Tuần -14 - Ngày 27/04/2024
SỰ KIỆN TRONG TUẦN
Hỏi:

Em cảm thấy vô hướng quá  

Em chào thầy ạ, em là 1 sinh viên đang theo học tại trường Đại học Xây dựng Hà Nội và cũng đang học trong lớp Kiến trúc Công nghiệp của thầy ạ. Em có 1 số vấn đề nội tâm rất mong muốn được thầy giúp đỡ và mách bảo ạ. 
Vấn đề chính em đang gặp phải là em cảm thấy rất vô hướng như trong tiêu đề ạ. Em thấy bản thân mình không có tý năng lực nào để mai sau có thể hành nghề kiến trúc sư. Hiện tại em bị nản chí và cũng lo sợ nữa. Em vào trường cũng vì ước mơ có thể xây ngôi nhà do chính mình thiết kế và hành nghề. Nhưng em cảm thấy mình không đủ năng lực để có thể hành nghề, kiến thức trên trường là vô cùng lớn mà dù e đã học rồi nhưng lại bị quên lãng chỉ sau 1 học kỳ. Em cũng không giỏi vẽ và vẽ rất xấu nếu vẽ tay thì nhìn rất trẻ con và thiếu chuyên nghiệp, nhìn các bạn khác em cảm thấy rất tự ti, Em cũng không biết mình còn có thể đủ trình độ để đi thực tập không nữa. Chuyên môn của em em tự đánh giá là khá tệ, em rất suy sụp và cố gắng học những gì có thể mà chuyên ngành cần. Thầy có thể cho em xin ý kiến và liệu có giải pháp khắc phục không ạ, em rất sợ rằng nếu hành nghề thì bản thân không giỏi giang thì kinh tế làm ra sẽ bị thấp, không đủ sống. Vậy em phải làm sao ạ. 


Trả lời:

Thày đã nhận được thư.

Năng lực tự thân thời điểm này là kết quả của năng lực tự rèn luyện giai đoạn trước. Như em nêu trong thư, năng lực tự thân yếu, trước hết thể hiện:
i) Kiến thức chuyên môn còn nhiều khoảng trống và ngày càng rộng ra, do việc học không chăm chỉ;
ii) Trình bày bản vẽ kiến trúc xấu, do không cẩn thận khi thiết kế;
iii) Mất niềm tin vào chính mình, nản chí và dẫn đến lo sợ cho tương lai. 
Phải thấy đó là điều không tốt đẹp do chính em gây ra, để có trách nhiệm mà sửa mình. 
Được gia đình hỗ trợ, có sức khỏe và năng lực để học đến năm thứ 3, là may mắn lắm, khi so sánh với rất nhiều thanh niên người Việt khác. 

Một số việc phải làm ngay: 
i) Thay đổi ngay nhận thức cũ: Ta phải trở thành người tài với cả kỹ năng cứng và mềm phù hợp để cạnh tranh và hợp tác, không chỉ trong kiến trúc mà cả lĩnh vực liên quan khác mà xã hội đang cần và tạo ra giá trị gia tăng;
ii) Sử dụng thời gian hợp lý: Một ngày ngủ đủ 6- 7 tiếng để tái tạo sức lao động. Thời gian còn lại dành cho: Học ngoại ngữ và chuyển đổi số; Đi học đầy đủ và lắng nghe bài giảng; Đọc sách và tài liệu bổ sung kiến thức; Chủ động trao đổi chuyên môn với giảng viên và bạn bè;
iii) Chăm chỉ tự học tập: Lời chê ghê gớm nhất là Kẻ lười nhác. Từ Kẻ lười nhác đến Kẻ hèn hạ và vô dụng rất gần nhau. Không phải lúc nào cũng có người bên cạnh mà học hỏi, mà phải có kế hoạch tự học, từ trong sách vở đến mạng xã hội và thực tế;
iv) Mở ra với thế giới bên ngoài: Tìm người có đức, có tài mà chơi để học kiến thức và sự đồng thuận; Ra với môi trường tự nhiên mà hòa vào trong đó. Sẵn sàng trải nghiệm làm những điều tốt đẹp; 
v) Còn 2 năm nữa mới ra trường. Phải học để tốt nghiệp đại học, điểm khởi đầu sự nghiệp của một người tri thức. Đây là thời gian đủ để em tìm lại sự cân bằng cảm xúc và tận tâm thay đổi chính mình.

Nếu có vấn đề gì về việc học tập có thể trao đổi với thày. Thày sẵn sàng đồng hành.

Ngày 4/11/2023; Thày Phạm Đình Tuyển 
Hỏi:

Em kính chào thầy ạ.
Em đang đọc lần 2 quyển sách Nghĩ giàu làm giàu, xuất bản lần đầu năm 1937. Quyển sách được viết từ 90 năm trước nhưng nó vẫn đang phản ánh nhiều thực tế.
Em đã đọc được rằng "các cơ sở giáo dục cần có trách nhiệm hơn nữa trong việc định hướng nghề nghiệp cho sinh viên".
Em nghĩ đó là việc các thầy đang làm không ngừng. 
Em viết mail này để cảm ơn công việc của thầy ạ.

Em cảm ơn thầy đã đọc ạ.
Sinh viên 60KD3


Trả lời:

Thày đã nhận được thư của em.
Rất cám ơn về những dòng chia sẻ, động viên. 
Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên không chỉ liên quan đến việc đào tạo kỹ năng cứng mà còn phải là kỹ năng mềm, liên quan trước hết đến năng lực đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. 
Cuốn sách "Nghĩ giàu, làm giàu" chỉ là một trong những nội dung mà thế hệ trẻ quan tâm.
Điều lớn lao hơn là họ phải có năng lực tự thân và năng lực tự rèn luyện để hình thành sự nghiệp và trở thành người tốt cho gia đình, cộng đồng và xã hội, phù hợp với chuẩn mực chung của loài người trong thế kỷ 21. 
Sinh viên là tương lai của thày.
Thày cùng các thày cô giáo khác đang nỗ lực hết sức để biến tương lai tốt đẹp đó thành hiện thực. 
Thày đang viết một cuốn sách với tiêu đề: 'Nâng cao năng lực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho sinh viên (và cựu sinh viên) trong lĩnh vực xây dựng'. Dự kiến tháng 5/2023 xuất bản. 
Chúc mọi điều tốt lành. 
Ngày 8/3/2023; Thày Phạm Đình Tuyển 

 
 
Hỏi:

 

Thưa thầy, em xin gửi kết quả bigfive mới của bản thân, qua đây em cũng xin cảm ơn thầy vì thông qua bài khảo sát bigfive và những lời thầy nói, em đã cố gắng khắc phục những yếu điểm của bản thân và cũng như trau dồi thêm kiến thức để khai phá bản thân, và thực tế đã có những chuyển biến tích cực trong cuộc sống và công việc của em, tuy vậy bản thân em cũng vẫn còn những thiếu sót, những điều em chưa thay đổi đc, em mong thầy thông cảm và trân thành cảm ơn thầy đã lắng nghe em.

 

Sinh viên Khóa 53KD, Khoa Kiến trúc Quy hoạch, ĐHXD Hà Nội

 


Trả lời:

 

Đã nhận được kết quả Big Five. Nên ghép thêm kết quả của những sinh viên khác, người khác để có thể so sánh và rút ra được nhận xét ta là ai và từ đó tự sửa mình. 

Kết quả cho thấy: Tính cách (hay kỹ năng mềm) thuộc loại trung bình. Yếu về tính hướng ngoại. 

Từng bước, từng bước mà cố gắng hơn. 

 

Ngày 3/2/2023, thày Phạm Đình Tuyển 

 


Hỏi:  Em gửi thầy kết quả Big Five ạ.




Trả lời: Thày đã nhận được kết quả đánh giá Big Five của em. 
Sau một năm tự nhìn nhận mình là ai và đã có những thay đổi . 
Tính cách Tận tâm và Hướng ngoại được cải thiện so với trước. 
Tính cách Cân bằng cảm xúc vẫn yếu như cũ. Theo các nghiên cứu mà thày được biết, tính cách Cân bằng cảm xúc là cốt lõi. Mọi năng lực hoạt động chuyên môn, xã hội của một con người đều dựa vào đây mà ra cả. 
Ta có mặt trên đời này đều có nguyên cớ tốt đẹp nào đó.  Phải tự tin hơn nữa vào chính mình, trước hết là từ công việc chuyên môn, nay chính là đồ án tốt nghiệp. 
Thày sẽ hỗ trợ chuyên môn để em có kết quả tốt nhất trong việc thực hiện học phần Đồ án tốt nghiệp. 
Ngày 10/6/2022. Thày Phạm Đình Tuyển.  
 

Hỏi: E chào thầy ạ! E là Thắng ,sinh vien nhận đồ án tốt nghiệp nhóm thầy, nhóm mình có nhóm zalo riêng hay thế nào để trao đổi về đồ án k ạ ? Em tìm sđt thầy để add Zalo nhưng không được ạ! Em cảm ơn thầy.
Trả lời: Trao đổi trực tiếp với thày qua mail. 
 
Một số nội dung chính thực hiện trong 4 tuần đầu tiên: :
 
1) Đọc kỹ các yêu cầu về nội dung Học phần đồ án tốt nghiệp của Khoa và Bộ môn KTCN; in thành một bộ hồ sơ, khi đi thông qua mang theo (hoàn thành ngay trong tuần thứ 1)  
2) Báo cáo về tên đề tài tốt nghiệp, vị trí cụ thể khu đất dự kiến theo tỷ lệ 1/500 (hoàn thành trong tuần thứ 1)
3) Chuản bị các quy định, tiêu chuẩn thiết kế có liên quan đến đề tài; in thành một bộ hồ sơ, khi đi thông qua mang theo (hoàn thành trong tuần thứ 2)
4) Tìm 5 ví dụ trên thế giới về các công trình tương tự với loại hình dự kiến trong đề tài tốt nghiệp; nhận xét và đánh giá, kết luận rút ra để có thể ứng dụng cho đề tài (4 tuần phải hoàn thành); 
5) Đọc lại các nguyên lý thiết kế kiến trúc đã được học (phải làm ngay và liên tục cho đến khi bảo vệ đề tài);
6) Nên tự đánh giá Ta là ai. Đánh giá theo phần mềm  Big Five- tính cách sinh viên, để thày biết rõ hơn về sinh viên. 
Phần mềm đánh giá: http://talaai.com.vn/   (talaai.com.vn)
Sau đó gửi ngay kết quả đánh giá tính cách cho thày, để có thể hỗ trợ. 
 
Gặp nhau 2 tuần/lần. Mỗi lần gặp cần chuẩn bị sẵn câu hỏi để có thể trao đổi tối đa những vấn đề liên quan đến đề tài tốt nghiệp mà không tự trả lời được. 
Địa điểm gặp: Chiều thứ tư hàng tuần, từ 16h - 17h30 tại Văn phòng Bộ môn KTCN. 
 
Đồ án tốt nghiệp là một sự kiện quan trọng của đời người lao động trí óc. 
Phải nỗ lực hết sức và dành tất cả thời gian, nguồn lực cho đồ án. Từ đây mới có kết quả tốt nhất, để trải nghiệm, hình thành năng lực cần thiết chuẩn bị cho việc ra trường và làm việc với vô số những người tài khác trong xã hội. 
 
2/6/2022. Thày Phạm Đình Tuyển. 
 

Hỏi:  Em chào bộ môn ạ, em là Hoàng Đức Dương lớp 66XD8 msv-0013966 đang làm bài tiểu luận về công trình dân dụng ạ em thấy bộ môn có đăng bài về công trình galaxy soho ở Trung Quốc vậy em muốn xin bộ môn cho em bài đăng đó được không ạ, em xin cảm ơn bộ môn,em chào bộ môn ạ.


Trả lời: Trang WEB bmktcn.com được thành lập với mục tiêu chính là phục vụ sinh viên. Đương nhiên là em được đăng lại các bài viết trên trang WEB này. 
Chủ  biên: TS. Phạm ĐÌnh Tuyển 

Hỏi:

Em gửi thày bài Trắc nghiệm tính cách – Big Five (talaai.com.vn)


Trả lời:

Thày đã nhận được biểu tượng Big Five của em. Đây là Big Five rất điển hình của sinh viên. Em còn là người mạnh về Hướng ngoại, một tính cách rất được coi trọng trong Thời đại liên kết và hội nhập. 
Do còn trong giai đoạn là sinh viên gắn với Học hỏi, Học tập là chính và chưa có Học hành, nên tính cách Tận tâm của em còn thiếu mạnh mẽ so với tính cách khác.  
Khi làm việc trong doanh nghiệp hay tổ chức nào đó, người sử dụng lao động đánh giá trước hết tính cách Tận tâm và là kỹ năng mềm cơ bản của mỗi nhân viên. 
Không đợi đến lúc ra trường, ngay từ bây giờ em dành quan tâm hơn cho tính cách này. Nếu làm được như vậy, sẽ thuận lợi hơn khi thử việc và nhiều cơ hội hơn trong sự nghiệp. 
Khi trắc nghiệm Big Five, Tận tâm cũng là tính cách nổi trội của thày. Trong công việc, thày luôn có thiện cảm với những người Tận tâm. 
Chúc em sớm trở thành con người thật sự Tận tâm. 

Ngày 24/4/2021, Thày Phạm Đình Tuyển. 


Hỏi:

Em thưa thầy, thầy có thể cho em hỏi làm sao mình có thể kết nối làm quen với những người giỏi hơn mình ạ, em cảm ơn thầy.


Trả lời:

Thày đã nhận được thư của em.
Đối với một đất nước: Hiền tài như nguyên khí quốc gia. Mạnh hay yếu từ đó mà ra cả.
Đối với một cá nhân: Suốt cả đời gắn với việc học: Học cái gì và học thày nào. Và sự học luôn đi cùng với sự sang trọng và thịnh vượng.
Những người giỏi hay người hiền tài có thể thức tỉnh cho ta học cái gì một cách hiệu quả và qua đó họ cũng trở thành thày của ta.
Người tài giỏi là người làm những việc mang lại giá trị gia tăng cao mà người thường không làm được. Người hiền tài là người mang tài của mình ra giúp xã hội.
Vị thế xã hội cấp độ nào thì có người tài, người hiền tài cấp độ đó, ví như người tài giỏi trong lớp, trong trường, trong ngành, trong vùng, trong quốc gia và thế giới.
Mỗi người thường tìm và chơi với người giỏi phù hợp với vị thế của họ. Khi tiến bộ, sang một vị thế mới cao hơn, lại tìm thày giỏi tương xứng ở vị thế đó mà học.
Khi đã tài giỏi trong một vị thế, chính ta lại trở thành người thày để dẫn dắt những người khác chưa có điều kiện giỏi bằng ta. Từ đây ta cũng có được phẩm cách của người chủ và người lãnh đạo.  
Khi đã hiểu được sự cần thiết của việc tìm người giỏi hay người hiền tài để học và hành, thì tất yếu ta sẽ tự thay đổi để tìm được cách kết nối với họ.
Những hiền tài luôn mong muốn làm những điều tốt đẹp. Vậy hãy thể hiện cho họ thấy tính cách của ta cũng luôn mạnh mẽ hướng về điều đó.
Là sinh viên, trước hết hãy tìm thày hay người giỏi trong lớp, khoa, trường; trong gia đình và dòng họ để học.
Thày chúc em sớm thành công.

Ngày 19/4/2021. Thày Phạm Đình Tuyển


Hỏi:

Em thưa thầy (cô). Trong quá trình làm đồ án thì trong lớp có nhóm không hoà đồng được và bạn trong nhóm xin sang nhóm khác. Vậy bạn đó đề xuất chuyển nhóm với thầy trong buổi thông tới luôn được không ạ? Em cảm ơn ạ!


Trả lời:

Bộ môn đã nhận được thư của em. 
Học kỹ năng mềm phối hợp với các thành viên có liên quan trong hoạt động tư vấn là một trong những mục tiêu của việc Làm đồ án theo nhóm. 
Ai cũng phải nỗ lực tự học điều này để đình hình được nhận thức: Sức mạnh và vị thế của một tổ chức chủ yếu được xây dựng trên nền tảng của việc "Cùng nghĩ,Cùng làm".Từ đó mới mong công việc đạt được hiệu quả cao nhất.
23/4/2019. Thày Phạm Đình Tuyển 


Hỏi:

Em chào thầy, các câu trả lời của thầy khiến em thấy rất hữu ích. Em muốn hỏi thầy khi thầy gặp những bế tắc hay thất bại trong cuộc sống thầy đã tự khắc phục như thế nào, có khi nào thầy cảm thấy mệt mỏi với công việc của mình không. Hiện tại có những lúc em cảm thấy kém cỏi so với  người khác, xin thầy cho em lời khuyên được không ạ?

Em cảm ơn thầy rất nhiều. 
Trả lời:


Thày đã nhận được thư của em 
Chắc chắn trong cuộc đời không có ai chỉ toàn thành công cả. 
Trong hoạt động chính trị, thất bại là gắn với tính mạng. 
Trong hoạt động kinh tế, thất bại là gắn với thiệt hại về kinh tế và thời gian.
Trong hoạt động xã hội, thất bại là mất niềm tin và vị thế… 

Trong thời đại hội nhập ngày nay, con người phải cạnh tranh với những đối thủ rất mạnh mà trong nhiều trường hợp ta còn chưa biết nhiều về họ; giống như đi thi Olimpic mà không biết sẽ phải thi môn gì; đến đó mới rõ. 
Chính vì vậy, xã hội bây giờ cần những người: i) Tư tưởng tiến bộ; ii) Yêu tự do; iii) Hoạt động đa năng và biết liên kết với nhiều người để làm nhiều việc; trong đó đặc biệt với em là nhân tố thứ ba. 

Nếu một người chỉ chăm chăm làm một việc; việc đó thất bại có nghĩa là mất tất cả. 
Nếu một người làm ba việc; một việc thành công, hai việc thất bại, điều đó cũng chấp nhận được.
Nếu một người làm năm việc; ba việc thành công, hai việc thất bại, điều đó được coi như đã thành công.  

Đã đi học được đến bậc đại học, chắc chắn em có cơ hội hơn rất nhiều người không có điều kiện đi học ngoài xã hội kia (thậm chí nhiều người còn khuyết tật). 
Hãy học và rèn luyện trở thành người đa năng, nghĩa là tập làm nhiều việc một lúc (ưu tiên là việc theo chuyên môn giỏi nhất của mình, tiếp đến là việc mà xã hội đang cần và cuối cùng là việc mà mình yêu thích). Cũng chính từ đây em sẽ tìm được những mặt mạnh của mình.
Đối với những người tri thức, trong tâm thức của họ không có chỗ cho từ “bế tắc” và “mệt mỏi”, chỉ có từ “khó khăn” và “sáng tạo” để vượt qua mà thôi. (Tất nhiên, trong cuộc sống ai cũng phải chịu những nỗi đau buồn, ví như sự mất mát của người thân, bạn bè, đồng loại). 
Một điều nữa em cũng cần biết: Sức mạnh để làm những điều khác biệt và sẽ thành công, không phải chỉ xuất phát từ bản thân em, từ thế giới thực tại này, mà còn được khởi nguồn từ sức mạnh tinh thần của tiền nhân, tổ tiên và dòng họ gia đình em. Vì vậy, phải tìm hiểu, học để phát huy cho được sức mạnh tinh thần này, thậm chí biến thành niềm tin cốt lõi của mình.  

Chúc em trở thành con người đa năng và thành công.  

Ngày 4/12/2018. Thày Phạm Đình Tuyển  

 


Thông tin định kỳ
+ Câu hỏi ôn thi môn học Kiến trúc CN - DD
+ Câu hỏi ôn thi môn học KTCN
+ Bảng giờ lên lớp
+ Giải thưởng Loa Thành
+ Quyết định số 1982/QĐ-TTg phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam
+ Quy định mới về Quy chế đào tạo ĐH hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của Trường ĐHXD
+ Chương trình khung môn học học phần tiến sỹ chuyên ngành Kiến trúc Công nghiệp
+ Dạy học theo tiếp cận “CDIO” trong đào tạo đại học
+ Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
+ NQ số 44/NQ-CP ban hành Chương trình hành động về đổi mới căn bản, toàn diện GD & ĐT
+ Bộ Xây dựng cung cấp 37 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4
+ NĐ 109/2022/NĐ-CP quy định về hoạt động KHCN trong cơ sở giáo dục ĐH
+ Công bố Báo cáo Việt Nam 2035
+ Hệ thống tài liệu phục vụ thực hiện học phần Đồ án KTCN và Công trình đầu mối HTKT
+ Danh mục các video trên WEB bmktcn.com
+ Truyền thuyết Kiến trúc kho báu Chùa Một Cột
+ Danh mục các dự án quy hoạch KCN tại VN
+ Danh mục dự án QH các KKT ven biển Việt Nam
+ Danh mục dự án QH các KKT cửa khẩu tại VN
+ Danh mục hệ thống Văn bản quy phạm pháp luật trên WEB bmktcn.com
Lịch sử Kiến trúc
Khu vực lịch sử của Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ - Phần 1
27/08/2021

Thông tin chung:
Công trình: Khu vực lịch sử của Istanbul (Historic Areas of Istanbul)
Địa điểm: Thành phố và tỉnh Istanbul, Turkey (N41 0 30.492 E28 58 47.748)
Thiết kế kiến trúc: 
Quy mô: Diện tích di sản 765,5 ha
Năm hoàn thành: 
Giá trị : Di sản thế giới (1985; Sửa đổi ranh giới nhỏ năm 2017, hạng mục i, ii, iii, iv)
 

Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia xuyên lục địa Á - Âu, nằm chủ yếu trên bán đảo Anatilian ở Tây Á, với một phần nhỏ hơn trên bán đảo Balkan ở Đông Nam Âu. 
Thổ Nhĩ Kỳ có biên giới với Bulgaria ở phía Tây Bắc; Hy Lạp ở phía Tây; Gruzia ở phía Đông Bắc; Armenia, Iran và Azerbaijan ở phía Đông; Iraq và Syria ở phía Đông Nam; Địa Trung Hải ở phía Nam; biển Aegea ở phía Tây; và biển Đen ở phía Bắc. 
Thổ Nhĩ Kỳ có diện tích 783.356 km2; dân số khoảng 83,2 triệu người (năm 2019).
Khoảng trên 70 - 80% dân số là người Thổ Nhĩ Kỳ; người Kurd là thiểu số lớn nhất, chiếm từ 15 - 20% dân số.
Thành phố lớn nhất là Istanbul, thành phố thủ đô là Ankara. Về mặt hành chính, Thổ Nhĩ Kỳ chia thành 81 tỉnh.  

Thổ Nhĩ Kỳ là vùng đất có người cư trú từ thời đại Đồ đá cũ và trải qua nhiều nền văn minh của các dân tộc khác nhau, gồm Anatilian, Assyria, Hy Lạp, Thracian, Phrygian, Urartian và Armenia. 
Thời kỳ Hy Lạp hóa (Hellenization/ Hellenism) tại vùng đất này bắt đầu vào thế kỷ 8 trước Công nguyên (TCN) với sự cai trị của Vương quốc Macedon (tồn tại năm 808 TCN - 168 TCN).
Thời kỳ Hy Lạp hóa tiếp tục vào thời đại Byzantine (Byzantine Empire), còn gọi là Đế chế Đông La Mã (Eastern Roman Empire, tồn tại năm 395- 1453).


Vào thế kỷ 11, Đế chế Seljuk Turks (Seljuk Empire, tồn tại 1037 - 1194) đánh bại Vương triều Byzantine, khởi đầu quá trình Thổ Nhĩ Kỳ hóa (Turkish Nationalists) tại khu vực.
Vào thế kỷ 12, Vương quốc Hồi giáo Rum (Sultanate of Rum, tồn tại 1077 - 1308) tách ra từ Đế chế Seljuk Turks đã thống nhất vùng Tiểu Á (Anatolia, chiếm phần lớn Thổ Nhĩ Kỳ thời hiện đại). Vương quốc này thất bại trước các cuộc tấn công của Đế chế Mông Cổ (Mongol Empire, tồn tại 1206–1368) vào năm 1234 và tan rã thành các tiểu quốc nhỏ (Anatolian Beyliks).
Cuối thế kỷ 13, Vương triều Ottoman (Ottoman Dynasty, tồn tại 1299 đến 1922) đã thống nhất các tiểu quốc Beyliks và chinh phục vùng Balkan. Vùng đất của người Thổ Nhĩ Kỳ mở rộng trong thời kỳ Vương triều Ottoman.
Đế chế Ottoman bao trùm phần lớn Đông Nam Âu, Tây Á và Bắc Phi và trở thành một cường quốc thời bấy giờ. Cuối thế kỷ 18, sức mạnh của Đế chế Ottoman suy giảm và mất dần các vùng lãnh thổ do chiến tranh.
Năm 1923, nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ được thành lập. 
 


Bản đồ Thổ Nhĩ Kỳ và vị trí của thành phố Istanbul
 

Nằm ở vị trí chiến lược trên bán đảo Bosphorus giữa Balkan và Anatolia, Biển Đen và Địa Trung Hải, Istanbul là thủ đô của Đế chế Đông La Mã (Byzantine Empire) và Đế chế Ottoman (Ottoman Dynasty), gắn liền với những  sự kiện lớn trong lịch sử chính trị, tôn giáo và nghệ thuật trong hơn 2.000 năm. Thành phố có tên ban đầu là Byzantium (vào năm 658 TCN), tiếp đó đổi thành Constantinopolis (vào năm 330) và Istanbul (vào năm 1930).

Thành phố nằm trên một bán đảo, được bao quanh bởi vịnh Golden Horn (Haliç), một bến cảng tự nhiên ở phía bắc, eo biển Bosphorus ở phía đông và biển Marmara ở phía nam. 

Bán đảo Lịch sử Istanbul được bao quanh bởi những bức tường cổ, được xây dựng chủ yếu vào đầu thế kỷ 5 bởi Hoàng đế Đế chế Đông La Mã Theodosius (trị vì năm 379 – 395).

 

Giá trị phổ quát nổi bật của Istanbul nằm ở sự kết hợp độc đáo những công trình kiến ​​trúc phản ánh sự gặp gỡ của châu Âu và châu Á qua nhiều thế kỷ. Trong đường chân trời có một không hai của nó được hình thành bởi các kiệt tác của kiến ​​trúc sư Byzantine và Ottoman.

Hình ảnh đường chân trời của Istanbul được xây dựng trong nhiều thế kỷ, nổi bật với mái vòm lớn phản ánh kiến ​​trúc và trang trí thế kỷ 6 của Nhà thờ Hagia Sophia; Khu phức hợp Fatih (Fatih Complex) được xây dựng vào thế kỷ 15 và Cung điện Topkapi Topkapi Palace, liên tục được mở rộng cho đến thế kỷ 19; Phức hợp Nhà thờ Hồi giáo Süleymaniye (Süleymaniye Mosque Complex) và Nhà thờ Hồi giáo Sehzade (Sehzade Mosque Complex), công trình do kiến ​​trúc sư trưởng Mimar Sinan (kiến trúc sư Thổ Nhĩ Kỳ, năm 1490 – 1588) thiết kế, phản ánh đỉnh cao của kiến ​​trúc Ottoman vào thế kỷ 16; Nhà thờ Hồi giáo Xanh (Blue Mosque) thế kỷ 17 và các tháp nhỏ mảnh mai của Nhà thờ Hồi giáo Mới (New Mosque) được hoàn thành vào năm 1664.

 

Khu vực lịch sử của Istanbul gồm 4 khu: Công viên Khảo cổ học (Archaeological Park), ở mũi của bán đảo Lịch sử; Khu phố Suleymaniye (Suleymaniye Quarter) với Khu phức hợp Nhà thờ Hồi giáo Suleymaniye, các khu chợ và khu định cư bản địa xung quanh; Khu định cư Zeyrek xung quanh Nhà thờ Hồi giáo Zeyrek (Zeyrek Mosque), trước đây là Nhà thờ Pantocrator (Church of the Pantocrator) và Khu vực dọc theo hai bên của bức tường trên đất liền Theodosian (Theodosian land walls), bao gồm phần còn lại của Cung điện Blachernae (Blachernae Palace).

4 khu này phản ánh những thành tựu kiến ​​trúc nổi bật của các thời kỳ đế quốc liên tiếp bao gồm Nhà thờ Hồi giáo Xanh thế kỷ 17, Nhà thờ Hồi giáo Sokollu Mehmet Pasha (Sokollu Mehmet Pasha Mosque), Quần thể Nhà thờ Hồi giáo Şehzade thế kỷ 16, Cung điện Topkapi thế kỷ 15; Sân vận động để đua ngựa và xe ngựa (Hippodrome) thời Constantine; Cầu dẫn nước Valens (hệ thống dẫn nước của người La Mã được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ 4 để cấp nước cho Constantine); Nhà thờ Hagia Sophia, Nhà thờ Küçük Ayasofya (Küçük Ayasofya Mosque); Tu viện Pantocrator được thành lập dưới thời hoàng đế Byzantine John II Comnene (trị vì năm 1118- 1143) với những bức tranh khảm và tranh có niên đại từ thế kỷ 14, 15 và nhiều ví dụ đặc biệt khác về những dạng công trình khác nhau như nhà tắm, bể chứa và lăng mộ. 

Khu vực lịch sử của Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, được UNESCO tôn vinh là Di sản thế giới (năm 1985) với tiêu chí: 

Tiêu chí (i): Khu vực Lịch sử của Istanbul bao gồm các di tích được công nhận là tuyệt tác về tài năng sáng tạo của con người, những kiến ​​trúc độc đáo của thời kỳ Byzantine và Ottoman như Nhà thờ Hagia Sophia, được thiết kế bởi Anthemios (kiến trúc sư đến từ Tralles, Hy Lạp, năm 474- 534) và Isidoros (kiến trúc sư đến từ Miletus, Hy Lạp, năm 442- 537) vào năm 532-537 và khu phức hợp Nhà thờ Hồi giáo Suleymaniye do kiến ​​trúc sư Mimar Sinan thiết kế vào năm 1550-1557.  

Tiêu chí (ii): Trong suốt quá trình lịch sử, các di tích ở Istanbul đã có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của kiến ​​trúc, nghệ thuật tượng đài và tổ chức không gian, ở cả Châu Âu và Cận Đông. Bức tường trên đất liền dài 6.650m của Theodosius II với tuyến phòng thủ thứ hai, được tạo ra vào năm 447, là một trong những tài liệu tham khảo hàng đầu cho kiến ​​trúc quân sự; Nhà thờ Hagia Sophia đã trở thành hình mẫu cho thế hệ các nhà thờ và sau này là các  nhà thờ Hồi giáo; Những bức tranh khảm tại cung điện và nhà thờ ở Constantinople đã ảnh hưởng đến cả nghệ thuật phương Đông và phương Tây. 

Tiêu chí (iii): Istanbul là một bằng chứng độc đáo cho nền văn minh Byzantine và Ottoman thông qua số lượng lớn những ví dụ chất lượng cao về nhiều loại hình công trình, cũng như tác phẩm nghệ thuật liên quan. Chúng bao gồm công sự, nhà thờ, cung điện với tranh khảm và bích họa, bể chứa nước đồ sộ, lăng mộ, nhà thờ Hồi giáo, trường học tôn giáo và nhà tắm. Nhà ở bản địa xung quanh các di tích tôn giáo lớn trong khu Süleymaniye và Zeyrek cung cấp bằng chứng đặc biệt về mô hình đô thị cuối thời Ottoman. 

Tiêu chí (iv): Thành phố là một tập hợp các di tích, quần thể kiến ​​trúc và kỹ thuật nổi bật minh họa cho những  giai đoạn rất đặc sắc của lịch sử nhân loại. Đặc biệt, Cung điện Topkapi và khu phức hợp Nhà thờ Hồi giáo Suleymaniye, gồm cả nơi lưu trú cho khách lữ hành, trường học, trạm y tế, thư viện, nhà tắm, nhà tế bần và lăng mộ hoàng gia, đã cung cấp những minh chứng tuyệt vời về quần thể cung điện và quần thể tôn giáo thời kỳ Ottoman. 

Di sản bao gồm 4 khu vực: Khu đô thị cổ Sultanahmet; Nhà thờ Hồi giáo Suleymaniye và Khu vực lliên quan; Nhà thờ Hồi giáo Zeyrek (Pantocrator) và Khu vực liên quan; Di tích Tường trên đất liền Istanbul.  

Khu đô thị cổ Sultanahmet – P1

Khu đô thị cổ Sultanahmet (Sultanahmet Urban Archaeological Component Area of World Heritage Site) nằm tại phía đông Khu vực Di sản, tại mũi của bán đảo ngăn cách Golden Horn và biển Marmara ở Istanbul (N41 0 30 E28 58 60); diện tích Di sản 140ha.

Đây là một quần thể các khu định cư cổ, từ khu định cư thời kỳ Đồ đá mới (khoảng năm 6600 TCN), lụi tàn và được bổ sung nối tiếp nhau trong suốt quá trình lịch sử, đến khu đô thị được hình thành gần đây nhất gắn với quá trình xây dựng đường sắt vào cuối thời kỳ Ottoman, vào năm 1871.
Một số công trình nổi tiếng trong Khu vực đô thị cổ Sultanahmet gồm: Cung điện Topkapı; Nhà thờ Hồi giáo Hagia Sophia; Nhà thờ Hồi giáo Sultan Ahmed; Nhà thờ Hồi giáo Hagia Irene; Nhà thờ Hồi giáo Little Hagia Sophia.


Phạm vi khu vực Di sản Khu đô thị cổ Sultanahmet, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ


Sơ đồ vị trí một số hạng mục công trình chính tại Khu đô thị cổ Sultanahmet, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ:
1) Cung điện Topkapı; 2) Nhà thờ Hồi giáo Hagia Sophia; 3) Nhà thờ Hồi giáo Sultan Ahmed (Nhà thờ Hồi giáo Xanh). 4) Nhà thờ Hồi giáo Hagia Irene; 5) Nhà thờ Hồi giáo Little Hagia Sophia. 

Cung điện Topkapı
Cung điện Topkapı (Topkapı Palace) là hoàng cung, nơi ở chính và trụ sở hành chính của các quốc vương Ottoman.
Ban đầu cung điện được gọi là "Cung điện mới " để phân biệt với Cung điện cũ ở Quảng trường Beyazıt (quận Fatih, IstanbulThổ Nhĩ Kỳ).
Cung điện nằm trên một mỏm núi nhìn ra Golden Horn, nơi eo biển Bosphorus gặp biển Marmara. Đây là một trong số điểm cao nhất sát biển, được bao quanh bởi 5km tường thành.
Công trình được xây dựng theo lệnh của vua Mehmed (Mehmed the Conqueror, trị vì năm 1444 – 1446), bắt đầu vào năm 1459, sáu năm sau cuộc chinh phục Constantinople. Cung điện được mở rộng qua nhiều thế kỷ với những đợt tu bổ lớn sau trận động đất năm 1509 và trận hỏa hoạn năm 1665. 
Sau thế kỷ 17, Cung điện Topkapı dần mất đi tầm quan trọng. Các vị vua của thời kỳ đó thích dành nhiều thời gian hơn trong các cung điện mới của họ dọc theo eo biển Bosphorus. Năm 1856, vua Abdulmejid I (trị vì năm 1839 – 1861) quyết định chuyển đến Cung điện Dolmabahçe mới được xây dựng. Topkapı vẫn giữ lại một số chức năng, bao gồm kho bạc hoàng gia, thư viện và xưởng đúc tiền.
Đến thế kỷ 19, nơi này được đổi tên thành Topkapı, có nghĩa là Cổng Pháo.
Sau khi Đế chế Ottoman kết thúc vào năm 1923, Cung điện Topkapı trở thành một bảo tàng. 
Cung điện Topkapi là điển hình của các cung điện Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm các sân trong rộng mở với cây cối để tạo bóng mát. Mỗi sân đều phục vụ một mục đích và được kết nối với nhau bằng những cổng hoành tráng. Các công trình chức năng được bố trí xung quanh sân. Cấu trúc mặt bằng, hình khối của cung điện ngày nay khác với khi được xây dựng đầu tiên, luôn được bổ sung và thay đổi theo các vương triều kế tục nhau.
Quần thể cung điện Topkapı bao gồm 4 sân chính và hàng trăm phòng.


Sơ đồ mặt bằng Cung điện Topkapı, Khu đô thị cổ Sultanahmet, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ


Phối cảnh tổng thể Cung điện Topkapı,
Khu đô thị cổ Sultanahmet, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Các hạng mục chính trong quần thể gồm: 

Cổng Hoàng gia
Cổng Hoàng gia (Imperial Gate/ Bab- I Humayun, trong hình vẽ ký hiệu 1): Nằm tại phía nam Quần thể, là lối chính vào Sân trong thứ nhất. Đây là cổng dành cho nhà vua. Cổng gồm 3 lối vào. Lối hai bên mang tính tượng trưng. Cánh cổng đồ sộ này có niên đại ban đầu vào năm 1478, được ốp đá cẩm thạch vào thế kỷ 19.  Cổng có mái vòm cổng cao. Bên trên trang trí thư pháp kinh Koran (Qur'an) và chữ ký (Tughra) của các vị vua (Sultan), người đã cải tạo cánh cổng. Các trang trí này được mạ vàng.
Sau Cổng Hoàng gia là sân trong thứ nhất.  


Cổng Hoàng gia, Cung điện Topkapı, Khu đô thị cổ Sultanahmet, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Sân thứ nhất  
Sân thứ nhất (I. Courtyard/ I. Avlu hoặc Alay Meydanı) được bao bởi các bức tường cao có chức năng như một công viên và là sân lớn nhất trong số các sân của Cung điện. 
Các bậc sân thấp dần ra biển tại phía đông được thực hiện dưới thời cai trị của Đế chế Byzantine. Một số cấu trúc lịch sử xưa đã không còn tồn tại. Các công trình chính bên trong sân gồm: 

Nhà thờ Hagia Eirene (Hagia Eirene Church/ Saint Irene, hình vẽ ký hiệu 2): Nằm tại phía tây của Sân thứ nhất. Đây là một trong số ít nhà thờ ở Istanbul không được chuyển đổi thành nhà thờ Hồi giáo, vì được sử dụng làm kho chứa vũ khí cho đến thế kỷ 19. Nhà thờ Irene ngày nay hoạt động như một bảo tàng và phòng hòa nhạc.


Phối cảnh Nhà thờ St Irene, Cung điện Topkapı, Khu đô thị cổ Sultanahmet, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Xưởng đúc tiền Hoàng gia (Imperial Mint/Darphane-i Âmire, hình vẽ ký hiệu 3): Nằm tại phía bắc của Nhà thờ Eirene. Công trình cao 2 tầng được xây dựng vào năm 1727.
 


Mặt ngoài Xưởng đúc tiền Hoàng gia, Cung điện Topkapı, Khu đô thị cổ Sultanahmet, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Cổng chào lớn hay Cổng giữa
Cổng chào lớn hay Cổng giữa (Babusselam Gate/ Orta Kapı, hình vẽ ký hiệu 4) là cổng dẫn vào Sân thứ hai của Cung điện.
Cổng có hai tháp lớn hai bên. Tháp có hình bát giác, nhọn trên đỉnh tháp, được xây dựng vào năm 1542.
Mái vòm trên cổng tương tự như Cổng Hoàng gia với các trang trí thư pháp và chữ ký của các vị vua được mạ vàng.
Đây là cổng được kiểm soát chặt chẽ. Tất cả phải xuống ngựa, trừ vua.  


Mặt ngoài Cổng giữa, Cung điện Topkapı, Khu đô thị cổ Sultanahmet, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Sân thứ hai 
Sân thứ hai (II. Courtyard/ II. Avlu ) hay Quảng trường Divan (Divan Meydanı) được hoàn thành vào khoảng năm 1465, dưới thời của vua Mehmed II (trị vì năm 1444- 1446 và 1451- 1481), được cải tạo vào khoảng năm 1525–1529 dưới thời trị vì của Suleyman I (trị vì năm 1520 – 1566).
Sân được sử dụng làm nơi tụ họp của triều thần.
Sân được bao quanh bởi các công trình:  

Nhà khách (Dormitory of the Halberdiers with Tresses, hình vẽ ký hiệu 7): Được thành lập vào thế kỷ 15, mở rộng vào năm1587, dưới thời trị vì của Murad III (trị vì năm 1574 – 1595). Nhà khách được xây dựng xung quanh một sân trong theo cách bài trí truyền thống của một ngôi nhà Ottoman. Ngoài phòng ở còn có nhà thờ Hồi giáo, phòng tắm và các phòng giải trí. Các tòa nhà đều được xây dựng bằng gỗ sơn xanh đỏ.  


Bên ngoài dãy Ký túc xá, Cung điện Topkapı, Khu đô thị cổ Sultanahmet, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Hội đồng Hoàng gia (Imperial Council/ Dîvân-ı Hümâyûn, hình vẽ ký hiệu 9): Là căn phòng nơi Hội đồng Hoàng gia  tổ chức các cuộc họp. Tòa nhà được xây dựng lần đầu tiên dưới thời trị vì của vua Mehmed II (trị vì năm 1444 – 1446; 1451- 1481). Tòa nhà hiện tại có từ thời Süleyman the Magnificent (trị vì năm 1520 – 1566). Công trình được khôi phục sau trận hỏa hoạn năm 1665, được trùng tu vào năm 1792 và 1819. Các trang trí theo phong cách Rococo trên mặt tiền và bên trong tòa nhà. Công trình có một hàng hiên với nhiều trụ cột bằng đá cẩm thạch. Trần nhà bằng gỗ màu xanh lá cây và trắng được trang trí công phu bằng vàng.  


Nội thất phòng Hội đồng Hoàng gia, Cung điện Topkapı, Khu đô thị cổ Sultanahmet, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Tháp Công lý (Tower of Justice/Adalet Kulesi, hình vẽ ký hiệu 10): Nằm cạnh tòa Hội đồng Hoàng gia.
Tháp là cấu trúc cao nhất trong cung điện, có thể nhìn thấy rõ ràng từ eo biển Bosphorus. Tháp có đèn thắp sáng, như một ngọn đèn biển, mang tính biểu tượng về sự dẫn dắt, tạo niềm tin cho công chúng.
Tháp được xây dựng dưới thời vua Mehmed II và sau đó được vua Suleiman I cải tạo và mở rộng trong khoảng thời gian từ năm 1527 đến năm 1529. Vua Mahmud II đã xây dựng lại đèn lồng của tháp vào năm 1825 trong khi vẫn giữ lại đế của thời trước đó. Thân tháp có các cửa sổ cao với các cột gắn liền với nhau. 


 Sân thứ hai, phía sau là Tháp Công lý
; Cung điện Topkapı, Khu đô thị cổ Sultanahmet, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Nhà bếp (Palace Kitchens/ Saray Mutfakları, hình vẽ ký hiệu 14): Nằm tại phía đông nam của sân. Công trình được xây dựng vào thế kỷ 15 và được được mở rộng dưới thời trị vì của vua Suleyman the Magnificent. Công trình mô phỏng theo nhà bếp của Cung điện Edirne (Edirne Palace, Edirne là thành phố thủ đô của Đế chế Ottoman từ năm 1369 đến năm 1453, trước khi Constantinople trở thành thủ đô của đế chế). Nhà bếp bị hư hại sau trận hỏa hoạn năm 1574 và được tu sửa lại.
Nhà bếp gồm 2 dãy với hành lang ở giữa.
Dãy phía nam có 10 phòng với mái vòm, gồm nhà bếp, chỗ gia công đồ uống, bánh kẹo, kem, nhà kho, phòng cho người nấu ăn và 20 ống khói lớn.
Đây là một trong những nhà bếp lớn nhất trong Đế chế Ottoman. Thức ăn được chuẩn bị cho khoảng 4.000 người và nhân viên bếp gồm hơn 800 người. 
Bên cạnh nhà bếp là ký túc xá, nhà tắm và một nhà thờ Hồi giáo dành cho nhân viên (Cooks Mosque, hình vẽ ký hiệu 15). Hầu hết các công trình này dần biến mất theo thời gian. 
Ngày nay, tại đây ngoài việc trưng bày đồ dùng nhà bếp, tòa nhà còn chứa một bộ sưu tập quà tặng bằng bạc cũng như đồ sứ Trung Quốc từ giữa thế kỷ 15 với tổng số lên tới 10700 đồ sứ, trở thành một trong những bộ sưu tập đồ sứ lớn trên thế giới.  



Mặt bằng, mặt cắt Nhà bếp, Cung điện Topkapı, Khu đô thị cổ Sultanahmet, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ


Bên ngoài Nhà bếp, Cung điện Topkapı, Khu đô thị cổ Sultanahmet, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ


Bên trong Nhà bếp, nay trở thành bảo tàng; Cung điện Topkapı, Khu đô thị cổ Sultanahmet, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Cổng Felicity 
Cổng Felicity (Babüssaade Gate) hoặc Bab-üs Saadet) là lối vào Sân trong thứ ba.
Cổng được xây dựng dưới thời vua Mehmed II vào thế kỷ 15, được trang trí lại theo phong cách Rococo vào năm 1774 dưới thời vua Mustafa III (trị vì năm 1757 – 1774) và dưới thời trị vì của vua Mahmud II (trị vì năm 1808 – 1839).
Cổng được trang trí với
những câu kinh Quran phía trên lối vào. Trần nhà được sơn một phần và dát vàng, giữa treo một quả cầu vàng. Bề mặt trần được trang trí theo phong cách Baroque với các bức tranh phong cảnh thu nhỏ.
Các vị vua (Sultan) chỉ sử dụng cổng này và quảng trường Divan Meydanı cho các nghi lễ đặc biệt. Sultan ngồi trước cổng, trên ngai vàng Bayram của mình vào những ngày tôn giáo, lễ hội, khi các thần dân và quan chức thực hiện tư thế tôn kính của họ. Lễ tang của Sultan cũng được tiến hành trước cổng.
Ở hai bên của cổng có một hàng hiên với cột.
Không ai có thể vượt qua cánh cổng này nếu không có quyền của Sultan. 


Cổng Felicity, Cung điện Topkapı, Khu đô thị cổ Sultanahmet, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Sân thứ ba 
Phía sau Cổng Felicity là Sân thứ ba (III. Courtyard/ III. Avlu ), còn được gọi là Hậu cung (Enderûn Avlusu ), là trung tâm của cung điện. Sân thứ ba là một khu vườn tươi tốt, bao quanh là tòa nhà thuộc hậu cung, kho bạc, thư viện hoàng gia và của nhà những người hầu cận, vệ binh.
Bố cục của Sân thứ ba được thiết lập bởi vua Mehmed II. 
Các hạng mục công trình chính trong Sân thứ ba gồm:  

Tòa nhà Akagalar (Dormitory of the Akagalar, hình vẽ ký hiệu 17) nằm kề liền Phòng hội triều. Đây là nơi ở của đội vệ binh bảo vệ hoàng cung (Seferli Koğuşu). Công trình được xây dựng vào năm 1635, được trùng tu vào đầu thế kỷ 18. Ngày nay, đây là bảo tàng chứa bộ sưu tập quần áo Hoàng gia (Padişhah Elbiseleri Koleksiyonu). Bộ sưu tập này gồm 2.500 sản phẩm may mặc của các vị vua (Sultan). Ngoài ra tại đây cũng có một bộ sưu tập 360 đồ vật bằng gốm.  

Nhà thờ Agalar (Agalar Mosque/ Ağalar Camii, hình vẽ ký hiệu 20): Là nhà thờ Hồi giáo lớn nhất trong cung điện. Đây cũng là một trong những công trình xây dựng lâu đời nhất, có niên đại từ thế kỷ 15. Vua và hoàng gia đến đây để cầu nguyện. Nhà thờ nằm theo một đường chéo tại giữa sân, nhằm tạo cho hốc cầu nguyện (Minbar) hướng về thánh địa Mecca. Vào năm 1928, nơi đây trở thành Thư viện hoàng cung (Sarayı Kütüphanesi). Thư viện chứa một bộ sưu tập khoảng 13.500 cuốn sách và bản thảo của Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập, Ba Tư và Hy Lạp, được thu thập bởi người Ottoman.   


Nhà thờ Agala, Cung điện Topkapı, Khu đô thị cổ Sultanahmet, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Phòng Di tích thiêng liêng (Privy Chamber/Chamber of the Sacred Relics/ Sacred Trusts/ Kutsal Emanetler Dairesi, hình vẽ ký hiệu 22): Nơi đây lưu giữ những thứ được coi là "Thánh tích thiêng liêng nhất của thế giới Hồi giáo": Áo choàng của Đức Muhammad, hai thanh kiếm, một cây cung, một chiếc răng, bộ râu tóc, một bức thư có chữ ký của ông và những thứ khác. Ngoài ra, tại đây còn trưng bày một số linh vật khác như thanh kiếm của bốn vị Giáo chủ (Caliph) đầu tiên, quyền trượng của Moses, khăn xếp của Joseph và một tấm thảm của con gái Mohammed. Ngay cả Sultan và gia đình của ông cũng chỉ được phép vào mỗi năm một lần, vào ngày thứ 15 của tháng Ramadan. Hiện du khách có thể nhìn thấy những vật phẩm này và nhiều người Hồi giáo đã hành hương tới đây vì mục đích này. 


Phòng Di tích thiêng liêng, Cung điện Topkapı, Khu đô thị cổ Sultanahmet, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Phòng Cơ mật (Kutsal Emanetler Dairesi ) được xây dựng bởi kiến trúc sư trưởng Mimar Sinan. Đây từng là nơi nơi đặt văn phòng của vua (Sultan). Phòng Cơ mật đã được chuyển đổi thành nơi ở cho các quan chức của vào nửa sau của thế kỷ 19. 

Kho bạc Hoàng gia (Dormitory of the Treasury/ Conqueror's Kiosk , hình vẽ ký hiệu 23): Là là một trong những tòa nhà lâu đời nhất bên trong cung điện, được xây dựng vào khoảng năm 1460, khi cung điện được xây dựng lần đầu tiên. Công trình cao hai tầng, đặt trên một bệ nền so với sân trong, trên đỉnh của mỏm đá trên một vách đá với tầm nhìn từ hiên của nó ra biển Marmara và Bosporus. 
Tầng dưới bao gồm các phòng dịch vụ.
Tầng trên là một dãy gồm bốn căn hộ và một hành lang lớn với mái vòm kép. Tất cả các phòng đều mở ra Sân trong thứ ba thông qua một hiên với một mái vòm hoành tráng và hàng cột dọc giáp sân trong.
Đây là nơi sử dụng làm kho bạc cho các khoản thu từ Ai Cập dưới thời vua Selim I (trị vì năm 1521- 1520). Trong quá trình khai quật dưới tầng hầm, đã phát hiện một phòng rửa tội nhỏ của người Byzantine.
Kho bạc Hoàng gia hiện là nơi lưu giữ một bộ sưu tập khổng lồ các tác phẩm nghệ thuật, đồ trang sức, đồ gia truyền và tiền bạc thuộc triều đại Ottoman.  


Kho bạc Hoàng gia, Cung điện Topkapı, Khu đô thị cổ Sultanahmet, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Hội trường (Audience Chamber) hay phòng Hội triều (Chamber of Petitions/ Arz Odası, hình vẽ ký hiệu 28): Nằm ngay sau Cổng Felicity, có từ thế kỷ 15. Tòa nhà hình vuông này là một tòa nhà kiểu Ottoman, được bao quanh bởi một hàng cột với 22 cột chống đỡ phần hiên mái nhô ra. Trần của hội trường được sơn màu xanh lam và đính những ngôi sao vàng. Các bức tường được lót bằng gạch màu xanh lam, trắng và xanh ngọc. Nội thất  được trang trí thêm với những tấm thảm và đệm quý giá. 
Hội trường được cải tạo vào năm 1723, bị hỏa hoạn phá hủy năm 1856 và xây dựng lại ngay sau đó. 
Bên trong đặt ngai vàng, được phủ hoàn toàn bằng vải vàng, xếp đầy đá quý. Tất cả các mặt tường đều đặt nhiều đệm ngồi có giá trị, các bức tường của căn phòng được bao phủ bởi các tấm khảm với màu xanh và vàng; mặt ngoài của lò sưởi được trang trí bằng bạc đặc và được bao phủ bởi vàng.


Hội trường Arz Odası, Cung điện Topkapı, Khu đô thị cổ Sultanahmet, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Thư viện Ahmed III (Library of the Ahmed III/ Enderûn Kütüphanesi, hình vẽ ký hiệu 29): Nằm tại trung tâm của sân trong. Công trình được xây dựng vào năm 1719 theo lệnh của Ahmed III (trị vì năm 1703- 1730) để các quan chức của hoàng gia sử dụng. Thư viện có mặt bằng hình chữ thập, một cánh là hàng hiên, 3 cánh còn lại có mặt bằng hình chữ nhật. Không gian sảnh trung tâm được bao phủ bởi mái vòm. Bên dưới mái vòm trung tâm là một đài phun nước trang trí tinh xảo. Tòa nhà được đặt trên một tầng hầm thấp để bảo vệ những cuốn sách quý báu của thư viện khỏi ẩm ướt. Các bức tường phía trên các cửa sổ được trang trí bằng gạch gốm İznik thế kỷ 16 và 17 với nhiều đường viền trang trí. Các mái vòm được trang trí vào năm 1703- 1730. Sách được lưu trữ trong tủ được xây dựng trên tường. Đối diện với lối vào là phòng đọc sách riêng của vua. Thư viện chứa sách về thần học, luật Hồi giáo và các tác phẩm học thuật bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập và Ba Tư. Bộ sưu tập thư viện bao gồm hơn 3.500 bản thảo. Bản thảo quan trọng nhất là bản sao Kinh Qur'an từ thời của Caliph Uthman Ibn Affan III (trị vì năm 644- 656). Một số bản thảo khác trong đó được lưu giữ trong nhà thờ Agalar kề liền. 


Thư viện Ahmed III, Cung điện Topkapı, Khu đô thị cổ Sultanahmet, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ


Bên trong Thư viện Ahmed III, Cung điện Topkapı, Khu đô thị cổ Sultanahmet, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Sân thứ tư 
Sân thứ tư (VI. Courtyard/ IV. Avlu), còn được gọi là Sofa Hoàng gia (Sofa-ı Hümâyûn), là một khu riêng tư trong cùng của nhà vua và hoàng gia, bao gồm một số công trình, phòng, vườn. Ban đầu, được cho là một phần của Sân thứ ba. Sau này được xác định riêng để phân biệt rõ ràng hơn. Sân trong thứ tư gồm một số hạng mục công trình chính:  

Công trình Revan (Yerevan/ Revan Kiosk; Revan Köşkü, hình vẽ ký hiệu 30): Là một nơi diễn ra phong tục nhịn ăn trong tháng ăn chay Ramadan. Đây là một công trình nhỏ với mái vòm trung tâm và ba phòng, bên trong đặt ghế sofa và hàng dệt may. Các bức tường được lát bằng đá cẩm thạch hoặc lát gạch màu xanh trắng İznik.  


Công trình Revan, Cung điện Topkapı, Khu đô thị cổ Sultanahmet, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Phòng cắt bao quy đầu (Circumcision Room/ Sünnet Odası, hình vẽ ký hiệu 31): Nằm tại đầu phía tây của sân, được xây dựng bổ sung vào năm 1640 vào thời vua Ibrahim I (trị vì năm 1640- 1648). Đây là một tòa nhà nhỏ (Yazlik Oda) dành riêng cho việc cắt bao quy đầu của các hoàng tử trẻ, theo truyền thống tôn giáo đạo Hồi. Công trình được xây dựng đảm bảo sự sạch sẽ và tinh khiết. Nội thất và ngoại thất của nó được trang trí với một bộ sưu tập hỗn hợp các loại gạch màu xanh lam với các họa tiết hoa ở bên ngoài.  


Nội thất Phòng cắt bao quy đầu, Cung điện Topkapi, Khu vực lịch sử của Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Công trình Baghdad (Baghdad Kiosk/Bağdat Köşkü, hình vẽ ký hiệu 32): Được xây dựng để kỷ niệm Chiến dịch Baghdad của vua Murad IV (trị vì năm 1623- 1640) sau năm 1638. Mặt tiền được bao phủ bởi đá cẩm thạch. Nội thất là một ví dụ về một căn phòng Ottoman lý tưởng. Các kệ và tủ âm tường được trang trí bằng gạch màu xanh lá cây, vàng và xanh lam đầu thế kỷ 16. Những viên gạch lát màu trắng xanh trên tường là bản sao của những viên gạch lát của Phòng Cắt bao quy đầu gần đó. Đây được cho là một trong những ví dụ cuối cùng của kiến trúc cung điện cổ điển. Các cánh cửa được chạm khảm chi tiết. Bên lối vào có một lò sưởi với mái che mạ vàng. Từ giữa thế kỷ 18 trở đi, tòa nhà được sử dụng làm thư viện của Phòng Cơ mật. 


Nội thất Công trình Baghdad, Cung điện Topkapi, Khu vực lịch sử của Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Tòa nhà trên sân thượng (Terrace Kiosk/ Kara Mustafa Pasha Kiosk/Sofa Kiosk, hình vẽ ký hiệu 33): Là một chòi canh được xây dựng vào nửa sau của thế kỷ 16. Công trình được phục hồi vào năm 1704 bởi vua Ahmed III (trị vì năm 1703- 1730) và và xây dựng lại vào năm 1752 bởi vua Mahmud I (trị vì năm 1730 – 1754) theo phong cách Rococo. Đây là tòa nhà bằng gỗ duy nhất ở phần trong cùng của Cung điện. Công trình bao gồm các phòng với mặt sau được hỗ trợ bởi các cột. Từ đây, quốc vương sẽ xem các sự kiện thể thao trong vườn và các hoạt động giải trí có tổ chức khác. Công trình nằm bên cạnh Vườn hoa Tulip. 


Nội thất Tòa nhà trên sân thượng, Cung điện Topkapi, Khu vực lịch sử của Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Nhà của bác sĩ trưởng (Tower of the Head Physician, hình vẽ ký hiệu 34): Công trình là nơi làm việc của bác sĩ trưởng (Başlala Kulesi)  và hiệu thuốc của triều đình (Hekimbaşı Odası ve ilk eczane), được xây dựng từ thế kỷ 15 và là tòa nhà lâu đời nhất ở Sân thứ tư. Công trình có hình dáng như một tháp canh với ít cửa sổ và tường dày gần 2m, cao 2 tầng. Tầng trên dành cho bác sĩ trưởng và gia sư trưởng, tầng dưới là kho thuốc và nơi điều chế thuốc. Người ta cho rằng tháp trước đây cao 4 tầng, nay chỉ còn lại 2 tầng. Tháp được trùng tu vào năm 1911 và nay trở thành bảo tàng lưu giữ bộ sưu tập đồ y tế hoàng gia. 


Nhà của bác sĩ trưởng, Cung điện Topkapi, Khu vực lịch sử của Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Tòa nhà Mecidiye (Mecidiye Kiosk/ Mecidiye Köşkü, còn được gọi là Grand Kiosk, hình vẽ ký hiệu 36): Được xây dựng vào năm 1840, cùng với Tòa nhà trưng bày quần áo (Wardrobe Room, hình vẽ ký hiệu 38) lân cận là sự bổ sung quan trọng cuối cùng cho cung điện. Cả hai đều được xây dựng theo lệnh của vua Abdül Mecid I (trị vì năm 1839 – 1861) như một nơi tiếp khách và nghỉ ngơi của hoàng gia vì vị trí với tầm nhìn toàn cảnh ra biển Marmara và eo biển Bosphorus. Các vị vua sẽ ở lại đây bất cứ khi nào họ đến thăm Topkapı. Công trình này được xây dựng trên tầng hầm của một tòa nhà có từ thế kỷ 15, là sự pha trộn giữa phong cách kiến trúc Ottoman truyền thống và kiến trúc châu Âu. Hai tòa nhà cũng thỉnh thoảng được sử dụng để tiếp khách nước ngoài. 


Tòa nhà Mecidiye, Cung điện Topkapi, Khu vực lịch sử của Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Nhà thờ Hồi giáo Terrace (Terrace Mosque/Sofa Mosque/ Sofa Camii, hình vẽ ký hiệu 37): Được xây dựng dưới thời Mahmud II theo phong cách Đế chế để sử dụng cho quân đội thế kỷ 19.  


Nhà thờ Hồi giáo Terrace, Cung điện Topkapi, Khu vực lịch sử của Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Hậu cung
Hậu cung (Harem-i Hümayûn) nằm tại phía tây của Cung điện. Hậu cung chiếm một phần lớn các phòng trong Cung điện với hơn 400 phòng. Hậu cung là nơi ở của thái hậu, vua, hoàng hậu, cung nữ và gia đình hoàng gia, bao gồm cả trẻ em và người hầu cận (thái giám).



Mặt bằng khu vực Hậu cung, Cung điện Topkapı : 1) Carriage Gate 2) Dome with Closets 3) Place of Attendants at the Tower Dome 4) Stone mounting block for the Sultan 5) Tower behind the Council Hall 6) Way to the Shawl Gate 7) Shawl Gate 8) Porch 9) Conservatory 10) Mosque of the Black Eunuch 11) Courtyard of the Black Eunuchs 12) Apartment of of the Black Eunuch Treasurer 13) Apartment of the Black Eunuchs who waited on the sultan in the harem 14) Place of the Forty 15) Waiting room of the black eunuchs 16) Corridor 17) Gate of the Carts to the Third Courtyard 18) Gate of Carts 19) Porch of the black eunuchs' dormitory 20) Black eunuchs' dormitory 21) Area under the roof, quarters of attendants of the Agha of the House of Felicity 22) Parts of the Princes' School 23) Apartment of the Agha of House of Felicity 24) Main harem door 25) Place of the guard 26) Food door 27) Food corridor of the women slaves 28) Door to the Golden Way 29) Golden Way 30) Door to the Corridor with Pillars 31) Staircase of Cevri Kalfa 32) Harem Mosque 33) Open courtyard of the Valide Sultan 34) Mounting block for the sultan 35) Throne Door 36) Hall with the Hearth 37) Corridor of the Consorts 38) Apartment of the chief consort 39) Apartment of the second consort 40) Storerooms 41) Consultation place of the Jinns 42) Storeroom 43) Harem treasury 44) Double Kiosk 44a) Mirrored Room 44b) Room with flat ceiling 45) Courtyard of the Favourites (Gözdes) 46) Mabeyn (room where Sultan received ambassadors and viziers, etc) 46a) Mirrored room 46b) Secret staircase 47) Open pool 48) Doube incline, once used by the sultans as exits from the Inner Palace 49) Garden 50) Elephant House, the ground floor of an old kiosk 51) Vestibule of the Bedroom of Murat III 52) Bedroom of Murat III 53) Part of the room that overlooks the ground pool 54) Kiosk of Ahmet I 55) Room of Ahmet III or the Fruit Room 56) Sultan's Hall 57) Hall with the Fountain 58) Bedroom of Sultan Abdülaziz's mother 59) Bath Corridor 60) Sultan's Bath 61) Valide Sultan's Bath 62) Bedroom of Abdul Hamit I 63) perhaps a one time treasury 64) Stairway to the upper-floor suite of Selim III 65) Room of Selim III 66) Corridor of Osman III 67) Kiosk of Osman III 68) Court with the Pond 69) Prayer room of the Valide Sultan 70) Bedroom of the Valide Sultan 71) Sitting room of the Valide Sultan 71a) Raised area for dining 72) Corridor 73) Stairway to the upper-floor suite of the Valide Sultan 74) Corridor of the Valide Sultan 75) Storeroom 76) Salon of the Valide Sultan 77) Reception Room of the Valide Sultan 78) Corridor to the women slaves' quarters 79) Open courtyard of the women slaves 80) Bath of the women slaves 81) Pantry of the women slaves 82) Stairway to the upper-floor rooms of the women slaves 83) Storeroom 84) Kitchen 85) Laundry of the women slaves 86) Dormitory of the women slaves: its second store continues around to the stairs (No. 82) 87) Forty Steps to the harem hospital 88) Apartment of the chief laundress 89) Apartment of the kahya kadin 90) Apartment of the chief nurse 91) Harem hospital 92) Open courtyard of the harem hospital 93) Harem Death Gate

Hậu cung bao gồm một loạt các tòa nhà, phòng được kết nối qua hành lang và sân trong. Mỗi một khu vực theo chức năng và thứ bậc được bố trí tương đối độc lập bao quanh một sân trong. Hiện tại, chỉ có một số phòng được mở cho công chúng thăm quan.
Một số hạng mục công trinh chính trong Hậu cung:  

Cổng vào Hậu cung và Tòa nhà bảo vệ (Entrance of Harem and Dormitory of the Halberdiers with Tresses, hình vẽ ký hiệu 1, 2): Cổng bắt nguồn từ Sân thứ hai, được xây dựng trên tiền sảnh của Hậu cung vào năm 1587 bởi vua Murad III (trị vì năm 1574- 1595). Ngân khố hậu cung đặt tại đây, là nơi cất giữ tiền và hồ sơ tài chính của vua và hoàng gia. 

Sân Thái giám (Courtyard of the Eunuchs, hình vẽ ký hiệu 11): Nằm phía sau cổng và sảnh Hậu cung (Place of Attendants at the Tower Dome, hình vẽ ký hiệu 3). Đây là sân đầu tiên của Hậu cung. Thái giám cũng đóng vai trò là vệ sĩ dưới sự chỉ huy của trưởng Hậu cung. Các không gian xung quanh sân được xây dựng lại sau trận hỏa hoạn lớn năm 1665 và được bổ sung trong thế kỷ 18, 19. Các phòng và công trình xung quanh sân cao đến 3 tầng, bao gồm nhà ở của thái giám, nhà ở của trưởng Hậu cung, trường học của các hoàng tử, nhà khách chờ tiếp kiến vua và tháp canh. Nhiều bức tường trong các phòng lát bằng gạch châu Âu thế kỷ 18 với trang trí kiểu baroque. 


Sân Thái giám, Cung điện Topkapi, Khu vực lịch sử của Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Lối vào chính của Hậu cung (Main harem door/Cümle Kapisi, hình vẽ ký hiệu 24): Ngăn cách nơi ở của hoàng gia và các phi tần của vua với Sân của thái giám. Từ đây có: Cánh cửa bên phải dẫn đến Cửa vào Con đường vàng (Door to the Golden Way, hình vẽ ký hiệu 28) và Con đường vàng (Golden Way/ Altınyol, hình vẽ ký hiệu 29) dẫn đến tư dinh của vua; Cánh cửa giữa dẫn đến Sân trong khu ở của thái hậu (Open courtyard of the Valide Sultan/ Valide Taşlığı, hình vẽ ký hiệu 33), Cánh cửa dẫn đến hàng lang vào khu vực hoàng hậu, vương phi và cung nữ (hình vẽ ký hiệu 26, 27). 


Con đường vàng, Cung điện Topkapi, Khu vực lịch sử của Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Sân Thái hậu (Open courtyard of the Valide Sultan/ Courtyard of the Queen Mother, hình vẽ ký hiệu 33): Là một sân rộng. Mặt phía phía đông và nam của sân là một hiên với hàng cột. Trên những quầy dọc theo hiên, thái giám đặt món ăn mà họ mang đến từ nhà bếp trong cung điện. Tại mặt phía bắc của sân là các phòng của cung phi (Apartment of the chief consort, hình vẽ ký hiệu 38 và Apartment of the second consort, hình vẽ ký hiệu 39). Tại mặt tây của sân là các phòng tiếp khách của thái hậu (Salon of the Valide Sultan, hình vẽ ký hiệu 76; Reception Room of the Valide Sultan, hình vẽ ký hiệu 77). 


Sân Thái hậu, Cung điện Topkapi, Khu vực lịch sử của Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Căn hộ của Thái hậu (Valide Sultan Dairesi): Nằm tại phía tây của Cung điện, cùng với căn hộ của vua, tạo thành phần lớn nhất và quan trọng nhất trong hậu cung. Khối công trình này gồm các phòng chính:
Phòng Cầu nguyện (Prayer room of the Valide Sultan, ký hiệu 69), Phòng ngủ (Bedroom of the Valide Sultan, ký hiệu 70), Phòng khách (Sitting room of the Valide Sultan, ký hiệu 71)…được xây dựng sau khi thái hậu chuyển đến Cung điện Topkapı vào cuối thế kỷ 16 từ Cung điện Cũ (Eski Saray). Công trình bị hỏa hoạn năm 1665 và được sửa lại trong năm 1666 – 1668. Một số phòng, như phòng âm nhạc nhỏ, đã được thêm vào từ thế kỷ 18. Hiện, chỉ có một số phòng mở cửa cho công chúng: Phòng ăn, phòng trưng bày, phòng tiếp khách và phòng ngủ. Công trình cao hai tầng. Tầng trên dành cho thái hậu và hầu cận nữ của bà. Tầng dưới dành cho thứ phi. Căn hộ của Thái hậu có một lối đi dẫn đến khu ở của vua và phòng tắm.
Căn hộ của Thái hậu được trang trí phong phú bởi gạch màu xanh lam và trắng hoặc vàng và xanh lá cây với các họa tiết hoa và đồ sứ İznik từ thế kỷ 17. Một số phòng được trang trí theo phong cách Tây Âu thế kỷ 18 và 19.  


Nội thất Căn hộ của Thái hậu, Cung điện Topkapi, Khu vực lịch sử của Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Phòng tắm của Vua và Thái hậu (Baths of the Sultan and the Queen Mother/ Hünkâr ve Vâlide Hamamları, hình vẽ ký hiệu 60, 61): Hai phòng tắm này có từ cuối thế kỷ 16 và bao gồm nhiều không gian nhỏ, được trang trí lại theo phong cách Rococo vào giữa thế kỷ 18. Cả hai phòng tắm đều có thiết kế giống nhau, bao gồm một bể sục, một bể ngâm và một bể lạnh. Mỗi phòng đều có mái vòm hoặc trần nhà ở một số điểm trên vòm mái được làm bằng kính trong để đón ánh sáng mặt trời tự nhiên. Sàn nhà được ốp bằng đá cẩm thạch màu trắng và xám. Bồn tắm lát đá cẩm thạch. Bên trong có một vách ngăn là thép mạ vàng bảo vệ.  


Nhà tắm với vách ngăn bằng thép mạ vàng
, Cung điện Topkapi, Khu vực lịch sử của Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Hội trường Hoàng gia hay Phòng Ngai vàng (Imperial Hall/ Hünkâr Sofası/ Sultan's Hall, hình vẽ ký hiệu 56): Là không gian có mái vòm lớn nhất trong Hậu cung, được cho là được xây dựng vào cuối thế kỷ 16.  Hội trường đóng vai trò là sảnh tiếp tân chính thức của nhà vua cũng như là nơi giải trí của Hậu cung. Đây là nơi diễn ra các  cuộc vui chơi, bày tỏ lòng kính trọng trong các lễ hội tôn giáo và lễ cưới với sự chứng kiến ​​của các thành viên trong vương triều. 
Năm 1666, Hội trường được cải tạo lại theo phong cách rococo dưới thời trị vì của vua Osman III (trị vì năm 1754- 1767). Viền gạch trang trí xung quanh các bức tường mang dòng chữ thư pháp được ốp lại vào thế kỷ 18 với màu xanh và trắng. Trên vòm mái vẫn còn lưu giữ lại các bức chạm khắc từ khi xây dựng ban đầu.
Trong sảnh đặt một ngai vàng và trưng bày những chiếc ghế mạ vàng, đồng hồ cổ, nhạc cụ.
Ngoài các cửa dẫn đến các hành lang, phòng phục vụ chung, trong sảnh còn có cửa bí mật dẫn đến căn hộ của vua, căn hộ thái hậu và phòng tắm. Nội thất những phòng này đều được tân trang lại vào thế kỷ 17.  


Hội trường hoàng cung với ngai vàng của vua, Cung điện Topkapi, Khu vực lịch sử của Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Phòng ngủ của vua Murat III (III. Murad Has Odası/ Privy Chamber of Murat III/ Bedroom of Murat III, hình vẽ ký hiệu 52): Được nối với Tiền phòng (Vestibule of the Bedroom of Murat III, hình vẽ ký hiệu 51). Đây là căn phòng cổ nhất và tốt nhất còn sót lại trong Hậu cung, vẫn giữ được nội thất ban đầu. Đây là một thiết kế của kiến ​​trúc sư bậc thầy Sinan và có từ thế kỷ 16. Mái vòm của công trình chỉ nhỏ hơn một chút so với của Phòng ngai vàng. Căn phòng được trang trí bằng gạch İznik màu xanh trắng và đỏ san hô. Các thiết kế hoa văn phong phú được đóng khung trong những đường viền dày màu cam của những năm 1570. Một dải gạch có dòng chữ chạy xung quanh phòng, phía trên cửa. Lò sưởi lớn với mái che trang trí mạ vàng nằm đối diện với đài phun nước hai tầng được trang trí khéo léo bằng đá cẩm thạch. Tiếng nước chảy của đài phun nhằm ngăn chặn mọi hành vi nghe trộm, đồng thời mang lại bầu không khí thoải mái cho căn phòng. Trong phòng có hai chiếc giường đôi mạ vàng, niên đại từ thế kỷ 18.


Nội thất Phòng ngủ của vua Murat III,
Cung điện Topkapi, Khu vực lịch sử của Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Phòng ngủ cùa vua Ahmed I (I. Ahmed Has Odası  Privy Chamber of Ahmed I/ Kiosk of Ahmet I, hình vẽ ký hiệu 54): Nằm tại phía tây của Phòng ngủ của vua Murat III, được trang trí lộng lẫy bằng gạch tráng men İznik. Cửa tủ, cửa chớp, một chiếc bàn nhỏ và bục giảng kinh Qur'an được trang trí bằng xà cừ và ngà voi.


Trang trí bên trong phòng ngủ
cùa vua Ahmed I, Cung điện Topkapi, Khu vực lịch sử của Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Phòng ngủ cùa vua Ahmed III (III. Ahmed Has Odası / Privy Chamber of Ahmed III/ Room of Ahmet III, hình vẽ ký hiệu 55): Nằm kề liền Phòng ngủ cùa vua Ahmed I. Phòng nhỏ nhưng rất sặc sỡ với những bức tường được sơn bằng các tấm trang trí hoa lá, trái cây và một lò sưởi bằng gạch với trang trí phức tạp. Căn phòng này còn được gọi là Phòng Trái cây (Yemis Odası/ Fruit Room) vì các tấm trang trí trái cây trên tường. 


Phòng ngủ cùa vua Ahmed III, Cung điện Topkapi, Khu vực lịch sử của Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Hai căn hộ của Thái tử (Twin Kiosk/apartments of the Crown Prince/ Çifte Kasırlar/ Veliahd Dairesi, hình vẽ ký hiệu 44a và 44b): Bao gồm hai phòng riêng được xây dựng vào thế kỷ 17, vào các thời điểm khác nhau. Tòa nhà một tầng được xây dựng trên một bệ cao. Trần nhà không bằng phẳng mà hình nón theo kiểu lều (kiosk), gợi lên những căn lều truyền thống thuở sơ khai của người Ottoman. Nội thất như trong một lều truyền thống, không có đồ nội thất cố định. Sau này, nội thất đã được trang trí lại hoàn toàn. Đây là nơi thái tử sống theo kỷ luật của hậu cung Ottoman cho đến khi trưởng thành. Sau đó, họ được cử làm thống đốc đến các tỉnh, nơi họ được đào tạo thêm về quản lý các công việc nhà nước. Từ đầu thế kỷ 17 trở đi, các hoàng tử sống trong Hậu cung mới có tiếng nói trong việc quản lý cung điện. 


Hai căn hộ của Thái tử, Cung điện Topkapi, Khu vực lịch sử của Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Sân trong Favourites (Courtyard of the Favourites/ Gözdeler / Mabeyn Taşlığı ve Dairesi , hình vẽ ký hiệu 45): nằm tại phần phía bắc của Cung điện, nhìn ra một hồ bơi lớn ngoài trời (Open pool, hình vẽ ký hiệu 47) và vườn cây (hình vẽ ký hiệu 49). Sân trong được mở rộng vào thế kỷ 18 bằng cách bổ sung một số căn hộ. Đây là không gian nơi vua Abül Hamid I (trị vì năm 1774- 1789) sống cùng với hậu cung (hình vẽ ký hiệu 46).  


Sân trong Favourites, Cung điện Topkapi, Khu vực lịch sử của Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Sân trong Hoàng hậu và Vương phi (Courtyard of the Sultan's Consorts and the Concubines/ Kadın Efendiler Taşlığı/ Cariye Taşlığı, hình vẽ ký hiệu 27) được xây dựng cùng lúc với Sân của các Hoạn quan vào giữa thế kỷ 16. Sân được trùng tu sau trận hỏa hoạn năm 1665 và là sân nhỏ nhất của Hậu cung. Phía đông của Sân là hiên với hàng cột. Một phần sân có mái che. Bao quanh sân là các công trình cao đến 2 tầng như: Nhà tắm, Cầu thang lên Căn hộ của hoàng hậu, vương phi và cung nữ; Nhà kho; Nhà bếp; Phòng giặt; Bệnh viện hậu cung… 


Sân trong Hoàng hậu và Vương phi, Cung điện Topkapi, Khu vực lịch sử của Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Nhà thờ Hồi giáo Hagia Sophia
Nhà thờ Hồi giáo Hagia Sophia (Church of Hagia Sophia/ Sofa Camii/Ayasofya-i Kebir Cami-i Şerifi) nằm tại phía nam Cung điện Topkapı.
Công trình được xây dựng vào năm 537, là nhà thờ Thiên chúa giáo lớn nhất của Đế chế Đông La Mã (Eastern Roman Empire, tồn tại năm 395- 1453).
Năm 1453, sau khi Sự sụp đổ của Constantinople trước Đế chế Ottoman(Ottoman Dynasty, tồn tại 1299 đến 1922), công trình được chuyển đổi thành một nhà thờ Hồi giáo
Năm 1935, Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ đã biến công trình thành một bảo tàng. Năm 2020, nó được mở cửa trở lại như một nhà thờ Hồi giáo.


Tổng mặt bằng Nhà thờ Hagia Sophia, Khu đô thị cổ Sultanahmet, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ


Nhà thờ Hagia Sophia, Khu đô thị cổ Sultanahmet, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Quá trình lịch sử
Nhà thờ Hồi giáo Hagia Sophia trải qua nhiều giai đoạn với tên gọi khác nhau:  

Nhà thờ Constantius II: Là nhà thờ đầu tiên trên địa điểm này, được thánh hiến vào năm 360, dưới thời hoàng đế Constantius II (trì vì năm 337–361). Nhà thờ có tường xây gạch, mái bằng gỗ với phong cách La Mã thời bấy giờ. Vào năm 404, nhà thờ đã bị hỏa hoạn thiêu rụi, hiện chỉ các tàn tích một vài đoạn móng gạch.  

Nhà thờ Theodosius II: Là nhà thờ thứ hai được hoàn thành vào năm 415, dưới thời hoàng đế Theodosius II (trị vì năm 402-450). Các khai quật khảo cổ học cho thấy: Nhà thờ có lối vào chính từ phía tây và một lối vào bổ sung từ phía đông; Lối vào chính của nhà thờ có thể có cửa mạ vàng; Các cột đá cùng với mảng tường có chạm khắc tinh xảo và những bức phù điêu miêu tả sự tích trong Kinh thánh. Tàn tích còn lại cho thấy cấu trúc có mái vòm và hàng hiên. Năm 532, công trình bị hỏa hoạn do chiến tranh. 

Nhà thờ Justinian I: Là nhà thờ thứ ba được hoàn thành vào năm 537, dưới thời hoàng đế Justinian I (trị vì năm 527- 565). Công trình hoàn toàn khác, lớn hơn và hoành tráng hơn so với công trình xây dựng trước đó, được xây dựng bởi hai kiến trúc sư Hy Lạp lừng danh nhất thời bấy giờ là Isidore of Miletus và Anthemius of Tralles (năm 474 – 558).
Công trình có không gian nội thất lớn nhất thế giới thời bấy giờ, là công trình đầu tiên có một mái vòm chính được đỡ bởi hệ vòm phía dưới (Pendentive) và được cho là đã thay đổi lịch sử kiến trúc. 
Công trình còn là nhà thờ lớn nhất thế giới trong vòng gần một ngàn năm cho đến nhà thờ Seville (Seville Cathedral, ở Andalusia, Tây Ban Nha, dài 135m, rộng 100m, nhịp giữa rộng 15m, cao 42m, hoàn thành năm 1520). Nhà thờ trở thành một biểu tượng kiến trúc và văn hóa của nền văn minh Chính thống giáo phương Đông và Byzantine
Ban đầu bên ngoài của nhà thờ được ốp bằng đá cẩm thạch trắng và mạ vàng một số chi tiết. Cột và các thành phần bằng đá cẩm thạch khác được nhập khẩu từ khắp Địa Trung Hải. Hơn 10 nghìn người đã được tuyển dụng trong quá trình xây dựng. Bên ngoài nhà thờ là dãy tượng đài công phu bố trí xung quanh Cột Khải hoàn (Column of Justinian) mạ đồng, trên đỉnh Cột là bức tượng hoàng đế cưỡi ngựa.
Hagia Sophia là trụ sở của Tòa Thượng phụ Constantinople và là nơi tổ chức nghi lễ của hoàng gia Byzantine, như lễ đăng quang
Các trận động đất vào các năm 553, 557, 558  đã gây ra vết nứt trên mái vòm chính và làm sụp đổ nửa mái vòm phía đông, cũng có thể do tải trọng mái quá lớn. Công trình được phục hồi ngay sau đó với việc sử dụng vật liệu nhẹ hơn và đổi cách sử dụng kiểu mái vòm, dạng vòm chính có gân với vòm đỡ phía dưới dạng Pendentive. Theo lệnh của hoàng đế Justinian (trị vì năm 527 – 565) tám cột Corinthian đã được chuyển từ các ngôi đền tại  Baalbek, Lebanon tới để thay thế các cột cũ bị hư hại.
Trong giai đoạn tiếp sau, Nhà thờ trải qua các thăng trầm của lịch sử, nhiều trang trí, thiết bị nội thất bên trong bị cướp phá. Vào thế kỷ thứ 8, trong thời kỳ Biểu tượng Byzantine (Byzantine Iconoclasm), tất cả các bức tranh và tượng tôn giáo đã được gỡ bỏ khỏi Nhà thờ Hagia Sophia, nhiều năm sau đó mới được phục hồi.
Trận động đất năm 869, lại gây ra sự sụp đổ của một trong những mái vòm. Nhà thờ sau đó đã được phục hồi.
Trận động đất năm 989 tiếp tục làm sập mái vòm phía tây. Hoàng đế Basil II (trị vì năm 976- 1025) đã yêu cầu kiến ​​trúc sư người Armenia là Trdat (năm 940 – 1020) chỉ đạo sửa chữa. Ông đã dựng lại và gia cố vòm vòm bị đổ, đồng thời xây lại phía tây của mái vòm với 15 sườn vòm. Nhà thờ được mở cửa trở lại vào năm 994. Nội thất của Nhà thờ cũng được bổ sung thêm các bức tranh tường lớn miêu tả các sự tích Kinh thánh.
Trong giai đoạn tiếp sau, Nhà thờ bị cướp phá trong các cuộc tranh giành ảnh hưởng tôn giáo giữa Công giáo và Chính thống giáo Đông phương (Catholic–Eastern Orthodox relations) 

Nhà thờ Hồi giáo (1453–1935): Thành phố Constantinople thất thủ trước lực lượng Ottoman tấn công vào năm 1453. Nhà thờ bị đập phá và cướp bóc. Những người tìm kiếm nơi trú ẩn trong nhà thờ bị bắt làm nô lệ.
Khi Sultan Mehmed (vua Ottoman, trị vì năm 1444- 1446; 1451- 1481) và đoàn tùy tùng bước vào nhà thờ, ông đã ra lệnh chuyển nó thành nhà thờ Hồi giáo ngay lập tức.
Vào khoảng năm 1481, một tháp nhỏ đã được dựng lên ở góc tây nam của tòa nhà, tiếp đó là một tháp nhỏ khác được dựng lên ở góc đông bắc.
Một trong hai tháp bị sụp đổ trong trận động đất năm 1509. Vào khoảng giữa thế kỷ 16, cả hai tháp đã được xây dựng lại.
Trong thời kỳ trị vì của vua Suleiman I ( trị vì năm 1520 – 1566), các bức tranh khảm phía trên sảnh hiên (Narthex) mô tả Chúa Giêsu, Đức mẹ Mary và các hoàng đế Byzantine bị bao phủ bởi sơn trắng và thạch cao.
Vào thế kỉ 16, vua Suleiman I (trị vì năm 1520-1566) đem về hai ngọn đèn cầy khổng lồ chiếm được trong cuộc chinh phạt Hungary. Chúng được đặt hai bên của Hốc cầu nguyện (Mihrab).
Trong thời kỳ trị vì của vua Selim II (năm 1566-1574), tòa nhà bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp và được gia cố bới kiến trúc sư Ottoman Mimar Sinan (năm 1490- 1588) và cũng là kỹ sư về động đất. Ngoài việc củng cố cấu trúc nhà thời thời Byzantine, Mimar Sinan còn xây dựng thêm hai tháp lớn ở cuối phía tây của tòa nhà, nhà nghỉ của quốc vương và tháp mộ (Türbe) của vua Selim II ở phía đông nam của tòa nhà vào năm 1576–1577. Để làm được điều đó, một phần của Tòa Thượng Phụ ở góc phía nam của Nhà thờ đã bị phá hủy. Một hành lang rộng 24m được áp dụng xung quanh tòa nhà, dẫn đến việc phá hủy tất các nhà có liên quan. Đây trở thành nơi đặt tháp mộ của một số vua và hoàng tử Ottoman sau này.
Năm 1717 - 1740, nhà thờ được cải tạo lại nội thất, được trùng tu và bổ sung thêm một trường học kinh Koranic, (sau này trở thành thư viện), bếp ăn (nấu súp để phân phát cho người nghèo), thư viện, đài phun nước (Şadirvan), biến khu vực này thành một khu dịch vụ từ thiện (Külliye). Đồng thời, một nhà nghỉ của quốc vương mới và một hốc cầu nguyện (Mihrab) mới được xây dựng bên trong. 
Nhà thờ được cải tạo lại vào năm 1847–1849, dưới thời của vua Abdulmejid I (trị vì 1823–1861). 800 công nhân dưới sự giám sát của anh em kiến ​​trúc sư Thụy Sĩ- Ý là Gaspare (năm 1809- 1883) và Giuseppe Fossati (năm 1822 – 1891) đã được huy động. Các kiến trúc sư đã gia cố vòm chính bằng xích sắt, gia cố các vòm phụ (Pendentive), làm thẳng các cột, sửa lại phần trang trí bên ngoài và bên trong của tòa nhà. Những bức tranh khảm được làm sạch và phục hồi.
Tám chiếc đĩa có khung hình tròn khổng lồ mới được treo trên các bức tường, trên mỗi bốn trụ và ở hai bên của đỉnh và cửa phía tây. Chúng được thiết kế bởi nhà thư pháp Kazasker Mustafa Izzet Efendi (năm 1801–1877) và đặt theo tên của  thánh Allah, nhà tiên tri MuhammadRashidun (bốn Caliph đầu tiên: Abu BakrUmarUthman và Ali), 2 cháu trai của Muhammad: Hasan Husayn, con trai của Ali. 
Ngoài ra, một số nội thất mới được bổ sung như một bức tường gỗ (Maqsura) dọc theo Bức tường cầu nguyện, Bục giảng (Minbar) và Hốc cầu nguyện (Mihrab)…cũng được cải tạo lại.
Bên ngoài tòa nhà chính, các tháp đã được sửa chữa và thay đổi để có chiều cao bằng nhau. Một trường học Hồi giáo (Madrasa) được xây dựng.
Năm 1935, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đầu tiên và là người sáng lập Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, Mustafa Kemal Atatürk (nhiệm kỳ năm 1923- 1938, ông nổi tiếng với câu nói: Hòa bình ở nhà, Hòa bình trên thế giới – “Peace  at Home, Peace in the World”) đã biến tòa nhà thành một bảo tàng. 
Hiện tại, Hagia Sophia đang được phục hồi như một nhà thờ Hồi giáo. Nơi này vẫn mở cửa cho du khách ngoài giờ cầu nguyện.  

Kiến trúc 
Hagia Sophia là một trong những ví dụ vĩ đại nhất còn sót lại của kiến trúc Byzantine.
Nhà thờ có bố cục theo hướng đông nam – tây bắc. Quay mặt ra hướng tây bắc.
Trung tâm của Nhà thờ có mặt bằng gần hình vuông, 75,6m x 68,4m.
Phía trước sảnh chính là một Sảnh hiên (Narthex, sảnh kéo dài như hành lang). Hiên cao 2 tầng. Tầng trên là phòng trưng bày.
Phía trước hàng hiên còn thêm một Sảnh hiên phụ (Exonarthex).
Lối vào chính của Nhà thờ từ phía đông, tiếp cận với Sảnh hiên, được gọi là Cổng hoàng gia (Imperial Gate). Tầng trên của Cổng hoàng gia là Loggia của Hoàng hậu (Loggia of the Empress). Từ đây hoàng hậu và cung phi có thể theo dõi các diễn biến bên dưới.
Gian giữa (Nave) của Nhà thờ là một không gian rộng, có mặt bằng hình vuông. Phía trên là một vòm bán cầu, đường kính 33m (cao 51m tính từ nền). Mái vòm dày 0,61m. Vật liệu xây dựng chính là gạch và vữa kết hợp với 40 sườn vòm. Tại phần đường viền chân vòm (Tambour) có 40 cửa sổ lấy ánh sáng. Các lỗ cửa này còn góp phần làm giảm trọng lượng vòm.

Hai bên Gian giữa là Hành lang (Gallery). 4 góc của Gian giữa là hốc tường có mặt bằng bán tròn. Bên trong Gian giữa có: Bệ đọc kinh (Kuran Kursu); Tầng lửng cầu nguyện (Maksure, đặt cao hơn mặt đất, đặt trước ban thờ, có lan can bao quanh) giành cho các vị lãnh đạo; Phòng cầu nguyện dành riêng cho vua (Sultan's Lodge) có mặt bằng hình tròn; Bục giảng đạo (Minbar/Mimber). Tiếp đó là một hốc hình bán nguyệt được bao phủ bởi một bán vòm (Apse), bên trong là Hốc cầu nguyện (Minrab).

Tường nhà thờ được xây dựng bằng gạch. Vữa xây có chiều dày gấp 1,5 lần chiều dày viên gạch, như một hỗn hợp bê tông.

Sàn nhà được lát bằng đá cẩm thạch màu trắng. Xung quanh nhà có nhiều vách trụ tường để nhận tải trọng xiên truyền từ vòm mái xuống móng. Cấu trúc này tương tự như nhiều nhà thờ khác đã được người La Mã xây dựng tại Ý. Sau này, vào thời Ottoman bổ sung thêm một số vách trụ tường khác.

Tại Nhà thờ có 4 Tháp cầu nguyện (Minarets), là tháp được xây dựng bổ sung vào thời kỳ Ottoman. Trong đó có hai tháp với chiều cao đến 60m. Một tháp xây bằng gạch, ba tháp còn lại xây bằng đá vôi trắng và đá sa thạch. Các tháp có hoa văn dày góp phần hoàn thiện cấu trúc của Hagia Sophia.  

Xung quanh Nhà thờ có nhiều công trình phụ.
Mặt phía đông của Nhà thờ có một công trình hình tròn mang tên Skeuophylakion. Đây là nơi lưu giữ các linh vật của nghi lễ tôn giáo vào thời kỳ Byzantine. Sau này được sử dụng làm nhà kho của nhà bếp (nấu súp để phân phát cho người nghèo) vào thời Ottoman.
Mặt phía tây của Nhà thờ là tòa nhà rửa tội (Baptistry) và lăng mộ của vua Mustafa I và Ibrahim I. Cạnh đó là các tháp mộ (Türbe) của vua Mehmet III, Selim II, Murat III và tháp mộ của thái tử. Ngoài ra, khu vực này còn có Đài phun nước Ablution (Ablution Fountain) hình tròn; Trường học mang tên Mektep (vua Mektep of Mahmut I, trị vì năm 1730 – 1754); Tháp đồng hồ (Clock House).


Sơ đồ mặt bằng Nhà thờ Hagia Sophia, Khu đô thị cổ Sultanahmet, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ


Sơ đồ mặt cắt Nhà thờ Hagia Sophia, Khu đô thị cổ Sultanahmet, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ;
1) Lối vào; 2) Cổng Hoàng gia; 3) Cột ước nguyện: 4) Hốc cầu nguyện: 5) Bục giảng đạo; 6) Nơi cầu nguyện của Sultan; 7) Trung tâm của thế giới (Omphalos – "Navel of World"); 8) Bình đựng dục vọng (Lustration urns); a) Mộ Mustafa I; b) Tháp mộ Selim II.

Sơ đồ mặt đứng Nhà thờ Hagia Sophia, Khu đô thị cổ Sultanahmet, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ


Đài phun nước tại phía đông
Nhà thờ Hagia Sophia, Khu đô thị cổ Sultanahmet, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Nội thất
Trang trí nội thất của Nhà thờ cũng trải qua nhiều giai đoạn.
Ban đầu, nội thất bao gồm trang trí trừu tượng trên những phiến đá cẩm thạch ốp tường và lát sàn, đồ khảm trên các mái vòm uốn lượn. 
Trong các giai đoạn sau, tranh ghép tượng hình đã được thêm vào, nhưng lại bị phá hủy trong cuộc tranh cãi về biểu tượng (năm 726–843). Các bức tranh ghép hiện nay là từ thời kỳ Hậu Biểu tượng.
Ngoài các bức tranh khảm, nhiều đồ trang trí tượng hình đã được thêm vào trong nửa sau của thế kỷ thứ 9: Hình ảnh của Chúa Kitô trên mái vòm trung tâm; Các vị thánh, nhà tiên tri và giáo phụ của Chính thống giáo Đông phương. Người Ottoman che mặt các vị thánh này bằng các ngôi sao vàng. Vào năm 2009, một số trong đó đã được phục hồi nguyên trạng. Trong Nhà thờ còn có Bình đựng dục vọng (Lustration urns) khổng lồ bằng đá cẩm thạch; Cửa bằng đá cẩm thạch; Cột ước nguyện (Wishing column) để chữa bệnh…
Trong Nhà thờ có nhiều bức tranh khảm với hầu hết có niên đại vào thế kỷ 8- 14. Nhiều bức tranh đã bị cướp phá trong các cuộc chiến và bị bao phủ bằng thạch cao do lệnh cấm của Hồi giáo. Vào thế kỷ 19, 20, những bức tranh ghép này mới được phục hồi. Tranh khảm không chỉ trên tường mà được trang trí trên các vòm mái. Hiện đã được phục dựng lại vào năm 2009.  


Nội thất Nhà thờ Hagia Sophia, Khu đô thị cổ Sultanahmet, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ


Hốc cầu nguyện, hai bên là hai ngon đèn cầy, Nhà thờ Hagia Sophia, Khu đô thị cổ Sultanahmet, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ


Chi tiết trang trí đầu cột Nhà thờ Hagia Sophia, Khu đô thị cổ Sultanahmet, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ


Hành lang trưng bày phía trên
Hàng hiên, Nhà thờ Hagia Sophia, Khu đô thị cổ Sultanahmet, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ


Cửa đá cẩm thạch, Nhà thờ Hagia Sophia, Khu đô thị cổ Sultanahmet, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Nhà thờ Hồi giáo Sultan Ahmed
Nhà thờ Hồi giáo Sultan Ahmed (Sultan Ahmed Mosque/ Sultan Ahmet Camii), còn được gọi là Nhà thờ Hồi giáo Xanh (Blue Mosque) nằm tại phía nam của bán đảo.
Công trình được xây dựng vào năm 1609 – 1616, dưới thời vua Ahmed I (trị vì năm 1603- 1617), nằm cạnh Nhà thờ Hồi giáo Hagia Sophia.
Nhà thờ Hồi giáo Sultan Ahmed có 5 mái vòm chính, 6 tháp và 8 mái vòm phụ. Thiết kế là đỉnh cao của hai thế kỷ phát triển nhà thờ Hồi giáo Ottoman. Công trình là sự kết hợp nhiều yếu tố Byzantine của Nhà thờ Hagia Sophia tại lân cận với kiến trúc Hồi giáo truyền thống và được coi là nhà thờ Hồi giáo lớn cuối cùng của thời kỳ Cổ điển.
Công trình được thiết kế bởi Sedefkar Mehmed Agha (kiến trúc sư Thổ Nhĩ Kỳ, gốc Albania, năm 1540 – 1617), là học trò của kiến trúc sư bậc thầy Mimar Sinan (kiến trúc sư Thổ Nhĩ Kỳ, năm 1490 – 1588).


Tổng mặt bằng Nhà thờ Hồi giáo Sultan Ahmed, Khu đô thị cổ Sultanahmet, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ


Nhà thờ Hồi giáo Sultan Ahmed, Khu đô thị cổ Sultanahmet, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ


Phối cảnh tổng thể Nhà thờ Hồi giáo Sultan Ahmed, Khu đô thị cổ Sultanahmet, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Công trình có mặt bằng gồm hai khối gần vuông: Khối nhà thờ (Mosque) và Khối sân trong (Forecourt):

Khối nhà thờ
Khối nhà thờ (Mosque) nằm tại phía đông của công trình, chiều dài 73m, chiều rộng 65m, với sức chứa đến 10 ngàn người.
Lối vào công trình từ phía bắc và phía nam.
Chính giữa mặt bằng là 4 trụ cột khổng lồ đỡ mái gắn với các trụ tường lớn (But Stresses) để nhận tải trọng xiên từ mái vòm truyền xuống móng. Bên trong, sát cột chính phía đông nam có Tầng lửng cầu nguyện (Maksure, đặt cao hơn mặt đất, đặt trước ban thờ, có lan can bao quanh) giành cho các vị lãnh đạo (Prayer – leaders dais). Dọc theo bức tường phía đông là Bục giảng đạo (Minbar/Mimber). Cạnh đó là Hốc cầu nguyện (Mihrab).
Dọc theo 3 phía tại bức tường phía bắc, nam và tây là vách gỗ ngăn chia tạo thành hành lang xung quanh nhà. Tại 4 góc của Khối nhà thờ có 4 tháp cầu nguyện (Minaret) với chiều cao 64m.
Chính giữa của Khối nhà thờ hay chinh giữa của 4 trụ cột lớn là mái vòm với chiều cao bên ngoài là 43m, chiều cao bên trong là 23,5m. Bao quanh mái vòm chính có 4 mái bán vòm và 4 mái vòm phụ.
Mặt tiền của Nhà thờ Hồi giáo Sultan Ahmed được cho tương tự như mặt tiền của Nhà thờ Hồi giáo Süleymaniye, cũng thuộc Khu vực Di sản.
Phần dưới của Nhà thờ được ốp lát bằng hơn 20.000 viên gạch men phong cách İznik với hơn 50 kiểu dáng hoa tulip khác nhau. Phần trên của Nhà thờ được sơn màu xanh lam chủ đạo. Bên trong nội thất có hơn 200 cửa sổ kính màu với thiết kế phức tạp đón ánh sáng tự nhiên, ngày nay được hỗ trợ bởi đèn chùm
Nội thất được trang trí bằng các dòng thư pháp trong kinh trong Kinh Qur'an.
Không gian đặc biệt trong nội thất là Hốc cầu nguyện (Mihrab), được làm bằng đá cẩm thạch chạm khắc tinh xảo tạo thành một vòm theo kiểu hốc thạch nhũ (Stalactite Niche) hay hốc tổ ong với một bảng khắc chữ đôi phía trên. Hốc cầu nguyện được bao quanh bởi nhiều cửa sổ. Các bức tường liền kề được bao bọc bằng gạch men. Ở bên phải của Hốc cầu nguyện là Bục giảng (Minber) với trang trí lộng lẫy.
Nhiều ngọn đèn bên trong nhà thờ Hồi giáo đã từng được bao phủ bởi vàng và đá quý
Trên tường có những tấm bảng khắc tên của các vị thần và câu thơ trong Kinh Qur'an.


Phối cảnh Nhà thờ Hồi giáo Sultan Ahmed, Khu đô thị cổ Sultanahmet, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

 
Nội thất Nhà thờ Hồi giáo Sultan Ahmed, Khu đô thị cổ Sultanahmet, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Khối sân trong
Khối sân trong (Forecourt) nằm tại phía tây của Khối nhà thờ. Mặt bằng Khối sân trong có quy mô tương tự như mặt bằng Khối nhà thờ.
Chính giữa sân trong là một đài phun nước có mái che (Fountain House). Công trình có mặt bằng hình lục giác.
Bốn mặt sân trong là một hành lang với các hàng cột (Revak), tạo thành các ô vuông. Bên trên mỗi ô vuông là một mái vòm.
Hai góc phía đông bắc và tây nam của Khối sân trong có 2 tháp cầu nguyện (Minaret) với chiều cao 64m, tạo cho tổng thể có tổng cộng 6 tháp.


Phối cảnh sân trong Nhà thờ Hồi giáo Sultan Ahmed, Khu đô thị cổ Sultanahmet, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Các công trình xung quanh
Nhà thờ Hồi giáo Sultan Ahmed nằm trong một khuôn viên có tường rào bao quanh. Xung quanh Nhà thờ có một số công trình, gồm: Lăng mộ của vua Suleiman I (Türbe of Süleyman the Magnificent, trị vì năm 1520 – 1566); Mộ hoàng hậu Haseki Hurrem (Türbe of Haseki Hurrem/ Roxelana, năm 1502- 1558)… 

Nhà thờ Hồi giáo Hagia Irene
Nhà thờ Hồi giáo Hagia Irene (Hagia Irene) là một nhà thờ Chính thống giáo phương Đông nằm ở sân ngoài của Cung điện Topkapı ở Istanbul, phía bắc của Nhà thờ Hồi giáo Hagia Sophia.
Tòa nhà được xây dựng vào năm 548 dưới thời hoàng đếJustinian I (trị vì năm 306- 337), trên một địa điểm của một ngôi đền Thiên chúa giáo trước đó, được xây dựng vào thế kỷ thứ 4, sau đó bị hỏa hoạn thiêu rụi vào năm 532. Công trình lại bị hư hại bởi trận động đất năm 740, được trùng tu lại và bổ sung nội thất bằng các bức tranh khảm và bích họa. Một số bức tranh vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.
Sau cuộc chinh phục Constantinople của Đế chế Ottoman vào năm 1453, nhà thờ được bao bọc bên trong những bức tường của cung điện Topkapi. Công trình được sử dụng như một nhà kho chứa thiết bị quân sự, kho chứa chiến lợi phẩm và khí tài quân sự của người Thổ Nhĩ Kỳ. Dưới thời trị vì của vua Ahmet III (trị vì năm 1703–1730), công trình được chuyển đổi thành Bảo tàng Quân sự Quốc gia vào năm 1726. Năm 1846, Công trình trở thành Bảo tàng đồ cổ quân sự. Sau đó được chuyển giao cho Bộ Văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngày nay, Hagia Irene chủ yếu phục vụ như một phòng hòa nhạc cho các buổi biểu diễn âm nhạc cổ điển.


Tổng mặt bằng Nhà thờ Hồi giáo Hagia Irene, Khu đô thị cổ Sultanahmet, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Công trình có mặt bằng gồm hai khối: Khối nhà thờ (Mosque) và Khối sân trong (Forecourt): 

Khối nhà thờ
Khối nhà thờ (Mosque) nằm tại phía đông, có mặt bằng hình khối điển hình của một nhà thờ La Mã, bao gồm:
Một Sảnh hiên (Narthex) tại phía tây. Lối vào Sảnh hiên từ phía nam.
Phía trước Sảnh hàng hiên còn thêm một Sảnh hiên phụ (Exonarthex), hướng vào một sân trong.
Công trình có một gian giữa và hai gian bên làm lối đi. Hai gian bên cao 2 tầng, tầng trên được sử dụng làm phòng trưng bày. Trung tâm của Gian giữa (Nave) được bao phủ bởi một mái vòm.
Theo truyền thống Byzantine, ban thờ có một dấu tích độc đáo của nghệ thuật Thời kỳ biểu tượng (Iconoclastic) với một cây thập tự đơn giản. Bên trong nội thất, các hốc vòm và mái được bao phủ bởi các bức tranh khảm và các bức bích họa. Những bức tranh khảm hay tranh ghép này có niên đại vào thế kỷ thứ 8.
Cây thánh giá trên đỉnh mái vòm đã được thay thế bằng biểu tượng vầng trăng khuyết của Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ.


Phối cảnh Nhà thờ Hồi giáo Hagia Irene, Khu đô thị cổ Sultanahmet, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ


Sơ đồ mặt bằng, mặt cắt Nhà thờ Hồi giáo Hagia Irene, Khu đô thị cổ Sultanahmet, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ


Nội thất Nhà thờ Hồi giáo Hagia Irene, Khu đô thị cổ Sultanahmet, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Khối sân trong
Khối sân trong (Forecourt) nằm phía tây với 4 mặt là hiên. Mặt phía đông chung với Hiên phụ của (Exonarthex) của Khối nhà thờ.  


Sân trong Nhà thờ St Irene nhìn từ hiên, Cung điện Topkapı, Khu đô thị cổ Sultanahmet, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Nhà thờ Hồi giáo Little Hagia Sophia
Nhà thờ Hồi giáo Little Hagia Sophia (Little Hagia Sophia) nằm tại phía nam của Khu vực đô thị cổ Sultanahmet, sát tuyến đường sắt hiện tại.
Công trình là thờ Chính thống giáo phương Đông Hy Lạp dành riêng cho các Thánh Sergius và Bacchus Constantinople. Công trình được xây dựng từ năm 532 đến năm 536 và chuyển đổi thành nhà thờ Hồi giáo trong thời Đế chế Ottoman. Nhà thờ được xây dựng trước Nhà thờ Hagia Sophia (xây dựng năm 537). Người ta cho rằng cả hai nhà thờ được thiết kế cùng một kiểu kiến trúc.
Việc quy hoạch, xây dựng được cho là theo mô hình Nhà thờ hồi giáo Rustem Pasha (Rüstem Pasha Mosque, xây dựng năm 1563, tại IstanbulThổ Nhĩ Kỳ) do kiến trúc sư Ottoman nổi tiếng Mimar Sinan thiết kế.
Sau cuộc chinh phục Constantinople của người Ottoman vào năm 1453, nhà thờ vẫn còn nguyên vẹn cho đến thời trị vì của vua Bayezid II (trị vì năm 1481- 1512), sau đó được chuyển thành nhà thờ Hồi giáo.
Vào thời điểm đó hàng hiên vòm dẫn vào nhà thờ (Portico) và trường học tôn giáo (Madrasah) đã được thêm vào nhà thờ. 
Thiệt hại do trận động đất năm 1648 và 1763 gây ra đã được sửa chữa vào năm 1831. Năm 1740, Đài phun nước (Şadırvan) đã được xây dựng. Năm 1762, Tháp cầu nguyện (Minaret) được bổ sung, bị phá bỏ vào năm 1940 và được xây dựng lại vào năm 1956. 


Tổng mặt bằng Nhà thờ Hồi giáo Little Hagia Sophia, Khu đô thị cổ Sultanahmet, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Công trình bao gồm hai khối: Khối nhà thờ (Mosque) và Khối sân trong (Forecourt): 

Khối nhà thờ
Khối nhà thờ (Mosque) có mặt bằng hinh vuông. Trục chính theo hướng chếch đông tây, hướng về phía tây.
Hướng tây của Nhà thờ là một Sảnh hiên (Narthex). Cửa vào Nhà thờ từ phía nam của Sảnh hiên. Hàng hiên cao hai tầng. Mái hàng hiên là 5 mái vòm nhỏ.
Góc phía nam của Sảnh hiên là Tháp cầu nguyện (Minaret), mới được bổ sung sau này.
Trung tâm của nhà thờ hay Gian giữa (Nave) là một không gian hình bát giác, được giới hạn bởi 8 trụ lớn đỡ vòm mái. Phủ bên trên 8 trụ lớn là một vòm mái lớn, tạo hình ảnh chủ đạo của công trình.
Phía đông là hốc hình bán nguyệt được bao phủ bởi một bán vòm (Apse). Trong cùng là Hốc cầu nguyện (Mihrab).
Ba mặt phía tây, nam và bắc của Gian giữa là hành lang cao 2 tầng. Hành lang tầng trên dành cho các giáo sĩ và người hát hợp xướng.
Dãy cột tại hai tầng của dãy hành lang được làm bằng đá cẩm thạch và có trang trí tuyệt đẹp.
Khối xây bên ngoài của cấu trúc áp dụng kỹ thuật thông thường của thời kỳ đó ở Constantinople, sử dụng gạch chìm trong lớp vữa dày. Các bức tường được gia cố bằng các khối đá nhỏ. 


Phối cảnh Nhà thờ Hồi giáo Little Hagia Sophia, Khu đô thị cổ Sultanahmet, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ


Sơ đồ mặt bằng, mặt cắt Nhà thờ Hồi giáo Little Hagia Sophia, Khu đô thị cổ Sultanahmet, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ


Nội thất Nhà thờ Hồi giáo Little Hagia Sophia, Khu đô thị cổ Sultanahmet, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Khối sân trong
Khối sân trong (Forecourt) là một khu vườn nhỏ mới bổ sung trong thời Đế chế Ottoman. Giữa sân trong là một đài nước phục vụ cho việc tẩy rửa trước khi vào làm lễ. Xung quanh sân là các dãy nhà trường học và cửa hàng.
Tại phía bắc và đông của Khối nhà thờ còn có một khu vườn, bên trong có một nghĩa trang Hồi giáo nhỏ.   

Nhà thờ Hồi giáo Suleymaniye và Khu vực lliên quan; Nhà thờ Hồi giáo Zeyrek (Pantocrator) và Khu vực liên quan; Di tích Tường trên đất liền Istanbul – P2.

Di sản Khu vực lịch sử của Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ truyền tải giá trị phổ quát nổi bật của thành phố Istanbul. Trong suốt quá trình lịch sử, các di tích ở Istanbul đã có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của kiến ​​trúc, nghệ thuật tượng đài và tổ chức không gian, ở cả Châu Âu và Cận Đông, là một bằng chứng độc đáo cho nền văn minh Byzantine và Ottoman, minh họa cho một giai đoạn rất đặc sắc của lịch sử nhân loại.  

Đặng Tú, Bộ môn KTCN, ĐHXD
https://whc.unesco.org/en/list/356/

https://en.wikipedia.org/wiki/Turkey

https://en.wikipedia.org/wiki/Historic_Areas_of_Istanbul

https://en.wikipedia.org/wiki/Sarayburnu

https://en.wikipedia.org/wiki/Hagia_Irene

https://www.islamiclandmarks.com/turkey/topkapi-palace

https://en.wikipedia.org/wiki/S%C3%BCleymaniye_Mosque

https://en.wikipedia.org/wiki/Zeyrek_Mosque

https://en.wikipedia.org/wiki/Topkap%C4%B1_Palace

https://en.wikipedia.org/wiki/Hagia_Sophia

https://en.wikipedia.org/wiki/Sultan_Ahmed_Mosque

https://en.wikipedia.org/wiki/Hagia_Irene

https://en.wikipedia.org/wiki/Little_Hagia_Sophia

Danh sách và bài viết về Di sản thế giới tại châu Á và châu Đại Dương     

Danh sách và bài viết về Di sản thế giới tại châu Âu

Danh sách và bài viết  về Di sản thế giới tại châu Mỹ         

Danh sách và bài viết về Di sản thế giới tại châu Phi



Cập nhật ( 28/08/2021 )
 
Tin mới đưa:
Tin đã đưa:
"Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy"
 
Trí thức trẻ là người tốt nghiệp đại học, tuổi từ 39 trở xuống. Do thu nhập sau ra trường hạn hẹp, thị trường nhà ở giá rẻ khan hiếm, nên điều kiện về an cư để lạc nghiệp còn khó khăn. Các bạn trí thức trẻ ước muốn gì về nơi ở của riêng mình (không phải do thừa kế, đi thuê):
 
 
 
Trong thời đại CMCN 4.0, Chuyển đổi số không còn là điều tốt đẹp nên có, mà là điều bắt buộc đối với tất cả tổ chức và doanh nghiệp, gắn với Chính quyền số, Kinh tế số, Xã hội số. Trong bối cảnh đô thị hóa, ngành XD có vai trò tiên phong trong Chuyển đổi số đế nâng cao năng lực cạnh tranh. Người ta còn cho rằng "QH đô thị là bệ phóng cho Chuyển đổi số". Lãnh đạo, người lao động trong doanh nghiệp XD phải chấp nhận và thích ứng dần với quá trình Chuyển đổi số. Các bạn SV, cựu SV trong lĩnh vực XD - Công dân kỹ thuật số trong tương lai, nghĩ gì về nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực Chuyển đổi số trong cơ sở đào tạo ĐH:
 
 
Thông báo

   Liên kết website
 
  • Sơ đồ trang 
  • Bản quyền thuộc Bộ môn Kiến trúc Công nghệ - Khoa Kiến trúc Quy hoạch - Trường Đại học Xây dựng
    Địa chỉ liên hệ: Phòng 404 nhà A1 - Số 55 đường Giải Phóng - TP Hà Nội
    Điện thoại: (04) 3869 7045     Email: bmktcn@gmail.com
    Chủ biên: TS. Phạm Đình Tuyển - Phụ trách: TS. Nguyễn Cao Lãnh & cộng sự
    Powered by vnDIC.com