|
|
|
|
Thông tin định kỳ
|
|
|
Lịch sử Kiến trúc
Tháp Chàm, Việt Nam- công trình kiến trúc tuyệt tác và nhiều bí ẩn |
23/06/2012 |
Thông tin chung:
Công trình: Tháp Chàm, Việt Nam
Địa điểm: Phân bố trên các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi và Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa), Ninh Thuận, Bình Thuận.
Thiết kế kiến trúc:
Quy mô:
Thời gian xây dựng: Cuối thể kỷ 7 đến đầu thế kỷ 17
Giá trị: Thánh địa Mỹ Sơn được UNESC công nhận là Di sản thế giới (1999)
Tháp Chàm- công trình kiến trúc tuyệt tác và nhiều bí ẩn
Tháp Chàm (còn gọi là tháp Champa), là một dạng công trình kiến trúc đền, tháp - kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc Chàm (còn gọi là dân tộc Chăm).
Vương quốc Chăm xưa được trị vì bởi hai dòng tộc, một dòng tộc ở phần lãnh thổ phía Bắc gồm: Indrapura (nay là vùng đất thuộc các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế), Amaravati (Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi) và Vijaya (Bình Định, Phú Yên), còn dòng tộc kia trị vì ở phần lãnh thổ phía Nam gồm: Kauthara (Khánh Hòa), Panduranga (Ninh Thuận, Bình Thuận).
Theo tiếng Chăm, các đền, tháp Chàm được gọi là kalan, nghĩa là "lăng". Các lăng này được các đời vua Chăm xây dựng để thờ cúng các vị thần, phật thuộc Ấn Độ giáo, Bà la môn giáo và Phật giáo.
Theo nội dung của một tấm bia có niên đại thế kỷ thứ 4 tại Thánh địa Mỹ Sơn cho biết, vua Bhadravarman đã cho xây dựng tại đây một ngôi đền bằng gỗ để thờ thần Siva-Bhadresvara. Văn bia có đoạn: “Ngài (vua) đã cúng dâng cho thần Bhadresvara một khu vực vĩnh viễn, phía Đông là núi Sulaha, phía Nam là núi Mahaparvata, phía Tây là núi Kusala, phía Bắc là núi… làm ranh giới. Ngài cúng dâng cho thần tất cả ruộng đất và dân cư trong phạm vi đó, hoa lợi phải được dâng cúng cho thần,…”
Như vậy ban đầu các ngôi đền được làm bằng gỗ, hay bị hoả hoạn. Mãi đến thế kỷ thứ 7 mới chuyển sang xây dựng bằng các chất liệu bền vững như gạch, đá tương tự các đền thờ tại miền Nam Ấn Ðộ.
Tháp Chàm (bằng gạch) được xây dựng kéo dài từ cuối thế kỷ thứ 7 đến đầu thế kỷ 17. Hiện nay còn tồn tại trên hai mươi cụm di tích kiến trúc đền, tháp và rất nhiều phế tích kiến trúc.
Một trong cụm di tích đền tháp đó – Khu thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới.
Các tháp Chàm hầu hết được xây dựng trên những đồi cao hoặc núi thấp, thành từng cụm. Ngoài cụm tháp với một tháp trung tâm, còn các công trình phụ phục vụ cho việc hành lễ và các lăng mộ.
Ngôi tháp trung tâm tượng trưng cho một tiểu vũ trụ, gồm 3 phần: Ðế tháp tượng trưng cho thế giới trần tục; Thân tháp tượng trưng cho thế giới tâm linh; Mái tháp tượng trưng cho thế giới thần linh.
Các hình khối kiến trúc, trang trí và điêu khắc các phần tháp đều có tính nhịp điệu, tính lặp lại và đồng dạng, đăng đối.
Ðế tháp thường được trạm trổ hoa lá hoặc động vật như voi, sư tử, hoặc người cầu đảo đứng trong những vòm cuốn nhỏ trang trí, hoạt cảnh vũ nữ, nhạc công... Thân tháp trang trí những hàng trụ áp tường. Thường có năm trụ áp tường. Trụ chính giữa bị che khuất bởi một cửa giả lớn ở mỗi mặt tháp. Mỗi trụ áp tường đều có vật trang trí tạo thành nhiều lớp, hoặc trang trí vòm cuốn nhỏ trạm trổ hoa lá. Mỗi góc mái đều có vật trang trí góc thể hiện hình tượng vũ nữ Apsara, thủy quái Makara, hoặc hình ngọn lửa. Mái tháp thường có ba tầng và một đỉnh tháp, càng lên cao càng thu hẹp lại. Mỗi tầng mang hình dáng của một đền thờ với đầy đủ những yếu tố chính như trụ áp tường, cửa giả nhỏ, được trang trí linh thú...Chóp tháp có một phiến đá lớn hình bát giác, tứ giác hay hình tròn, trên đó chạm rắn thần Naga hoặc bò thần Nandin... Ðỉnh chóp tháp là khối đá nhọn có bốn cạnh, phần dưới trang trí những cánh sen...Tại Mỹ Sơn, những đỉnh tháp thường được bọc bằng vàng hay bạc làm tăng thêm vẻ đẹp rực rỡ.
Tháp Chàm là một khối kiến trúc xây dựng chủ yếu bằng gạch. Có thể nói: Không có gạch Chăm thì không có kiến trúc tháp Chàm. Gạch có kích thước không đồng đều, được nung nhẹ, màu sắc gạch đỏ tuơi, hay đỏ nhạt. Xây gạch không có mạch vữa, theo nguyên tắc mài chập- mài gạch với nước nhựa cây và vôi tạo thành vữa liên kết. Khối gạch cũng là chất liệu để nghệ nhân tạc trực tiếp vào thành các điêu khắc. Điêu khắc gạch kết hợp với các điêu khắc đá sa thạch.
Từ lâu đã có nhiều tổ chức, nhà nghệ thuật, khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu công phu về tháp Chàm, hy vọng giải mã các bí ẩn về ý nghĩa của tháp, kỹ thuật xây dựng và tiến hành các công việc bảo tồn, tu bổ tháp. Một trong những nhà nghiên cứu nổi tiếng về tháp Chàm là Philippe Stern, một học giả lỗi lạc người Pháp về nghệ thuật Ðông Dương. Ông là người đặt nền móng cho việc nghiên cứu qua việc xắp xếp trật tự, niên đại và phong cách của tháp Chàm. Theo ông, nghệ thuật Champa phát triển liên tục theo các phong cách kế tiếp nhau: 1. Phong cách cổ; 2. Phong cách Hòa Lai; 3. Phong cách Đồng Dương; 4. Phong cách Mỹ Sơn; 5. Phong cách chuyển tiếp giữa phong cách Mỹ Sơn và phong cách Bình Định; 6. Phong cách Bình Định; 7. Phong cách muộn.
Dưới đây là những giới thiệu sơ bộ về một số phong cách chính.
Phong cách Hoà Lai (Nửa đầu thế kỷ thứ 9)
Phong cách Hoà Lai được khái quát hoá từ tháp Hoà Lai.
Tháp Hòa Lai là một khu di tích lớn, nằm trên vùng đất cao nhất của một cánh đồng ở phía Bắc thành phố Phan Rang–Tháp Chàm. Cả khu di tích được xây dựng trong một khoảnh đất chữ nhật kéo dài theo hướng Đông – Tây, dài 200 mét, rộng 125 mét. Ngoài ba ngôi tháp, còn vết tích của nhiều kiến trúc phụ khác như tường gạch bao phía Đông, tháp cổng, gian nhà dài ở khu sân ngoài và nhiều công trình nhỏ khác nhau/
Tháp trung tâm hiện chỉ còn phần thân và một bộ phận của tầng thứ nhất.
Tháp Hoà Lai được đánh giá là một trong những kiến trúc tháp đẹp nhất của tháp Chàm. Toàn bộ thân tháp là một khối lập phương khoẻ nhô lên từ một phần bệ vuông và đỡ cả một hệ thống các tầng nhỏ hơn. Trang trí hoa văn bên ngoài mặt tháp chỉ giới hạn ở vòm cửa, ở các trụ ốp, ở bộ diềm mái.
Yếu tố đặc trưng tiêu biểu nhất của tháp Hoà Lai là những vòm cửa tò vò trùm lên trên cửa ra vào, các cửa giả và các ô khám của các tầng, vành của cửa vòm được phủ kín bằng những hoa văn hình là cuộn, nhô ra từ miệng của quái vật Kala trên đỉnh. Khoảng tường giữa hai trụ ốp cũng được phủ bằng các hình chạm khắc hoa lá. Phần trên của từng bộ diềm mái là hoa văn trang trí và hình các thần điểu Garuda đang xoè cánh. Một trong những nét rất đặc biệt của tháp Hoà Lai là tường tháp không thẳng đứng mà lại hơi choãi ra về phía trên. Tất cả tạo cho các tháp Hoà Lai một vẻ đẹp trang trọng, mạnh mẽ và tươi mát.
Tháp Hoà Lai
Phong cách Đồng Dương (nửa sau thế kỷ thứ 9)
Phong cách Đồng Dương được khái quát hoá từ tháp Đồng Dương.
Tháp Đồng Dương là một di tích quan trọng vào bậc nhất của tháp Chàm, gồm có hệ thống các tháp nằm gần nhau, nằm ở làng Đồng Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Tháp được xây dựng vào thời kỳ Chăm nằm trong ảnh hưởng của Phật giáo. Hệ thống tháp Đồng Dương nằm ngay chính trung tâm đô thành Indrapura thời kỳ vương triều Indrapura, là môt Trung tâm Thiền viện Phật giáo quy mô bề thế bậc nhất khu vực Đông Nam Á thời bấy giờ. Nhưng nay Đồng Dương chỉ còn là một phế tích lẫn trong cỏ cây hoang dại...
Phong cách Đồng Dương tương tự như phong cách Hoà Lai, có lẽ chỉ khác nhau ở thời gian xây dựng và đối tượng thờ thần hoặc phật. Nhiều nhà nghiên cứu còn nhập hai phong cách này thành một nhóm.
Hình ảnh xưa của Phật viện Đồng Dương
Trang trí trong một phế tích tại Phật viện Đồng Dương
Phong cách Mỹ Sơn A1 (thế kỷ thứ 10)
Phong cách này thể hiện đầy đủ nhất, trọn vẹn nhất là ở ngôi tháp Mỹ Sơn A1, thuộc thánh địa Mỹ Sơn.
Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 km và cách thành cổ Trà Kiệu khoảng 20 km, là tổ hợp bao gồm nhiều đền đài Chăm, trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm hay hoàng thân, quốc thích. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.
Theo các công trình nghiên cứu của Henri Parmentier (nhà khảo cổ học người Pháp) thì ở Mỹ Sơn có hơn 70 công trình kiến trúc và ông đã chia ra thành ba khu vực chính: khu tháp Chùa (khu A và khu A1) có 19 di tích; khu tháp Chợ (khu B, C, D) có 27 di tích; khu tháp Bàn Cờ và khu tháp Hố Khế (khu H) có 16 di tích; khu G có 5 di tích và các khu khác có từ một đến vài di tích. Thánh địa Mỹ Sơn được xây dựng trong nhiều năm, vì vậy tại đây có mặt các công trình thuộc tất cả 7 phong cách nghệ thuật Champa.
Tháp A1 được các nhà nghiên cứu đánh giá là kiệt tác của nghệ thuật kiến trúc Chàm, nhưng bị bom đạn chiến tranh làm sập đổ vào năm 1969. Theo bản vẽ và mô tả của Henri Parmentier thì tháp A1 cao 24m, mỗi cạnh 10m, có hai cửa ra vào ở hướng Đông và hướng Tây, thân tháp cao vút thon thả. Mỗi mặt tường có 5 trụ áp, các trụ áp tường có một đường rãnh sâu ở giữa, chạy suốt từ chân đến đỉnh trụ, được chạm các dải hoa văn cành lá cách điệu, bố trí thành hình chữ S nối tiếp nhau. Trên các mặt tường giữa các trụ áp cũng được chạm những cành lá uốn cong. Trên mặt tường phía Nam và phía Bắc có các cửa giả nhô ra, được tạo bởi hai trụ hình chữ nhật đỡ lấy một vòm cuốn cong và nhọn ở trên đỉnh. Bên trong ô cửa có một người chắp tay được chạm thẳng vào tường gạch. Mái tháp gồm ba tầng thu nhỏ dần lên trên, tầng trên được mô phỏng theo tầng dưới, ở bốn góc của mái trang trí những hình tháp thu nhỏ. Trên đỉnh là một chóp tháp bằng sa thạch. Chân tháp được trang trí những đường gờ kỷ hà dạng những tầng sen cách điệu, kết hợp với những hình người, voi... chạm trên gạch rất sống động.
Thánh địa Mỹ Sơn
Sơ đồ mặt bằng tháp Mỹ Sơn A1
Phong cách Bình Định (thế kỷ 11-13)
Sau hàng loạt những biến động về chính trị từ đầu thế kỷ 11, trung tâm chính trị của Champa được chuyển vào Bình Định và từ đó, phong cách nghệ thuật tháp Chàm mới đã xuất hiện: phong cách Bình Định. Nếu như ngôn ngữ nghệ thuật chính của các tháp Chàm thuộc phong cách trước là hình thức kiến trúc hình thành chủ yếu là từ đường nét thì ở phong cách này đó lại là mảng khối: vòm cửa thu lại và vút lên thành hình mũi giáo, các tháp nhỏ trên các tầng cuộn lại thành các khối đậm, khỏe, các trụ ốp thu vào thành một khối phẳng, mặt tường có các gân sóng.
Dưới đây là một số hình ảnh các tháp Chàm tiêu biểu của phong cách Bình Định:
Tháp Đôi (ở thành phố Quy Nhơn), niên đại nửa đầu thế kỷ 12, là một cụm tháp vào loại độc đáo nhất của kiến trúc cổ Chăm bởi không giống với bất cứ một ngôi tháp Chàm nào khác. Tháp Đôi đã được xếp hạng là Di tích Lịch sử văn hóa quốc gia năm 1980.
Tháp Bánh Ít (ở huyện Tuy Phước), có niên đại thế kỷ 11, gồm bốn tòa tháp lớn nhỏ khác nhau nằm trên một đỉnh đồi thuộc xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, cách thành phố Qui Nhơn khoảng 20km.
Tháp Cánh Tiên (ở huyện An Nhơn) được xây dựng ngay ở trung tâm thành Đồ Bàn (nay thuộc xã Nhơn Hậu, huyện An Sơn, tỉnh Bình Định). Là một trong những tháp đơn còn lại đẹp nhất của nghệ thuật kiến trúc đền tháp Chàm.
Tháp Bình Lâm (ở huyện Tuy Phước), một kiến trúc được cho là xưa nhất ở Bình Định, mang vẻ đẹp hoàn thiện và trọn vẹn trong toàn thể cũng như trong từng chi tiết nhỏ. Năm 1995, tháp được xếp hạng Di tích quốc gia
Tháp Thủ Thiện (ở huyện Tây Sơn) có niên đại thế kỷ 12
Tháp Phú Lộc (ở huyện Phù Cát) cao 29m, có niên đại thế kỷ 12, nằm trên đỉnh đồi cao 76m so với mực nước biển.
Tháp Dương Long (Tây Sơn) có niên đại thế kỷ 12, gồm ba tòa tháp cổ với chiều cao từ 29-36 m. Đây là cụm di tích được xếp hạng Di tích Lịch sử văn hoá quốc gia cùng lúc với tháp Đôi.
Tháp Chàm là các một công trình kiến trúc tôn giáo liên quan đến tín ngưỡng về mối liên hệ giữa cái chết (thờ thần Shiva) và sự sinh sôi (thờ Linga và yoni) .
Còn có gì ý nghĩa và quan trọng hơn là cái chết và sự sống. Nếu vậy, Tháp Chàm phải là biểu tượng hoặc là nơi cất giấu biểu tượng có tầm quan trọng bậc nhất của người xưa, chỉ dẫn về cách thức trường tồn của các đời vua Chăm và của dân tộc Chăm.
Tháp Chàm là tuỵệt tác kiến trúc của dân tộc Chăm và Việt Nam. Tháp Chàm mãi vẫn còn là bí ẩn chưa thể có lời giải đáp cuối cùng
Đặng Tú - Bộ môn KTCN
Nguồn: tổng hợp từ mạng internet
Video:
1) Champa1- Lịch sử và đền tháp;
2) Champa2- Kỹ thuật xây dựng;
3) Champa3- Chức năng và mô hình;
4) Champa4- Phong cách và liên đại;
5) Champa5- Mỹ Sơn trong dòng chảy lịch sử;
6) Champa6- Trùng tu di tích
- Xem Thánh địa Mỹ Sơn, Quảng Nam tai đây
- Xem Tháp Hòa Lai, Thuận Bắc , Ninh Thuận tại đây
- Xem Tháp Po Klong Garai, Tháp Chàm, Ninh Thuận tại đây
- Xem Tháp Po Nagar, Nha Trang, Khánh Hòa tại đây
Danh sách và bài viết về Di sản thế giới tại châu Á và châu Đại Dương
Danh sách và bài viết về Di sản thế giới tại châu Âu
Danh sách và bài viết về Di sản thế giới tại châu Mỹ
Danh sách và bài viết về Di sản thế giới tại châu Phi
|
Cập nhật ( 11/04/2020 )
|
Tin mới đưa:- Thung lũng Loire giữa Sully-sur-Loire và Chalonnes, Pháp
- Quần thể Tu viện Ferapontov, Vologda, Nga
- Nhà thờ St James ở Šibenik, Croatia
- Mỏ đá lửa Thời kỳ Đồ đá mới ở Spiennes, Mons, Bỉ
- Lăng mộ Hoàng gia của triều đại nhà Minh và nhà Thanh, Trung Quốc
- Hang động Long Môn, Lạc Dương, Hà Nam, Trung Quốc
- Vương cung thánh đường San Francesco và địa điểm khác của Dòng Phanxicô tại Assisi, Ý
- Công trình Villa Adriana, Tivoli, Rome, Ý
- Địa điểm khảo cổ Mycenae và Tiryns tại Argolis, Hy Lạp
- Di tích Thời kỳ Đồ đá mới ở Orkney, Scotland, Vương quốc Anh
- Vùng đất lấn biển Beemster, tỉnh Noord-Holland, Hà Lan
- Trạm bơm hơi nước D.F. Woudagemaal, Lemmer, Hà Lan
- Khu Khảo cổ Nghệ thuật đá thời Tiền sử ở Thung lũng Côa (Bồ Đào Nha) và Siega Verde (Tây Ban Nha)
- Nhà hát Catalana và Bệnh viện Sant Pau, Barcelona, Tây Ban Nha
- Hệ thống cối xay gió ở Kinderdijk – Elshout, Hà Lan
Tin đã đưa:- Nhà thờ đá Phát DIệm, Ninh Bình
- Quần thể Angkor, Siem Reap, Campuchia
- Nhà thờ thánh Basil, Moskva, Nga
- Khách sạn Burj Al Arab, Dubai, United Arab Emirates
- Nhà máy sản xuất giày, Alfeld, Đức - KTS Walter Gropius
- Trung tâm Văn hóa Jean Marie Tjibaou, New Caledonia – KTS. Renzo Piano
- Cung điện Hoàng gia của triều đại nhà Minh và nhà Thanh ở Bắc Kinh và Thẩm Dương, Trung Quốc
- Di sản ruộng bậc thang tại Ifugao, Cordillera, Philippines
- Cung điện Mùa Đông, St Petersburg, Nga
- Nhà thờ Hồi giáo Selimiye, Edirne, Thổ Nhĩ Kỳ - KTS. Mimar Sinan.
- Tháp đôi Petronas Towers, Kuala Lumpur, Malaysia
- Nhà Quốc hội Đức, Berlin
- Thánh đường Crystal Cathedral, California, Mỹ- KTS. Philip Johnson
- Bảo tàng nghệ thuật Kunsthaus, Bregenz, Áo - KTS. Peter Zumthor
- Lâu đài Himeji, Hyōgo, Nhật Bản
|