Viện kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn

Tiêu chuẩn “Nhà ở nông thôn” được áp dụng để thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo nhà ở tại các điểm dân cư nông thôn trong các khu dân cư ổn định lâu dài được xác định theo quy hoạch, được áp dụng cho 08 vùng kiến trúc đặc trưng: Tây Bắc; Đông Bắc; Đồng bằng Bắc Bộ; Bắc Trung Bộ ; Trung và Nam Trung Bộ;Tây Nguyên; Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ (Đồng bằng sông Cửu Long). Tiêu chuẩn cũng đã đưa ra các quy định về bán kính phục vụ của các công trình hạ tầng xã hội đối với các điểm dân cư nông thôn.
1. Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn
- Áp dụng để thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo nhà ở tại các điểm dân cư nông thôn đã được quy hoạch.
- Áp dụng cho 08 vùng kiến trúc đặc trưng chính sau đây:
- Tây Bắc
- Đông Bắc
- Đồng bằng Bắc Bộ
- Bắc Trung Bộ
- Trung và Nam Trung Bộ
- Tây Nguyên
- Đông Nam Bộ
- Tây Nam Bộ (Đồng bằng sông Cửu Long)
2. Quy định chung
2.1. Yêu cầu về quy hoạch tổng mặt bằng.
- Tuân thủ theo quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn được phê duyệt;
- Tuân thủ quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành có liên quan
- Quy hoạch xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
v Thuận tiện cho việc thiết kế đồng bộ hạ tầng kỹ thuật (cung cấp điện, nước, thoát nước, thông tin liên lạc, giao thông, trang thiết bị kỹ thuật…).
v Hệ thống thoát nước sinh hoạt, nước thải từ các chuồng trại chăn nuôi cần được xử lý trước khi xả ra khu vực thoát nước chung.
v Đảm bảo yêu cầu về vệ sinh và an toàn cháy nổ.
v Thuận lợi cho cho việc tổ chức hạ tầng xã hội như nhà trẻ, trường học, trạm y tế, hợp tác xã mua bán...
v Phù hợp với điều kiện tự nhiên, bản sắc văn hóa, truyền thống xây dựng nhà ở từng vùng, miền;
v Có các giải pháp tránh các tác động bất lợi của thiên nhiên;
v Phải thuận tiện cho sinh hoạt và sản xuất của hộ gia đình; các làng nghề truyền thống của địa phương
2.2. Yêu cầu về thiết kế kiến trúc.
- Đảm bảo an toàn, bền vững, thích dụng, mỹ quan, phù hợp với điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế.
- Đảm bảo các chỉ tiêu về quy họach:
v Khoảng lùi : nhà ở dọc trục đường làng: ³ 3m (nếu xây sát ranh giới đất và đường quy hoạch). Đối với nhà trong xóm: ³ 6m (kể từ ranh giới đường).
v Mật độ xây dựng trong mỗi khuôn viên ở : ≤ 60%.
v Hệ số sử dụng đất không vượt quá1,5 lần.
v Chiều cao thông thuỷ mỗi tầng ³3,0m.
- Chuồng trại chăn nuôi gia súc- gia cầm (nếu có):
v Tách riêng khỏi khu ở;
v Đặt ở cuối hướng gió ;
v có hố chứa phân, rác, thoát nước thải.
2.3. Yêu cầu về giải pháp kỹ thuật.
- Đảm bảo che nắng, chống mưa hắt, chống thấm, chống dột, chống nóng, chống mối mọt;
- Tận dụng thông gió, chiếu sáng tự nhiên.
- Giải pháp kết cấu công trình đảm bảo chống gió bão, kháng chấn và điều kiện địa chất, khí hậu đặc biệt).
- Sử dụng nguồn năng lượng tự nhiên : mặt trời, sức gió, sức nước…
3. Thiết kế nhà ở theo vùng kiến trúc đặc trưng.
VÙNG TÂY BẮC
Bảng 1. Chỉ tiêu diện tích một khuôn viên ở vùng Tây Bắc
Loại đất
|
Diện tích (m2)
|
Đất xây dựng (nhà ở, chuồng trại, đường đi và các công trình phụ khác)
|
200 - 400
|
Đất làm kinh tế (trồng rau xanh, cây thực phẩm ngắn ngày, cây ăn quả, làm nghề phụ...)
|
800 - 1.100
|
Tổng diện tích đất sử dụng cho một hộ
|
1.000 – 1.500
|
-Loại hình nhà ở : Nhà sàn
- Độ cao mặt sàn (so với mặt đất) : ≥ 2,1m.
- Khu vệ sinh: tách riêng khỏi khu vực ở.
+ dùng bể xí tự hoại hoặc bán tự hoại;
+ Hố xí hai ngăn cho khu vực khan hiếm nước
- Giải pháp kết cấu, vật liệu :
+ Gỗ, cột BTCT
+ BTCT, thép
+ Kết hợp
VÙNG ĐÔNG BẮC
Bảng 2. Chỉ tiêu diện tích một khuôn viên ở vùng Đông Bắc
Loại đất
|
Diện tích (m2)
|
Đất xây dựng (nhà ở, chuồng trại, đường đi và các công trình phụ khác)
|
200 - 300
|
Đất làm kinh tế (trồng rau xanh, cây thực phẩm ngắn ngày, cây ăn quả, làm nghề phụ...)
|
400 - 700
|
Tổng diện tích đất sử dụng cho một hộ
|
600 – 1.000
|
- Loại hình nhà ở :
+ nhà sàn : có hiên sàn
+ nhà phụ
+ sân phơi rộng
- Hệ kết cấu: + Gỗ, cột BTCT
+ BTCT, thép
+ Kết hợp
VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
Bảng 3. Chỉ tiêu diện tích một khuôn viên ở vùng Đồng bằng Bắc bộ
Loại đất
|
Diện tích (m2)
|
Đất xây dựng (nhà ở, chuồng trại, đường đi và các công trình phụ khác)
|
150 - 200
|
Đất làm kinh tế (trồng rau xanh, cây thực phẩm ngắn ngày, cây ăn quả, làm nghề phụ...)
|
50 - 200
|
Tổng diện tích đất sử dụng cho một hộ
|
200 - 400
|
- Loại hình nhà ở:
+ Nhà chính; Nhà phụ
+ Không gian sản xuất;
+ Sân
+ Khu phụ
- Chiều cao thông thủy : từ 2,2m - 2,6m ( so với hiên nhà). Nền nhà cao hơn mặt sân 0,3m - 0,6m.
- Kết cấu bao che: vật liệu nhẹ, hấp thụ nhiệt ít, tỏa nhiệt nhanh.
- VÙNG BẮC TRUNG BỘ
Bảng 4. Chỉ tiêu diện tích một khuôn viên ở vùng Bắc Trung Bộ
Loại đất
|
Diện tích (m2)
|
Đất xây dựng (nhà ở, chuồng trại, đường đi và các công trình phụ khác)
|
/150
|
Đất làm kinh tế (trồng rau xanh, cây thực phẩm ngắn ngày, cây ăn quả, làm nghề phụ...)
|
250 - 350
|
Tổng diện tích đất sử dụng cho một hộ
|
400 - 500
|
- Loại hình nhà ở :
+ Nhà chính ; nhà phụ và có nhà cầu nối với nhà phụ.
+ Mái nhà chính: có độ dốc lớn; mái hiên: dốc thoải hơn.
+ Nhà phụ: bố trí phía sau hoặc vuông góc với nhà chính.
+ Có sân trước và sân sau
- Kết cấu, vật liệu:
+ vùng sườn núi, thung lũng : dùngvật liệu nhẹ, dễ tháo lắp ;
+ Ven đường giao thông: dùng vật liệu kiên cố như gạch, bê tông, BTCT
- VÙNG TRUNG VÀ NAM TRUNG BỘ
Bảng 5. Chỉ tiêu diện tích một khuôn viên ở vùng Trung và Nam trung bộ
Loại đất
|
Diện tích (m2)
|
Đất xây dựng (nhà ở, chuồng trại, đường đi và các công trình phụ khác)
|
150 - 350
|
Đất làm kinh tế (trồng rau xanh, cây thực phẩm ngắn ngày, cây ăn quả, làm nghề phụ...)
|
250 - 650
|
Tổng diện tích đất sử dụng cho một hộ
|
400 – 1.000
|
- Loại hình nhà ở:
+ Nhà chính: 2 hoặc 3 tầng.
+ Nhà phụ (nhà bếp, khu phụ): chung sân với nhà chính, lùi sâu vào trong khuôn viên đất.
+ Không gian sản xuất: bố trí xa khu nhà chính.
+Khối nhà dịch vụ, thương mại, sản xuất, thủ công: gần đường.
+ Làm mái dốc có cửa mái thoáng
- Kết cấu và vật liệu: dễ tháo lắp, di chuyển
- VÙNG TÂY NGUYÊN
Bảng 6. Chỉ tiêu diện tích một khuôn viên ở vùng Tây Nguyên
Loại đất
|
Diện tích (m2)
|
Đất xây dựng (nhà ở, chuồng trại, đường đi và các công trình phụ khác)
|
200 - 300
|
Đất làm kinh tế (trồng rau xanh, cây thực phẩm ngắn ngày, cây ăn quả, làm nghề phụ...)
|
1.300 – 1.700
|
Tổng diện tích đất sử dụng cho một hộ
|
1.500 – 2.000
|
- Loại hình nhà ở:
+ Nhà chính: lọai nhà sàn truyền thống ;
+ Bếp nên tách riêng khỏi nhà ở, nhưng cũng là nhà sàn và nối gần nhà chính.
+ Khu vệ sinh : tách rời khu ở.
+ Chiều cáo sàn : từ 0,8m - 1,8m so với mặt đất.
- Kết cấu, vật liệu: sử dụng vật liệu mới thay thế vật liệu truyền thống
- VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
Bảng 7. Chỉ tiêu diện tích một khuôn viên ở vùng Đông Nam bộ
Loại đất
|
Diện tích (m2)
|
Đất xây dựng (nhà ở, chuồng trại, đường đi và các công trình phụ khác)
|
150 - 350
|
Đất làm kinh tế (trồng rau xanh, cây thực phẩm ngắn ngày, cây ăn quả, làm nghề phụ...)
|
0 - 450
|
Tổng diện tích đất sử dụng cho một hộ
|
150 - 800
|
- Loại hình nhà ở:
+ Nhà chính
+ Không gian phục vụ: bao gồm bếp, kho, nhà sản xuất phụ được bố trí liên hoàn trong khuôn viên .
+ Sân phơi.
+ Mái dốc : đua ra ngoài hiên nhà ³40cm.
- Kết cấu, vật liệu: dùng vật liệu nhẹ để thoát nhiệt nhanh.
VÙNG TÂY NAM BỘ (ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG)
Bảng 8. Chỉ tiêu diện tích một khuôn viên ở vùng Tây Nam Bộ
Loại đất
|
Diện tích (m2)
|
Đất xây dựng (nhà ở, chuồng trại, đường đi và các công trình phụ khác)
|
150 - 350
|
Đất làm kinh tế (trồng rau xanh, cây thực phẩm ngắn ngày, cây ăn quả, làm nghề phụ...)
|
250 - 450
|
Tổng diện tích đất sử dụng cho một hộ
|
400 - 800
|
- Loại hình nhà ở:
+ Nhà chính: bám theo những dòng sông, kênh, rạch, đường giao thông chính: nhà sàn, nhà nổi, nhà trên cọc hoặc tôn nền cục bộ, nhà có kết cấu nhẹ dễ tháo lắp
+ Các khu quy hoạch mới : xây dựng theo mô hình dạng nhà vườn.
+ Chiều cao sàn nhà tính từ mặt đất đã được quy hoạch:
v Đối với nhà trên cánh đồng ngập nước: 1,5m- 1,7m
v Đối với nhà ven rừng vùng ngập nước: 1,2m- 1,7m
- Kết cấu, vật liệu:
+ kết cấu chịu lực: thép hoặc bêtông;
+ kết cấu bao che: bê tông nhẹ, gạch rỗng, vật liệu địa phương…
+ kết cấu mái : hệ khung thép, giàn thép không gian nhiều lớp, khẩu độ nhỏ,
+ vật liệu lợp : tôn hoặc vật liệu địa phương
4- Yêu cầu thiết kế hệ thống kỹ thuật:
- Yêu cầu điện chiếu sáng
- Tận dụng các nguồn năng lượng tự nhiên: thuỷ điện, nhiệt điện, năng lượng nhiệt, khí biogas, năng lượng gió.
- Yêu cầu cấp thoát nước
- Đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống
- Hệ thống thoát nước cần tách riêng nước nước sinh hoạt và nước rửa từ các chuồng trại chăn nuôi
- Phải có nắp đậy cho hệ thống mương, rãnh thoát nước .
- Yêu cầu thu gom chất thải rắn và vệ sinh môi trường sinh thái
- Phải có biện pháp thu gom, xử lý nhất là phân, rác, xác động thực vật không được xả trực tiếp các chất thải xuống ao, hồ, kênh rạch;
- Phải sử dụng nhà xí hợp vệ sinh;
- Sử dụng bể khí sinh vật (biogas) làm khí đốt
- Nhà xí, chuồng nuôi gia súc : cách nhà ở và đường đi chung ≥5m và có cây xanh hoặc ao làm dải cách ly.
Nguồn: Viện kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn |