Tuần -13 - Ngày 04/05/2024
SỰ KIỆN TRONG TUẦN
Hỏi:

Em cảm thấy vô hướng quá  

Em chào thầy ạ, em là 1 sinh viên đang theo học tại trường Đại học Xây dựng Hà Nội và cũng đang học trong lớp Kiến trúc Công nghiệp của thầy ạ. Em có 1 số vấn đề nội tâm rất mong muốn được thầy giúp đỡ và mách bảo ạ. 
Vấn đề chính em đang gặp phải là em cảm thấy rất vô hướng như trong tiêu đề ạ. Em thấy bản thân mình không có tý năng lực nào để mai sau có thể hành nghề kiến trúc sư. Hiện tại em bị nản chí và cũng lo sợ nữa. Em vào trường cũng vì ước mơ có thể xây ngôi nhà do chính mình thiết kế và hành nghề. Nhưng em cảm thấy mình không đủ năng lực để có thể hành nghề, kiến thức trên trường là vô cùng lớn mà dù e đã học rồi nhưng lại bị quên lãng chỉ sau 1 học kỳ. Em cũng không giỏi vẽ và vẽ rất xấu nếu vẽ tay thì nhìn rất trẻ con và thiếu chuyên nghiệp, nhìn các bạn khác em cảm thấy rất tự ti, Em cũng không biết mình còn có thể đủ trình độ để đi thực tập không nữa. Chuyên môn của em em tự đánh giá là khá tệ, em rất suy sụp và cố gắng học những gì có thể mà chuyên ngành cần. Thầy có thể cho em xin ý kiến và liệu có giải pháp khắc phục không ạ, em rất sợ rằng nếu hành nghề thì bản thân không giỏi giang thì kinh tế làm ra sẽ bị thấp, không đủ sống. Vậy em phải làm sao ạ. 


Trả lời:

Thày đã nhận được thư.

Năng lực tự thân thời điểm này là kết quả của năng lực tự rèn luyện giai đoạn trước. Như em nêu trong thư, năng lực tự thân yếu, trước hết thể hiện:
i) Kiến thức chuyên môn còn nhiều khoảng trống và ngày càng rộng ra, do việc học không chăm chỉ;
ii) Trình bày bản vẽ kiến trúc xấu, do không cẩn thận khi thiết kế;
iii) Mất niềm tin vào chính mình, nản chí và dẫn đến lo sợ cho tương lai. 
Phải thấy đó là điều không tốt đẹp do chính em gây ra, để có trách nhiệm mà sửa mình. 
Được gia đình hỗ trợ, có sức khỏe và năng lực để học đến năm thứ 3, là may mắn lắm, khi so sánh với rất nhiều thanh niên người Việt khác. 

Một số việc phải làm ngay: 
i) Thay đổi ngay nhận thức cũ: Ta phải trở thành người tài với cả kỹ năng cứng và mềm phù hợp để cạnh tranh và hợp tác, không chỉ trong kiến trúc mà cả lĩnh vực liên quan khác mà xã hội đang cần và tạo ra giá trị gia tăng;
ii) Sử dụng thời gian hợp lý: Một ngày ngủ đủ 6- 7 tiếng để tái tạo sức lao động. Thời gian còn lại dành cho: Học ngoại ngữ và chuyển đổi số; Đi học đầy đủ và lắng nghe bài giảng; Đọc sách và tài liệu bổ sung kiến thức; Chủ động trao đổi chuyên môn với giảng viên và bạn bè;
iii) Chăm chỉ tự học tập: Lời chê ghê gớm nhất là Kẻ lười nhác. Từ Kẻ lười nhác đến Kẻ hèn hạ và vô dụng rất gần nhau. Không phải lúc nào cũng có người bên cạnh mà học hỏi, mà phải có kế hoạch tự học, từ trong sách vở đến mạng xã hội và thực tế;
iv) Mở ra với thế giới bên ngoài: Tìm người có đức, có tài mà chơi để học kiến thức và sự đồng thuận; Ra với môi trường tự nhiên mà hòa vào trong đó. Sẵn sàng trải nghiệm làm những điều tốt đẹp; 
v) Còn 2 năm nữa mới ra trường. Phải học để tốt nghiệp đại học, điểm khởi đầu sự nghiệp của một người tri thức. Đây là thời gian đủ để em tìm lại sự cân bằng cảm xúc và tận tâm thay đổi chính mình.

Nếu có vấn đề gì về việc học tập có thể trao đổi với thày. Thày sẵn sàng đồng hành.

Ngày 4/11/2023; Thày Phạm Đình Tuyển 
Hỏi:

Em kính chào thầy ạ.
Em đang đọc lần 2 quyển sách Nghĩ giàu làm giàu, xuất bản lần đầu năm 1937. Quyển sách được viết từ 90 năm trước nhưng nó vẫn đang phản ánh nhiều thực tế.
Em đã đọc được rằng "các cơ sở giáo dục cần có trách nhiệm hơn nữa trong việc định hướng nghề nghiệp cho sinh viên".
Em nghĩ đó là việc các thầy đang làm không ngừng. 
Em viết mail này để cảm ơn công việc của thầy ạ.

Em cảm ơn thầy đã đọc ạ.
Sinh viên 60KD3


Trả lời:

Thày đã nhận được thư của em.
Rất cám ơn về những dòng chia sẻ, động viên. 
Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên không chỉ liên quan đến việc đào tạo kỹ năng cứng mà còn phải là kỹ năng mềm, liên quan trước hết đến năng lực đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. 
Cuốn sách "Nghĩ giàu, làm giàu" chỉ là một trong những nội dung mà thế hệ trẻ quan tâm.
Điều lớn lao hơn là họ phải có năng lực tự thân và năng lực tự rèn luyện để hình thành sự nghiệp và trở thành người tốt cho gia đình, cộng đồng và xã hội, phù hợp với chuẩn mực chung của loài người trong thế kỷ 21. 
Sinh viên là tương lai của thày.
Thày cùng các thày cô giáo khác đang nỗ lực hết sức để biến tương lai tốt đẹp đó thành hiện thực. 
Thày đang viết một cuốn sách với tiêu đề: 'Nâng cao năng lực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho sinh viên (và cựu sinh viên) trong lĩnh vực xây dựng'. Dự kiến tháng 5/2023 xuất bản. 
Chúc mọi điều tốt lành. 
Ngày 8/3/2023; Thày Phạm Đình Tuyển 

 
 
Hỏi:

 

Thưa thầy, em xin gửi kết quả bigfive mới của bản thân, qua đây em cũng xin cảm ơn thầy vì thông qua bài khảo sát bigfive và những lời thầy nói, em đã cố gắng khắc phục những yếu điểm của bản thân và cũng như trau dồi thêm kiến thức để khai phá bản thân, và thực tế đã có những chuyển biến tích cực trong cuộc sống và công việc của em, tuy vậy bản thân em cũng vẫn còn những thiếu sót, những điều em chưa thay đổi đc, em mong thầy thông cảm và trân thành cảm ơn thầy đã lắng nghe em.

 

Sinh viên Khóa 53KD, Khoa Kiến trúc Quy hoạch, ĐHXD Hà Nội

 


Trả lời:

 

Đã nhận được kết quả Big Five. Nên ghép thêm kết quả của những sinh viên khác, người khác để có thể so sánh và rút ra được nhận xét ta là ai và từ đó tự sửa mình. 

Kết quả cho thấy: Tính cách (hay kỹ năng mềm) thuộc loại trung bình. Yếu về tính hướng ngoại. 

Từng bước, từng bước mà cố gắng hơn. 

 

Ngày 3/2/2023, thày Phạm Đình Tuyển 

 


Hỏi:  Em gửi thầy kết quả Big Five ạ.




Trả lời: Thày đã nhận được kết quả đánh giá Big Five của em. 
Sau một năm tự nhìn nhận mình là ai và đã có những thay đổi . 
Tính cách Tận tâm và Hướng ngoại được cải thiện so với trước. 
Tính cách Cân bằng cảm xúc vẫn yếu như cũ. Theo các nghiên cứu mà thày được biết, tính cách Cân bằng cảm xúc là cốt lõi. Mọi năng lực hoạt động chuyên môn, xã hội của một con người đều dựa vào đây mà ra cả. 
Ta có mặt trên đời này đều có nguyên cớ tốt đẹp nào đó.  Phải tự tin hơn nữa vào chính mình, trước hết là từ công việc chuyên môn, nay chính là đồ án tốt nghiệp. 
Thày sẽ hỗ trợ chuyên môn để em có kết quả tốt nhất trong việc thực hiện học phần Đồ án tốt nghiệp. 
Ngày 10/6/2022. Thày Phạm Đình Tuyển.  
 

Hỏi: E chào thầy ạ! E là Thắng ,sinh vien nhận đồ án tốt nghiệp nhóm thầy, nhóm mình có nhóm zalo riêng hay thế nào để trao đổi về đồ án k ạ ? Em tìm sđt thầy để add Zalo nhưng không được ạ! Em cảm ơn thầy.
Trả lời: Trao đổi trực tiếp với thày qua mail. 
 
Một số nội dung chính thực hiện trong 4 tuần đầu tiên: :
 
1) Đọc kỹ các yêu cầu về nội dung Học phần đồ án tốt nghiệp của Khoa và Bộ môn KTCN; in thành một bộ hồ sơ, khi đi thông qua mang theo (hoàn thành ngay trong tuần thứ 1)  
2) Báo cáo về tên đề tài tốt nghiệp, vị trí cụ thể khu đất dự kiến theo tỷ lệ 1/500 (hoàn thành trong tuần thứ 1)
3) Chuản bị các quy định, tiêu chuẩn thiết kế có liên quan đến đề tài; in thành một bộ hồ sơ, khi đi thông qua mang theo (hoàn thành trong tuần thứ 2)
4) Tìm 5 ví dụ trên thế giới về các công trình tương tự với loại hình dự kiến trong đề tài tốt nghiệp; nhận xét và đánh giá, kết luận rút ra để có thể ứng dụng cho đề tài (4 tuần phải hoàn thành); 
5) Đọc lại các nguyên lý thiết kế kiến trúc đã được học (phải làm ngay và liên tục cho đến khi bảo vệ đề tài);
6) Nên tự đánh giá Ta là ai. Đánh giá theo phần mềm  Big Five- tính cách sinh viên, để thày biết rõ hơn về sinh viên. 
Phần mềm đánh giá: http://talaai.com.vn/   (talaai.com.vn)
Sau đó gửi ngay kết quả đánh giá tính cách cho thày, để có thể hỗ trợ. 
 
Gặp nhau 2 tuần/lần. Mỗi lần gặp cần chuẩn bị sẵn câu hỏi để có thể trao đổi tối đa những vấn đề liên quan đến đề tài tốt nghiệp mà không tự trả lời được. 
Địa điểm gặp: Chiều thứ tư hàng tuần, từ 16h - 17h30 tại Văn phòng Bộ môn KTCN. 
 
Đồ án tốt nghiệp là một sự kiện quan trọng của đời người lao động trí óc. 
Phải nỗ lực hết sức và dành tất cả thời gian, nguồn lực cho đồ án. Từ đây mới có kết quả tốt nhất, để trải nghiệm, hình thành năng lực cần thiết chuẩn bị cho việc ra trường và làm việc với vô số những người tài khác trong xã hội. 
 
2/6/2022. Thày Phạm Đình Tuyển. 
 

Hỏi:  Em chào bộ môn ạ, em là Hoàng Đức Dương lớp 66XD8 msv-0013966 đang làm bài tiểu luận về công trình dân dụng ạ em thấy bộ môn có đăng bài về công trình galaxy soho ở Trung Quốc vậy em muốn xin bộ môn cho em bài đăng đó được không ạ, em xin cảm ơn bộ môn,em chào bộ môn ạ.


Trả lời: Trang WEB bmktcn.com được thành lập với mục tiêu chính là phục vụ sinh viên. Đương nhiên là em được đăng lại các bài viết trên trang WEB này. 
Chủ  biên: TS. Phạm ĐÌnh Tuyển 

Hỏi:

Em gửi thày bài Trắc nghiệm tính cách – Big Five (talaai.com.vn)


Trả lời:

Thày đã nhận được biểu tượng Big Five của em. Đây là Big Five rất điển hình của sinh viên. Em còn là người mạnh về Hướng ngoại, một tính cách rất được coi trọng trong Thời đại liên kết và hội nhập. 
Do còn trong giai đoạn là sinh viên gắn với Học hỏi, Học tập là chính và chưa có Học hành, nên tính cách Tận tâm của em còn thiếu mạnh mẽ so với tính cách khác.  
Khi làm việc trong doanh nghiệp hay tổ chức nào đó, người sử dụng lao động đánh giá trước hết tính cách Tận tâm và là kỹ năng mềm cơ bản của mỗi nhân viên. 
Không đợi đến lúc ra trường, ngay từ bây giờ em dành quan tâm hơn cho tính cách này. Nếu làm được như vậy, sẽ thuận lợi hơn khi thử việc và nhiều cơ hội hơn trong sự nghiệp. 
Khi trắc nghiệm Big Five, Tận tâm cũng là tính cách nổi trội của thày. Trong công việc, thày luôn có thiện cảm với những người Tận tâm. 
Chúc em sớm trở thành con người thật sự Tận tâm. 

Ngày 24/4/2021, Thày Phạm Đình Tuyển. 


Hỏi:

Em thưa thầy, thầy có thể cho em hỏi làm sao mình có thể kết nối làm quen với những người giỏi hơn mình ạ, em cảm ơn thầy.


Trả lời:

Thày đã nhận được thư của em.
Đối với một đất nước: Hiền tài như nguyên khí quốc gia. Mạnh hay yếu từ đó mà ra cả.
Đối với một cá nhân: Suốt cả đời gắn với việc học: Học cái gì và học thày nào. Và sự học luôn đi cùng với sự sang trọng và thịnh vượng.
Những người giỏi hay người hiền tài có thể thức tỉnh cho ta học cái gì một cách hiệu quả và qua đó họ cũng trở thành thày của ta.
Người tài giỏi là người làm những việc mang lại giá trị gia tăng cao mà người thường không làm được. Người hiền tài là người mang tài của mình ra giúp xã hội.
Vị thế xã hội cấp độ nào thì có người tài, người hiền tài cấp độ đó, ví như người tài giỏi trong lớp, trong trường, trong ngành, trong vùng, trong quốc gia và thế giới.
Mỗi người thường tìm và chơi với người giỏi phù hợp với vị thế của họ. Khi tiến bộ, sang một vị thế mới cao hơn, lại tìm thày giỏi tương xứng ở vị thế đó mà học.
Khi đã tài giỏi trong một vị thế, chính ta lại trở thành người thày để dẫn dắt những người khác chưa có điều kiện giỏi bằng ta. Từ đây ta cũng có được phẩm cách của người chủ và người lãnh đạo.  
Khi đã hiểu được sự cần thiết của việc tìm người giỏi hay người hiền tài để học và hành, thì tất yếu ta sẽ tự thay đổi để tìm được cách kết nối với họ.
Những hiền tài luôn mong muốn làm những điều tốt đẹp. Vậy hãy thể hiện cho họ thấy tính cách của ta cũng luôn mạnh mẽ hướng về điều đó.
Là sinh viên, trước hết hãy tìm thày hay người giỏi trong lớp, khoa, trường; trong gia đình và dòng họ để học.
Thày chúc em sớm thành công.

Ngày 19/4/2021. Thày Phạm Đình Tuyển


Hỏi:

Em thưa thầy (cô). Trong quá trình làm đồ án thì trong lớp có nhóm không hoà đồng được và bạn trong nhóm xin sang nhóm khác. Vậy bạn đó đề xuất chuyển nhóm với thầy trong buổi thông tới luôn được không ạ? Em cảm ơn ạ!


Trả lời:

Bộ môn đã nhận được thư của em. 
Học kỹ năng mềm phối hợp với các thành viên có liên quan trong hoạt động tư vấn là một trong những mục tiêu của việc Làm đồ án theo nhóm. 
Ai cũng phải nỗ lực tự học điều này để đình hình được nhận thức: Sức mạnh và vị thế của một tổ chức chủ yếu được xây dựng trên nền tảng của việc "Cùng nghĩ,Cùng làm".Từ đó mới mong công việc đạt được hiệu quả cao nhất.
23/4/2019. Thày Phạm Đình Tuyển 


Hỏi:

Em chào thầy, các câu trả lời của thầy khiến em thấy rất hữu ích. Em muốn hỏi thầy khi thầy gặp những bế tắc hay thất bại trong cuộc sống thầy đã tự khắc phục như thế nào, có khi nào thầy cảm thấy mệt mỏi với công việc của mình không. Hiện tại có những lúc em cảm thấy kém cỏi so với  người khác, xin thầy cho em lời khuyên được không ạ?

Em cảm ơn thầy rất nhiều. 
Trả lời:


Thày đã nhận được thư của em 
Chắc chắn trong cuộc đời không có ai chỉ toàn thành công cả. 
Trong hoạt động chính trị, thất bại là gắn với tính mạng. 
Trong hoạt động kinh tế, thất bại là gắn với thiệt hại về kinh tế và thời gian.
Trong hoạt động xã hội, thất bại là mất niềm tin và vị thế… 

Trong thời đại hội nhập ngày nay, con người phải cạnh tranh với những đối thủ rất mạnh mà trong nhiều trường hợp ta còn chưa biết nhiều về họ; giống như đi thi Olimpic mà không biết sẽ phải thi môn gì; đến đó mới rõ. 
Chính vì vậy, xã hội bây giờ cần những người: i) Tư tưởng tiến bộ; ii) Yêu tự do; iii) Hoạt động đa năng và biết liên kết với nhiều người để làm nhiều việc; trong đó đặc biệt với em là nhân tố thứ ba. 

Nếu một người chỉ chăm chăm làm một việc; việc đó thất bại có nghĩa là mất tất cả. 
Nếu một người làm ba việc; một việc thành công, hai việc thất bại, điều đó cũng chấp nhận được.
Nếu một người làm năm việc; ba việc thành công, hai việc thất bại, điều đó được coi như đã thành công.  

Đã đi học được đến bậc đại học, chắc chắn em có cơ hội hơn rất nhiều người không có điều kiện đi học ngoài xã hội kia (thậm chí nhiều người còn khuyết tật). 
Hãy học và rèn luyện trở thành người đa năng, nghĩa là tập làm nhiều việc một lúc (ưu tiên là việc theo chuyên môn giỏi nhất của mình, tiếp đến là việc mà xã hội đang cần và cuối cùng là việc mà mình yêu thích). Cũng chính từ đây em sẽ tìm được những mặt mạnh của mình.
Đối với những người tri thức, trong tâm thức của họ không có chỗ cho từ “bế tắc” và “mệt mỏi”, chỉ có từ “khó khăn” và “sáng tạo” để vượt qua mà thôi. (Tất nhiên, trong cuộc sống ai cũng phải chịu những nỗi đau buồn, ví như sự mất mát của người thân, bạn bè, đồng loại). 
Một điều nữa em cũng cần biết: Sức mạnh để làm những điều khác biệt và sẽ thành công, không phải chỉ xuất phát từ bản thân em, từ thế giới thực tại này, mà còn được khởi nguồn từ sức mạnh tinh thần của tiền nhân, tổ tiên và dòng họ gia đình em. Vì vậy, phải tìm hiểu, học để phát huy cho được sức mạnh tinh thần này, thậm chí biến thành niềm tin cốt lõi của mình.  

Chúc em trở thành con người đa năng và thành công.  

Ngày 4/12/2018. Thày Phạm Đình Tuyển  

 


Thông tin định kỳ
+ Câu hỏi ôn thi môn học Kiến trúc CN - DD
+ Câu hỏi ôn thi môn học KTCN
+ Bảng giờ lên lớp
+ Giải thưởng Loa Thành
+ Quyết định số 1982/QĐ-TTg phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam
+ Quy định mới về Quy chế đào tạo ĐH hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của Trường ĐHXD
+ Chương trình khung môn học học phần tiến sỹ chuyên ngành Kiến trúc Công nghiệp
+ Dạy học theo tiếp cận “CDIO” trong đào tạo đại học
+ Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
+ NQ số 44/NQ-CP ban hành Chương trình hành động về đổi mới căn bản, toàn diện GD & ĐT
+ Bộ Xây dựng cung cấp 37 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4
+ NĐ 109/2022/NĐ-CP quy định về hoạt động KHCN trong cơ sở giáo dục ĐH
+ Công bố Báo cáo Việt Nam 2035
+ Hệ thống tài liệu phục vụ thực hiện học phần Đồ án KTCN và Công trình đầu mối HTKT
+ Danh mục các video trên WEB bmktcn.com
+ Truyền thuyết Kiến trúc kho báu Chùa Một Cột
+ Danh mục các dự án quy hoạch KCN tại VN
+ Danh mục dự án QH các KKT ven biển Việt Nam
+ Danh mục dự án QH các KKT cửa khẩu tại VN
+ Danh mục hệ thống Văn bản quy phạm pháp luật trên WEB bmktcn.com
Phát triển công nghiệp Việt Nam
Khôi phục và và phát triển làng nghề Việt Nam
10/06/2007

Sản xuất thủ công mỹ nghệ của nước Việt cổ đã có từ rất sớm, nhưng việc hình thành làng nghề thủ công mỹ nghệ, theo sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi thì mãi đến đầu thế kỷ XV mới xuất hiện ở vùng đồng bằng sông Hồng. Cũng vào thời gian này, thợ thủ công mới hội tụ về Hà Nội và tập trung lại trong một khu vực gọi là phường. Thành Hà Nội xưa có 36 phố phường, tiêu biểu cho 36 phường nghề khác nhau.

Dưới các triều đại phong kiến, để phục vụ cho sự phát triển của kinh thành, một số lượng lớn thợ thủ công đã đổ về kinh đô Huế và thành Thăng Long và chính những người thợ tài hoa này đã sáng tạo ra các công trình kiến trúc, văn hoá và sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo và những kỹ thuật sản xuất này vẫn được truyền lại cho đến ngày nay.

Tới thế kỷ XIX, số làng nghề thủ công ở miền Bắc đã tăng lên với số lượng khá lớn, trong đó riêng nghề dệt vải chỉ mới tính trong 4 địa phương Hà Nội, Nam Định, Sơn Tây và Bắc Ninh đã có tới 58 xã, thôn làm nghề này.

Hoạt động xuất khẩu của các sản phẩm thủ công được bắt đầu khá sớm, bắt đầu từ thế kỷ XI thời nhà Lý và tới thế kỷ XIV, nhà Tây Sơn. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu lúc bấy giờ là đồ gốm, đồ gỗ nội thất, các sản phẩm mây tre đan, giấy, lụa, bạc, ngà voi… Hàng hoá được giao từ các bến cảng Vân Đồn, Vân Ninh và sau này là từ các cảng khác như phố Hiến, Hội An, Phan Thiết, Bến Nghé, Nhà Rồng…

Sau khi bị thực dân Pháp xâm lược, nước ta đã trở thành thị trường tiêu thụ các hàng hoá của chính quốc, vì vậy đã làm hạn chế sự phát triển của một số nghề thủ công truyền thống như dệt, nấu rượu… Tuy nhiên, các mặt hàng công nghiệp và hàng nhập khẩu từ nước Pháp không thể làm mất đi hoàn toàn các nghề thủ công trong các làng xã, vì nhu cầu sử dụng, tiêu thụ hàng hoá khá lớn, nhất là đối với những hàng hoá rẻ, vừa với túi tiền của người nông dân.

Năm 1954, sau hoà bình lập lại, sản xuất thủ công nghiệp giữ một vai trò rất quan trọng trong việc khôi phục và phát triển kinh tế ở miền Bắc. Trong 3 năm (1954-1957) sản xuất thủ công nghiệp đã nhanh chóng được khôi phục. Tính đến cuối năm 1957, toàn miền Bắc đã có trên 15 vạn cơ sở sản xuất thủ công nghiệp. Giá trị sản lượng thủ công nghiệp chiếm tới 63% tổng giá trị hàng công nghiệp sản xuất trong nước.

Năm 1975, sau khi đất nước thống nhất, do những khó khăn về kinh tế xã hội và tác động của cơ chế quản lý bao cấp nên sản xuất của nhiều làng nghề bị giảm sút, mai một. Nhưng từ khi đất nước bước vào đổi mới, làng nghề đã từng bước khôi phục và phát triển, đóng góp ngày càng nhiều vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhất là trong việc giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

Để được công nhận là làng nghề, theo Liên minh HTX Việt Nam thì phải thoả mãn được tiêu chí là thu nhập, từ nghề đạt từ 50% trở lên trong tổng thu nhập của làng và thu hút từ 30%-50% số lao động hoặc số hộ gia đình trong làng nghề. Với tiêu chí này, đến tháng 6 năm 2006, cả nước có 1451 làng nghề. Trong đó tập trung chủ yếu ở miền Bắc với 1068 làng nghề, chiếm hơn 73,6% làng nghề của cả nước; miền Trung có 116 làng, chiếm 8% và còn lại miền Nam có 267 làng, chiếm 18,4%.

Ở miền Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung nhiều nhất các làng nghề, có tới 821 làng nghề. Trong đó Hà Tây có 196 làng, tiếp đến là Thái Bình 159 làng, Ninh Bình 78 làng, Hải Dương 72 làng, Bắc Ninh 66 làng, Hà Nam 49 làng, Vĩnh Phúc 48 làng, Hà Nội 44 làng, Nam Định 43 làng, Hưng Yên 42 làng và Hải Phòng 24 làng.

Hà Tây là tỉnh có nhiều nghề truyền thống nhất trong cả nước. Từ chỗ chỉ khoảng 80 làng nghề vào năm 1986, đến nay, toàn tỉnh đã có 196 làng nghề với khoảng 160 nghìn lao động. Giá trị sản xuất của các làng nghề năm 2005 đạt khoảng 3 nghìn tỷ đồng. Thu nhập bình quân một hộ năm 2005 là 14,7 triệu đồng. Các làng nghề truyền thống tiêu biểu là làng dệt lụa Vạn Phúc, làng rèn dao kéo Đa Sĩ (Hà Đông), làng điêu khắc Dư Dụ, Thanh oai, làng mộc Chàng Sơn, Thạch Thất, làng nghề sơn khảm Ngọ Hạ, Phú Xuyên, nón làng Chuông, Thanh oai…Tại Vạn Phúc Hà Đông, ngoài nghề truyền thống là dệt lụa tơ tằm, còn phát triển thêm các nghề nhuộm, in hoa, số lao động tham gia nghề khoảng 2400 người, chiếm 45% dân số toàn xã. Làng nghề rèn Đa Sĩ thu hút gần 3000 người, chiếm gần 60% số lao động trong xã, thu nhập một hộ là 13 triệu đồng/năm. Làng nghề cơ khí xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất số lao động tham gia làm nghề là 3.200 người, chiếm 52,2% dân số của xã, thu nhập bình quân của hộ là 10 triệu đồng/năm.

Ở miền Trung, đứng đầu là Quảng Nam có 66 làng nghề, tiếp đến là Bình Định 19 làng, Phú Yên 11 làng, Quảng Ngãi 11 làng… Tại Quảng Nam, các làng nghề đã thu hút khoảng 20 nghìn lao động tham gia trực tiếp. Tiêu biểu là các làng dệt lụa Mã Châu, làng dệt Duy Trinh huyện Duy Xuyên, làng mây tre đan Âu Cơ huyện Núi Thành, làng nghề trà hương thị xã Tam Kỳ và làng khai thác đá Tràng Thạch huyện Đại Lộc đã thu hút tới 60%-80% số hộ và đóng góp tới gần 90% giá trị sản xuất chung của làng.

Ở Nam bộ, An Giang là tỉnh có nhiều làng nghề nhất với 70 làng, tiếp theo là Đồng Tháp 31 làng, Tây Ninh 25 làng, Cần Thơ 24 làng, Cà Mau 20 làng, Bình Thuận 19 làng, thành phố Hồ Chí Minh 12 làng…Tại An Giang, thời gian qua ngoài việc khôi phục, ổn định sản xuất làng nghề dệt ở Văn Giáo huyện Tịnh Biên, dệt thổ cẩm Châu Phong huyện Tân Châu, rèn Phú Mỹ huyện Phú Tân, sản xuất đường thốt nốt ở một số địa phương của hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn… còn phát triển thêm nghề thắt bím lục bình ở Chợ Vàm, huyện Phú Tân.

Theo ngành nghề, nhiều nhất vẫn là làng nghề thủ công mỹ nghệ, có 952 làng, chiếm tới 65,6% tổng số, trong đó làng nghề sản xuất mây tre đan có 276 làng, tiếp đến sản xuất chiếu cói 131 làng, gỗ mỹ nghệ và các sản phẩm từ gỗ123 làng, thêu ren 98 làng, thảm đay, thừng chão, bao đay 41 làng, gốm sứ 35 làng, chạm bạc đồng 7 làng, đúc đồng nhôm 4 làng…Chế biến nông, lâm, thuỷ sản và sản xuất thực phẩm có 264 làng nghề chiếm 18,2% tổng số, trong đó có 112 làng nghề chế biến thực phẩm (bún, phở, bánh đa, miến…), 27 làng nghề chế biến đường, 16 làng nghề nấu rượu, 15 làng nghề xay xát, sát, sấy nông sản (thóc, ngô, khoai, sắn…), 10 làng nghề chế biến tinh bột, củ quả, 12 làng nghề chế biến chè, 19 làng nghề chế biến nước mắm, 8 làng nghề chế biến thuốc nam… Tiểu, thủ công nghiệp có 153 làng, chiếm 10,5% tổng số, trong đó gia công cơ khí 61 làng, gò hàn đồ gia dụng 31 làng, may quần áo, may đồ da, giả da 31 làng, sơ chế bông, lông vũ 13 làng… Sản xuất vật liệu xây dựng có 82 làng nghề, chiếm 5,7% tổng số, trong đó sản xuất gạch, ngói, vôi, cát 79 làng nghề và sản xuất đá xây dựng 3 làng.

Về sản phẩm, hiện nay cả nước có khoảng 200 loại sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ được sản xuất từ các làng nghề truyền thống khác nhau, trong đó đa phần các sản phẩm đã trải qua lịch sử phát triển hàng trăm năm song song với quá trình phát triển kinh tế, văn hoá của đất nước cũng như lịch sử phát triển của khu vực Đông Dương. Hầu hết những sản phẩm này ban đầu đều được sản xuất để phục vụ sinh hoạt hàng ngày hoặc là các công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đối với các sản phẩm làm từ tre, ban đầu các sản phẩm này chỉ là các dụng cụ phục vụ sinh hoạt của người dân rất đơn giản như gầu múc nước, giỏ đánh bắt cá, các loại rổ rá và dụng cụ nông nghiệp khác. Các sản phẩm làm từ gỗ thường là đồ nôị thất, tượng gỗ sử dụng trong đình chùa, lễ hội, bộ đồ ăn, vật dụng trang trí… Các sản phẩm gốm sứ thường là bát đĩa và đồ trang trí. Còn các sản phẩm theu ren là quần áo, trang phục hàng ngày, lễ hội… Kỹ thuật sản xuất cơ bản để làm ra các sản phẩm này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được phát triển hoàn thiện cho tới ngày nay.

Mặc dù đã phục hồi và phát triển, song hiện nay làng nghề Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, yếu kém như: phát triển tự phát, quy mô sản xuất nhỏ; thiết bị, công nghệ lạc hậu; thiếu mặt bằng sản xuất, hầu hết các hộ đều sử dụng nhà ở làm nơi sản xuất; sản xuất không ổn định do thiếu nguyên liệu; khả năng cạnh tranh yếu do giá thành cao; một số mặt hàng do sản xuất theo yêu cầu của khách hàng đang mất dần tính văn hoá truyền thống; vệ sinh môi trường làng nghề chưa được quan tâm đúng mức đang là mối quan ngại lớn đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của các địa phương.

Theo khảo sát năm 2006 của Trung tâm Khoa học công nghệ môi trường thuộc Liên minh HTX Việt Nam thì tình trạng ô nhiễm môi trường ở nhiều làng nghề rất đáng lo ngại, không những ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của người dân mà còn làm giảm năng suất cây trồng, vật nuôi.

Tại làng tái chế sắt Đa Hội Bắc Ninh, hàng ngày có từ 350-400m3 nước thải, trong đó nước thải từ các xưởng mạ chứa kim loại nặng, axít, kiềm không qua xử lý, được xả trực tiếp vào sông Ngũ Huyện Khê. Kết quả phân tích cho thấy, nước thải từ các làng nghề đổ ra sông Ngũ Huyện Khê, có hàm lượng BOD lớn gấp 7 lần và hàm lượng COD lớn gấp 8 lần tiêu chuẩn cho phép.

Tại làng tái chế giấy Phong Khê, huyện Tiên Du, Bắc Ninh, có 900 dây chuyền sản xuất, hàng ngày có khoảng 300 m3 nước thải không qua xử lý cũng được xả trực tiếp vào sông Ngũ Huyện Khê. Do ô nhiễm từ rác và nước thải nên 3 mẫu ruộng thuộc cánh đồng Cầu Tiễn đã phải bỏ hoang nhiều năm nay.

Làng giết mổ gia súc Phúc Lâm xã Hoàng Ninh, huyện Việt yên, Bắc Giang có 30 lò mổ hoạt động thường xuyên, thải khoảng 9000kg chất thải mỗi ngày. Ao, hồ trong làng là nơi tiếp nước thải và còn là nơi ngâm xương trâu, bò, nên có tới 90% ao, hồ không nuôi được cá. Giếng khơi có mùi tanh, nước đen và độ nhiễm khuẩn Coli gấp hàng chục lần so với tiêu chuẩn cho phép. Đặc biệt làng tái chế chì Đông Mai, xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, Hưng Yên, luôn sống trong bầu không khí mờ sương vì khói chì. Tại các ao đãi, rửa phế liệu và đổ xỉ, hàm lượng Pb vượt tiêu chuẩn cho phép từ 32-65 lần. Hàm lượng chì trong bèo 430mg/kgCTKHKH hàm lượng chì trong rau màu 168-430mgPb/kg, hàm lượng bụi vượt tiêu chuẩn cho phép từ 5-10 lần.

Ở Hà Tây, theo Sở Tài nguyên Môi trường cho biết, hoạt động của các cơ sở sản xuất làng nghề năm 2005 đã gây ô nhiễm đáng kể tới chất lượng môi trường không khí, nguồn nước. Kết quả quan trắc tiếng ồn tại các làng nghề Phùng Xá, Vạn Phúc, Hữu Bằng, Chàng Sơn, có mức ồn cao hơn giới hạn cho phép nhiều lần. Đặc biệt là làng nghề sản xuất cơ khí Phùng Xá, Thanh Thuỳ, có thời điểm tiếng ồn lên tới 100dBA. Nồng độ bụi trung bình trong không khí tại các làng nghề về mùa khô lớn hơn giới hạn cho phép theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam từ 3-4 lần. Tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm do việc xả bừa bãi các chất thải đã sinh ra mùi hôi thối khó chịu và gây ô nhiễm trên khu vực rộng. Đặc biệt là hầu hết các làng nghề đều chưa có các hệ thống xử lý nước thải, nên toàn bộ nguồn nước thải đều được xả trực tiếp vào sông ngòi, ao hồ. Đây là nguyên nhân làm ô nhiễm mặt nước và nước ngầm.

Theo Viện Khoa học công nghệ và môi trường , Đại học Bách khoa Hà Nội thì 100% mẫu nước thải ở làng nghề Bắc bộ đều cho thông số ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép. Trong khi đó theo kết quả nghiên cứu của Viện Bảo hộ lao động gần đây cho thấy, trong các làng nghề tỷ lệ mắc bệnh nhiều nhất liên quan đế hô hấp như viêm họng chiếm 30,56%, viêm phế quản 25%, đau dây thần kinh chiếm 9,72%. Tại làng nghề tái chế chì Đông Mai kể trên có tới 100% người lao động bị nhiễm chì, 65,6% dân số mắc bệnh về đường hô hấp, 19,4% dân số bị chứng giảm hồng cầu và số trẻ em bị dị tật nhiều nhất tỉnh, có tới 48 em. Còn tại làng nghề sản xuất rượu Vân Hà - Bắc Giang tỷ lệ người mắc bệnh ngoài da là 68,5% và các bệnh về đường ruột là 58,8%.

Để phát triển làng nghề Việt Nam bền vững, cần có những chính sách và giải pháp hữu hiệu nhằm giải quyết những khó khăn, yếu kém kể trên, trước mắt cần có giải pháp giúp làng nghề tạo mặt bằng sản xuất ổn định lâu dài; thuận lợi trong vay vốn và tiếp nhận công nghệ mới; tạo nguồn nguyên liệu, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực và xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường ./.

(Nguồn: Bộ công nghiệp)

Cập nhật ( 27/10/2014 )
 
Tin mới đưa:
Tin đã đưa:

“ Chính sách đúng là nguồn gốc của thắng lợi, nhưng khi có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là do cách tổ chức công việc, việc lựa chọn cán bộ và công tác kiểm tra. Nếu ba điều ấy làm không tốt, thì chính sách đúng mấy cũng vô ích”.

 
Trí thức trẻ là người tốt nghiệp đại học, tuổi từ 39 trở xuống. Do thu nhập sau ra trường hạn hẹp, thị trường nhà ở giá rẻ khan hiếm, nên điều kiện về an cư để lạc nghiệp còn khó khăn. Các bạn trí thức trẻ ước muốn gì về nơi ở của riêng mình (không phải do thừa kế, đi thuê):
 
 
 
Trong thời đại CMCN 4.0, Chuyển đổi số không còn là điều tốt đẹp nên có, mà là điều bắt buộc đối với tất cả tổ chức và doanh nghiệp, gắn với Chính quyền số, Kinh tế số, Xã hội số. Trong bối cảnh đô thị hóa, ngành XD có vai trò tiên phong trong Chuyển đổi số đế nâng cao năng lực cạnh tranh. Người ta còn cho rằng "QH đô thị là bệ phóng cho Chuyển đổi số". Lãnh đạo, người lao động trong doanh nghiệp XD phải chấp nhận và thích ứng dần với quá trình Chuyển đổi số. Các bạn SV, cựu SV trong lĩnh vực XD - Công dân kỹ thuật số trong tương lai, nghĩ gì về nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực Chuyển đổi số trong cơ sở đào tạo ĐH:
 
 
Thông báo

   Liên kết website
 
  • Sơ đồ trang 
  • Bản quyền thuộc Bộ môn Kiến trúc Công nghệ - Khoa Kiến trúc Quy hoạch - Trường Đại học Xây dựng
    Địa chỉ liên hệ: Phòng 404 nhà A1 - Số 55 đường Giải Phóng - TP Hà Nội
    Điện thoại: (04) 3869 7045     Email: bmktcn@gmail.com
    Chủ biên: TS. Phạm Đình Tuyển - Phụ trách: TS. Nguyễn Cao Lãnh & cộng sự
    Powered by vnDIC.com