Bà i 2: Giấy gấp ORIGAMI và quy định về cách gấp
Sunday, June 24th, 2007Giấy gấp ORIGAMI
Giấy là nguyên liệu duy nhất mà người ta dùng chơi gấp giấy.
Để cho mẫu gấp đẹp, giấy gấp cũng phải có một số yêu cầu nhất định, trước hết là giấy không dễ rách, không co giãn và không quá dà y. Tại Nhật, Hà n Quốc… người ta sản xuất các loại giấy riêng để cho người chơi gấp giấy. Việt Nam chưa sản xuất riêng loại giấy nà y. Tuy nhiên có thể dùng giấy in, giấy gói quà tặng để gấp.
Giấy gấp có thể là giấy trắng hoặc giấy mà u với một mặt mà u, một mặt trắng hoặc hai mặt mà u khác nhau. Mà u sắc và chất liệu giấy cũng là m cho mẫu gấp giấy thêm đẹp.
Kích thước của tờ giấy gấp thường là 150mmx150mm; 200mmx200mm, hoặc tờ giấy A4 chữ nhật tạo thà nh hình vuông 210mmx210mm. Mẫu gấp phức tạp nên dùng giấy khổ lớn.
Mẫu gấp giấy ORIGAMI thường có 2 mà u trên 2 phía mặt giấy
Nguyên tắc cơ bản khi gấp giấy
Khi gấp giấy, điều đầu tiên phải tuân theo là không được vội và ng.
Khi gấp giấy phải cẩn thận sao cho các mép giấy, các góc khi gấp phải trùng khít lên nhau. Mỗi một chi tiết gấp không chính xác, dù nhỏ nhất, có thể sẽ gây ra những khó khăn cho các bước sau, thậm chí không thể gấp tiếp được. Ngoà i ra, các chi tiết gấp chính xác, sắc nét là m cho mẫu gấp thêm đẹp.
Những người mới học gấp giấy, trước khi bắt đầu gấp theo một mẫu nà o đó cần phải tìm hiểu qua các hình vẽ hướng dẫn cách gấp. Mỗi một hình vẽ miêu tả kết quả bước gấp phải đạt được. Vì vậy khi gấp xong bước gấp nà o, cần phải so sánh kết quả gấp vừa đạt được với hình vẽ hướng dẫn, chỉ khi nà o kiểm tra chắc chắn là giống với hình hướng dẫn thì mới tiếp tục chuyển qua bước gấp tiếp theo. Trong các hình vẽ hướng dẫn gấp giấy thường thể hiện mà u sắc của hai mặt giấy. Đây cũng là chi tiết đáng chú ý để so sánh, kiểm tra.
Những người mới học gấp giấy, chỉ nên chọn những mẫu gấp đơn giản để gấp. Kết quả đạt được sẽ củng cố thêm sự tự tin và qua đó cũng tích luỹ được các kỹ năng gấp giấy để có thể gấp các mẫu giấy phức tạp.
Có thể xảy ra trường hợp là theo các chỉ dẫn mà vẫn không thể gấp được, ( thường xảy ra khi gấp kết hợp nhiều động tác) tốt nhất nên bỏ qua, gấp các mẫu gấp khác. Và và o một dịp nà o đó, khi gấp lại mẫu nà y có thể các khó khăn khi trước đã hoà n toà n được giải quyết.
Ký hiệu hướng dẫn động tác gấp
Để tạo được các mẫu gấp giấy phải trải qua nhiều bước gấp. Các mẫu gấp giấy đơn giản thường có khoảng 10 đến 20 bước gấp, các mẫu giấy phức tạp có khi đến 40-50 bước gấp. Không ai có thể nhớ được hết các bước gấp của các mẫu phức tạp, kể cả người tạo ra mẫu gấp. Vì vậy, trong quá trình tạo ra các mẫu gấp giấy, người tạo mẫu thường phải dùng các ký hiệu ( của riêng mình ) để ghi lại.
Hình vẽ với các ký hiệu ( riêng ) ghi lại quá trình tạo ra mẫu con nhện của tôi.
Sau khi mẫu gấp mới được tạo thà nh, người tạo mẫu sẽ sắp xếp lại quá trình gấp, chia thà nh các bước gấp hợp lý, sao cho các bước gấp không bị nhảy cóc, có thể dẫn đến là m cho người gấp giấy không hiểu được.
Tiếp đó phải dùng các cách hướng dẫn thông dụng để miêu tả các bước gấp. Hiện có nhiều cách hướng dẫn gấp giấy ngoà i cách hướng dẫn gấp trực tiếp: a) Gấp theo các ảnh chụp từng bước gấp; b) Gấp theo các đoạn phim thể hiện từng động tác gấp và c) Gấp theo các hình vẽ thể hiện từng bước gấp. Mỗi một cách hướng dẫn đều có ưu thế riêng. Tuy nhiên, cách hướng dẫn theo hình vẽ hiện vẫn là phổ biến nhất.
Mỗi một bước gấp giấy được miêu tả bằng một hình vẽ. Hình vẽ nà y thường thể hiện kết quả của bước gấp trước và hướng dẫn thực hiện các động tác để tạo được bước gấp tiếp theo.
Trong mỗi một hình vẽ miêu tả các bước gấp thường có những ký hiệu ( kết hợp với các ghi chú ) hướng dẫn các động tác gấp. Ví dụ như ký hiệu miêu tả động tác gấp hướng lên trên, hay gấp hướng xuống dưới…
Hiện tại không có một quy định chung thống nhất trên thế giới về ký hiệu hướng dẫn động tác gấp. Các ký hiệu hướng dẫn cách gấp dưới đây được tổng hợp từ nhiều quyển sách ORIGAMI đã xuất bản trên thế giới. Nếu là m quen với các ký hiệu nà y, độc giả có thể hiểu dễ dà ng các hướng dẫn cách gấp của các tác giả khác.
Có 8 ký hiệu thông dụng chỉ dẫn về động tác gấp:
- Gấp tạo nếp ( chia tờ giấy thà nh các phần khác nhau)
- Gấp lõm xuống ( gấp tạo thung lũng)
- Gấp lồi lên ( gấp tạo gò đồi)
- Gấp phối hợp ( thông thướng gấp đồng thời cả gấp lồi lên và lõm xuống)
- Gấp dích dắc
- Mở cả mẫu gấp hay một phần mẫu gấp ra
- Kéo một phần mẫu gấp ra
- Quay mẫu gấp sang mặt phía bên kia.
Gấp phối hợp
Nhiều động tác gấp lõm xuống, gấp lồi lên cùng lúc được gọi là gấp phối hợp.
Các hình vẽ dưới đây trình bà y một số dạng gấp phối hợp rất thông dụng. Những người mới chơi gấp giấy nên tập luyện thà nh thạo các dạng gấp phối hợp nà y. Bởi vì khi gấp giấy sẽ luôn gặp những dạng gấp phối hợp nà y. Có thể nói gấp phối hợp là kỹ thuật cơ bản nhất của Nghệ thuật gấp giấy.
Bà i 3 ( tiếp theo) : Hình cơ bản và cách gấp con chuồn chuồn