hóa, nơi liên kết các sự kiện quan trọng về lịch sử tại khu vực ngã tư của của phương Đông và phương Tây, giữa châu Phi và châu Á.
Đặng Tú, Bộ môn KTCN, ĐHXD
Nguồn :
http://whc.unesco.org/en/list/20
https://en.wikipedia.org/wiki/Syria
https://en.wikipedia.org/wiki/Damascus
http://www.sacred-destinations.com/syria/damascus-chapel-of-paul-bab-kisan
http://www.oldamascus.com/churches.htm
https://en.wikipedia.org/wiki/Citadel_of_Damascus
https://en.wikipedia.org/wiki/House_of_Saint_Ananias
https://en.wikipedia.org/wiki/Umayyad_Mosque
https://en.wikipedia.org/wiki/Citadel_of_Damascus
https://en.wikipedia.org/wiki/Azm_Palace
Danh sách và bài viết về Di sản thế giới tại châu Á và châu Đại Dương
Danh sách và bài viết về Di sản thế giới tại châu Âu
Danh sách và bài viết về Di sản thế giới tại châu Mỹ
Danh sách và bài viết về Di sản thế giới tại châu Phi
|