Ước tính từ năm 1992 đến năm 2010, Phòng Phát triển Đô thị và Nhà ở Hoa Kỳ (HUD) đã chi hơn 6,3 tỷ USD thay thế khoảng 96,200 khu nhà ở công cộng thành nhà ở chất lượng cao, dành cho đối tượng sử dụng có mức thu nhập hỗn hợp thông qua Chương trình HOPE VI (Phòng Phát triển Đô thị và Nhà ở Hoa Kỳ, 2010). Khi làm như vậy, HOPE VI đã chuyển đổi về mặt vật thể các khu dân cư ở nơi được coi là có tình trạng nhà ở công cộng tồi tệ nhất của Hoa kỳ (Goetz, 2012; Turbov& Piper, 2005).
Giới thiệu
Ước tính từ năm 1992 đến năm 2010, Phòng Phát triển Đô thị và Nhà ở Hoa Kỳ (HUD) đã chi hơn 6,3 tỷ USD thay thế khoảng 96,200 khu nhà ở công cộng thành nhà ở chất lượng cao, dành cho đối tượng sử dụng có mức thu nhập hỗn hợp thông qua Chương trình HOPE VI (Phòng Phát triển Đô thị và Nhà ở Hoa Kỳ, 2010). Khi làm như vậy, HOPE VI đã chuyển đổi về mặt vật thể các khu dân cư ở nơi được coi là có tình trạng nhà ở công cộng tồi tệ nhất của Hoa kỳ (Goetz, 2012; Turbov& Piper, 2005). Trong khi những thay đổi vật lý từ việc phá dỡ nhà ở công cộng là không thể phủ nhận, vẫn tồn tại những cuộc tranh luận: liệu các gia đình buộc phải di dời từ HOPE VI có cuộc sống tốt hơn không. Ngoài những cải thiện về mặt vật chất, một mục tiêu trung tâm khác của HOPE VI là thay đổi cuộc sống của các gia đình bị ảnh hưởng bằng việc giúp đỡ họ về mặt kinh tế (Clampet-Lundquist, 2004; Popkin và cộng sự., 2004). Ban đầu, HUD đã ủy quyền cho các cơ quan nhà ở công cộng (PHAs) dành 20% kinh phí tài trợ của HOPE VI cho các dịch vụ hỗ trợ và cộng đồng (CSS), cung cấp một loạt các nguồn lực và dịch vụ để cải thiện kỹ năng sống và thúc đẩy tự cung tự cấp – được định nghĩa là đảm bảo việc làm và hỗ trợ công chúng – cho những người di dời khỏi các khu vực bị phá dỡ (Phòng Phát triển Đô thị và Nhà ở Hoa Kỳ, 2009). Các dịch vụ này có thể bao gồm hỗ trợ giáo dục, đào tạo nghề, trông giữ trẻ và vận tải. Mặc dù yêu cầu PHAs lên chương trình CSS, họ vẫn có sự linh hoạt đáng kể trong cả việc triển khai lẫn số tiền dành cho nó. Ví dụ, một số PHAs cung cấp các dịch vụ này bằng việc sử dụng nhân viên nội bộ;trong khi đó, một số PHAs khác lại ký hợp đồng với các văn phòng dịch vụ xã hội bên ngoài để cung cấp CSS. Hơn nữa, PHAs cũng có thể phát triển chương trình dịch vụ riêng của họ, thường bao gồm các dịch vụ như chăm sóc, trông giữ trẻ, đào tạo việc làm, giáo dục, dịch vụ y tế và tài chính. Chương trình HOPE VI, kết hợp với CSS tạo điều kiện cho các gia đình di dời từ các khu dân cư tồi tàn, cải thiện điều kiện kinh tế cho những người chuyển đến các khu ở tư nhân bằng Phiếu quà tặng Lựa chọn Nhà ở (HCV) với một loạt dịch vụ hỗ trợ. Chính điều này làm cho Chương trình HOPE VI trở nên toàn diện hơn, có thể giải quyết được bản chất đa diện của việc xây dựng các cộng đồng tốt hơn.
Thật không may, HOPE VI đã không đem lại kết quả tích cực cho người dân. Bài viết này cố gắng giải thích tại sao HOPE VI không thành công trong việc định hướng các chính sách nhà ở giá cả phải chăng trong tương lai.
HOPE VI và Kết quả việc làm
HOPE VI – viết tắt của “Housing Opportunities for People Everywhere” – Cơ hội Nhà ở cho Mọi người ở Mọi nơi – bắt đầu năm 1992, đã được một số nghiên cứu khoa học xã hội chỉ ra ảnh hưởng bất lợi của đói nghèo tập trung (Jargowsky, 1997; Massey & Denton, 1993; Nguyen, Rohe, & Cowan, 2012; Wilson, 1987). Chương trình này nhằm mục đích tái thiết những dự án phát triển nhà ở công cộng đã xuống cấp và lạc hậu, cơ sở vật chất tồi tàn, tỷ lệ tội phạm và các vấn đề xã hội cao (Cisneros, 2009; Goetz, 2013). Các nhà hoạch định chính sách và các cơ quan chức được lựa chọn qua bầu cử cho rằng chương trình là cần thiết vì một số lý do: (a) Các khu vực dân cư đói nghèo tập trung thiếu dịch vụ và tiện nghi, hạn chế cơ hội sống của các gia đình; (b) Các khu dân cư hỗn hợp thu nhập thúc đẩy hội nhập kinh tế và chủng tộc tốt hơn, thu hút thêm đầu tư tư nhân và có thể tăng việc làm; và (c) Sống cùng với cư dân trung lưu, người nghèo sẽ có thêm cơ hội việc làm (Joseph & Chaskin, 2010; Joseph, 2006; Lees, 2008).
HOPE VI không tự nguyện di dời các hộ gia đình từ các khu nhà ở công cộng sang nhà ở công hay nhà ở tư nhân khác bằng Phiếu quà tặng Lựa chọn Nhà ở. Nhà ở công cộng sau đó bị phá hủy. Trong khi dự án mới vẫn đang xây dựng, tất cả các hộ tái định cư đều nhận được CSS để cải thiện tình trạng kinh tế của họ, họ có thể đủ điều kiện trở lại nơi ở mới với thu nhập hỗn hợp. Do đó, tái định cư HOPE VI đưa ra hai ý tưởng chính: (a) Sống trong các khu dân cư có chất lượng cao hơn sẽ cải thiện kết quả kinh tế cho các gia đình nghèo; và (b) Nhận các dịch vụ hỗ trợ sẽ dẫn đến tỷ lệ việc làm tốt hơn và an ninh kinh tế cao hơn cho các gia đình nghèo. Thật không may, các tiêu chí nghiêm ngặt để được phép quay trở về sinh sống ở các khu dân cư thu nhập hỗn hợp khiến cho xác xuất các gia đình trong nhà ở công cộng trước đó được quay trở lại rất thấp. Để hiểu rõ hơn vấn đề đầu tiên, chúng ta phải xem xét liệu HOPE VI có di dời dân đến các khu dân cư chất lượng cao hơn. Nghiên cứu cho thấy những người tái định cư tiếp tục sống trong các khu dân cư và nhà ở chất lượng thấp khi so sánh với các hộ nghèo khác. Nghiên cứu của Comey (2004) về năm dự án HOPE VI chỉ ra: Chất lượng nhà ở hậu di dời được cải thiện đáng kể cho những người có phiếu quà tặng, 75% đánh giá điều kiện nhà của họ ở tốt hoặc tuyệt vời. Tuy nhiên, so với các hộ nghèo khác, chất lượng nhà ở của những người tham gia HOPE VI vẫn thấp hơn. Nghiên cứu của Clampet-Lundquist (2004) ở Boston, Massachusetts cũng cho kết quả tương tự: Các hộ gia đình có phiếu quà tặng chuyển đến các khu dân cư có chất lượng cao hơn sau di dời, nhưng họ vẫn sống ở những vùng có tỷ lệ nghèo cao hơn 30% - 10 điểm phần trăm so với mức trung bình của toàn thành phố. Oakley và Burchfield (2009) phát hiện ra rằng những người có phiếu quà tặng HOPE VI ở Chicago được xếp vào ở các vùng bất lợi. Kết hợp những phát hiện này với nhau cho thấy, những người phải di dời, đặc biệt là những người có phiếu quà tặng, có thể tiếp tục phải sinh sống trong những khu vực có điều kiện tệ hơn các gia đình có thu nhập thấp khác. Điều này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu sự thay đổi HCV khác (Basolo & Nguyen, 2005).
Các nghiên cứu trước đây của HOPE VI cũng đã kiểm tra xem liệu kết quả liên quan đến sức khỏe có được cải thiện sau tái định cư hay không. Phát hiện từ các nghiên cứu khá đa dạng. Một số nghiên cứu chỉ rằng một bộ phận người tái định cư chuyển đến các khu vực có chất lượng tốt hơn, tỷ lệ đói nghèo và tội phạm thấp hơn, những người đó cũng cho biết con cái họ cải thiện sức khỏe tâm thần và có ít vấn đề hành vi hơn khi sống trong các khu phố này (Popkin, 2010; Popkin & Cove, 2007; Popkin và cộng sự, 2004). Trái ngược với những phát hiện này, những đánh giá mở rộng về HOPE VI chỉ ra trước khi di dời, các gia đình HOPE VI khá dễ bị tổn thương và có nhiều bệnh tâm thần và thể chất không được cải thiện sau khi chuyển đi (Keene & Geronimus, 2011; Goetz, 2010).
Tiền đề thứ hai – tiếp nhận các dịch vụ hỗ trợ sẽ giúp các hộ gia đình có an ninh kinh tế cao hơn – các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy kết quả rất khác nhau. Một số nghiên cứu theo tiến trình thời gian không tìm thấy bất kỳ cải thiện nào về mục tiêu tăng trưởng kinh tế nói chung (Clampet-Lundquist, 2004; Oakley và cộng sự, 2015) hoặc kết quả việc làm (Collins và cộng sự, 2005; Levy & Woolley, 2007; Popkin, 2010; Popkin) et al., 2009). Tuy nhiên, nghiên cứu của Nguyen và cộng sự (2016) chỉ ra rằng quản lý trường hợp có chất lượng cao và có mối quan hệ tốt với người quản lý trường hợp có thể có tác động tích cực đến kết quả việc làm của người tham gia HOPE VI. Sử dụng phân tích hồi quy, Nguyen và các đồng nghiệp đã kiểm tra liệu các loại dịch vụ khác nhau (ví dụ: trông giữ trẻ, đào tạo nghề, giáo dục) được cung cấp thông qua chương trình CSS cũng như số lượng và chất lượng liên lạc với người quản lý trường hợp có thể đạt kết quả tốt hơn trong đầu ra việc làm được cải thiện. Trong khi các loại dịch vụ được tiếp cận không liên quan đáng kể đến việc làm, nhưng số lượng và chất lượng liên hệ với người quản lý trường hợp lại quan trọng.
Những nhà phê bình HOPE VI đã nêu lên một số quan ngại khác, gồm có số lượng gia đình di dời trở lại khu vực thu nhập hỗn hợp sinh sống so với mục tiêu chương trình ban đầu (GAO, 2003), và việc di cư cưỡng bức đã gây sốc và căng thẳng khi các gia đình vô tình bị “bật” khỏi nhà và bị tách ra khỏi mạng lưới hỗ trợ xã hội của họ (Fullilove, 2004). Hơn nữa, các chương trình phá dỡ nhà ở công cộng, chẳng hạn như HOPE VI, ảnh hưởng bất cân xứng đến người da đen vì họ chiếm rất đông trong nhà ở công cộng và các khu dân cư tồi tàn của Mỹ (Goetz, 2010). Tác động bất cân xứng này đặt ra câu hỏi liệu các chương trình này có phân biệt đối xử và gây hại đến các nhóm dân cư dễ bị tổn thương hay không.
Sự không phù hợp về không gian và khả năng tiếp cận việc làm
Một cách giải thích khác cho việc tại sao mô hình CSS HOPE VI không đạt kết quả việc làm được cải thiện liên quan đến giả thuyết sự không phù hợp về mặt không gian của Kain (1986). Trong một bài báo, Kain lập luận rằng sự phân biệt sinh sống của người da đen thành thị, do phân biệt đối xử, tăng trưởng việc làm ở vùng ngoại ô và thiếu kết nối giao thông giữa nội đô và ngoại ô, dẫn đến việc người da đen có tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói cao hơn trong khu vực. Giả thuyết không phù hợp về không gian đã truyền cảm hứng cho rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm về cân bằng việc làm – nhà ở. Một đánh giá của những nghiên cứu này sử dụng giả thuyết bất phù hợp không gian, cho thấy người da đen ở trung tâm thành phố ít có quyền tiếp cận công việc hơn và thời gian đi lại lâu hơn so với hoặc người da đen, hoặc người da trắng ở các vùng ngoại ô; hoặc người da trắng làm các công việc tương tự (Holzer, 1991).
Tuy nhiên, các cuộc tranh luận lớn vẫn còn tồn tại liên quan đến việc phân cấp việc làm rõ rệt ảnh hưởng đến tình trạng thất nghiệp của người da đen. Các nhà phê bình đã lập luận rằng giả thuyết không phù hợp về không gian là quá thiên vị đối với cả nam giới và quãng đường đi làm nhằm hiểu đầy đủ mối liên hệ giữa nghèo đói và việc làm, vì hầu hết những người tham gia vào các chương trình tự cung tự cấp, chẳng hạn như Welfare-to-Work (Phúc lợi đến Việc làm) và HOPE VI, là những bà mẹ đơn thân (Blumenberg, 2004). Các học giả khác thì cho rằng sự không phù hợp về không gian phụ thuộc rất nhiều vào bối cảnh địa phương, đặc biệt quan ngại đến sự kết nối giữa giao thông công cộng đến các trung tâm việc làm. Ở Dade County (Florida) và Alameda (California), các nghiên cứu không tìm ra bất kỳ mối quan hệ đáng kể nào giữa việc tiếp cận giao thông và việc làm (Cervero, Sandoval, & Landis, 2002; Thompson, 1997), trong khi đó các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ tích cực và quan trọng ở các khu vực khác (ví dụ: Atlanta, Portland, và Los Angeles; Kawabata & Shen, 2006; Sanchez, Shen, & Peng, 2004). Do đó, các thử nghiệm thực nghiệm về giả thuyết không phù hợp không gian cho thấy không có mối quan hệ rõ ràng giữa việc tiếp cận việc làm của nhóm dân cư thu nhập thấp và kết quả việc làm. Hơn nữa, mối quan hệ này có thể phụ thuộc vào giới tính, điều kiện khu vực và tiếp cận giao thông công cộng hoặc xe riêng.
Khả năng chi trả theo vị trí nơi ở
Tuy nhiên, một cách giải thích khác cho việc thiếu kết quả làm việc phù hợp cho những người tham gia HOPE VI có thể do tăng chi phí của gia đình liên quan đến việc di dời khởi nhà ở công cộng. Gánh nặng chi phí thuê và sở hữu một căn nhà hiện vẫn ở mức cao nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Theo Trung tâm Liên kết Nghiên cứu Nhà ở (2014, tr.27), hơn một phần ba số gia đình (khoảng 40,9 triệu) năm 2014 sống trong ngôi nhà có giá không phải chăng – được xác định là phải chi trả trên 30% thu nhập của họ cho nhà ở. Những con số “đáng báo động” này thậm chí còn chưa tính đến chi phí đi lại, mà thường là chi phí lớn thứ hai của một hộ gia đình. Khi cộng thêm chi phí đi lại, các gia đình thuộc nhóm thu nhập thấp nhất, thậm chí gánh nặng chi phí còn lớn hơn – phải dành một phần lớn thu nhập của họ cho nhà ở và đi lại (Bernstein và cộng sự, 2007) và trên cả đường họ đi làm (Roberto, 2008).
Do những quan tâm hiện tại về mối liên hệ giữa bình đẳng thu nhập, phân chia kinh tế và tính di động xã hội (1), (Chetty & Hendren, 2015), điều quan trọng là mở rộng khung khả năng chi trảnhà ở đến việc quan tâm đến mối tương quan giữa nhà ở và giao thông đã định hình kết quả việc làm đối với các nhóm dân cư thu nhập thấp. Chi phí nhà ở gần trung tâm việc làm quá đắt đỏ đã đẩy các hộ gia đình sống ở các khu vực xa hơn, từ đó lại tiềm ẩn khả năng làm tăng chi phí cho gia đình họ. Nếu các gia đình ở gần trung tâm việc làm, thì họ lại phải trả tiền thuê nhà cao hơn (Roberto, 2008).
Những cư dân sống trong khu nhà được hỗ trợ, gồm dân sống trong nhà ở công cộng thông thường và trong chương trình HCV, có mối quan hệ độc đáo với khả năng chi trả theo địa điểm sinh sống. Nói chung, họ phải dùng 30% thu nhập cho các khoản phụ cấp khác nhau, chẳng hạn như các chi phí về y tế chuyển sang tiền thuê nhà. Tuy nhiên, những người trong chương trình HCV có thể phải trả nhiều hơn (lên đến 40% tại thời điểm chuyển đến và không giới hạn sau đó) nếu họ chuyển đến một khu ở mà tiền thuê vượt quá Giá thuê thị trường công bằng của HUD, được xác định cho từng khu vực đô thị. Hơn nữa, giống như tất cả các hộ gia đình, cả người dân ở nhà công cộng và những người có HCV đều phải chi trả phí đi lại.
Đối với các hộ gia đình có thu nhập thấp không có xe riêng, tính toán khả năng chi trả theo địa điểm sinh sống bao gồm cả thời gian và chi phí tài chính liên quan đến trung chuyển phương tiện công cộng. Tuy nhiên, không rõ liệu gắn bó với các phương tiện giao thông công cộng làm tăng hay giảm tổng chi phí đi lại và nhà ở hay không. Sống gần các điểm dừng đỗ có thể hợp lý hơn vì nhà gần điểm trung chuyển sẽ đỡ đắt đỏ hơn, đặc biệt là dọc các tuyến đường sắt cố định. Mặc khác, các khu dân cư thuận tiện trong các khu vực phát triển tiềm năng với các điểm trung chuyển có thể có giá nhà cao hơn nhưng khả năng tiếp cận giao thông tốt hơn và do đó làm giảm chi phí đi lại (Wardrip, 2011).
Các hộ gia đình có thu nhập thấp phụ thuộc nhiều vào phương tiện công cộng để đi lại, thường đặc biệt khó khăn vì nhiều công việc không thể đi lại bằng phương tiện công cộng. Một báo cáo của Viện Brookings cho thấy ngay cả Honolulu, Hawaii - khu vực đô thị có thể tiếp cận giao thông thuận tiện nhất – chỉ có 59,8% việc làm có thể sử dụng giao thông công cộng (Tomer, Kneebone, Puentes, & Berube, 2011). Thêm vào đó, 94 trong số 100 thành phố lớn được nghiên cứu cho thấy: điểm trung chuyển đem đến khả năng tiếp cận với các công việc có tay nghề cao nhiều hơn là các công việc yêu cầu kỹ năng thấp hoặc trung bình. Do đó, dựa vào phương tiện công cộng để kết nối việc làm cho bộ phận dân cư có thu nhập thấp làm việc trong các nghề đòi hỏi tay nghề thấp hoặc trung bình không mang lại kết quả việc làm tích cực.
Bất ổn định dân cư
Phần lớn các tài liệu về HOPE VI tập trung vào các khía cạnh tích cực của tính di động cư trú, đặc biệt vì nó liên quan đến việc di dân ra khỏi các khu dân cư nghèo tập trung (2). Ít tài liệu chú ý đến các khía cạnh bất lợi của tính di động này: cụ thể là sự mất ổn định dân cư. Nhiều người tham gia HOPE VI chọn cách di dời với một HCV, vì HCV đưa ra tính di động và sự lựa chọn tốt hơn, khả năng thoát khỏi sự kỳ thị về nhà ở công cộng. Tuy nhiên, HCV cũng có thể dẫn đến sự mất ổn định dân cư gia tăng khi chủ nhà rút khỏi chương trình hoặc các khu ở không được kiểm tra hàng năm, do đó, buộc người thuê phải di dời. Sự bất ổn này, có thể để lại hậu quả đối với tiếp cận việc làm. Trong khi các tài liệu của HOPE VI không chú ý đến bất ổn nhà ở, các nhà nghiên cứu đã xem xét sự bất ổn định dân cư của những người tham gia chương trình Welfare-to-Work (Phúc lợi đến Việc làm), họ - những người phải đối mặt với giới hạn 60 tháng để nhận Trợ cấp Tạm thời cho Hộ nghèo (TANF, thường được gọi là phúc lợi xã hội). Các nghiên cứu đã phát hiện ra sự bất ổn định nhà ở giữa những người nhận TANF, nó phổ biến hơn ở những người nhận TANF trong suốt thời gian 60 tháng so với những người tìm việc làm và rời khỏi chương trình (Phinney, Danziger, Pollack, & Seefeldt, 2007). Hơn nữa, Hauan và Douglas (2004) nhận thấy rằng 22% hộ gia đình nhận TANF ở sáu tiểu bang đã bị đuổi hoặc buộc phải chuyển nhà nhiều hơn hai lần trong khoảng thời gian 12 tháng. Một nghiên cứu riêng theo tiến trình thời gian 536 bà mẹ đơn thân nhận TANF phát hiện ra rằng gần 20% đã bị đuổi khỏi nhà và 12,3% trải qua tình trạng vô gia cư từ 1997 – 2003 (Phinney và cộng sự, 2007). Vì vậy, sự bất ổn định nhà ở của người nghèo diễn ra thường xuyên và có thể ảnh hưởng đến kết quả việc làm.
Một số nghiên cứu đã nhấn mạnh những tác động qua lại giữa bất ổn định cư trú và nghèo đói. Ví dụ, Ziol-Guest và McKenna (2014) đã phát hiện ra sự bất ổn về nhà ở, được đo lường bằng tần suất chuyển nhà, ảnh hưởng đến ngôn ngữ, khả năng đọc viết và các vấn đề về hành vi của trẻ 5 tuổi, nhưng chỉ xảy ra với các gia đình nghèo. Các nghiên cứu khác về gia đình sinh sống trong nhà ở công cộng cho thấy sự bất ổn định chỗ ở có liên quan đến tỷ lệ bạo lực vị thành niên cao hơn khi khu vực sinh sống gặp vấn đề xã hội (Sharkey & Sampson, 2010), mặc dù những phát hiện này và tương tự có thể bị nhầm lẫn bởi sự diễn ra đồng thời giữa bất ổn nhà ở và gia đình (Desmond & Perkins, 2016).
Thảo luận
Nghiên cứu này vượt qua những nghiên cứu HOPE VI trước đây thông qua điều tra mối liên quan giữa kết quả việc làm và chất lượng khu dân cư, bất ổn nhà ở, tiếp cận việc làm và khả năng chi trả theo địa điểm sinh sống. Chúng tôi thấy rằng việc tái định cư nhà ở công cộng – khi so sánh với những người chuyển sang các khu ở tư nhân với phiếu quà tặng – không có tương quan đến kết quả khu sinh sống tồi tàn hơn. Điều này rất quan trọng khi nhà ở công cộng thường bị gán mác là khu vực rất tệ và cần đầu tư rất quy mô để phá dỡ nhà ở công cộng. Một số thành phố, đáng chú ý nhất là Atlanta, Georgia, đã phá hủy toàn bộ các dự án nhà ở công cộng và lập luận rằng các cư dân nhà ở công cộng trước đó không nhất thiết phải có nơi ở tốt hơn (Garlock, 2014; Oakley, Ward, Reid, & Ruel, 2011). Ngoài ra, tính di động của phiếu quà tặng nhà ở không dẫn đến việc các hộ gia đình được chuyển đến khu dân cư chất lượng cao hơn, còn khiến cho họ phải chi trả tiền thuê nhà và chi phí đi lại cao hơn. Chi phí nhà ở và đi lại tăng lên tương quan với việc người dân phải làm việc nhiều hơn.
Nghiên cứu của chúng tôi không cho phép chúng tôi hiểu rõ liệu di dời đến những khu dân cư đắt đỏ hơn có thúc đẩy người dân làm việc nhiều hơn không, hoặc liệu chi phí nhà ở và đi lại cao hơn có khiến họ làm việc nhiều hơn không vì hóa đơn hàng tháng của họ tăng lên. Cũng có thể cả hai giải thích này đều đúng. Từ các cuộc điều tra hộ gia đình, chúng tôi biết rằng họ hài lòng với lần chuyển nhà đầu tiên: 87% hoặc đồng ý, hoặc hài lòng với quy trình di dời và 83% cho biết khu tái định cư đầu tiên của họ tốt hơn nhiều so với Boulevard Homes (3). Vì vậy, rất có thể, mặc dù các hộ gia đình chuyển đến các khu dân cư đắt đỏ hơn và phải làm việc nhiều hơn, nhưng họ vẫn hài lòng với sự di chuyển đó. Chúng tôi tin rằng một số khía cạnh tích cực của việc sống trong các khu nhà ở công cộng (so với khu dân cư của những người có phiếu quà tặng) ở thành phố Charlotte có thể kể đến ở đây như khả năng tiếp cận việc làm tốt hơn và chi phí nhà ở, đi lại thấp hơn là do mô hình không gian đơn tâm và khoảng cách rất ngắn của các dự án nhà ở công cộng với các khu vực làm việc tập trung (CBD – Central Business District). Những cân nhắc trong tương lai về việc phá dỡ nhà ở công cộng, cùng với chi phí nhà ở, nên xem xét giá trị khả năng tiếp cận việc làm và chi phí đi lại trong phân tích lợi ích – chi phí. Các cơ quan quản lý nhà ở phải xin phép HUD phá dỡ hoặc xử lý nhà ở công cộng, nhưng phần lớn việc xem xét dựa trên điều kiện vật chất của tòa nhà mà không phải những yếu tố quan trọng khác. Giá trị của nhà ở công cộng có thể không phải là điều kiện vật chất của nó mà là vị trí không gian trung tâm và liệu nó có cung cấp khả năng tiếp cận các tiện nghi và tài nguyên quan trọng khác hay không.
Kết quả từ nghiên cứu này, kết hợp với những minh chứng trước đó từ chương trình Moving to Opportunity, nâng cao nghi ngờ về tính hiệu quả của mô hình di động trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân trong các khu nhà ở cộng cộng trước đó. Hơn nữa, nếu những người tái định cư cũng lo ngại về việc chuyển sang nhà ở công cộng khác hay chuyển sang các đơn vị cho thuê tư nhân sử dụng phiếu quà tặng, như đề xuất trong nghiên cứu của chúng tôi, một cách tiếp cận chính sách khác có thể cải thiện phát triển nhà ở công cộng bằng cách đưa thêm những tiện nghi khu dân cư (ví dụ như trung tâm cộng đồng, bể bơi, phòng máy tính), cung cấp quản lý tại chỗ chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của người dân, cung cấp dịch vụ xã hội và quản lý trường hợp để thúc đẩy an ninh kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Cách tiếp cận này đem lại nguồn vốn xã hội quan trọng và thắt chặt các mối quan hệ mà thường bị mất đi trong quá trình tái định cư.
PGS. Nguyễn Thị Mai
Khoa Quy hoạch vùng và Thành phố, Đại học North Carolina tại Chapel Hill,
Chapel Hill, North Carolina, Mỹ
Bài viết tại Hội thảo”Nơi ở CN KCN: Nhà ở, Sinh kế và Cộng đồng”, Hà Nội, 12/12/2018
----------------------
[1]) Tính di động xã hội – social mobility hay còn gọi là sự cơ động xã hội hay dịch chuyển xã hội, là khái niệm xã hội học dùng để chỉ sự chuyển động của những cá nhân, gia đình, nhóm xã hội trong cơ cấu xã hội và hệ thống xã hội. Di động xã hội liên quan đến sự vận động của con người từ một vị trí xã hội này đến một vị trí xã hội khác trong hệ thống phân tầng xã hội. Nội hàm của di động xã hội: Là sự vận động của cá nhân hay một nhóm người từ vị thế xã hội này sang vị thế xã hội khác; là sự di chuyển của một con người, một tập thể, từ một địa vị, tầng lớp xã hội hay một giai cấp sang một địa vị, tầng lớp, giai cấp khác (ND – Theo wikipedia).
2) Nghèo tập trung (concentrated poor/poverty) là cụm từ chỉ mật độ không gian những thiếu hụt kinh tế - xã hội. Ở Mỹ, nó thường được sử dụng trong lĩnh vực chính sách hoặc các chương trình học bổng liên quan đến các khu vực “cực đoan” hoặc “nghèo đói cao” (ND – Theo wikipedia).
3) Boulevard Homes (Boulevard House) phản ánh truyền thống và cách tiếp cận mô hình nhà định cư trong công tác xã hội của Hoa Kỳ. Thuật ngữ này phản ánh niềm tin rằng việc hòa nhập cộng đồng nên được thực hiện từ nội tại bên trong một cộng đồng. Nhà định cư ban đầu thường dạy tiếng Anh và giáo dục cho người lớn, trường học cho trẻ em nhập cư, các câu lạc bộ việc làm, dịch vụ sau giờ học, dịch vụ y tế công cộng và chủ trương cải thiện nhà ở cho người nghèo và tầng lớp lao động (ND – theo Wikipedia).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Basolo,V.,&Nguyen,M.T.(2005).Doesmobilitymatter?
Theneighborhoodconditionsofhousingvoucherholdersbyraceandethnicity.
HousingPolicyDebate,16,297–324.
- Bernstein,S.,Haas,P.,Heffernan,K.,Markarewicz,C.,Scheu,R.,&Star,A.(2007).
Growingmoreaffordably:Connectingthedotsonhousing, energyandtransportationcosts.
CoralGables,FL.Retrievedfrom http://www.fundersnetwork.org/files/learn/Housing
_Energy_Transportation_April_2007.pdf
- Blumenberg,E.(2004).En-genderingeffectiveplanning:
Spatialmismatch,low-incomewomen,andtransportationpolicy.
JournaloftheAmericanPlanningAssociation,70,269–281.doi:10.1080/01944360408976378
- Briggs,X.D.S.,&Turner,M.A.(2006). Assistedhousingmobilityandthesuccessoflow-
incomeminorityfamilies:Lessonsforpolicy,practice,
andfutureresearch. NorthwesternJournalofLawandSocialPolicy,1,25–61.
- BureauoftheCensus.(2014).2009–2013 AmericanCommunity Surveyestimates.
Washington,DC:Author.
- Cervero,R.,Sandoval,O.,&Landis,J.(2002). Transportationasastimulusofwelfare-to-work:
Privateversuspublicmobility. JournalofPlanningEducationandResearch,22,50–63.doi:
10.1177/0739456X0202200105 Charlotte HousingAuthority. (2015). Administrativedata.
Charlotte,NC: Author.
- Chetty,R., & Hendren, N. (2015). The impactsof neighborhoodson intergenerational
mobility: childhood exposureeffectsandcounty-levelestimate,(May).Retrievedfrom
http://www.equality-of-opportunity.org/images/nbhds_paper.pdf
- Cisneros,H.(2009).Programoriginsanddefiningprinciples.InH.G.Cisneros&L.
Engdahl(Eds.),FromDespairtoHope:HOPEVIandtheNewPromiseof
PublicHousinginAmerica’sCities(pp.3–13).Washington,DC:Brookings.
- Clampet-Lundquist,S.(2004).Movingoverormovingup?
Short-termgainsandlossesforrelocatedHOPEvifamilies. Cityscape,7,57–80.
- Clampet-Lundquist,S.,&Massey,D.(2008).Neighborhoodeffectsoneconomicself-sufficiency:
Areconsiderationofthemovingtoopportunityexperiment. AmericanJournalofSociology,
114,107–143.
- Collins,M.E.,Curley,A.M.,Clay,C.,&Lara,R.(2005).EvaluationofsocialservicesinaHOPEVI
housingdevelopment:Residentandstaffperceptionsofsuccessesandbarriers.
EvaluationandProgramPlanning,28,47–59.doi:10.1016/j.evalprogplan.2004.10.004
- Comey,J.(2004).Animprovedlivingenvironment?Housingqualityoutcomesfor
HOPEVIrelocatees(No.#2).Washington,DC.Retrievedfromhttp://webarchive.
urban.org/publications/311058.html DepartmentofHousingandUrbanDevelopment.
(2009).HOPEVIbudgetguidance.Washington,DC.Retrievedfrom
https://portal.hud.gov/hudportal/documents/huddoc?id=DOC_9877.pdf
- DepartmentofHousingand Urban Development. (2010). AboutHOPEVI. Retrieved from
http://portal.hud.gov/hudportal/
HUD?src=/program_offices/public_indian _housing/programs/ph/hope6/about
- DepartmentofHousingandUrbanDevelopment.(2013).Dataandmethodology:
LocationAffordabilityIndex.Washington,DC.Retrievedfrom
http://www.locationaffordability.info/LAPMethodsV2.pdf
- Desmond,M., &Perkins,K.L. (2016). Housing and household instability.
Urban AffairsReview, 52, 421–436.doi:10.1177/1078087415589192
deSouzaBriggs,X.D.S.(1998).Brownkidsinwhitesuburbs:Housingmobility
and themanyfacesofsocialcapital.
HousingPolicyDebate,9,177–221.
- deSouzaBriggs,X.D.S., Popkin, S. J.,&Goering, J.(2010).
Movingtoopportunity.USA:Oxford University Press.
- Fullilove,M.T.(2004).Rootshock:Howtearingupcityneighborhoodshurts
Americaandwhatwecandoaboutit.Newyork,Ny:BallantineBooks.
- Galster,G.,Hayes,C.,&Johnson,J.(2005).Identifyingrobust,
parsimoniousneighborhoodindicators.Journalof PlanningEducationand Research,24,265–280.
- Garlock,S.2014.By2011,Atlantahaddemolishedallofitspublichousingprojects.
Wheredidallthosepeoplego?TheAtlanticCitylab.Retrievedfromwww.citylab.com.
- Goetz,E.G.(2010).Betterneighborhoods,betteroutcomes?
ExplainingrelocationoutcomesinHOPEVI.Cityscape,1,5–31.
- Goetz,E.G.(2012).ObsolescenceandthetransformationofpublichousingcommunitiesintheUS.
International JournalofHousingPolicy,12,331–345.doi:10.1080/14616718.2012.709671
- Goetz,E.G.(2013).TheaudacityofHOPEVI:Discourseandthedismantlingofpublichousing.
Cities,35,342–348.doi:10.1016/j.cities.2012.07.008
- Hauan,S.,&Douglas,S.(2004).PotentialemploymentliabilitiesamongTANFrecipients:
AsynthesisofdatafromsixstateTANFcaseloadstudies.Health(SanFrancisco).
Washington,DC.Retrievedfromhttp://aspe.hhs.gov/hsp/leavers99/emp-liab04/
- Holzer,H. (1991). Thespatialmismatchhypothesis:Whathas the evidenceshown?
UrbanStudies, 28, 105–122.doi:10.1080/00420989120080071
- Jargowsky,P.A.(1997).Povertyandplace:Ghettos,Barrios,andtheAmericanCity.
Newyork,Ny:RussellSageFoundation.
- JointCenterforHousingStudies.(2014).Thestateofthenation’shousing2014.
Cambridge,MA:Author.Retrievedfromhttp://www.jchs.harvard.edu/research/state_nations_housing
- Joseph, M. (2006). Ismixedincomedevelopmentan antidotetourban poverty?
HousingPolicyDebate, 17,209–234.
- Joseph,M.,&Chaskin,R.(2010).Livinginamixed-incomedevelopment:
ResidentperceptionsofthebenefitsanddisadvantagesoftwodevelopmentsinChicago.
UrbanStudies,47,2347–2366.doi:10.1177/0042098009357959
- Kain,J.F.(1968).Housingsegregation,negroemployment,andmetropolitandecentralization.
TheQuarterlyJournalofEconomics,82,175–197.
- Kawabata,M.,&Shen,Q.(2006).Jobaccessibilityasanindicatorofauto-orientedurbanstructure:
AcomparisonofBostonand LosAngeleswithTokyo.
EnvironmentandPlanningB:PlanningandDesign, 33, 115–130.doi:10.1068/b31144
- Keene,D.E.,& Geronimus, A.T.(2011).“Weathering”HOPEVI:
The importance of evaluating the population
healthimpactofpublichousingdemolitionanddisplacement.
JournalofUrbanHealth,88,417–435.
- Kingsley,T.G.(1999).Buildingandoperatingneighborhoodindicatorsystems:
Aguidebook.Washington,DC:UrbanInstitute.Lees,L.(2008).Gentrificationandsocialmixing:
Towardsaninclusiveurbanrenaissance.UrbanStudies,45,2449–2470.
- Levy,D.K.,&Woolley,M.(2007).Relocationisnotenough:
EmploymentbarriersamongHOPEVIfamilies(No.#6).Washington,DC:UrbanInstitute.
- Massey,D.S.,&Denton,N.A.(1993).Americanapartheid.Cambridge,MA:HarvardUP.
Nguyen,M.
- T.,Rohe,W.M.,&Cowan,S.M.(2012).EntrenchedhybridityinpublichousingagenciesintheUSA.
HousingStudies,27,457–475.
- Nguyen, M.T.,Rohe, W. M., Frescoln, K.P.,Webb, M. D., Donegan, M., & Han, H.-S. (2016).
Mobilizing socialcapital:Whichinformalandformalsupportsaffectemploymentoutcomesfor
HOPEVIresidents?HousingStudies.Advanceonlinepublication.doi:10.1080/02673037.2016.1140724
- Oakley,D., &Burchfield,K.(2009).Outoftheprojects,stillinthehood:Thespatialconstraintsonpublic-
housingresidents’relocationinchicago. JournalofUrbanAffairs, 31,589–614.doi:
10.1111/j.1467-9906.2009.00454.x
- Oakley,D.,Fraser,J.,&Bazuin,J.(2015). Theimaginedself-sufficientcommunitiesofHOPEVI:
Examiningthecommunityandsocialsupportcomponent.
UrbanAffairsReview,51,726–746.doi:10.1177/1078087414544461
- Oakley,D.,Ward, C.,Reid,L.,&Ruel,E.(2011).Thepovertydeconcentrationimperativeandpublic
housingtransformation. SociologyCompass,5,824–833.
- Phinney,R.,Danziger,S.,Pollack,H.A.,&Seefeldt,K.(2007).
Housinginstabilityamongcurrentandformerwelfarerecipients.
AmericanJournalofPublicHealth,97,832–837.doi:10.2105/AJPH.2005.082677
- Popkin,S.J.(2010).Aglasshalfempty?NewevidencefromtheHOPEVIPanelStudy.
HousingPolicyDebate,20,43–63.doi:10.1080/10511481003599852
- Popkin,S.J.,&Cove,E.(2007).Safetyisthemostimportantthing(No.#2).Washington,DC:
UrbanInstitute.
- Popkin,S.J.,Levy,D.K.,&Buron,L.F.(2009).HasHOPE VItransformedresidents'lives?
NewevidencefromtheHOPE VIpanelstudy.HousingStudies,24,477–502.doi:
10.1080/02673030902938371
- Popkin,S.J.,Levy, D. K.,Harris,L.E.,Comey,J.,Cunningham,M.K.,&Buron,L.F.(2004).
TheHOPEVIprogram:Whatabouttheresidents?HousingPolicyDebate,15,385–414.doi:
10.1080/10511482.2004.9521506
- Roberto,E.(2008).Commutingtoopportunity:Theworkingpoorandcommutinginthe
UnitedStates.Washington,DC.Retrievedfromhttp://web.stanford.edu/group/scspi/_
media/pdf/key_issues/transportation_policy.pdf
- Rohe,W.M.,Nguyen,M.T.,Webb,M.D.,&Frescoln,K. P.(2014).
BoulevardhomesHOPEVIsecondinterimreport.ChapelHill,
NC:CenterforUrbanandRegionalStudies.
- Sanchez,T.,Shen,Q.,&Peng,Z.-R.(2004).Transitmobility,jobsaccessandlow
-incomelabourparticipationinusmetropolitanareas.UrbanStudies,
41,1313–1331.doi:10.1080/0042098042000214815
- Sharkey,P.,&Sampson,R.J.(2010).Destinationeffects:
Residentialmobilityandtrajectoriesofadolescentviolenceinastratifiedmetropolis.
Criminology,48,639–681.doi:10.1016/j.biotechadv.2011.08.021.Secreted
- Tegeler,P.2007.Connectingfamiliestoopportunity:Thenextgenerationofhousingmobilitypolicy.
InB.Smedley&A.Jenkins(Eds.),Allthingsbeingequal:
Instigatingopportunityinaninequitabletime(pp79–95).
Newyork, Ny: NewPress.Thompson,G.L.(1997).
Transitaccessibilityandlaborforceparticipationrateofat-riskgroups:Dadecounty.Washington,
DC. Retrievedfrom http://ntl.bts.gov/lib/20000/20100/20102/PB98109796.pdf
- Tomer,A.,Kneebone,E.,Puentes,R.,&Berube,A.(2011).Missedopportunity:
TransitandjobsinmetropolitanAmerica.
- Washington,DC.Retrievedfromhttp://www.brookings.edu/research/reports/2011/05/12-jobs-
and-transit
- Turbov,M.,&Piper,V.(2005).HOPEVIandmixed-financeredevelopments:
Acatalystforneighborhoodrenewal.
Washington, DC.Retrievedfromhttp://www.brookings.edu/~/media/research/files/reports/2005/9/
metropolitanpolicypiper/20050913_hopevi
- Turner,M.A.(1998).Movingoutofpoverty:
Expandingmobilityandchoicethroughtenant-basedhousingassistance.
HousingPolicyDebate,9,373–394.
- UniversityofNorthCarolina-Charlotte.(2013).2012Qualityoflifesurvey.
Charlotte,NC:CityofCharlotte.
- Varady, D.P.,&Walker,C.C.(2003).Housingvouchersand residentialmobility.
JournalofPlanningLiterature,18,17–30.Wardrip,K.(2011).Publictransit’simpactonhousingcosts:
Areviewoftheliterature. Washington,DC:InsightsFrom Housing PolicyResearch.
- Wilson,W. J. (1987).Thetrulydisadvantaged. Chicago, IL: UniversityofChicago Press.
- Ziol- Guest,K.M.,&McKenna,C.C.(2014).Earlychildhoodhousinginstabilityandschoolreadiness.
ChildDevelopment,85,103–113.doi:10.1111/cdev.12105
|