|
|
|
|
Thông tin định kỳ
|
|
|
Lịch sử Kiến trúc
Đình Chèm, Bắc Từ Liêm, Hà Nội |
11/04/2013 |
Thông tin chung:
Công trình: Đình Chèm
Địa điểm: quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội, Việt Nam
Thiết kế kiến trúc:
Quy mô: Diện tích đất khoảng 0,5ha
Thời gian hình thành:
Giá trị Di tích quốc gia đặc biệt (Di tích kiến trúc nghệ thuật năm 2017)
Đình Chèm nằm ven sông Hồng, là đình của làng Chèm, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Đình thờ Thượng đẳng Thiên vương Lý Ông Trọng (Lý Thân hay Đức Thánh Chèm) và vợ ông là Hoàng phi Bạch Tĩnh Cung.
Lý Ông Trọng sinh vào thời Hùng Duệ Vương (vị vua triều đại thứ 18 của nước Văn Lang, tại vị đến năm 208 TCN) và mất vào thời Thục Phán An Dương Vương (vua nước Âu Lạc, trị vì năm 208 TCN – 179 TCN).
Theo truyền thuyết, Lý Thân có tầm vóc cao lớn lạ thường, văn giỏi, võ tài, tính tình hiếu nghĩa, cương trực.
Thời bấy giờ giặc phương Bắc, Ai Lao, Chiêm Thành thường hay quấy nhiễu biên thùy. Nhà vua xuống chiếu cầu người tài đức ra dẹp giặc cứu nước. Phủ Quốc Oai (ngày nay là các quận huyện: Đan Phượng, Từ Liêm, Thạch Thất, Yên Sơn, Phúc Thọ) bèn tiến cử Lý Thân. Ông lĩnh ý đi dẹp tan giặc, lập được nhiều công lớn.
Khi nhà Tần bị giặc Hung Nô quấy phá. Tần Thủy Hoàng đắp Vạn Lý Trường Thành mà không ngăn chống nổi, bèn sai sứ sang cầu An Dương Vương.
Triều đình nhà Thục bèn tiến cử Lý Thân sang giúp nhà Tần.
Tần Thủy Hoàng phong ông làm tư lệnh Hiệu úy và cho xuất quân dẹp giặc.
Thắng trận trở về, hoàng đế nhà Tần phong ông chức Phụ Tín Hầu và gả công chúa cho.
Hoàng đế nhà Tần cũng ngỏ ý muốn giữ ông ở lại, nhưng ông đã từ chối, đem theo vợ con trở về quê hương.
Về nước, ông được vua An Dương Vương phong tước Đại Vương. Để tưởng nhớ công đức của Đại Vương, dân làng lập đền thờ ông tại đình Chèm.
Đình là tên gọi công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, nơi thờ Thành hoàng và cũng là nơi hội họp của người dân. Đình Chèm là một trong những ngôi đền được coi là cổ nhất nước Nam. Từ ngàn năm nay, đình Chèm vẫn là nơi thờ cúng Đức Thánh Chèm theo tín ngưỡng Thần đạo của người dân ba làng: làng Hoàng, làng Mạc và làng Chèm, nay thuộc phường Thụy Phương, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Đình Chèm không rõ được xây dựng từ năm nào. Song đã từ lâu, đình Chèm vẫn ngự sát bên sông Hồng (cạnh và ngoài đê sông Hồng). Đình Chèm đã qua nhiều lần tu sửa, vào các năm: 1631, 1773, 1792, 1885, 1902, 1913.
Vào năm 1902, để tránh lũ lụt, quần thể đình được nâng cao thêm 2,4m chỉ bằng các công cụ thô sơ.
Đình Chèm được xây dựng theo hướng Bắc – Nam, theo lối kiến trúc “nội công ngoại quốc” như phần lớn các công trình tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam và là một công trình kiến trúc có nghệ thuật chạm khắc độc đáo.
Từ ngoài vào, đình Chèm có các hạng mục công trình: Nghi môn ngoại; Tam quan; Sân trong, nhà Bia, Phương đình, Tả vu và Hữu vu; Tiền đường; Trung đường và Hậu đường.
Đình Chèm, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, nhìn từ trên cao; bên phải là sông Hồng
Phối cảnh tổng thể đình Chèm, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Sơ đồ mặt bằng đình Chèm, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Nghi môn ngoại
Nghi môn ngoại đền Chèm (hình vẽ ký hiệu 1) gồm 4 trụ cột đắp long, ly, quy, phụng, được dựng sát bờ sông, tạo thành 3 lối vào. 2 trụ cột giữa cao, thân trụ phía ngoài có 2 câu đối; 2 trụ cột bên thấp.
Đôi câu đối trên trụ có nội dung (dịch nghĩa): “Hoa Di trông cột trụ biểu cao, cung vua còn tưởng như thấy bóng tượng đồng/Đền miếu cao như núi lớn, bến Phật tự ấy tin rằng không con sóng cả”.
Nghi môn ngoại được trùng tu vào năm 1773.
Nghi môn ngoại, đình Chèm, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tam quan, Sân trong, Nhà bia, Phương đình và Tả vu, Hữu vu
Tam quan (còn gọi là Nghi môn nội, hình vẽ ký hiệu 2; 3) xây 3 gian, 2 chái, 4 mái. Hai bên có 2 cổng nhỏ vào sân trong. Đây là nơi đặt tượng ông quản tượng, voi chiến và ngựa chiến của Đức Thánh Chèm.
Sân trong đình Chèm có 2 nhà bia (hình vẽ ký hiệu 5; 6) và tòa Phương đình nằm chính giữa. Nhà bia đặt bia ghi công đức những người đã đóng góp tu sửa đình.
Tòa Phương đình có dạng chồng diêm, 2 tầng, 8 mái. Đây là công trình cao nhất tại đình Chèm.
Hai bên sân trong là hai tòa Tả vu và Hữu vu (ký hiệu 4; 7). Mỗi tòa có 5 gian, 2 chái, 4 mái. Đây là nơi tiếp đón khách thập phương về tế lễ. Hai tòa này làm thành hệ thống hành lang bao quanh một phần cụm công trình, tạo cho quần thể có dạng theo hướng kiểu chữ "quốc" hay hình chữ nhật.
Tam quan, đình Chèm, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Nhìn từ Tam quan ra Nghi môn ngoại và ra sông Hồng, đình Chèm, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Bên trong Tam quan đặt tượng ông quản tượng, voi chiến và ngựa chiến của Đức Thánh Chèm.
Sân trong với 2 Nhà bia và tòa Phương đình, đình Chèm, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Bia đá Thụy Phương đình Bi ký, soạn khắc năm 1017, ca ngợi công đức Đức Thánh Lý Ông Trọng, đình Chèm, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tòa Phương đình, đình Chèm, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Mái tòa Phương Đình, đình Chèm, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tam Tòa
Ngay sau Phương đình là khu vực chính của đình, gồm tòa: Tiền đường, Trung đường và Hậu đường.
Tòa Tiền đường (hình vẽ ký hiệu 9), Trung đường (Bái đường, hình vẽ ký hiệu 10) có kết cấu giống nhau, kề liền nhau, gồm 5 gian, 2 chái, 4 mái. Các cột đều được đặt trên tảng đá xanh. Trên các bộ vì, cửa võng, các bức cốn được chạm hình rồng mây, rồng cuốn thủy, cá hóa rồng, tứ linh với những đường nét mềm mại, tinh xảo. Đây là nơi bài trí hương án và các đồ tế quan trọng của đình, đồng thời cũng là nơi diễn ra các nghi lễ quan trọng.
Tòa Hậu đường gồm 3 tòa: Tiền Tế (ký hiệu 11), Thiêu hương (ký hiệu 12) và Chính điện (ký hiệu 13; 14; 15).
Tòa Tiền tế và Chính điện nối với nhau bởi tòa Thiêu hương, tạo thành hình chữ "công", hay chữ H.
Tòa Tiền tế và Chính điện có kết cấu giống nhau, gồm 3 gian, 2 chái, 4 mái.
Bên trong Chình điện của tòa Hậu đường có án thờ, sập thờ, long ngai, bài vị, khám thờ vợ chồng Lý Ông Trọng.
Hai bên Chính điện là tượng 6 người con (4 trai, 2 gái) của Đức Thánh còn gọi là Lục vị Thánh vương.
Phía ngoài, bên trái có tượng ông Sứ (Nguyễn Văn Chất), ân nhân chữa bệnh cho Đức Thánh Chèm.
Mặt trước tòa Tiền đường và mặt cắt ngang tòa Tiền đường và Trung đường, đình Chèm, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Mặt trước tòa Tiền đường, đình Chèm, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Mặt bên tòa Tiền đường và Trung đường, đình Chèm, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Bên trong tòa Tiền đường và Trung đường, đình Chèm, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Mặt bên tòa Hậu cung, phía trước là tòa Tiền đường và Trung đường, đình Chèm, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Ban thờ bên trong tòa Hậu đường, đình Chèm, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Lư hương đồng ngàn năm tuổi trên ban thờ tại Hậu đường, đình Chèm, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tượng Thượng đẳng Thiên vương Lý Ông Trọng và vợ là Hoàng phi Bạch Tĩnh Cung với kích thước lớn, được tạc bằng gỗ hương năm 1888, tại Hậu đường, đình Chèm, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Bên trong đình Chèm, các cột, mái được chạm trổ tinh vi với hình rồng cuốn thủy, rồng mây, tứ linh, cá hóa rồng, hoa lá, vân mây sóng nước mang đậm nét nghệ thuật kiến trúc thời Lê thế kỷ 18.
Ngoài ra, đình Chèm còn giữ được cuốn sách chữ Hán ghi các đạo sắc, lễ nghi, văn tế, cách đắp tượng dưới thời Nguyễn; 3 đạo sắc do các vua triều Nguyễn phong thần cho Lý Ông Trọng; 4 tấm bia đá, gồm 1 tấm thời Lê và 3 tấm bia thời Nguyễn; Lư hương ngàn năm tuổi rất quý hiếm; 2 chuông đồng đúc dưới thời Nguyễn; 15 câu đối, 8 bức hoành phi và 10 pho tượng thờ…
Hình ảnh các trang trí chạm khắc gỗ tinh xảo tại đình Chèm, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Đình Chèm, Bắc Từ Liêm, Hà Nội thể hiện truyền thống tri ân, thờ phụng tổ tiên và anh hùng có công với nước; lưu giữ truyền đời sự tích về Đức Thánh Chèm, một vị Thần tướng công đức lẫy lừng trong và ngoài nước, ngôi sao mọc tại phương Nam mà soi sáng cả phương Bắc.
Đình Chèm còn là một công trình có giá trị tiêu biểu cho kiến trúc nghệ thuật đình làng Việt Nam.
Đặng Tú, Bộ môn KTCN, ĐHXD
Nguồn :
https://vi.wikipedia.org/wiki/Di_t%C3%ADch_qu%E1%BB%91c_gia_%C4%91%
E1%BA%B7c_bi%E1%BB%87t
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%ACnh_Ch%C3%A8m
http://www.vietnam-tourism.com/index.php/tourism/items/2792/10
- Xem video giới thiệu công trình tại đây.
Xem các bài viết về chùa Việt Nam tại đây
Xem các bài viết về đình, đền Việt Nam tại đây
Xem các bài viết về Di sản văn hóa thế giới tại đây
|
Cập nhật ( 12/01/2020 )
|
Tin mới đưa:- Thung lũng Loire giữa Sully-sur-Loire và Chalonnes, Pháp
- Quần thể Tu viện Ferapontov, Vologda, Nga
- Nhà thờ St James ở Šibenik, Croatia
- Mỏ đá lửa Thời kỳ Đồ đá mới ở Spiennes, Mons, Bỉ
- Lăng mộ Hoàng gia của triều đại nhà Minh và nhà Thanh, Trung Quốc
- Hang động Long Môn, Lạc Dương, Hà Nam, Trung Quốc
- Vương cung thánh đường San Francesco và địa điểm khác của Dòng Phanxicô tại Assisi, Ý
- Công trình Villa Adriana, Tivoli, Rome, Ý
- Địa điểm khảo cổ Mycenae và Tiryns tại Argolis, Hy Lạp
- Di tích Thời kỳ Đồ đá mới ở Orkney, Scotland, Vương quốc Anh
- Vùng đất lấn biển Beemster, tỉnh Noord-Holland, Hà Lan
- Trạm bơm hơi nước D.F. Woudagemaal, Lemmer, Hà Lan
- Khu Khảo cổ Nghệ thuật đá thời Tiền sử ở Thung lũng Côa (Bồ Đào Nha) và Siega Verde (Tây Ban Nha)
- Nhà hát Catalana và Bệnh viện Sant Pau, Barcelona, Tây Ban Nha
- Hệ thống cối xay gió ở Kinderdijk – Elshout, Hà Lan
Tin đã đưa:- Làng Hành Thiện, Xuân Trường, Nam Định – Ngôi làng hình cá chép
- Engineering Building của KTS. James Stirling
- Thăng Long tứ trấn: Đền Bạch Mã; Đền Voi Phục; Đền Kim Liên; Đền Quán Thánh
- Đền Huyền Thiên Trấn Vũ - Đền Sái, Thuỵ Lâm, Đông Anh, Hà Nội
- Phủ Quảng Cung, Ý Yên, Nam Định, Việt Nam
- Đền thờ Chử Đồng Tử - Đền Dạ Trạch và đền Đa Hòa, Khoái Châu, Hưng Yên
- Đền Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội
- Đền Tản Viên Sơn Thánh, Ba Vì, Hà Nội
- Khu phố cổ Hà Nội
- Đền Ghênh, Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên, Việt Nam
- Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội
- Di tích Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội, Việt Nam
- Lăng đá cổ ở Hiệp Hoà, Bắc Giang
- Công trình Casa de Luis Barragan, Mexico – KTS Luis Barragan
- Chùa Hương, Mỹ Đức, Hà Nội
|