Thông tin chung:
Công trình: Vườn quốc gia Tikal (Tikal National Park)
Địa điểm: Petén, Guatemala (N17 13 0 W89 37 0)
Thiết kế kiến trúc:
Quy mô: Diện tích: 57000ha
Năm xây dựng: Bắt đầu hình thành vào thế kỷ 6
Giá trị: Di sản thế giới (1979; hạng mục i, iii, iv, ix, x)
Guatemala giáp Thái Bình Dương về phía Tây Nam, Belize về phía Đông Bắc, Honduras về phía Đông và El Salvador về phía Đông Nam.
Guatemala có diện tích 108.889 km2, dân số khoảng 16,2 triệu người (năm 2014), là quốc gia đông dân nhất tại khu vực Trung Mỹ.
Guatemala được phân thành 22 bang với khoảng 335 đô thị. Thủ đô và thành phố lớn nhất là Guatemala.
Thành phố Tikal, có diện tích khoảng 1600ha, nằm trong vườn Quốc gia Tikal, cách 303km về phía Bắc của thành phố Guatemala.
Bang Petén nằm tại phía Bắc của Guatemala với diện tích 35.854 km2, chiếm khoảng một phần ba diện tích của Guatemala; thủ phủ là thành phố Flores; dân số khoảng 0,546 triệu người (năm 2018).
Petén là bang có một số lượng lớn các địa điểm khảo cổ thuộc nền văn minh Maya cổ đại, một trong số đó là Tikal. Tikal là một thành phố cổ xưa của người Maya ở Guatemala.
Tikal từng là thủ đô của một vương quốc hùng mạnh nhất của người Maya cổ đại và là một trong những thành phố lớn nhất tại Châu Mỹ thời bấy giờ. Vào thời hoàng kim, năm 600-800, dân số đô thị cổ TiKal có thể đạt đến 10 vạn người.
Vào thế kỷ thứ 4 thành phố bị xâm chiếm, bị đốt cháy và bị bỏ rơi vào cuối thế kỷ thứ 10.
Nền văn minh Maya sụp đổ được cho có nhiều nguyên nhân: Chiến tranh, quá đông dân cư và thiếu ruộng đất và có thể do hạn hán kéo quá dài…
Vào những năm 1850, di tích cổ khổng lồ này đã được các nhà thám hiểm phát hiện.
Ngày nay Tikal trở thành một trong những khu phức hợp khảo cổ quan trọng nhất còn lại của nền văn minh Maya và trở thành một điểm thu hút du lịch hàng đầu trên thế giới.
Tikal được xây dựng trên nền địa hình là các thảm đá vôi nổi lên trên vùng đầm lầy. Khu vực đô thị lõi có diện tích khoảng 400 ha, bao gồm các công trình kiến trúc: cung điện, lăng mộ, đền thờ, nhà ở có quy mô vừa và nhỏ, sân bóng, sân vườn, đường giao thông và các quảng trường. Khu vực xung quanh là các khu dân cư, các hồ chứa nước và khu vực canh tác nông nghiệp.
Đô thị Tikal có mối quan hệ chặt chẽ với các trung tâm đô thị trong vùng và trong các quốc gia lân cận.
Đô thị Tikal có hình thức và thiết kế kiến trúc là tích hợp của nhiều yếu tố: Chức năng sử dụng, địa lý và sử dụng vật liệu địa phương, tôn giáo, kỹ thuật, nghệ thuật, các tri thức về vũ trụ, thời gian…
Hiện tại đây còn lưu lại tàn tích của khoảng 3000 công trình. Phần lớn các tòa nhà trong đô thị cổ Tikal không có tên chính thức, thay vào đó được đánh dấu bằng các con số hoặc chữ cái. Một số công trình quan trọng nhất, là các điểm du lịch quan trọng đã được đặt tên.
Các công trình kiến trúc tại đây đều được xây dựng bằng đá vôi, là vật liệu địa phương. Các mỏ đào khai thác đá tạo thành các hồ chứa và hệ thống kênh rạch kèm theo. Kết nối các di tích khảo cổ trong khu vực là 4 tuyến đường: Maudslay Causeway; Maler Causeway; Tozzer Causeway và Mendez Causeway (đặt theo tên của các nhà khảo cổ). Các tuyến đường này được đắp cao, đảm bảo hoạt động thông thường trong mùa mưa vừa có vai trò là những tuyến đê đập trữ nước.
Vườn Quốc gia Tikal, Petén, Guatemala đã được UNESCO đã công nhận là Di sản thế giới, năm 1979, với các tiêu chí:
Tiêu chí (i) : Vườn quốc gia Tikal là một ví dụ nổi bật về nghệ thuật và tài năng sáng tạo của người Maya.
Sự phong phú về kiến trúc và nghệ thuật thể hiện trước hết ở các biểu tượng. Ví dụ như kim tự tháp, là biểu tượng cho các ngọn núi, nơi con người kết nối với tự nhiên. Đây cũng là một địa điểm đặc biệt, đại diện cho việc thể hiện đức tin vào vũ trụ của người Maya.
Tiêu chí (iii) : Vườn quốc gia Tikal còn lưu lại các di tích đá, thể hiện truyền thuyết và lịch sử của các triều đại Tikal. Những chạm khắc trên đá này có niên đại kéo dài hơn 577 năm (từ năm 292- 869), ghi lại cuộc sống của 33 nhà cai trị trị vì trên một lãnh thổ rộng lớn của thế giới Maya cổ đại. Tác phẩm chạm khắc đá sớm nhất là Tấm bia (Stela) N29 có niên đại vào năm 292 và muộn nhất là Tấm bia N11 có niên đại 869.
Tiêu chí (iv): Di tích khảo cổ tại Vườn quốc gia Tikal phản ánh sự phát triển văn hóa của xã hội Maya, từ hoạt động săn bắn đến trồng trọt gắn với thực hành tôn giáo, nghệ thuật và khoa học phức tạp. Những di tích tiêu biểu tại đây cho thấy các giai đoạn và mức độ tiến hóa khác nhau về kiến trúc liên quan đến nghi lễ tôn giáo. Hoạt động chính trị, xã hội và kinh tế thời kỳ này cũng được thể hiện qua cách bố trí đô thị, cung điện, nhà thờ, khu dân cư và mức độ quy mô của các tượng đài với các trang trí bằng chữ tượng hình.
Tiêu chí (ix) : Vườn quốc gia Tikal như một bức tranh phong cảnh gồm thảo nguyên, rừng, vùng đất ngập nước và các hệ thống nước ngọt. Đây là một phần của vùng Rừng Maya (Maya Forest), một trong những viên ngọc quý được bảo tồn của Trung Mỹ, là nơi có sự phát triển phong phú của hệ thực vật, của các loài và cộng đồng sinh thái.
Các hệ sinh thái dường như còn nguyên sơ, đại diện cho sự phục hồi tự nhiên đầy ấn tượng theo tiến trình lịch sử, sử dụng tài nguyên và đất đai trong nhiều thế kỷ với vai trò là một trong những trung tâm của nền văn minh Maya. Các quá trình sinh học và sinh thái đang diễn ra tại đây được hỗ trợ và bảo vệ bởi quy mô lớn của vùng Rừng Maya và đặc biệt là các khu vực được bảo tồn.
Tiêu chí (x): Vùng Petén (Petén Region) và Rừng Maya (Maya Forest) là nơi có sự đa dạng tiêu biểu của hệ thực vật và động vật khác nhau trong môi trường sống trên cạn và nước ngọt.
Tại đây có hơn 2000 thực vật bậc cao, bao gồm 200 loài cây, ví dụ như Palms, Epiphytes, Oorchids, Bromeliads…; Có hơn 100 động vật có vú, trong đó có hơn 60 loài dơi, 5 loài mèo (Jaguar, Puma, Ocelot, Margay và Jaguarundi), nhiều loại khỉ (Mantled Howler Monkey, Yucatan Spider Monkey), heo vòi (Baird's Tapir) có nguy cơ tuyệt chủng; Có khoảng 330 loài chim, trong đó có loài bị đe dọa tuyệt chủng như Ocellated Turkey, Crested Eagle, Ornate Hawk-Eagle và Great Curassow; Có hơn 100 loài bò sát, loài rùa sông Trung Mỹ (Central American River Turtle), trong đó có loài cá sấu Morelet và 38 loài rắn đang bị đe dọa tuyệt chủng.
Công viên quốc gia Tikal còn có 25 loài lưỡng cư, nhiều loại cá đặc biệt và sư đa dạng cao của động vật không xương sống. Ngoài ra, trong khu vực còn có một số giống cây nông nghiệp còn lưu truyền lại từ thời hoang sơ.
Bản đồ Guatemala và vị trí của Tikal
Sơ đồ thành phố cổ Tikal, Vườn quốc gia Tikal, Petén, Guatemala
Hình vẽ phối cảnh thành phố cổ Tikal, Vườn quốc gia Tikal, Petén, Guatemala
Vườn quốc gia Tikal nằm cách 303km về phía Bắc của thành phố Guatemala, có diện tích khoảng 57000ha.
Tikal từng là thủ đô của một vương quốc hùng mạnh nhất của người Maya cổ đại và là một trong những thành phố lớn nhất tại Châu Mỹ thời bấy giờ. Vào thời hoàng kim, năm 600-800, dân số đô thị cổ TiKal có thể đạt đến 10 vạn người.
Vào thế kỷ thứ 4 thành phố bị xâm chiếm, bị đốt cháy và bị bỏ rơi vào cuối thế kỷ thứ 10. Nền văn minh Maya sụp đổ được cho có nhiều nguyên nhân: Chiến tranh, quá đông dân cư và thiếu ruộng đất và có thể do hạn hán kéo quá dài…
Vào những năm 1850, di tích cổ khổng lồ này đã được các nhà thám hiểm phát hiện. Ngày nay Tikal trở thành một trong những khu phức hợp khảo cổ quan trọng nhất còn lại của nền văn minh Maya và trở thành một điểm thu hút du lịch hàng đầu trên thế giới.
Tikal được xây dựng trên nền địa hình là các thảm đá vôi nổi lên trên vùng đầm lầy. Khu vực đô thị lõi có diện tích khoảng 400 ha, bao gồm các công trình kiến trúc: cung điện, lăng mộ, đền thờ, nhà ở có quy mô vừa và nhỏ, sân bóng, sân vườn, đường giao thông và các quảng trường. Khu vực xung quanh là các khu dân cư, các hồ chứa nước và khu vực canh tác nông nghiệp.
Đô thị Tikal có mối quan hệ chặt chẽ với các trung tâm đô thị trong vùng và trong các quốc gia lân cận.
Đô thị Tikal có hình thức và thiết kế kiến trúc là tích hợp của nhiều yếu tố: Chức năng sử dụng, địa lý và sử dụng vật liệu địa phương, tôn giáo, kỹ thuật, nghệ thuật, các tri thức về vũ trụ, thời gian…
Hiện tại đây còn lưu lại tàn tích của khoảng 3000 công trình. Phần lớn các tòa nhà trong đô thị cổ Tikal không có tên chính thức, thay vào đó được đánh dấu bằng các con số hoặc chữ cái. Một số công trình quan trọng nhất, là các điểm du lịch quan trọng đã được đặt tên.
Các công trình kiến trúc tại đây đều được xây dựng bằng đá vôi, là vật liệu địa phương. Các mỏ đào khai thác đá tạo thành các hồ chứa và hệ thống kênh rạch kèm theo.
Kết nối các di tích khảo cổ trong khu vực là 4 tuyến đường: Maudslay Causeway; Maler Causeway; Tozzer Causeway và Mendez Causeway (đặt theo tên của các nhà khảo cổ). Các tuyến đường này được đắp cao, đảm bảo hoạt động thông thường trong mùa mưa vừa có vai trò là những tuyến đê đập trữ nước.
Trong khu vực còn có rất nhiều bàn thờ đá, mộ, bia đá và các tàn tích kiến trúc nhỏ như lan can, nền nhà, mặt nạ bằng vữa, các tác phẩm điêu khắc… Trên các bàn thờ đá, bia đá và trong hầm mộ có rất nhiều chạm khắc hình tượng của các vị thần, miêu tả các hoạt động của con người như nghi lễ, chiến tranh, tù nhân…, các con số, chữ tượng hình miêu tả những sự kiện quan trọng của quốc gia, miêu tả vũ trụ, thời gian của người Maya…
Ví dụ mặt bằng và mặt cắt ngang lăng mộ - đền, Vườn quốc gia Tikal, Petén, Guatemala
Các tàn tích kiến trúc tập trung thành quần thể
Quảng trường lớn (Great Plaza) là không gian quan trọng nhất và được nghiên cứu nhiều nhất tại Tikal, được định hình bởi hai ngôi ngôi đền kim tự tháp lớn: Đền I (Templo Del Gran Jaguar) và Đền II (Temple of the Mask). Phía Bắc được bao quanh bởi North Acropolis (khu vực pháo đài) và phía nam là Acropolis Central; Khu vực mang tên South Acropolis được xây dựng với diện tích lên đến 2000m2.
Quần thể di tích chính mang tên Great Plaza, Vườn quốc gia Tikal, Petén, Guatemala
Quần thể di tích mang tên South Acropolis, Vườn quốc gia Tikal, Petén, Guatemala
Quần thể di tích mang tên North Acropolis, Vườn quốc gia Tikal, Petén, Guatemala
Quần thể 7 ngôi đền (Plaza of the Seven Temples) nằm tại phía Tây của South Acropolis, bao gồm đền thờ, cung điện…
Quần thể mang tên Plaza of the Seven Temples, Vườn quốc gia Tikal, Petén, Guatemala
Quần thể Mundo Perdido nằm tại phía Tây của Quần thể 7 ngôi đền (Plaza of the Seven Temples). Đây là nơi diễn ra các nghi lễ lớn nhất tại Tikal. Trong quần thể có cấu trúc kim tự tháp lớn mang tên Lost World Pyramid (Structure 5C-54).
Kim tự tháp mang tên The Lost World Pyramid trong Quần thẻ Mundo Perdido, Vườn quốc gia Tikal, Petén, Guatemala
Cụm công trình Nhóm G (Group G) nằm tại phía Nam của tuyến đường Mendez Causeway, là các tàn tích cung điện lớn nhất tại Tikal. Tổ hợp công trình cao 2 tầng. Một trong những lối vào được khống chế bởi một mặt nạ khổng lồ.
Cụm công trình di tich Nhóm G, Vườn quốc gia Tikal, Petén, Guatemala
Cụm công trình Nhóm H nằm tại phía Bắc của quảng trường giao nhau giữa Maudslay Causeway và Maler Causeway. Tại đây có quần thể 9 kim tự tháp đôi (Twin-Pyramid Complexes), một phần trong số đó đã bị phá hủy. .
Cụm công trình di tich Nhóm H, Vườn quốc gia Tikal, Petén, Guatemala
Cụm công trình di tich Nhóm Q
Các tàn tích kiến trúc độc lập
Tại đây có 6 di tích lăng mộ - đền nổi tiếng ký hiệu từ Temple I đến VI.
Lăng mộ hình kim tự tháp, có bậc thang dốc lên đền thờ trên đỉnh tháp. Để xây dựng một ngôi lăng mộ - đền có bệ là kim tự tháp như vậy phải mất nhiều năm.
Đền I (Templo Del Gran Jaguar) là một kim tự tháp mộ của Jasaw Chan K'awil, được xây dựng vào khoảng năm 740-750, cao 47m. Trên đỉnh ngôi đền được trang trí bằng một bức tượng khổng lồ của nhà vua. Trong mộ lưu giữ môt bộ sưu tập lớn ngoài hài cốt người và động vật còn có các trang trí miêu tả các vị thần và con người, đồ cúng tế…
Đền I (Templo Del Gran Jaguar), Vườn quốc gia Tikal, Petén, Guatemala
Đền II (Temple of the Mask) được dành riêng cho người vợ của Jasaw Chan K'awil. Chân dung của hoàng hậu được khắc tại cửa của ngôi đền trên đỉnh kim tự tháp. Tháp mộ được xây dựng cùng thời với Đền I, cao khoảng 38m…Đền I và đền II nằm tại trung tâm của khu di tích, tại khu vực quảng trường trung tâm (Great Plaza).
Đền II (Temple of the Mask), Vườn quốc gia Tikal, Petén, Guatemala
Đền III (đền thờ của Jaguar Priest) là kim tự tháp vĩ đại cuối cùng được xây dựng tại Tikal. Công trình cao 55m.
Đền III (Temple of the Jaguar Priest), Vườn quốc gia Tikal, Petén, Guatemala
Đền IV (đền thờ Yik'in Chan Kawil) là ngôi đền kim tự tháp lớn nhất ở Tikal và trong cả vương quốc Maya, rộng 70 mét, cao 64m, được xây dựng vào thế kỷ thứ 8.
Đền IV (Temple of the Yik'in Chan Kawil), Vườn quốc gia Tikal, Petén, Guatemala
Đền V cao 57m, được xây dựng vào khoảng năm 700.
Đền V, Vườn quốc gia Tikal, Petén, Guatemala
Đền VI (Temple of the Inscriptions) cao khoảng 12m, trên mái và phía sau được trang trí bằng các chữ tượng hình.
Đền VI (Temple of the Inscriptions), Vườn quốc gia Tikal, Petén, Guatemala
Ngoài ra trong khu vực còn có các kim tự tháp mộ khác như: Đền 33, Structure 34, Structure 5C-49; Structure 5C-53; Structure 5C-54 (The Lost World Pyramid là cấu trúc lớn nhất trong khu phức hợp Mundo Perdido); Structure 5D-43; Structure 5D-43…
Trong khu vực còn có rất nhiều bàn thờ đá, mộ, bia đá, linh vật đá và các tàn tích kiến trúc nhỏ như lan can, nền nhà, mặt nạ bằng vữa, các tác phẩm điêu khắc…
Trên các bàn thờ đá, bia đá, linh vật đá và trong hầm mộ có rất nhiều chạm khắc hình tượng của các vị thần, miêu tả các hoạt động của con người như nghi lễ, chiến tranh, tù nhân…, các con số, chữ tượng hình miêu tả những sự kiện quan trọng của quốc gia, miêu tả vũ trụ, thời gian của người Maya…
Các trang trí trên tường, Vườn quốc gia Tikal, Petén, Guatemala
Trang trí bệ lăng mộ - đền, Vườn quốc gia Tikal, Petén, Guatemala
Tượng tròn, Vườn quốc gia Tikal, Petén, Guatemala
Phù điêu,Vườn quốc gia Tikal, Petén, Guatemala
Di tích Vườn quốc gia Tikal, Petén, Guatemala như một cuốn biên niên minh họa các dữ liệu có tính liên tục về lịch sử, thần thoại và tiểu sử của các triều đại Tikal; phản ánh sự phát triển xã hội và văn hóa của người Maya, từ săn bắn đến canh tác nông nghiệp gắn với tôn giáo, nghệ thuật, khoa học xây dựng từ thế kỷ 6 đến thế kỷ 10.
Di tích của nền văn minh cổ đại tại Tikal, Petén, Guatemala còn cho thấy những hiểu biết trí tuệ đáng kinh ngạc về vũ trụ và mối quan hệ của loài người trong thế giới vũ trụ đó.
Đặng Tú, Bộ môn KTCN, ĐHXD
Nguồn :
http://whc.unesco.org/en/list/64
https://en.wikipedia.org/wiki/Guatemala
https://en.wikipedia.org/wiki/Tikal
http://www.tikalnationalpark.org/
http://www.tikalpark.com/
http://whc.unesco.org/en/list/64
http://www.airpano.com/360Degree-VirtualTour.php?3D=Tikal-Guatemala
https://en.wikipedia.org/wiki/Plaza_of_the_Seven_Temples
https://en.wikipedia.org/wiki/Mundo_Perdido,_Tikal
Xem video giới thiệu công trình tại đây
Danh sách và bài viết về Di sản thế giới tại châu Á và châu Đại Dương
Danh sách và bài viết về Di sản thế giới tại châu Âu
Danh sách và bài viết về Di sản thế giới tại châu Mỹ
Danh sách và bài viết về Di sản thế giới tại châu Phi
|