|
|
|
|
Thông tin định kỳ
|
|
|
Lịch sử Kiến trúc
Đền Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội |
21/03/2013 |
Thông tin chung:
Công trình: Đền Phủ Đổng
Địa điểm: huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, Việt Nam (21°01′11″B 105°56′14″Đ)
Thiết kế kiến trúc:
Quy mô:
Thời gian hình thành:
Giá trị: Di tích quốc gia đặc biệt (Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 2013)
Thánh Gióng là một trong bốn vị thánh bất tử của tín ngưỡng dân gian người Việt, gọi là Tứ bất tử (Sơn tinh là vị thần núi Tản Viên Ba Vì, núi tổ của các núi ở Việt Nam, tượng trưng cho ước vọng chinh phục tự nhiên; Phù Đổng Thiên Vương hay Thánh Gióng, tượng trưng cho tinh thần chống ngoại xâm; Chử Đồng Tử hay Chử Đạo Tổ, tượng trưng cho lòng hiếu nghĩa, hôn nhân và sự giàu có; Công chúa Liễu Hạnh hay Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Liễu Hạnh, tượng trưng cho cuộc sống tinh thần, đức hạnh, trí tuệ).
Đền Phù Đổng hay còn gọi là đền Gióng thờ Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương nằm ở xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Theo truyền thuyết, Thánh Gióng vốn người làng Giáp Ban (làng Gióng), phía Đông chùa Kiến Sơ. Bà mẹ tuổi cao nhưng vẫn chưa có con. Một hôm thăm vườn, bà giẫm vào một vết chân lớn, sau đó có thai và sinh ra Gióng.Gióng lên 3 tuổi mà vẫn không biết nói, cười. Vào thời Hùng Vương thứ 6, nước Việt ta bị giặc Ân phương Bắc xâm lược. Vua sai sứ giả đi rao mõ cầu người hiền tài để cứu nước. Nghe thấy tiếng mõ rao, Gióng bật dậy, nhờ mẹ ra mời sứ giả vào. Rồi Gióng vươn vai đứng dậy, cao lớn khác thường và cất tiếng nói: “Về tâu với vua cho đúc ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để ta đánh giặc”. Sứ giả về truyền lại, vua mừng rỡ, ra lệnh đúc các thứ đem tới. Gióng mặc áo giáp, lên ngựa ra trận, vung roi sắt đánh giặc. Roi sắt bị gẫy, Ngài nhổ tre để đánh. Giặc Ân thua chạy. Sau khi dẹp xong giặc. Ngài lên đỉnh núi Vệ Linh (huyện Sóc Sơn, Hà Nội), cởi áo giáp để lại, rồi cưỡi ngựa bay về trời.
Để ghi nhớ công ơn, người dân Việt tôn Ngài là người nhà Trời – Phủ Đổng Thiên Vương, là Đức Thánh chủ về đức tin chống giặc ngoại xâm. Vua cho xây đền thờ Thánh ở làng Gióng và ban hành tổ chức ngày Hội Gióng vào ngày 9/4 âm lịch hàng năm.
Đền Phù Đổng còn được gọi là đền Thượng, tương truyền được dựng trên nền nhà cũ của Thánh Gióng, bên trong đê sông Đuống, còn đền Hạ thờ mẹ của Thánh Gióng nằm ngoài đê, gần nơi được cho là có dấu chân khổng lồ mà bà đã ướm thử rồi sinh ra Thánh Gióng.
Năm 1010 khi rời đô về Thăng Long, Lý Thái Tổ đã cho tu bổ đền.
Đền Gióng đến nay đã được trùng tu nhiều lần.
Đền Phù Đổng ngày nay quay hướng Nam, trông ra sông Đuống, có bố cục tương tự như các ngôi đền vùng Đồng bằng Bắc Bộ, gồm các hạng mục: Thủy đình, Nghi môn, Sân trong và nhà Bia, Phương đình, Tiền đường, Trung đường, Hậu đường, Tả Hữu mạc và các công trình phụ trợ.
Phối cảnh tổng thể đền Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội
Thủy đình và Nghi môn
Trước cổng đền là một sân rộng, nhìn sang ao, có tên là Ao Rối, bởi nơi đây hàng năm mỗi khi vào hội làng đều tổ chức biểu diễn rối nước. Trong ao, dưới bóng cây đa cổ thụ cành lá sum suê, là ngôi Thuỷ đình. Thuỷ đình được dựng theo kiểu “mái chồng” từ thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17). Bên trong đình có nhiều bức chạm tinh xảo trên gỗ, với đề tài là những cảnh sinh hoạt dân gian: chăn dê, người thổi ống xì đồng... Thủy đình là nơi trình diễn ra các trò chơi dân gian và múa rối nước.
Nghi môn của đền khá lớn, gồm Tam quan, trên có gác, mở thêm hai cửa nhỏ hai bên tạo thành Ngũ môn. Trên bậc thềm là hai con rồng đá, tạc vào năm 1705.
Mặt trước, tại hai trụ giữa cổng đền có đôi câu đối, dịch nghĩa: Ngựa sắt vượt cung mây, núi cao rạng rỡ ánh thiêng, ngàn năm nhìn ngắm; Rồng đá chầu gác nước, đền lớn nguy nga vẻ đẹp, muôn thuở tôn sùng.
Thủy đình trước Nghi môn đền Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội
Nghi môn đền Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội
Rồng đá phía trước Nghi môn, đền Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội
Nghê đá phía sau Nghi môn, đền Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội
Phương đình và Nhà bia
Sau Nghi môn là một Phương đình tám mái, nằm trên trục thần đạo của đền. Bên hữu của sân có một Nhà bia.
Nhà bia bên trong sân đền Gióng, Gia Lâm, Hà Nội
Phương đình phía sau Nghi môn, đền Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội
Tam Tòa
Ngay sau Phương đình là khu vực chính của đình, gồm tòa: Tiền đường, Trung đường và Hậu đường.
Tòa Tiền đường, Trung đường kề liền nhau. Đây là nơi bài trí hương án và các đồ tế khí quan trọng của đền, đồng thời cũng là nơi diễn ra các nghi lễ quan trọng.
Tòa Tiền đường do Điền Quận công Nguyễn Huy (1610 - 1675), người làng Phù Dực (xã Phù Đổng) đứng ra xây dựng.
Tòa Trung đường do Trạng nguyên Đặng Công Chất (1621 - 1683), người làng Phù Đổng đứng ra xây dựng.
Hai bên tòa Tiền đường và Trung đường là 2 dãy nhà Tả mạc và Hữu mạc, mỗi bên 9 gian, tường hồi, bít đốc.
Tòa Hậu đường gồm 3 tòa: Tiền Tế, Thiêu hương và Điện thờ.
Tòa Tiền tế và Điện thờ nối với nhau bởi tòa Thiêu hương, tạo thành hình chữ "công", hay chữ H.
Tòa Tiền tế và Điện thờ có kết cấu giống nhau, gồm 3 gian, 2 chái, 4 mái.
Bên trong Điện thờ có án thờ, sập thờ, long ngai, bài vị, khám thờ. Tại đây có tượng Thánh Gióng cao 2m, hai bên có sáu tượng quan văn, quan võ và hầu cận.
Đây cũng là nơi lưu giữ 37 đạo sắc phong có niên đại thời Lê Trung Hưng, Tây Sơn và thời Nguyễn, trong đó sắc sớm nhất vào năm 1634); hệ thống rồng đá, nghê đá, hoành phi, câu đối, cửa võng, long ngai, kiệu, hương án, tượng thờ, bát bửu…, mang giá trị nghệ thuật cao, gắn với nhiều giai đoạn lịch sử của dân tộc, hàm chứa những quan niệm, triết lý nhân sinh sâu sắc. Tại đền có một bia đá tạo tác năm 1660 với điêu khắc trang trí rất đẹp.
Phía sau đền có một giếng nước trong, gọi là giếng Ngọc.
Bên trái của đền là các tòa nhà phù trợ.
Bên phải của đền là chùa Kiến Sơ.
Phương đình phía trước Tiền đường, đền Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội
Mặt trước gian chính giữa tòa Tiền đường, đền Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội
Bên trong tòa Tiền đường, đền Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội
Bên trong tòa Trung đường, đền Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội
Bên trong Bái đường và Thiêu hương, phía trước Chính điện, tòa Hậu đường, đền Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội
Chính điện, tòa Hậu đường, đền Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội
Mặt bên tòa Hậu đường, đền Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội
Mặt bên tòa Hậu đường, nhìn từ phía chùa Kiến Sơ kề liền
Trang trí chạm khắc trên kết cấu mái đền Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội
Giếng Ngọc sau đền Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội
Cổng vào khu phụ trợ, bên trái đền Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội
Khu phụ trợ, đền Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội
Nghi môn chùa Kiến Sơ, bên phải đền Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội
Xung quanh đền Phù Đổng có nhiều di tích có liên quan đến truyền thuyết Thánh Gióng:
Đền Hạ: Nằm ngoài đê, ở phía Đông đền Thượng. Đây là nơi thờ thân mẫu Thánh Gióng, cũng gọi là Thánh Mẫu. Trước kia, Thánh Mẫu được thờ chung với Thánh Gióng ở đền Thượng. Đến năm 1643, Thánh Mẫu mới được thờ ở đền riêng tại thôn Ngô Xá. Mười năm sau, đền lại được dời về gần chùa Giếng (chùa Tập Phúc), tại vị trí hiện nay. Đền còn lưu giữ được một số hiện vật có giá trị: đôi phỗng đá, một bộ đài bạc, hai bình hương đá...
Miếu Ban: Nằm ở phía Tây đền Thượng, trong xóm Ban, có tên chữ là Dục Linh Từ. Miếu thờ Thánh Mẫu. Tương truyền đây là nơi Gióng ra đời. Sau Miếu là giếng Bát Nhũ. Giiữa giếng nổi lên một gò đất con xinh xắn. Truyền rằng, Thánh Gióng ra đời trên gò đất này, sau đó được tắm trong chậu đá cũng đặt ở đây. Ngoài ra, còn có một liềm đá, mà người ta cho là dao cắt rốn cho Thánh Gióng, tuy nhiên nay không còn.
Cố viên: là nơi mẹ Thánh Gióng đến hái rau rồi ướm chân mình vào chân người khổng lồ, do đó mà mang thai sinh ra Thánh Gióng. Tại đây có một nhà nhỏ gọi là “Cây hương”, bên cạnh là hòn đá lớn hình thù đặc biệt với nhiều nét lồi lõm được xem là dấu chân của người khổng lồ. Còn một tấm bia mang dòng chữ “Đổng viên Thánh Mẫu cố trạch” (Nhà xưa của Thánh Mẫu trong vườn Đổng)…
Ngoài đền thờ Thánh Gióng ở làng Phù Đổng, huyện Gia Lâm, còn có đền Gióng - đền Sóc tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội; đền Gióng tại xã Bộ Đầu, huyện Thường Tín, Hà Nội...
Năm 2011, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Tam quan đền Hạ, quần thể đền Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội
Cổ viên, bên cạnh là hòn đá hình thù lồi lõm như dấu chân người khổng lồ mà mẹ Thánh Gióng ướm chân, quần thể đền Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội
Đền Phủ Đổng, Gia Lâm, Hà Nội là địa điểm gắn với Phù Đổng Thiên Vương hay Thánh Gióng, vị Thánh tượng trưng cho tinh thần chống ngoại xâm, một trong bốn vị Thánh bất tử của Thần đạo Việt Nam. Quần thể đền Phù Đổng có giá trị tiêu biểu cho kiến trúc nghệ thuật đền tại vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
Đặng Tú, Bộ môn KTCN, ĐHXD
Nguồn :
https://vi.wikipedia.org/wiki/Di_t%C3%ADch_qu%E1%BB%91c_gia_%C4%91%E1%BA%B7c
_bi%E1%BB%87t
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%81n_Ph%C3%B9_%C4%90%E1%BB%95ng
http://hanoitv.vn/tham-den-phu-dong-thien-vuong-d97625.html
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%81n_M%E1%BA%ABu
_(x%C3%A3_Ph%C3%B9_%C4%90%E1%BB%95ng)
- Xem video giới thiệu công trình tại đây
Xem các bài viết về chùa Việt Nam tại đây
Xem các bài viết về đình, đền Việt Nam tại đây
Xem các bài viết về Di sản văn hóa thế giới tại đây
|
Cập nhật ( 04/04/2020 )
|
Tin mới đưa:- Cột Chúa Ba Ngôi ở Olomouc, Czech
- Thung lũng Loire giữa Sully-sur-Loire và Chalonnes, Pháp
- Quần thể Tu viện Ferapontov, Vologda, Nga
- Nhà thờ St James ở Šibenik, Croatia
- Mỏ đá lửa Thời kỳ Đồ đá mới ở Spiennes, Mons, Bỉ
- Lăng mộ Hoàng gia của triều đại nhà Minh và nhà Thanh, Trung Quốc
- Hang động Long Môn, Lạc Dương, Hà Nam, Trung Quốc
- Vương cung thánh đường San Francesco và địa điểm khác của Dòng Phanxicô tại Assisi, Ý
- Công trình Villa Adriana, Tivoli, Rome, Ý
- Địa điểm khảo cổ Mycenae và Tiryns tại Argolis, Hy Lạp
- Di tích Thời kỳ Đồ đá mới ở Orkney, Scotland, Vương quốc Anh
- Vùng đất lấn biển Beemster, tỉnh Noord-Holland, Hà Lan
- Trạm bơm hơi nước D.F. Woudagemaal, Lemmer, Hà Lan
- Khu Khảo cổ Nghệ thuật đá thời Tiền sử ở Thung lũng Côa (Bồ Đào Nha) và Siega Verde (Tây Ban Nha)
- Nhà hát Catalana và Bệnh viện Sant Pau, Barcelona, Tây Ban Nha
Tin đã đưa:- Đền Tản Viên Sơn Thánh, Ba Vì, Hà Nội
- Khu phố cổ Hà Nội
- Đền Ghênh, Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên, Việt Nam
- Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội
- Di tích Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội, Việt Nam
- Lăng đá cổ ở Hiệp Hoà, Bắc Giang
- Công trình Casa de Luis Barragan, Mexico – KTS Luis Barragan
- Chùa Hương, Mỹ Đức, Hà Nội
- Chùa Trăm Gian, Chương Mỹ, Hà Nội
- Chùa Côn Sơn tại Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, Chí Linh, Hải Dương
- Chùa Liên Phái, Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Chùa Từ Hiếu, Thuỷ Xuân, Huế
- Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội
- Chùa, miếu trên cụm di tích núi Sam, Châu Đốc, An Giang
- Chùa Vĩnh Tràng, TP Mỹ Tho, Tiền Giang
|