Bà i 1: Mở đầu
Thursday, June 14th, 2007Và i nét chung về Nghệ thuật gấp giấy
Nghệ thuật gấp giấy khởi nguồn từ Trung Hoa, dân tộc phát minh ra giấy, sau đó được phổ biến rộng khắp ở Nhật Bản, được hoà n thiện và đã trở thà nh nghệ thuật dân gian đặc trưng của người Nhật. Từ ‘ gấp giấy” tiếng Nhật là ORIGAMI cũng được hiểu đồng nghĩa với tên gọi Nghệ thuật gấp giấy.
Nghệ thuật gấp giấy hiện đã trở thà nh một trong những loại hình nghệ thuật dân gian được nhiều người trên thế giới yêu thích. Nhiều nước châu Âu, Mỹ thà nh lập các câu lạc bộ gấp giấy thu hút rất nhiều người tham gia. Nhiều cuộc thi về mẫu gấp giấy được tổ chức trên phạm vi toà n thế giới. Sách dạy về Nghệ thuật gấp giấy là loại sách bán chạy.
Nghệ thuật gấp giấy luôn luôn mang lại niềm vui cho mọi người.
Chi bằng một phương tiện đơn giản, dễ tìm - một tờ giấy mà ORIGAMI có thể dạy cho người ta được nhiều điều: Sự khéo léo, lòng kiên nhẫn, tình yêu thiên nhiên, kích thích trí tưởng tượng trong không gian 3 chiều…
Và o ngà y lễ, người dân một số nước Châu Á, trong đó có Việt Nam thường mua chim, cá về cúng bái, sau đó lại thả về tự nhiên với hy vọng gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Đó là tập tục ” Phóng sinh”. Tại đây còn có nhiều người tin rằng một món quà tặng người thân từ các mẫu gấp giấy (đặc biệt là mẫu gấp về các con vật) cũng mang lại nhiều điều may mắn, tốt đẹp như tục ” Phóng sinh ” vậy.
Nghệ thuật gấp giấy khác với nghệ thuật cắt, trổ và dán giấy. Từ một tờ giấy hình vuông, chỉ bằng các động tác gấp mà tạo thà nh các mẫu gấp. Cái vừa đơn giản vừa khó của quy định đó, cái đơn giản cho người mới học và cái khó cho những người đã say mê lại chính là cái hay, cái độc đáo của ORIGAMI, nhờ đó Nghệ thuật gấp giấy mới trở nên hấp dẫn, có sức sống trường tồn cùng với vô và n loại hình nghệ thuật dân gian khác.
Nghệ thuật gấp giấy là nghệ thuật dà nh cho số đông mọi người, cho mọi lứa tuổi, là loại hình nghệ thuật mà người ta tự thưởng thức ngay từ chính trong quá trình gấp các mẫu giấy.
Trong Nghệ thuật gấp giấy, vai trò của người tạo ra mẫu gấp giấy đầu tiên - tác giả dường như ít quan trọng nếu so với nhiều loại hình nghệ thuật khác. Bởi vì, từ mẫu gấp đầu tiên, sẽ có rất nhiêu mẫu gấp khác nhau được tạo nên bởi từng người gấp. Người nà o yêu Nghệ thuật gấp giấy cũng đều thuộc lòng một số mẫu gấp giấy và thường không quan tâm lắm đến ai là người đầu tiên đã tạo nên mẫu gấp giấy đó.
Cũng như nhiều người Việt Nam khác, tôi được người thân chỉ dẫn gấp giấy từ ngà y còn nhỏ. Các mẫu giấy tôi học gấp là những mẫu gấp truyền thống được nhiều người biết. Chúng rất đơn giản, rất đẹp nhưng số lượng mẫu không nhiều. Sau nà y khi học nghề kiến trúc, những hiểu biết về không gian tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hình thà nh ra các mẫu gấp giấy mới. Hiện giờ tôi đã tạo ra khoảng một trăm mẫu gấp, chủ yếu là mẫu gấp các con vật.
Dự đoán hiện nay trên thế giới có khoảng mười ngà n mẫu gấp giấy. Tuy nhiên số lượng những mẫu gấp đẹp được nhiều người ưa thich không nhiều, có lẽ chỉ chiếm khoảng một phần mười trong số đó.
Một mẫu gấp giấy đẹp là mẫu gấp, ngoà i việc thể hiện được các đặc trưng cơ bản của đối tượng miêu tả; phải đơn giản trong cách gấp do cách gấp có quy luật, rõ rà ng; cà ng ít các bước gấp cà ng tốt và diện tích giấy được sử dụng hợp lý. Qua đó giúp cho người gấp giấy dễ ghi nhận để có thể thực hiện tại bất cứ đâu mà không phụ thuộc và o sách hướng dẫn.
Thế giới của ORIGAMI được hình thà nh từ 3 phần: Tờ giấy hình vuông; hình cơ bản và các mẫu gấp. Từ một tờ giấy hình vuông tạo ra một số lượng nhất định các hình cơ bản. Từ hình cơ bản tạo ra vô và n các mẫu gấp giấy. Ví dụ, muốn gấp một con vật có nhiều chân thì phải sử dụng các hình cơ bản có nhiều nhánh gấp.
Khi dự định gấp một con vật nà o đó, tôi bắt đầu bằng việc nghiên cứu các hình cơ bản đã biết, xem hình nà o có thể cho phép tạo ra con vật đó. Phải trải qua nhiều lần thử nghiệm mới có thể tìm được hình cơ bản phù hợp và đạt được mẫu gấp như mong muốn. Nếu không có hình cơ bản phù hợp thì nhất thiết phải nghĩ đến việc tìm hình cơ bản mới. Việc thiết lập hệ thống hình cơ bản có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nếu ai muốn sáng tạo ra các mẫu của riêng mình nhất thiết phải thuộc nhiều hình cơ bản.
Nghệ thuật giấp giấy truyền thống và nghệ thuật gấp giấy hiện đại
Cũng như các loại hình nghệ thuật khác, Nghệ thuật gấp giấy ngà y nay cũng chia thà nh nhiều xu hướng, về cơ bản có 3 xu hướng chính:
- Xu hướng truyền thống với quy định rất chặt chẽ: Mẫu gấp được tạo nên từ duy nhất một tờ giấy hình vuông, chỉ bằng cách gấp, được là m phong phú thêm chủ yếu bởi chất liệu giấy gấp và mà u sắc của hai mặt giấy. Người xưa đã tìm thấy ở đây ý nghĩa: Tờ giấy hình vuông tượng trưng cho ” đất vuông”, từ đất sản sinh ra muôn loà i, từ tờ giấy vuông gấp ra được vô và n mẫu gấp về mọi vật. Đương nhiên với quy định nghiêm ngặt như vậy việc tìm ra các mẫu gấp giấy mới thật không đơn giản.
- Xu hướng mang tính cải tiến: Mẫu gấp không cắt, không dán nhưng được tạo nên bởi nhiều tờ giấy hình vuông. Ví dụ như một mẫu gấp con voi, phần đầu và thân trước là một tờ giấy hình vuông được ghép với phần thân sau được tạo từ một tờ giấy hình vuông khác. Xu hướng nà y cũng bao gồm việc sử dụng một tờ giấy gấp nhưng có hình dạng chữ nhật, hình tam giác, hình tròn và các hình khác.
- Xu hướng cách tân: Với mong muốn tạo ra những mẫu gấp đa dạng, chi tiết, giống y như thật…nhiều tác giả đã sử dụng kéo cắt tạo ra các nhánh gấp để gấp các con vật có nhiều chân, thậm chí vẽ thêm mắt và o cho giống…
Xu hướng nà o cũng có ưu thế của nó, điều quan trọng là được nhiều người chấp nhận. Tuy nhiên, ở đây chỉ trình bà y Nghệ thuật gấp giấy truyền thống.
Cũng phải nói thêm rằng, việc sử dụng các mẫu gấp giấy truyền thống kết hợp với loại hình nghệ thuật khác để tạo ra một sản phẩm nghệ thuật mới hoà n toà n là một câu chuyện khác.
Nghệ thuật gấp giấy Việt Nam
Rất hiếm người Việt Nam nà o lại không biết gấp một mẫu giấy nà o đó. Ngay từ khi học mẫu giáo, người ta đã được dạy và biết gấp giấy, khi trưởng thà nh thì tự học và truyền lại cho con cháu. Những mẫu gấp giấy được nhiều người biết tới là các mẫu gấp con chim, thuyền…
Có thể do một thói quen nà o đó, mà nhiều người Việt Nam cho rằng nghệ thuật gấp giấy là của Nhật Bản, các mẫu gấp giấy đều do người Nhật nghĩ ra và chờ đợi những mẫu mới từ những cuốn sách dạy gấp giấy của người Nhật và gần đây thì truy cập trên mạng để tìm kiếm các mẫu gấp giấy mới.
Mẫu gấp giấy ” Con cò ngồi” rất nổi tiếng. Mẫu gấp đẹp, dễ nhớ vì chỉ có 9 bước gấp. Người Nhật rất yêu thích mẫu gấp nà y.
Một câu hỏi đặt ra là : Liệu có Nghệ thuật gấp giấy hay có những mẫu gấp giấy của riêng người Việt Nam không?
Với nguyên liệu bằng giấy không bền vững theo thời gian nên các mẫu gấp giấy rất nhanh hỏng. Các mẫu gấp giấy không thể để lại lâu dà i về sau như những sản phẩm bằng và ng, sắt, đá, gốm, gỗ…Mặt khác việc sao chép lại các mẫu gấp giấy rất phức tạp, không thể chỉ có nhìn mà tạo lại được như các mẫu điêu khắc, mà phải có chỉ dẫn theo từng động tác, sai một bước là không thể gấp được. Vì vậy, số lượng mẫu gấp giấy mà người xưa sáng tạo ra còn truyền lại đến bây giờ chắc chỉ là một phần rất nhỏ. Đó là các mẫu gấp rất đơn giản với ít động tác gấp mà người ta có thể nhớ được. Phần lớn các mẫu gấp giấy, đặc biệt là các mãu gấp giấy phức tạp, phải dùng ký hiệu để chỉ dẫn cách gấp, chắc có lẽ đã thất truyền. Trong một tiểu thuyết của người Nhật, có chuyện kể về một người thương gia, biết gấp một con nhện có 8 chân và dạy lại cho bọn trẻ. Nhưng đến bây giờ mẫu gấp giấy con nhện 8 chân là rất hiếm.
Mẫu gấp con nhện có tám chân.
Tôi có biết một mẫu gấp ” mũ ông công” hay “mũ ông quan”. Tuổi của mẫu gấp nà y có lẽ đã hà ng trăm tuổi. Mẫu gấp rất đẹp, cách gấp rất có quy luật và đơn giản, ai đã gấp một lần, khó có thể quên, cũng vì thế mà còn tồn tại đến nay. Theo tôi được biết thì không có một cuốn sách dạy gấp giấy nà o của người Nhật nêu về mẫu gấp giấy nà y. Có lẽ đó là mẫu gấp giấy của người Trung Hoa hoặc người Việt Nam ta.
Người Việt Nam rất khéo léo, già u sức sáng tạo và rất yêu tự nhiên, chắc chắn người Việt Nam cũng đã có nghệ thuật gấp giấy của riêng của mình.
Mẫu gấp ” Mũ ông Công” hay ” mũ ông quan”. Mẫu gấp đẹp, rất dễ nhớ, chỉ có 12 bước gấp. Và quan trọng hơn, mẫu gấp giấy nà y đã ra đời cách đây hà ng trăm năm và có lẽ do ngươi Việt sáng tạo ra.
Từ người gấp giấy đến người sáng tạo ra các mẫu gấp giấy
Người chơi gấp giấy có thể phân biệt thà nh 4 cấp:
- Cấp thứ nhất: Là những người mới tham gia, kỹ năng gấp giấy chưa cao, chỉ có khả năng gấp các mẫu gấp giấy đơn giản. Để trải qua cấp nà y thì người ta chỉ cần 1 tuần.
- Cấp thứ hai: Là những người đã có kỹ thuật gấp giấy nhất định, có khả năng hiểu các chỉ dẫn để gấp các mẫu giấy phức tạp, có thể điều chỉnh, chỉnh sửa các mẫu gấp cho linh hoạt, sống động hơn. Để đạt cấp nà y phải qua hà ng tháng.
- Cấp thứ ba: Là những người thật sự yêu thích Nghệ thuật gấp giấy, rất khéo léo và có kỹ thuật gấp giấy tốt, am hiểu hình cơ bản, không những có thể gấp được hình rất phức tạp mà còn có thể sáng tạo ra một số mẫu gấp riêng. Để trải qua cấp độ nà y phải mất nhiều năm.
- Cấp thư tư: Là cấp độ của một số ít người có may mắn và duyên phận gắn với nghệ thuật nà y. Họ có thể gấp bất cứ mẫu vật nà o mà mình muốn. Họ cho rằng, tất cả các mẫu gấp hiện đã tồn tại, đang trôi trong một cảnh giới nà o đó, điều quan trọng là là m sao tóm bắt được chúng để chuyển về thế giới thực tại nà y mà thôi.
Hai mẫu gấp giấy mới của tôi : Con rùa và con châu chấu
Bà i 2 (tiếp theo) : Giấy gấp ORIGAMI và các quy định về cách gấp