Tuần -12 - Ngày 06/05/2024
SỰ KIỆN TRONG TUẦN
Hỏi:

Em cảm thấy vô hướng quá  

Em chào thầy ạ, em là 1 sinh viên đang theo học tại trường Đại học Xây dựng Hà Nội và cũng đang học trong lớp Kiến trúc Công nghiệp của thầy ạ. Em có 1 số vấn đề nội tâm rất mong muốn được thầy giúp đỡ và mách bảo ạ. 
Vấn đề chính em đang gặp phải là em cảm thấy rất vô hướng như trong tiêu đề ạ. Em thấy bản thân mình không có tý năng lực nào để mai sau có thể hành nghề kiến trúc sư. Hiện tại em bị nản chí và cũng lo sợ nữa. Em vào trường cũng vì ước mơ có thể xây ngôi nhà do chính mình thiết kế và hành nghề. Nhưng em cảm thấy mình không đủ năng lực để có thể hành nghề, kiến thức trên trường là vô cùng lớn mà dù e đã học rồi nhưng lại bị quên lãng chỉ sau 1 học kỳ. Em cũng không giỏi vẽ và vẽ rất xấu nếu vẽ tay thì nhìn rất trẻ con và thiếu chuyên nghiệp, nhìn các bạn khác em cảm thấy rất tự ti, Em cũng không biết mình còn có thể đủ trình độ để đi thực tập không nữa. Chuyên môn của em em tự đánh giá là khá tệ, em rất suy sụp và cố gắng học những gì có thể mà chuyên ngành cần. Thầy có thể cho em xin ý kiến và liệu có giải pháp khắc phục không ạ, em rất sợ rằng nếu hành nghề thì bản thân không giỏi giang thì kinh tế làm ra sẽ bị thấp, không đủ sống. Vậy em phải làm sao ạ. 


Trả lời:

Thày đã nhận được thư.

Năng lực tự thân thời điểm này là kết quả của năng lực tự rèn luyện giai đoạn trước. Như em nêu trong thư, năng lực tự thân yếu, trước hết thể hiện:
i) Kiến thức chuyên môn còn nhiều khoảng trống và ngày càng rộng ra, do việc học không chăm chỉ;
ii) Trình bày bản vẽ kiến trúc xấu, do không cẩn thận khi thiết kế;
iii) Mất niềm tin vào chính mình, nản chí và dẫn đến lo sợ cho tương lai. 
Phải thấy đó là điều không tốt đẹp do chính em gây ra, để có trách nhiệm mà sửa mình. 
Được gia đình hỗ trợ, có sức khỏe và năng lực để học đến năm thứ 3, là may mắn lắm, khi so sánh với rất nhiều thanh niên người Việt khác. 

Một số việc phải làm ngay: 
i) Thay đổi ngay nhận thức cũ: Ta phải trở thành người tài với cả kỹ năng cứng và mềm phù hợp để cạnh tranh và hợp tác, không chỉ trong kiến trúc mà cả lĩnh vực liên quan khác mà xã hội đang cần và tạo ra giá trị gia tăng;
ii) Sử dụng thời gian hợp lý: Một ngày ngủ đủ 6- 7 tiếng để tái tạo sức lao động. Thời gian còn lại dành cho: Học ngoại ngữ và chuyển đổi số; Đi học đầy đủ và lắng nghe bài giảng; Đọc sách và tài liệu bổ sung kiến thức; Chủ động trao đổi chuyên môn với giảng viên và bạn bè;
iii) Chăm chỉ tự học tập: Lời chê ghê gớm nhất là Kẻ lười nhác. Từ Kẻ lười nhác đến Kẻ hèn hạ và vô dụng rất gần nhau. Không phải lúc nào cũng có người bên cạnh mà học hỏi, mà phải có kế hoạch tự học, từ trong sách vở đến mạng xã hội và thực tế;
iv) Mở ra với thế giới bên ngoài: Tìm người có đức, có tài mà chơi để học kiến thức và sự đồng thuận; Ra với môi trường tự nhiên mà hòa vào trong đó. Sẵn sàng trải nghiệm làm những điều tốt đẹp; 
v) Còn 2 năm nữa mới ra trường. Phải học để tốt nghiệp đại học, điểm khởi đầu sự nghiệp của một người tri thức. Đây là thời gian đủ để em tìm lại sự cân bằng cảm xúc và tận tâm thay đổi chính mình.

Nếu có vấn đề gì về việc học tập có thể trao đổi với thày. Thày sẵn sàng đồng hành.

Ngày 4/11/2023; Thày Phạm Đình Tuyển 
Hỏi:

Em kính chào thầy ạ.
Em đang đọc lần 2 quyển sách Nghĩ giàu làm giàu, xuất bản lần đầu năm 1937. Quyển sách được viết từ 90 năm trước nhưng nó vẫn đang phản ánh nhiều thực tế.
Em đã đọc được rằng "các cơ sở giáo dục cần có trách nhiệm hơn nữa trong việc định hướng nghề nghiệp cho sinh viên".
Em nghĩ đó là việc các thầy đang làm không ngừng. 
Em viết mail này để cảm ơn công việc của thầy ạ.

Em cảm ơn thầy đã đọc ạ.
Sinh viên 60KD3


Trả lời:

Thày đã nhận được thư của em.
Rất cám ơn về những dòng chia sẻ, động viên. 
Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên không chỉ liên quan đến việc đào tạo kỹ năng cứng mà còn phải là kỹ năng mềm, liên quan trước hết đến năng lực đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. 
Cuốn sách "Nghĩ giàu, làm giàu" chỉ là một trong những nội dung mà thế hệ trẻ quan tâm.
Điều lớn lao hơn là họ phải có năng lực tự thân và năng lực tự rèn luyện để hình thành sự nghiệp và trở thành người tốt cho gia đình, cộng đồng và xã hội, phù hợp với chuẩn mực chung của loài người trong thế kỷ 21. 
Sinh viên là tương lai của thày.
Thày cùng các thày cô giáo khác đang nỗ lực hết sức để biến tương lai tốt đẹp đó thành hiện thực. 
Thày đang viết một cuốn sách với tiêu đề: 'Nâng cao năng lực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho sinh viên (và cựu sinh viên) trong lĩnh vực xây dựng'. Dự kiến tháng 5/2023 xuất bản. 
Chúc mọi điều tốt lành. 
Ngày 8/3/2023; Thày Phạm Đình Tuyển 

 
 
Hỏi:

 

Thưa thầy, em xin gửi kết quả bigfive mới của bản thân, qua đây em cũng xin cảm ơn thầy vì thông qua bài khảo sát bigfive và những lời thầy nói, em đã cố gắng khắc phục những yếu điểm của bản thân và cũng như trau dồi thêm kiến thức để khai phá bản thân, và thực tế đã có những chuyển biến tích cực trong cuộc sống và công việc của em, tuy vậy bản thân em cũng vẫn còn những thiếu sót, những điều em chưa thay đổi đc, em mong thầy thông cảm và trân thành cảm ơn thầy đã lắng nghe em.

 

Sinh viên Khóa 53KD, Khoa Kiến trúc Quy hoạch, ĐHXD Hà Nội

 


Trả lời:

 

Đã nhận được kết quả Big Five. Nên ghép thêm kết quả của những sinh viên khác, người khác để có thể so sánh và rút ra được nhận xét ta là ai và từ đó tự sửa mình. 

Kết quả cho thấy: Tính cách (hay kỹ năng mềm) thuộc loại trung bình. Yếu về tính hướng ngoại. 

Từng bước, từng bước mà cố gắng hơn. 

 

Ngày 3/2/2023, thày Phạm Đình Tuyển 

 


Hỏi:  Em gửi thầy kết quả Big Five ạ.




Trả lời: Thày đã nhận được kết quả đánh giá Big Five của em. 
Sau một năm tự nhìn nhận mình là ai và đã có những thay đổi . 
Tính cách Tận tâm và Hướng ngoại được cải thiện so với trước. 
Tính cách Cân bằng cảm xúc vẫn yếu như cũ. Theo các nghiên cứu mà thày được biết, tính cách Cân bằng cảm xúc là cốt lõi. Mọi năng lực hoạt động chuyên môn, xã hội của một con người đều dựa vào đây mà ra cả. 
Ta có mặt trên đời này đều có nguyên cớ tốt đẹp nào đó.  Phải tự tin hơn nữa vào chính mình, trước hết là từ công việc chuyên môn, nay chính là đồ án tốt nghiệp. 
Thày sẽ hỗ trợ chuyên môn để em có kết quả tốt nhất trong việc thực hiện học phần Đồ án tốt nghiệp. 
Ngày 10/6/2022. Thày Phạm Đình Tuyển.  
 

Hỏi: E chào thầy ạ! E là Thắng ,sinh vien nhận đồ án tốt nghiệp nhóm thầy, nhóm mình có nhóm zalo riêng hay thế nào để trao đổi về đồ án k ạ ? Em tìm sđt thầy để add Zalo nhưng không được ạ! Em cảm ơn thầy.
Trả lời: Trao đổi trực tiếp với thày qua mail. 
 
Một số nội dung chính thực hiện trong 4 tuần đầu tiên: :
 
1) Đọc kỹ các yêu cầu về nội dung Học phần đồ án tốt nghiệp của Khoa và Bộ môn KTCN; in thành một bộ hồ sơ, khi đi thông qua mang theo (hoàn thành ngay trong tuần thứ 1)  
2) Báo cáo về tên đề tài tốt nghiệp, vị trí cụ thể khu đất dự kiến theo tỷ lệ 1/500 (hoàn thành trong tuần thứ 1)
3) Chuản bị các quy định, tiêu chuẩn thiết kế có liên quan đến đề tài; in thành một bộ hồ sơ, khi đi thông qua mang theo (hoàn thành trong tuần thứ 2)
4) Tìm 5 ví dụ trên thế giới về các công trình tương tự với loại hình dự kiến trong đề tài tốt nghiệp; nhận xét và đánh giá, kết luận rút ra để có thể ứng dụng cho đề tài (4 tuần phải hoàn thành); 
5) Đọc lại các nguyên lý thiết kế kiến trúc đã được học (phải làm ngay và liên tục cho đến khi bảo vệ đề tài);
6) Nên tự đánh giá Ta là ai. Đánh giá theo phần mềm  Big Five- tính cách sinh viên, để thày biết rõ hơn về sinh viên. 
Phần mềm đánh giá: http://talaai.com.vn/   (talaai.com.vn)
Sau đó gửi ngay kết quả đánh giá tính cách cho thày, để có thể hỗ trợ. 
 
Gặp nhau 2 tuần/lần. Mỗi lần gặp cần chuẩn bị sẵn câu hỏi để có thể trao đổi tối đa những vấn đề liên quan đến đề tài tốt nghiệp mà không tự trả lời được. 
Địa điểm gặp: Chiều thứ tư hàng tuần, từ 16h - 17h30 tại Văn phòng Bộ môn KTCN. 
 
Đồ án tốt nghiệp là một sự kiện quan trọng của đời người lao động trí óc. 
Phải nỗ lực hết sức và dành tất cả thời gian, nguồn lực cho đồ án. Từ đây mới có kết quả tốt nhất, để trải nghiệm, hình thành năng lực cần thiết chuẩn bị cho việc ra trường và làm việc với vô số những người tài khác trong xã hội. 
 
2/6/2022. Thày Phạm Đình Tuyển. 
 

Hỏi:  Em chào bộ môn ạ, em là Hoàng Đức Dương lớp 66XD8 msv-0013966 đang làm bài tiểu luận về công trình dân dụng ạ em thấy bộ môn có đăng bài về công trình galaxy soho ở Trung Quốc vậy em muốn xin bộ môn cho em bài đăng đó được không ạ, em xin cảm ơn bộ môn,em chào bộ môn ạ.


Trả lời: Trang WEB bmktcn.com được thành lập với mục tiêu chính là phục vụ sinh viên. Đương nhiên là em được đăng lại các bài viết trên trang WEB này. 
Chủ  biên: TS. Phạm ĐÌnh Tuyển 

Hỏi:

Em gửi thày bài Trắc nghiệm tính cách – Big Five (talaai.com.vn)


Trả lời:

Thày đã nhận được biểu tượng Big Five của em. Đây là Big Five rất điển hình của sinh viên. Em còn là người mạnh về Hướng ngoại, một tính cách rất được coi trọng trong Thời đại liên kết và hội nhập. 
Do còn trong giai đoạn là sinh viên gắn với Học hỏi, Học tập là chính và chưa có Học hành, nên tính cách Tận tâm của em còn thiếu mạnh mẽ so với tính cách khác.  
Khi làm việc trong doanh nghiệp hay tổ chức nào đó, người sử dụng lao động đánh giá trước hết tính cách Tận tâm và là kỹ năng mềm cơ bản của mỗi nhân viên. 
Không đợi đến lúc ra trường, ngay từ bây giờ em dành quan tâm hơn cho tính cách này. Nếu làm được như vậy, sẽ thuận lợi hơn khi thử việc và nhiều cơ hội hơn trong sự nghiệp. 
Khi trắc nghiệm Big Five, Tận tâm cũng là tính cách nổi trội của thày. Trong công việc, thày luôn có thiện cảm với những người Tận tâm. 
Chúc em sớm trở thành con người thật sự Tận tâm. 

Ngày 24/4/2021, Thày Phạm Đình Tuyển. 


Hỏi:

Em thưa thầy, thầy có thể cho em hỏi làm sao mình có thể kết nối làm quen với những người giỏi hơn mình ạ, em cảm ơn thầy.


Trả lời:

Thày đã nhận được thư của em.
Đối với một đất nước: Hiền tài như nguyên khí quốc gia. Mạnh hay yếu từ đó mà ra cả.
Đối với một cá nhân: Suốt cả đời gắn với việc học: Học cái gì và học thày nào. Và sự học luôn đi cùng với sự sang trọng và thịnh vượng.
Những người giỏi hay người hiền tài có thể thức tỉnh cho ta học cái gì một cách hiệu quả và qua đó họ cũng trở thành thày của ta.
Người tài giỏi là người làm những việc mang lại giá trị gia tăng cao mà người thường không làm được. Người hiền tài là người mang tài của mình ra giúp xã hội.
Vị thế xã hội cấp độ nào thì có người tài, người hiền tài cấp độ đó, ví như người tài giỏi trong lớp, trong trường, trong ngành, trong vùng, trong quốc gia và thế giới.
Mỗi người thường tìm và chơi với người giỏi phù hợp với vị thế của họ. Khi tiến bộ, sang một vị thế mới cao hơn, lại tìm thày giỏi tương xứng ở vị thế đó mà học.
Khi đã tài giỏi trong một vị thế, chính ta lại trở thành người thày để dẫn dắt những người khác chưa có điều kiện giỏi bằng ta. Từ đây ta cũng có được phẩm cách của người chủ và người lãnh đạo.  
Khi đã hiểu được sự cần thiết của việc tìm người giỏi hay người hiền tài để học và hành, thì tất yếu ta sẽ tự thay đổi để tìm được cách kết nối với họ.
Những hiền tài luôn mong muốn làm những điều tốt đẹp. Vậy hãy thể hiện cho họ thấy tính cách của ta cũng luôn mạnh mẽ hướng về điều đó.
Là sinh viên, trước hết hãy tìm thày hay người giỏi trong lớp, khoa, trường; trong gia đình và dòng họ để học.
Thày chúc em sớm thành công.

Ngày 19/4/2021. Thày Phạm Đình Tuyển


Hỏi:

Em thưa thầy (cô). Trong quá trình làm đồ án thì trong lớp có nhóm không hoà đồng được và bạn trong nhóm xin sang nhóm khác. Vậy bạn đó đề xuất chuyển nhóm với thầy trong buổi thông tới luôn được không ạ? Em cảm ơn ạ!


Trả lời:

Bộ môn đã nhận được thư của em. 
Học kỹ năng mềm phối hợp với các thành viên có liên quan trong hoạt động tư vấn là một trong những mục tiêu của việc Làm đồ án theo nhóm. 
Ai cũng phải nỗ lực tự học điều này để đình hình được nhận thức: Sức mạnh và vị thế của một tổ chức chủ yếu được xây dựng trên nền tảng của việc "Cùng nghĩ,Cùng làm".Từ đó mới mong công việc đạt được hiệu quả cao nhất.
23/4/2019. Thày Phạm Đình Tuyển 


Hỏi:

Em chào thầy, các câu trả lời của thầy khiến em thấy rất hữu ích. Em muốn hỏi thầy khi thầy gặp những bế tắc hay thất bại trong cuộc sống thầy đã tự khắc phục như thế nào, có khi nào thầy cảm thấy mệt mỏi với công việc của mình không. Hiện tại có những lúc em cảm thấy kém cỏi so với  người khác, xin thầy cho em lời khuyên được không ạ?

Em cảm ơn thầy rất nhiều. 
Trả lời:


Thày đã nhận được thư của em 
Chắc chắn trong cuộc đời không có ai chỉ toàn thành công cả. 
Trong hoạt động chính trị, thất bại là gắn với tính mạng. 
Trong hoạt động kinh tế, thất bại là gắn với thiệt hại về kinh tế và thời gian.
Trong hoạt động xã hội, thất bại là mất niềm tin và vị thế… 

Trong thời đại hội nhập ngày nay, con người phải cạnh tranh với những đối thủ rất mạnh mà trong nhiều trường hợp ta còn chưa biết nhiều về họ; giống như đi thi Olimpic mà không biết sẽ phải thi môn gì; đến đó mới rõ. 
Chính vì vậy, xã hội bây giờ cần những người: i) Tư tưởng tiến bộ; ii) Yêu tự do; iii) Hoạt động đa năng và biết liên kết với nhiều người để làm nhiều việc; trong đó đặc biệt với em là nhân tố thứ ba. 

Nếu một người chỉ chăm chăm làm một việc; việc đó thất bại có nghĩa là mất tất cả. 
Nếu một người làm ba việc; một việc thành công, hai việc thất bại, điều đó cũng chấp nhận được.
Nếu một người làm năm việc; ba việc thành công, hai việc thất bại, điều đó được coi như đã thành công.  

Đã đi học được đến bậc đại học, chắc chắn em có cơ hội hơn rất nhiều người không có điều kiện đi học ngoài xã hội kia (thậm chí nhiều người còn khuyết tật). 
Hãy học và rèn luyện trở thành người đa năng, nghĩa là tập làm nhiều việc một lúc (ưu tiên là việc theo chuyên môn giỏi nhất của mình, tiếp đến là việc mà xã hội đang cần và cuối cùng là việc mà mình yêu thích). Cũng chính từ đây em sẽ tìm được những mặt mạnh của mình.
Đối với những người tri thức, trong tâm thức của họ không có chỗ cho từ “bế tắc” và “mệt mỏi”, chỉ có từ “khó khăn” và “sáng tạo” để vượt qua mà thôi. (Tất nhiên, trong cuộc sống ai cũng phải chịu những nỗi đau buồn, ví như sự mất mát của người thân, bạn bè, đồng loại). 
Một điều nữa em cũng cần biết: Sức mạnh để làm những điều khác biệt và sẽ thành công, không phải chỉ xuất phát từ bản thân em, từ thế giới thực tại này, mà còn được khởi nguồn từ sức mạnh tinh thần của tiền nhân, tổ tiên và dòng họ gia đình em. Vì vậy, phải tìm hiểu, học để phát huy cho được sức mạnh tinh thần này, thậm chí biến thành niềm tin cốt lõi của mình.  

Chúc em trở thành con người đa năng và thành công.  

Ngày 4/12/2018. Thày Phạm Đình Tuyển  

 


Thông tin định kỳ
+ Câu hỏi ôn thi môn học Kiến trúc CN - DD
+ Câu hỏi ôn thi môn học KTCN
+ Bảng giờ lên lớp
+ Giải thưởng Loa Thành
+ Quyết định số 1982/QĐ-TTg phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam
+ Quy định mới về Quy chế đào tạo ĐH hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của Trường ĐHXD
+ Chương trình khung môn học học phần tiến sỹ chuyên ngành Kiến trúc Công nghiệp
+ Dạy học theo tiếp cận “CDIO” trong đào tạo đại học
+ Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
+ NQ số 44/NQ-CP ban hành Chương trình hành động về đổi mới căn bản, toàn diện GD & ĐT
+ Bộ Xây dựng cung cấp 37 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4
+ NĐ 109/2022/NĐ-CP quy định về hoạt động KHCN trong cơ sở giáo dục ĐH
+ Công bố Báo cáo Việt Nam 2035
+ Hệ thống tài liệu phục vụ thực hiện học phần Đồ án KTCN và Công trình đầu mối HTKT
+ Danh mục các video trên WEB bmktcn.com
+ Truyền thuyết Kiến trúc kho báu Chùa Một Cột
+ Danh mục các dự án quy hoạch KCN tại VN
+ Danh mục dự án QH các KKT ven biển Việt Nam
+ Danh mục dự án QH các KKT cửa khẩu tại VN
+ Danh mục hệ thống Văn bản quy phạm pháp luật trên WEB bmktcn.com
Điểm tin
Những ý tưởng kinh tế tráng lệ của thế kỷ 20
29/12/2008

 

 

Thế kỷ 20 là một khoảng thời gian biến động dữ dội nhất của lịch sử nhân loại. Trong lĩnh vực kinh tế, hàng loạt các ý tưởng kinh tế từ thực tế đến không tưởng đều được mang ra ứng dụng, điều này đã khiến cấu trúc xã hội hiện đại biến đổi không ngừng. Nhằm giúp bạn đọc tìm hiểu kỹ càng hơn về vấn đề đó xin trân trọng giới thiệu các bài việt từ Vietimes, là Diễn từ tuyên dương của Viện Hàn lâm hoặc là Diễn từ nhận giải Nobel Kinh tế, về các nhà kinh tế học đã đoạt giải Nobel Kinh tế trong thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ 21.


Phần 1:

Dưới đây là Bài diễn văn của Giáo sư Erik Lundberg nhân giải Nobel Kinh tế năm 1969 được trao cho Ragnar Frisch và Jan Tinbergen.


 

Tâu hoàng đế, tâu hoàng tử, thưa toàn thể quý bà, quý ông!

Trong vòng 40 năm qua, khoa học kinh tế học càng ngày phát triển theo hướng ứng dụng những phát minh toán học mới và thống kê lượng vào kinh tế. Các phân tích khoa học trong các lĩnh vực này được sử dụng để giải thích các quá trình kinh tế như tăng trưởng kinh tế, dao động của các chu kỳ kinh tế và sự tái phân bổ các nguồn lực kinh tế với các mục đích khác nhau. Trong đời sống kinh tế, có một tổng hòa khó nắm bắt của các quan hệ kinh tế khá hệ thống, ở đó người ta có thể thấy được ít nhiều sự lặp lại của các mô hình, các sự kiện độc đáo mang tính lịch sử và sự đổ vỡ. Đối với người thế tục, nếu không có sự hỗ trợ từ thí nghiệm về quy luật phát triển của các tiến trình kinh tế vô cùng phức tạp và việc áp dụng các phân tích về toán học và thống kê học, thì sẽ không thể biết được điều gì đang diễn ra đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, các cố gắng của các kinh tế gia để xây dựng các mô hình toán học liên quan tới mối quan hệ kinh tế chiến lược và tiếp đó với sự hỗ trợ của thống kê học về chuỗi thời gian để có thể lượng hoá thực tế,đã thúc đẩy thành công. Thậy đúng vậy, theo dòng phát triển của các nghiên cứu kinh tế, vào các thập kỷ gần đây toán kinh tế và kinh tế lượng đã trở thành phương pháp cơ bản trong nghiên cứu kinh tế. Vì vậy, nó là một điều tự nhiên khi Ngân hàng Thuỵ Điển trao giải về khoa học kinh tế lần đầu cho hai học giả có lẽ là tiên phong trong lĩnh vực này, đó là: Ragnar Frisch của Na-uy và Jan Tinbergen của Hà Lan.

Từ những năm cuối thập kỷ 20, giáo sư Frish và Tinbergen đã cùng nghiên cứu chung một lĩnh vực. Mục đích của họ là tạo lập tính toán học cụ thể cho lý thuyết kinh tế và diễn tả nó dưới hình thức cho phép có thể kiểm nghiệm và lượng hoá được các giả thuyết kinh tế. Mục đích chính là thoát khỏi tính không rõ ràng và mang tính văn chương nhiều hơn của kinh tế học. chẳng hạn như một trong những nguyên do đối với các chu kỳ kinh tế và sự tập trung các chuỗi liên kết nhân quả đơn giản đã được đơn giản hoá trong nghiên cứu của Frish và Tinbergen theo các hệ thống toán học chỉ ra trạng thái liên quan giữa các biến kinh tế.

Cho phép tôi đưa ra ví dụ, các nghiên cứu tiên phong của giáo sư Frish vào những năm đầu của thập kỷ 30 là nền tảng hình thành lý thuyết về các chu trình kinh tế. Ông giải thích về cách thức một hệ thống năng động với sự khác biệt và các biểu thức khác nhau trong đầu tư và chi phí tiêu dùng, với sự hạn chế về tiền tệ, đã tạo ra chu kỳ suy thoái với dao động từ 4 đến 8 năm. Bằng cách so sánh hệ thống với những sụp đổ kinh tế ngẫu nhiên, ông có thể cho thấy rằng sự di chuyển của làn sóng kinh tế trở nên thường xuyên và không cố định trên thực tế. Ông là người tiên phong, đi trước thời đại trong việc xây dựng các mô hình toán học trong kinh tế, có rất nhiều người đã kế tiếp sự nghiệp của ông. Ngoài ra, ông cũng đóng góp các phương pháp cho việc nghiên cứu thống kê cho các giả thuyết.

 


Frisch


Timbergen


Giáo sư Tinbergen chủ yếu nghiên cứu đến lý thuyết về động lực kinh tế bằng ứng dụng khoa học thống kê. Các tác phẩm tiên phong xuất sắc của ông trong lĩnh vực này là nghiên cứu kinh tế lượng của các chu kỳ phát triển kinh tế Mỹ. Mục tiêu quan trọng trong tác phẩm nghiên cứu ấn tượng là việc thử nghiệm giá trị chứng minh của tính riêng biệt hiện hành của lý thuyết chu kỳ kinh tế bằng việc định rõ, định lượng, tầm quan trọng của các nhân tố khác nhau. Tinbergen xây dựng một hệ thống kinh tế lược bao gồm khoảng 50 biểu thức, quyết định hệ số tương tác và nhân tố “đầu cuối” với sự giúp đỡ của phân tích thống kê. Một số trong các kết luận của ông đã mang lại sự chú ý lớn và vẫn còn là đề tài gây tranh cãi. Những tác phẩm về kinh tế lượng của ông đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toán lô gic sau này.

Với sự trợ giúp của phân tích kinh tế vĩ mô để xây dựng các lý thuyết cho việc xây dựng chính sách kinh tế dài hạn và bền vững. Hai học giả đã đưa ra những phân tích nền tảng cho cơ sở lý thuyết trong việc đưa ra các quyết định duy lý trong lĩnh vực chính sách kinh tế. Vào cuối những năm 30, Frisch đã trình bày ý tưởng mới về một hệ thống kế toán quốc gia cụ thể cho toàn bộ nền kinh tế và coi nó như là sự hỗ trợ cho việc xây dựng chính sách kinh tế đúng đắn cho Na Uy. Cấu trúc hệ thống kế toán quốc gia Thuỵ Điển và ngân khố quốc gia vào giữa những năm 40 cũng phần lớn dựa trên các nghiên cứu của giáo sư Frisch tại Viện Nghiên cứu kinh tế xã hội Oslo. Giáo sư Tinbergen, với sự trợ giúp của các lý thuyết do Frisch xây dựng, đã phát triển một hệ thống chính sách kinh tế đơn giản hoá và đưa vào áp dụng tại Hà Lan. Ông đã để cho các chinh sách kinh tế quốc gia hoạt động trong mô hình của hệ hống kinh tế với một số biến số và các hàm giống nhau. Trong khuôn khổ của một hệ thống nhất định, theo nguyên tắc, ứng với bao nhiêu mục tiêu khác nhau thì nhà nước phải có bấy nhiêu công cụ chính sách kinh tế. Với tư cách là người đứng đầu Cục Kế hoạch trung ương tại Hague, giáo sư Tinbergen và các cộng sự của ông đã xây dựng một mô hình kinh tế lượng để dự đoán và xây dựng kế hoạch cho chính sách kinh tế tại Hà Lan.

Trong suốt 10 năm qua, cả hai giáo sư đã cống hiến toàn bộ sự nghiệp của mình để nghiên cứu phát triển và xây dựng các chính sách kinh tế dài hạn và đề cập cụ thể tới vấn đề của các nước đang phát triển. Giáo sự Tinbergen được nhắc đến như người đi đầu trong việc đưa ra các chọn lựa ưu tiên trong đầu tư và việc sử dụng “giá bóng”. Giáo sư Frisch đã phát triển các mô hình quyết định trong việc lập kế họach kinh tế, phát minh ra phương pháp lập trình toán học để khai thác các kỹ thuật máy tính hiện tại.

Giáo sư Frisch (không có mặt do ốm) và giáo sư Tinbergen,cả hai giáo sư là người tiên phong phát triển khoa học kinh tế thành khoa học lý thuyết toán và định lượng. sự đóng góp của hai ngài trong việc tạo ra một nền tảng đúng đắn cho chính sách và kế hoạch kinh tế với sự trợ giúp của lý luận phát triển và phân tích thống kê đòi hỏi sự đột phá có tính kỹ thuật cao. Hiện nay cả hai ngài tiếp tục công trình nghiên cứu được thiết kế như trên nhằm giúp đỡ các nước nghèo trên thế giới. tôi rất vinh dự được truyền lại lời chúc mừng của viện khoa học hoàng gia tới hai ngài, và xin mời ngài, giáo sư Tinbenger nhận từ tay hoàng đế , giải nobel khoa học kinh tế năm 1969, thể hiện lòng tưởng nhớ đến Alfred Nobel

Từ giả thuyết tới ứng dụng thực tế: chứng minh toán kinh tế của RACNAR FRISCH

Trong bài luận nói về toán kinh tế này với mục đích và ứng dụng của nó đối với khoa học kinh tế tạo ra một sự tốt đẹp hơn cho vận mệnh con người. tôi sẽ cố gắng bao quát với phạm vi rất rộng. khi tôi nói đến phương pháp luận trong các lĩnh vực đặc thù đã được đề cập- về những lĩnh vực mà tôi được coi là có chút hiểu biết hơn- tôi luôn cảm thấy hoàn toàn không xứng đáng khi chỉ tập trung vào những phạm vi đặc biệt này mà không xét đến chúng ở mức độ sâu rộng hơn. Do vậy chắc chắn trong phạm vi của bản báo cáo này tôi cần phải xét đến cả một số ngành khoa học mà trong đó có thể nói là không phải chuyên môn của tôi, hi vọng là người thế tục có đôi chút hiểu biết nào đó. Đối với phần nào sai sót của tôi trong những lĩnh vực này tôi xin bạn đọc thứ lỗi. Vậy bài thuyết trình này sẽ bao gồm trong phần giới thiệu những suy ngẫm về trí năng và sự thông thái, hiểu biết của con người (hai thứ hoàn toàn khác nhau) và bản chất của các quy luật tự nhiên.

Tôi sẽ cố gắng trình bày những nhận xét của mình đến chừng mực có thể mà không có chi tiết chuyên môn và toán học, vì tôi muốn tiếp cận với những toàn thể công chúng người đọc. ở đây tôi sẽ mạo muội trình bày những nội dung mà có vẻ thông thường với một số đồng nghiệp xuất sắc của mình.

Những phân đoạn sau đây có thể làm nó thêm xác thực hơn ý định của tôi bởi những trình bày có hệ thống tổng quát ở trên. Ở bước này tôi xin chỉ đề cập biểu hiện đáng chú ý của sự khác nhau giữa trí năng và khôn ngoan: với trường hợp của Evariste Galois (1811-1832). Ông ấy là một trong những thiên tài toán học lớn nhất của nhân loại. thuyết của ông về phép biến đổi các tập hợp là ví dụ đầy đủ cho tính chất nghiệm của phương trình đại số. đó là một ví dụ tiêu biểu cho tri thức cao siêu.

Nhưng trường hợp của Galois cũng là một ví dụ tiêu biểu cho sự thiếu suy xét. Trong cuộc xung đột với các đối thủ chính trị, gồm cả các cô gái, theo lời ông là “một cô gái điếm đồi bại” (1) ông chấp thuận tham gia cuộc đấu súng ngắn. Ông ấy không phải là một tay súng giỏi và biết chắc chắn sẽ bị giết chết trong trận đấu ấy. Do đó ông đã giành cả đêm trước đó để ghi lại với tốc độ tuyệt vọng những phát hiện toán học của mình. Và bây giờ chúng ta thấy được những quan điểm toán học tuyệt vời của ông. Sau ngày bị bắn và chết ông mới tròn 21 tuổi...

Phần 2:

Tính hấp dẫn của những vấn đề không thể giải thích được

 


Sâu thẳm trong bản chất của con người có một khuynh hướng gần như là không cưỡng lại được khi tập trung toàn bộ năng lực trí tuệ và cơ thể để cố gắng giải quyết những vấn đề dường như là không thể giải thích nổi. Thực vậy, đối với một số người năng động chỉ những vấn đề dường như là không thể lý giải nổi mới có thể khuấy lên sự quan tâm của họ. Những vấn đề khác, có thể giải quyết được nhờ một chút thời gian, năng lực và tiền bạc có vẻ không làm họ chú ý. Ta có thể đưa ra rất nhiều ví dụ minh họa cho đặc điểm của bản tính con người.

Vận động viên leo núi. Những người leo núi thành thạo không thích những ngọn núi khá gần hay những con đường dễ dàng tới đó. Anh ta chỉ say mê những ngọn núi và những hành trình mà tới bấy giờ chưa hề được chinh phục.

Các nhà giả kim dành toàn bộ thời gian và sức lực để pha trộn các loại vật chất với nhau theo phương pháp đặc biệt nhằn tạo ra vật liệu mới. Chế tạo vàng là mối quan tâm chính của họ. Thực sự về cơ bản họ đã đi đúng hướng, nhưng khoa học kỹ thuật thời họ sống chưa đủ tiến bộ để đảm bảo thành công.

Bài toán cấu trúc lôi cuốn trong vật lý hạt nhân. Khoảng năm 1990, khi thuyết nguyên tử xuất hiện, bài toán này bắt đầu trở nên khá đơn giản. Có hai hạt cơ bản trong hình vẽ: hạt PROTON nặng và mang điện tích dương còn hạt ELECTRON nhẹ và mang điện tích âm. Và nguyên hạt nhân còn mang hạt NƠTRON, không mang điện tích giống hệt PROTON. Chẳng hạn, một nguyên tử hydro thông thường có hạt nhân gồm một hạt proton, bao quanh là một hạt electron chuyển động theo quỹ đạo Tổng điện tích của nó là 0. Một nguyên tử hydro nặng ( gọi là đơtơri) có hạt nhân bao gồm một proton và một nơtron, bao quanh bởi một hạt electron xoay quanh hạt nhân. Và tương tự cho các nguyên tử phức tạp hơn.

Bức tranh đơn giản này đã đưa ra căn nguyên cho một vấn đề đầy hấp dẫn và hết sức say mê. Liệu có tồn tại một bản sao của electron mang điện tích dương hay không? Và có một bản sao của proton mang điện tích âm không? Tổng quát hơn: liệu có sự đối xứng chung theo chiều hướng rằng đối với bất cứ một hạt nhân mang điện tích dương nào có một bản sao tương ứng mang điện tích âm hay không? Theo triết học và toán học, theo quan điểm về cái đẹp, tính đối xứng này sẽ rất là thỏa đáng. Nhưng đó dường như là một bài toán không thể giải thích được để biết chắc chắn về điều đó. Tính không thể lý giải được, tuy nhiên trong trường hợp này chỉ là vì sự không thỏa đáng của kĩ thuật thực nghệm của thời đại đó. Cuối cùng tính đối xứng cũng đã được thiết lập hoàn toàn dù chỉ là qua thí nghiệm. bước đầu tiên trong hướng đi này được tạo ra đối với những hạt nhân nhẹ (vì ở đây năng lượng hạt nhân cần theo thí nghiệm để tạo ra bản sao, mặc dù cao, nhưng không cao như đối với những hạt nhân nặng). sau khi thuyết của Dirac, pozitron, nghĩa là bản sao mang điện tích dương của electron được tạo ra năm 1932. và sau đó năm 1955 (trong máy gia tốc lớn) antiproton được chế tạo. thành công của thí nghiệm về nguyên lý đối xứng được minh họa trong bản tóm tắt sau đây.

 

Sự tích điện

0-1

Nhân tiện, chú ý là một người không thuộc chuyên môn và người thống kê có thể không hoàn toàn thỏa mãn với thuật ngữ này, vì định nghĩa “anti” thường không được sử dụng chính xác lắm với việc tích điện. vì antiproton mang điện tích ngược dấu với proton nên không có lý gì để phản đối việc sử dụng anti theo nghĩa này. Sự khác biệt giữa nơ tron và anti nơ tron, tuy nhiên lại không liên quan đến điện tích.chỉ có một vấn đề là sự khác biệt về quỹ đạo chuyển động( và các hạt vật chất khác kết nối với quỹ đạo quay). Liệu có hợp lý hơn không khi duy trì thật ngữ anti và từ tương ứng neutr đối với những khác biệt về điện tích, và sử dụng cách diễn đạt như, chẳng hạn counter và từ tương ứng equi khi khác biệt cốt yều là vấn đề về quỹ đạo ( và những vật chất khác kết nối với quỹ đạo). thì một ví dụ khác, có thể là nói là counternotron thay vì antinotron.

Sự bùng nổ dân số trong giới những hạt cơ bản. khi một nghiên cứu mới thúc đẩy hàng loạt lớn những hạt cơ bản mới xuất hiện. chúng chỉ tồn tại trong khoảng thời gian rất ngắn ( có lẽ khoảng một phần triệu giây hoặc ngắn hơn), điều đó lý giải tại sao chúng chưa được phát hiện ra trước đó. Ngày nay con người nhìn thấy rất nhiều hình thái và mối tương quan giữa các hạt cơ bản mà dường như là nhiều như các khác biệt vĩ mô mà con người trước đây con người có thể quan sát các dạng và mối tương quan của một lượng vật chất cùng lúc khi mà con người tiến hành hệ thống hóa mọi thứ bằng cách xét đến proton, electron và neutron. Giáo sư Murray Gell-Mann , giải nobel 1969, đã tạo ra một hệ thống hóa ở mức độ cao hơn. Khi nào thì điều này sẽ chèo lái sự hệ thống hóa tạo ra giải pháp cho sự khám phá những hạt còn nhỏ hơn hạt phân tử? vật chất và phản vật chất. theo lý thuyết con người có thể cân nhắc rất cẩn thận đối với sự tồn tại dạng anti, chẳng hạn của một nguyên tử hydro thường. dạng anti này có thể có hạt nhân bao gồm một antiproton chuyển động bao quang một poziton. Và tương tự với mọi nguyên tử phức tạp hơn. Điều này dẫn đến khái niệm lý thuyết về một thế giới phản vật chất. theo lý thuyết tất cả mọi điều này đều có thể. Nhưng thực ra trong thực tế lại có vẻ là mới và giờ đây vẫn là vấn đề không thể lý giải được. quả thực, bất cứ khi nào một hạt vật chất và phản vật chất tiếp xúc với nhau, một vụ nổ sẽ xuất hiện sẽ tỏa ra một lượng năng lượng gấp vài trăm lần một quả bom hydro cùng khối lượng. vậy hạt phản vật chất có thể được tạo ra như thế nào trong thí nghiệm? và làm thế nào để hạt phản vật chất có thể được giữ cho không va chạm với hạt vật chất tồn tại xung quanh chúng ta. Và làm thế nào con người có thể khám phá ra liệu có hạt phản vật chất tồn tại trong vũ trụ hay không….và sự tồn tại của phản vật chất sẽ đưa đến những phản ánh nào đối với khái niệm “ sự tạo hóa thế giới” cụm từ này có thể có những nghĩa gì. Quả thực đây là những vấn đề rất hấp dẫn trong vật lý và vũ trụ học mà ít nhất ngày nay có vẻ là những vấn đề không thể giải quyết nổi , và những vấn đề mà choán hết trí năng của những trí thức giỏi nhất hiện nay.

Di chuyển với tốc độ lớn hơn tốc độ ánh sáng. Thường thì mọi người cho rằng điều đó là không thể. Nhưng có thật vậy không? Tất cả phụ thuộc vào những gì mà chúng ta có ý định “ ở một nơi nhất định nào đó”. Một tia sáng mất khoảng 2 triệu năm để đi từ trái đất đến tinh vân Andromeda. Nhưng khả năng của tôi đi được khoảng cách này chỉ trong một vài giây. Có lẽ vào một ngày nào đó một số dạng trung gian giữa thể xác và tâm hồn có thể cho phép chúng ta nói rằng thực tế chúng ta có thể di chuyển nhanh hơn tốc độ của ánh sáng.

Nhà thiên văn học William Anders, một trong ba người khoảng lễ noel năm 1968 đã vòng quanh mặt trăng trên tàu Apolo 8 nói trong cuộc phỏng vấn ở Oslo : không có điều gì là không thể….. không có cái gì có thể nhanh hơn ngoài tốc độ của ánh sáng….30 năm hay đúng hơn là 20 năm trước chúng ta cho rằng : không thể bay cao hơn 50000 feet, hay không thể bay nhanh hơn ba lần tốc độ của âm thanh, nhưng ngày nay chúng ta đã làm được cả hai điều đó.

Giấc mơ của nhà toán học và kinh tế học người Anh Stanley Jevons (1835-1882) mơ ước đến một ngày con người có thể xác định được số lượng của một số quy luật và trạng thái cân đối của kinh tế học. ngày nay nhờ có sự bứt phá của toán kinh tế, đó không còn là một giấc mơ nữa mà là hiện thực. về điều này sau đây tôi muốn nói đến nhiều hơn nữa.

Đấu tranh, mồ hôi và nước mắt. sự thay đổi nhẹ lời của Winston Churchill rất thích hợp để định hình một khía cạnh nhất định trong tác phẩm của nhà khoa học này và cụ thể là chân dung nhà khoa học người miệt mài nghiên cứu những vấn đề không thể giải quyết được. chúng đi lên và đi xuống. đôi khi đầy hi vọng và lạc quan. Nhưng có lúc lại chìm trong bi quan. Đây là nơi mà những ủng hộ liên tục và nguồn an ủi của người vợ có giá trị vô cùng lớn đối với nhà khoa học đang vật lộn trong nghiên cứu. Tôi hoàn toàn thấu hiểu lời của nhà khoa học đạt giải nobel năm 1968 Luis W. Alvarez khi ông ấy nói về vợ mình “ bà ấy đã truyền cho tôi sự ấm áp và thấu hiểu rằng một nhà khoa học cần phải tự mình vượt qua nỗi thất vọng và tuyệt vọng mà dường như là một phần trong cuộc sống của chúng ta”.

Khoa học hỗn độn. sự phát triển hướng tới phép biến đổi vô cùng đáng chú ý.

Theo cuốn từ điển ngắn gọn của Oxford- philosophy có nghĩa là tình yêu đối với sự uyên thâm và tri thức, nhất là những vấn đề gắn với hiện thực cơ bản, hoặc với những nguyên nhân và nguồn gốc chung nhất của vật chất.

Nếu chúng ta có một cái nhìn toàn vẹn sâu sắc về những vấn đề và hiện tượng được đề cập trong phần trước, những phản ánh về hiện thực cơ bản sẽ đến với chúng ta rất tự nhiên.

Một điểm chung nhất đề cập đến hiện thực cơ bản mà tôi đã phát triển trong bài diễn thuyết tại viện nghiên cứu Henri Poincaré ở Pa ri năm 1933.

Sau đó vấn đề này lại tiếp tục được bàn đến trong diễn từ của tôi ở Na Uy về khoa học thống kê.

Tính chất của hiện thực cơ bản này có thể được trình bày sơ qua bởi một ví dụ đơn giản theo 2 biến số. việc khái quát hóa đối với nhiều biến số khác là hiển nhiên. Đó không phải là vấn đề liệu chúng ta có xét đến thuyết tiền định, sự xếp loại theo kinh nghiệm hay tính tương đương của nó không. Để đơn giản ta xét đến sự sắp xếp ngẫu nhiên.

Lấy x1 và x là hai giá trị của 2 biến số được xác định trực tiếp trong một chuỗi những quan sát. Xét phép biến đổi x1 và x2 thành một tập hợp gồm 2 biến mới là y1 và y2. để đơn giản coi phép biến đổi đó là tuyến tính, nghĩa là tính liên tục của a và b là jacobian của phép biến đổi, khi nó xuất hiện trong trường hợp tuyến tính. Rất rõ ràng và dễ thấy nhờ có khoa học thống kê- mà hệ số liên quan trong tập hợp (y1y2) sẽ khác biệt với sự mạnh hơn hay yếu hơn so với hệ số liên quan của tập hợp (x1x2) (“thẻ tương quan không xác thực”). nó phụ thuộc hoàn toàn vào cấu trúc số của phép biến đổi.

Hiện tượng đơn giản nhất mà sau đây tôi sẽ sử dụng cho bình luận của mình về một hiện thực cơ bản theo lý thuyết khoa học.

Rõ ràng là nếu jacobian là số lẻ thì có một số điều quan trọng sẽ xảy ra. Trong trường hợp này sự sắp xếp y1 và y2 trong đồ thị (y1y2) nhiều nhất là một thứ nguyên, và điều đó xảy ra bất kể mà tọa độ riêng x1 và x2 là gì- dù cho sự sắp xếp trong đồ thị (x1x2) là một sắp xếp hoàn toàn lộn xộn. nếu sự sắp xếp (x1x2) không tựu chung về một điểm mà thực ra lại phân kì, và nếu yếu tố quyết định phép biến đổi bao gồm hành thứ nhất, nghĩa là giá trị của yếu tố quyết định đó bằng không chứ không phải tất cả các yếu tố của nó đều bằng không, thì tất cả các biến số y1 và y2 sẽ thẳng hàng trên đồ thị. Đường thẳng này sẽ song song với trục y1 nếu hàng thứ nhất của yếu tố quyết định chỉ gồm số 0 và song song với trục y2 nếu dòng thứ hai của yếu tố quyết định bao gồm các con số 0. nếu sự sắp xếp các biến số x1 x1 tựu chung về một điểm hay các yếu tố quyết định phép biến đổi có một hành bằng 0 thì sự sắp xếp tập hợp(y1y2) sẽ đồng quy tại một điểm.

Phần 3:

“Ở cấp độ toàn cầu hóa mục đích của các học thuyết kinh tế là phơi bày cách thức mà các nhân tố kinh tế khác nhau ảnh hưởng và tương tác lẫn nhau trong một hệ thống hết sức phức tạp, và thực hiện việc này theo một cách mà các kết quả có thể được sử dụng trong thực tiễn để thực hiện những ước nguyện cụ thể trong bánh lái hệ thống kinh tế sao cho có hiệu quả nhất.”

 


Bất kể với các trường hợp hữu hạn riêng biệt này, thì bản chất vẫn là dù tọa độ của x1 và x2 có phân bố trong đồ thị (x1x2) theo bất kể cách nào, chẳng hạn như sắp xếp hoàn toàn hỗn độn, thì giá trị tương ứng của y1 và y2 sẽ nằm trên một đường thẳng trong đồ thị (y1y2) nếu ma trận biến đổi nằm trên hàng thứ nhất. Nếu độ dốc của đường thẳng này có giới hạn và khác 0, thì rất dễ tưởng rằng y1 sinh ra y2 và ngược lại. Tuy nhiên, nguyên nhân này không biểu thị bản chất việc phân bố x1 x2, mà chỉ là ngộ nhận của con người do dạng đặc biệt của phép biến đổi đã được sử dụng.

Điều gì sẽ xảy ra nếu phép biến đổi không phải là số lẻ mà chỉ gần lẻ thôi? Trên thực tế, đây là một câu hỏi có tính chất quyết định.

Chúng ta có định đề được chứng minh sau đây:

Giả sử gái trị tuyệt đối của hệ số tương liên rx của (x1x2) không chính xác bằng 1. và giả sử:

( 2 . 3 . 1 ) 0 < (rXI < 1 - E w h e r e 0 < E < 1 .

Có nghĩa là ta có thể chọn bé tới mức nào theo ý muốn thậm chí bằng 0, nhưng không thể chính xác bằng 1. Do đó có thể có giá trị nhỏ bất kì theo ý muốn, chỉ không thể

nhận giá trị bằng 1.

Thì có thể trình bày một phép biển không đơn từ x1 và x2 thành các biến mới y1 và y2 có những đặc tính sau đây: tuy ta chọn số dương bé, khác 0, thì hệ số tương quan rY trong (y1y2) vẫn thỏa mãn:

(2.3.2) |rY|( >, l-8 0 < 6 < 1

Bất kể (x1x2) được sắp xếp thế nào, miễn là thỏa mãn (2.3.1). Tất nhiên, tính chất của phép biến đổi được chọn sẽ phụ thuộc vào việc chọn e và d . Nhưng với mọi chọn lựa như thế, đều có thể trình bày một phép biến đổi không đơn với những đặc tính, theo lý thuyết, được biểu diễn ngắn gọn như sau:

(2.3.3) giả sử việc sắp xếp (x1x2) là tùy ý với quy ước là nó sẽ không nằm trên 1 đường thẳng như phép biểu diễn theo (2.3.1) mà ta có thể chọn e bé tùy ý, thậm chí là bằng 0. Thì sau đó ta có thể biểu diễn một phép biến đổi tuyến tính chẵn của biến x1 và x2 sẽ tạo ra một liên kết chặt chẽ tùy ý giữa (y1y2). ( điều này được thể hiện ở phép biến đổi theo (2.3.1) ta có thể chọn giá trị d nhỏ tùy ý, miễn là khác 0).

 

 

 

Tôi đã nói rằng hoàn toàn có thể biểu diễn một phép biến đổi chẵn với những đặc tính riêng biệt. Điều này là đúng, tuy nhiên chọn e và d càng bé thì chúng ta càng dễ lâm vào trường hợp đặc biệt nhằm tạo ra một phép biến đổi tuyến tính như vậy để có được những đặc tính đã định.

Bây giờ hãy xét trường hợp ngược lại và giả định rằng y1 và y2 được theo dõi trực tiếp với một tương quan chặt chẽ. Có vẻ ta không thể loại trừ khả năng biến số được quan sát y1 và y2 thực tế là kết quả của sự sắp xếp lộn xộn x1 và x2 . Có lẽ có nhiều giá trị x và y, và nhiều x hơn y, thì một phép biến đổi ma trận từ x sang y, mà vị trí của nó tối đa bằng số vị trí của y. Vậy thì làm sao ta có thể loại trừ khả năng các vị trí lộn xộn của x là thực tế cơ bản?

Trong trường hợp đó phép biến đổi có ý nghĩa gì? Chỉ một điều là nó sẽ biểu hiện trạng thái giác quan của ta khi chúng xuất hiện sau một thời gian dài phát triển.

Rõ ràng là khả năng sống sót của con người sẽ càng lớn nếu như con người tìm được càng nhiều trạng thái cân bằng trong không gian, đối với họ là thế giới bên ngoài. Những cá thể vững mạnh nhất sẽ đơn giản trừ khử những cá thể sống trong trạng thái thiếu cân đối. Sự phát triển này qua thời gian sẽ có hiệu lực, một phần vô tình thông qua cách mạng sinh học các giác quan, nhưng nó cũng hoạt động một cách có ý thức nhờ sự phát triển những kĩ thuật nhờ kinh nghiệm. Cuộc cách mạng thứ hai là cái bổ sung cho cách mạng sinh học. Nói chung không có sự khác biệt nào giữa hai tiến trình phát triển đó. Thực vậy, khoa học cũng có một ham muốn tính quy luật đều đặn. Khoa học coi đó là thành tựu bất kể khi nào nó có thể khám phá những trạng thái cân đối mới và mạnh hơn nhờ một số phép biến đổi từng phần. Nếu một phép biến đổi như vậy xếp trạng thái cân đối này lên trạng thái kia thì khoa học sẽ giúp cho cuộc cách mạng sinh học hướng tới sự tồn tại của các cá thể người tới thời đại hoàng kim, càng thành công hơn để tạo ra những thế cân đối mới. Nếu thực tế cơ bản là hỗn độn thì tổng lượng các cuộc cách mạng qua thời gian- sinh học và khoa học sẽ có chiều hướng tạo ra một phép biến đổi đơn khổng lồ tại trạng thái cân bằng cuối cùng của con người. Theo cơ sở khoa học làm sao ta có thể loại trừ khả năng là thực sự những điều này đã xảy ra? Đây là một câu hỏi cơ bản thách thức chúng ta khi nói về thực tế cơ bản. Có phải ta đã tạo ra các quy luật của tự nhiên, thay vì khám phá chúng? So sánh Lamarck với Darwin.

Tác động của quan điểm này là gì? Tôi tin là nó sẽ giúp ta suy xét theo một cách khác hơn so với thường lệ. Nó sẽ giúp ta suy nghĩ theo cách tiến bộ hơn, tương đối luận hơn và ít suy đoán hơn. Cuối cùng, một cách trực tiếp nó sẽ hữu ích cho các môn khoa học khác, cả khoa học kinh tế và toán học kinh tế.

Cho dù ta công nhận có khả năng là cuộc cách mạng của loài người đã tạo ra trạng thái có tính quy luật, một tầm nhìn thực tế đối với tương lai có khả năng dự báo trước có thể cho ta thấy sự kiếm tìm liên tiếp những trạng thái có quy luật ít nhiều dựa theo các phương pháp truyền thống lâu đời. Việc kiếm tìm những trạng thái cân bằng này có thể được coi là bản chất của hoạt động mà ta vẫn gọi là hiểu biết. Hiểu biết là một khía cạnh trong hoạt động của loài người. Một khía cạnh khác- cũng có ý nghĩa tương tự- là khả năng trông thấy mục đích . Có phải mục đích chỉ là tạo ra một mục tiêu trí tuệ thú vị cho một số ít người đủ may mắn có những khả năng tiềm ẩn và cơ hội giáo dục cao mới có thể theo đuổi mục tiêu này? Riêng tôi phản đối quan niệm như vậy. Tôi không thể hạnh phúc nếu tôi không có niềm tin rằng cuối cùng kết quả những cố gắng của chúng ta có thể được sử dụng theo cánh nào đó để cải thiện được vận mệnh con người.

Tôi hoàn toàn tán thành lời nói của Abba Pant , nguyên đại sứ Ấn Độ tại Thụy Điển, sau đó là đại sứ Ấn độ tại các nước Ả Rập, cuối cùng là đại sứ quán Ấn độ tại Anh.

“hiểu biết thì chưa đủ, bạn phải có lòng trắc ẩn”

3. một cái nhìn tổng quát về phát triển kinh tế thế kỉ vừa qua.

Tới đây quay lại với những vấn đề kinh tế cụ thể hơn, chắc chắn tôi cần phải bắt đầu bằng cách sơ lược ngắn gọn về sự phát triển kinh tế trong thế kỉ vừa qua.

Giữa thế kỉ 19, John Stuart Mill (1806-1873) trong tác phẩm nổi tiếng của ông “các nguyên lý kinh tế” đã nói rằng đến khi mà những nguyên lý chung được quan tâm, thì các học thuyết về giá trị và mức giá bấy giờ đã được soạn thỏa hoàn chỉnh.

Ông nói rằng, không có điều gì để bổ sung nữa, cả với ông cũng như các học giả khác. Đối với chúng ta với quan điểm tương đối luận dựa trên những hiểu biết và sự phát triển của khoa học, thì khó để có thể hiểu cách trình bày một vấn đề như vậy. Nhưng tới thế hệ sống trong thời đại khi những tác phẩm này của Mill đã xuất hiện thì điều đó càng chính xác. Theo các nguyên lý của Stuart Mill quan điểm của Adam Smith (1723-1790), David Ricardo (1772-l823) and Thomas Robert Malthus (1766-1834) đã gắn chặt với nhau thành một hệ thống, một tổng thể logic và trọn vẹn.

Sau đó tiến trình phát triển đã phản đối kịch liệt ý kiến của Stuart Mill. Hai tư tưởng đột phá về học thuyết kinh tế đã xuất hiện từ thời đại của Stuart Mill.

Học thuyết cổ điển về giá trị- như ta thấy chúng được hệ thống hóa trong tác phẩm của Mill về cơ bản là một học thuyết về chi phí sản xuất dựa trên tư tưởng của các doanh nghiệp tư nhân. Nhà doanh nghiệp sẽ nghĩ về nó như sau: nếu tôi có thể chỉ giảm giá bán của mình tôi có thể thu hút thêm nhiều khách hàng. Tuy nhiên đây cũng luôn là suy nghĩ của đối thủ cạnh tranh. Do đó, xuất hiện một loại lực hấp dẫn kéo giá cả xuống. Chi phí sản xuất như thế tạo thành cơ sở đáng tin cậy cho giá giảm và giữ vững. Do đó chi phí sản xuất là nguyên nhân tạo ra giá cả. Quan điểm chung này được các nhà kinh tế học cổ điển áp dụng một cách sắc sảo với hàng loạt mặt hàng thương mại, với sự liên hệ giữa tiền lương và lợi nhuận, với học thuyết về giá cả quốc tế. vân vân. Tất nhiên học thuyết này bao gồm những cơ sở đúng đắn không thể bác được. Tiến trình kinh tế là một vấn đề tiến đến cân bằng trong đó các tác động khoa học kỹ thuật và cá nhân cùng vận hành. Những yếu tố chủ quan cá nhân gần như đã bị các nhà kinh tế cổ điển xóa bỏ. Với tư tưởng đó, học thuyết kinh tế đã được làm mới hoàn toàn khoảng những năm giữa 1870 và 1890 khi một số nhà kinh tế Úc dẫn đầu là Karl Menger (1840-1921) đảm nhận một công trình nghiên cứu có hệ thống về nhu cầu của con người và cương vị của chúng trong một thuyết về giá cả. Swiss Léon Walras (1834-1910) và học giả người Anh Stanley Jevons (1835-l882) cũng có những ý kiến tương tự. Đây là tư tưởng đột phá đầu tiên tính từ thời Stuart Mill.


 

 


Sau đó học giả người Anh Alfred Marshall (1842-1924) cũng cố gắng rất nhiều kết hợp quan điểm cá nhân và quan điểm chi phí sản xuất. Từ đó đã tạo ra học thuyết mà ta giờ đây ta gọi là học thuyết tân cổ điển.

Cả các nhà kinh tế theo thuyết cổ điển và tân cổ điển đều không xác minh rõ những học thuyết này bằng quan sát thống kê. Nguyên nhân một phần là do khoa học thống kê còn nghèo nàn, và một phần vì các học thuyết kinh tế cổ điển và tân cổ điển đều không được xây dựng dựa trên những xác minh thống kê có hệ thống. Cấu trúc của học thuyết do đó không đủ khả năng xác minh.

Hiện tượng này đã bị trường phái coi trọng ảnh hưởng của những điều kiện lịch sử Đức do Gustav Schmoller (1838-191) dẫn dắt và các viện sỹ Mỹ chỉ trích. Tuy nhiên, các trường phái này có cái nhìn không chắc chắn và khá ngờ nghệch về một số vấn đề như là quan sát “miễn lý thuyết”. Tác động của những trường phái này đối với sự phát triển các tư tưởng kinh tế vì thế không lớn lắm, ít ra là không trực tiếp. Những sự kiện biện hộ cho họ, diễn đạt hết sức ngờ nghệch.

Trong phần đầu của thế kỷ 20 bức tranh này đã thay đổi. một phần do ảnh hưởng từ những chỉ trích của trường phái trọng các điều kiện lịch sử và các viện sỹ, chính các nhà lý thuyết đã tự đảm nhận công việc mang tính hệ thống là xây dựng những học thuyết có thể được đem vào tiếp xúc trực tiếp với tài liệu quan sát. Ta có thể nói từ nay kinh tế học đã bước vào giai đoạn mà khoa học tự nhiên đã đạt tới từ lâu, cụ thể là giai đoạn mà các học thuyết có nguồn gốc từ các kĩ thuật quan sát, và ngược lại nó ảnh hưởng đến các kĩ thuật quan sát.

Lần đầu tiên trong lịch sử dường như những tác phẩm có tính chất lý thuyết trong kinh tế học- giờ đây mở rộng tới một quy mô được hệ thống hóa chính xác- và những tác phẩm thuộc các khoa môn khoa học khác phải được tập hợp lại và bổ sung cho nhau, mang đến cho chúng ta một học thuyết đủ kĩ lưỡng để có tài liệu quan sát cụ thể, và đồng thời những quan sát được lên kế hoạch và thực hiện nhằm hoàn chỉnh hệ thống lý thuyết lý luận.

Tất nhiên đã có những vị tiền bối với sự kết hợp các học thuyết kinh tế, toán và khoa học thống kê như thế. Đó là Johan Heinrich von Thünen (1783-l850), Augustin Cournot (1801-1877), A. J. Dupuit (1804-1866) and Hermann Heinrich Gossen (1810-1858 . Nhưng từ những năm đầu của thế kỷ 20, các hoạt động như thế đã dừng lại hẳn. Đây là thời kì mở đầu cho tư tưởng dựa trên toán kinh tế. và đây chính là tư tưởng mà tôi cho là bước đột phá thứ hai sau Stuart Mill.

Điểm mấu chốt trong bước nối tiếp này là việc định lượng cho các khái niệm kinh tế, nghĩa là cố gắng làm cho những khái niệm này có thể đo lường được. Không cần thiết đòi hỏi việc biểu thức hóa những khái niệm này phải có ý nghĩa gì đối với khoa học tự nhiên. Và tôi muốn nói rõ rằng đã hơn một thế hệ tôi tin sâu sắc rằng sự định lượng cũng có ý nghĩa ngang bằng đối với kinh tế học.

Việc lượng hóa đã đóng vai trò rất quan trọng ở mức độ phân tích từng phần. Tới đây con người đã nghiên cứu nhu cầu đối với những hàng hóa quan trọng như đường, lúa mì, cà phê, gang….

Và việc lượng hóa thậm chí còn quan trọng hơn ở cấp độ toàn cầu hóa. Quả thực ở cấp độ toàn cầu hóa mục đích của các học thuyết kinh tế là phơi bày cách thức mà các nhân tố kinh tế khác nhau ảnh hưởng và tương tác lẫn nhau trong một hệ thống hết sức phức tạp, và thực hiện việc này theo một cách mà các kết quả có thể được sử dụng trong thực tiễn để thực hiện những ước nguyện cụ thể trong bánh lái hệ thống kinh tế sao cho có hiệu quả nhất.

Miễn là học thuyết kinh tế còn hoạt động dựa trên cơ sở hoàn toàn là định tính mà không cố định lượng ý nghĩa bằng số của các nhân tố khác nhau, về mặt thực tiễn mọi kết luận có thể được phác ra và ủng hộ. Chẳng hạn đối với một vụ sụt giá, một số người có thể nói: cần thiết phải cắt giảm tiền lương vì điều đó sẽ làm tăng lợi nhuận của quá trình hoạt động kinh doanh và do đó kích thích sản xuất kinh doanh. Một số khác có thể nói: cần thiết phải tăng lãi suất vì điều đó sẽ làm tăng số tiền gửi vào ngân hàng và vì thế tạo cho ngân hàng khả năng cho vay.

Mỗi biện pháp được áp dụng riêng rẽ có một số cơ sở đúng đắn, được sử dụng theo chiều hướng rất thiên lệch nếu chúng ta chỉ xét đến một số những ảnh hưởng trực tiếp, mà không quan tâm đến những tác động gián tiếp khác và không so sánh những mặt mạnh tương đối của những tác dụng và phản tác dụng. Đúng như có người nói: nếu tôi ngồi trên một chiếc thuyền chèo và bắt đầu chèo theo cách thông thường, chiếc thuyền sẽ bị lái ngược lại vì do áp lực do chân tôi đặt trên bụng thuyền gây ra.

Trong một phân tích tổng thể sẽ có lợi cho việc áp dụng vào thực tế của các chính sách kinh tế ở tổng thể một quốc gia, thực chất của vấn đề là nghiên cứu những mặt mạnh tương đối của các tác dụng và phản tác dụng, do đó cần thiết phải định lượng các khái niệm.

Có lẽ đây là việc biểu thức hóa phổ biến và quan trọng nhất trong các nhu cầu bức thiết về toán học kinh tế. Theo hướng này tất nhiên ta có thể tiến xa hơn với một vấn đề khác. Nhưng ít nhất cần phái cố thực hiện công việc này nếu kinh tế học đã đạt đến mức độ là một ngành khoa học ứng dụng.

Không nói cũng biết rằng toán kinh tế được hình thành như thế không bàn hết được mọi khía cạnh của bối cảnh kinh tế. Ta vẫn cần và sẽ mãi cần những thảo luận triết học, các đề xuất trực giác cho phương hướng nghiên cứu thành công, vân vân. Nhưng đó là một câu chuyện khác mà tôi sẽ không đề cập đến ở đây. Tôi chỉ xin nói rằng những gì mà toán kinh tế được trợ giúp bởi kĩ thuật máy tính có thể làm chỉ là phá vỡ rất nhanh ranh giới từ chỗ chúng ta phải dựa vào trực giác và khả năng phán đoán của mình.

Phần 4:

 

Nhìn nhận lại những ý tưởng kinh tế diệu kỳ đã từng đoạt giải Nobel về kinh tế những năm trước sẽ là những bài học bổ ích cho kinh tế hiện đại. Vietimes xin giới thiệu ý kiến của những người đã từng đọat giải Nobel kinh tế trong lịch sử.

Bài phát biểu của Giáo sư. Assar Lindbeck, Trường kinh tế Stockholm

Tâu hoàng đế, tâu hoàng thân, thưa toàn thể quý bà quý ông

 


Giáo sư. Assar Lindbeck

Một trong những đặc trưng nổi bật của sự phát triển kinh tế học trong những thập kỷ vừa qua là độ phát triển mạnh mẽ của các kỹ thuật phân tích có được với trợ giúp một phần của phương pháp toán học. Chúng ta có thể phân biệt hai nhánh của sự phát triển này.

Một nhánh là toán kinh tế, được thiết kế để trực tiếp đưa ra những ước lượng mang tính thống kê và thực nghiệm – với những học giả tiên phong trong lĩnh vực này là Ragnar Frisch và Jan Tinbergen, những nhà khoa học đã được nhận giải thưởng kinh tế tưởng nhớ Alfred Nobel năm 1969, giải thưởng do ngân hàng quốc gia Thụy Điển tài trợ.

Nhánh thứ hai tập trung theo hướng nghiên cứu lý thuyết đơn thuần và không đưa ra các mục tiêu về thống kê và thực nghiệm. Đây chính là lĩnh vực mà Giáo sư Paul Samuelson, học viện công nghệ Massachusetts, Hoa Kỳ, đã có những đóng góp to lớn và vì vậy hôm nay ông đã được trao giải Nobel trong lĩnh vực khoa học kinh tế.

Nói chung, đóng góp của giáo sư Samuelson lớn hơn bất kỳ nhà kinh tế học đương thời nào, ông góp phần phát triển các mặt phân tích chung và phương pháp trong khoa học kinh tế. Thực tế, ông đã viết lại một phần lớn của lý thuyết kinh tế. Ông cũng chỉ ra tính đồng nhất của các vấn đề và kỹ thuật phân tích trong kinh tế học, một phần do ứng dụng hệ thống phương thức tối đa hoá cho một loạt vấn đề trong kinh tế. Điều này có nghĩa những đóng góp của ông đã bao trùm nhiều lĩnh vực khác nhau. Nếu chúng ta cố gắng tóm lược các thành tựu nghiên cứu của giáo sư và đưa ra một ý tưởng cụ thể, thì cần thiết phải tự giới hạn ở một số ví dụ. Chúng ta có thể phân chia sự đóng góp của ông thành bốn phạm vi sau:

Phạm vi đầu tiên là phân tích lý thuyết động lực và ổn định. Đặc tính của lĩnh vực này là phân tích không giống như phân tích tĩnh, hạn chế ở các điểm cân bằng. thay vào đó là nhấn mạnh vào câu hỏi hệ thống kinh tế sẽ vận hành như thế nào ngoài điểm cân bằng và làm sao nền kinh tế phát triển từ thời kỳ này sang thời kỳ khác trong chuỗi các giai đoạn phát triển. cụ thể, những điều giáo sư làm là cụ thể hoá các điều kiện để hệ thống kinh tế ở trong tình trạng ổn định, có nghĩa là nó sẽ quay lại điểm cân bằng sau khi có sự xáo trộn. Ông đã nhận ra rằng các điều kiện để tạo tính ổn định thông thường đồng thời là các điều kiện có được từ các phân tích tĩnh, thông thường được gọi là các kết luận “chuẩn tắc” giống như kết luận rằng nếu cầu tăng sẽ làm cho mức giá cân bằng nâng lên. Thực ra, đây là một ứng dụng của “nguyên lý tương tác” nổi tiếng của Samuelson, nhờ đó ông đã tạo nên cầu nối giữa các phân tích tĩnh và động mà trước đó được coi là hai phương pháp phân tích riêng biệt.

Một phạm vi khác mà Giáo sư đã có những đóng góp to lớn là lý thuyết tiêu dùng và lý thuyết có liên quan gần gũi về chỉ số. Với những lý thuyết trước đó trong vấn đề này, người ta thường bắt đầu với giả thuyết là các hộ tiêu dùng có thể đưa ra được chính xác các lựa chọn ưa thích của mình đối với hàng tiêu dùng, với nghĩa rằng họ có thể đánh giá chính xác để đưa ra được các lựa chọn về các giỏ hàng hoá tiêu dùng. Trên cơ sở này, các định lý về hành vi tiêu dùng được rút ra từ phương pháp suy diễn bằng việc phân tích các tác động thay đổi, chẳng hạn như thu nhập và giá cả. Giáo sư tiếp cận ngược lại bằng cách chỉ ra các lựa chọn của người tiêu dùng dựa trên quan sát hành vi. Hộ gia đình, nói thẳng ra là thực hiện lựa chọn bằng chính hành vi của mình. Đây là điểm khởi đầu cho lý thuyết của Samuelson về “phát hiện lựa chọn ưa thích”, lý thuyết này đã cung cấp các công cụ hoàn thiện cho các phân tích về giả thuyết tiêu dùng. Các nghiên cứu quan sát thực nghiệm hành vi đã trở lên hiệu quả hơn khi kết hợp với các nghiên cứu lý thuyết.

Phạm vi thứ ba mà Samuelson đã có những đóng góp to lớn là lý thuyết về điểm cân bằng chung, trong đó ông nghiên cứu về sự tương tác giữa rất nhiều các biến khác nhau- nói chung tất cả giá và số lượng trong hệ thống kinh tế. Một số ví dụ về lý thuyết thương mại quốc tế có thể được sử dụng để chứng minh cho điều này có thể đưa ra một số ví dụ về lý thuyết thương mại quốc tế.

Một ví dụ đó là câu hỏi về lợi ích của thương mại quốc tế. Từ lâu người ta đã biết rằng trong một số điều kiện nhất định, thương mại quốc tế sẽ làm gia tăng thu nhập quốc gia của các quốc gia có liên quan. Ngoài ra ngoại thương sẽ dẫn tới tái phân bổ thu nhập giữa các quốc gia và kết quả là thực tế có một số quốc gia sẽ bị đặt vào tình trạng yếu thế hơn. Câu hỏi đặt ra ý nghĩa nhất là, liệu chúng ta có thể nói rằng một quốc gia có thể thu đươc lợi nhuận từ thương mại quốc tế? Những gì mà Samuelson làm là ông đã chỉ được đối với mỗi quốc gia cụ thể lợi ích thu được sẽ khấm khá hơn nhiều nhiều từ thương mại quốc tế cho dù có phải bù đắp hoàn toàn cho các quốc gia bị mất mát do thương mại quốc tế. Theo nghĩa này thì thương mại tự do tốt hơn bảo hộ. Trong việc phân tích hiệu ứng của thuế quan đối với sự phân bổ thu nhập, Ông và Wolfgang Stolper cũng đã chỉ ra rằng thuế quan sẽ nâng giá cả của hàng nhập khẩu, do đó làm tăng các hệ số thưởng cho các nhân tố sản xuất, những nhân tố này được tập trung chủ yếu vào việc sản xuất các mặt hàng được bảo hộ, trong khi đó hệ số thưởng cho các nhân tố khác sẽ giảm.


 

 


Ông cũng chỉ ra trong những điều kiện ở đó có sự cân bằng trong thương mại quốc tế về các nhân tố thưởng giữa các quốc gia tham gia thương mại quốc tế - được gọi là “Định lý cân bằng hệ số giá”. Ở nội dung này, Giáo sư đã bổ sung cho nghiên cứu của Eli Heckscher và Bertil Ohlin.

Cuối cùng, phạm vi thứ tư mà ông đã có đóng góp nổi bật là lý thuyết về vốn tư bản. Một điểm phê bình đối với lý thuyết vốn truyền thống là nó dựa trên giả định rằng có thể xây dựng khái niệm về một tập hợp nguồn vốn – nghĩa là tập hợp giá trị bằng tiền của toàn bộ hàng hoá trong xã hội. Bấy giờ, cùng với Robert Solow, Ông chỉ ra rằng có thể phát triển một lý thuyết lôgích về tư bản và có thể đưa ra giá trị cụ thể của tư bản cho dù không cần thiết phải sử dụng khái niệm về vốn tư bản.

Một đóng góp khác của giáo sư về lý thuyết tư bản là đã chi tiết hoá các điều kiện cho một nền kinh tế hiệu quả qua thời gian. Chúng ta có thể chỉ ra nguyên lý nổi tiếng của ông “nguyên lý trạm thu phí”, nguyên lý chỉ ra những điều kiện để có được sự phát triển tối đa và chỉ ra được một nước có thể phải trả giá để lựa chọn một hướng phát triển được đặc trưng bằng tối đa hoá tốc độ phát triển – như là “trạm thu phí” - tỉ lệ giữa các thành phần sản xuất hoàn toàn khác với tỉ lệ mà chúng ta bắt đầu hoặc đối với những tỷ lệ mà cuối cùng chúng ta mong đạt được.

Và bây giờ xin chuyển tới giáo sư Samuelson. Có lẽ là hơn bất cứ ai khác, ngài đã chỉ ra lợi ích của việc chính thức hóa các phân tích kinh tế. Nhờ đó, thực tế ngài đã tạo ra phong cách cho nhiều thế hệ các nhà kinh tế vài thập kỉ qua. Cho dù phần lớn các tác phẩm của ngài có mức độ trừu tượng hóa cao, ngài đã giải quyết các vấn đề kinh tế và xã hội trong thế giới thực. Ý nghĩa liên quan trong các khám phá của ngài thực tế có thể thấy trong mọi lĩnh vực mà ngài đã nghiên cứu: trong việc xây dựng lý thuyết tiêu dùng dựa trên hành vi quan sát được, dựa trên cơ sở học thuyết của ngài “phát hiện lựa chọn ưa thích”, trong việc biểu thức hóa các giả thuyết tư bản; trong việc phân tích các quá trình động lực học và sự ổn định ngoài điểm cân bằng, trong việc phân tích các chu kì kinh doanh bằng một mô hình kết hợp với gia tốc số nhân; trong việc nghiên cứu các tập hợp hàng hóa bằng phân tích các trạng thái cân bằng chung; trong việc phân tích tăng trưởng tối đa, nghiên cứu việc phân bổ tiêu dùng giữa các thế hệ bằng mô hình vay nợ tiêu dùng của ngài, và phân tích lợi ích thu được từ thương mại và hiệu ứng của thuế quan đối với sự phân bổ thu nhập. Vì thế chắc chắn có thể nói rằng, trong nhiều lĩnh vực mà ngài đã nghiên cứu, ngài đã trình bày một hệ thống kinh điển chứ không chỉ là định rõ nữa dựa trên học thuyết kinh tế Keynes tân cổ điển và hiện đại.

Thật là vinh dự khi truyền tới ngài những lời khen ngợi và chúc mừng của học viện khoa học hoàng gia, và mời ngài nhận từ tay hoàng đế giải thưởng khoa học kinh tế năm 1970 tưởng nhớ Alfred Nobel.

Diễn văn của giáo sư Paul A. Samuelson tại đại lễ Nobel ở Stockolm 10/12/1970


 
Tâu hoàng đế, tâu hoàng thân, thưa các quý bà quý ông.

Theo tôi ước mơ của bất cứ học giả nào sẽ trở thành hiện thực với giải thưởng này. Giải Nobel chỉ biết đến trong các môn khoa học cứng nhắc như văn học, Nobel vì hòa bình. Tưởng tượng rồi đây môn kinh tế học của tôi- một ngành nghệ thuật lâu đời nhất nhưng cũng là một môn khoa học mới nhất được vinh danh do ngân hàng Thụy Điển tài trợ cho giải thưởng tưởng nhớ Alfred Nobel. Nếu có thể tôi xin phép được thay mặt cho các bạn đồng nghiệp trong giới tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới quỹ giải thưởng Nobel đã giúp cho bộ môn kinh tế của chúng tôi được góp mặt trong đại lễ này.

Giải thưởng kinh tế năm ngoái đã đặt ra một tiền lệ khó khăn, có thể nói là không thể để có thể được duy trì. Theo quy luật giảm dần về sau, đó cũng là điều bình thường. Theo biệt ngữ kịch vui Mỹ, giáo sư Frisch and Tinbergen là “vai diễn khó theo”. Nhưng trái lại cuộc đời tôi đã tiếp theo những vị học giả vĩ đại và các vị cố vấn chính sách vĩ đại ấy.

Giờ tôi nên chuyển qua màn cảm ơn chào hỏi. Chúng ta đều đã nghe giáo sư Tiselius nói rằng ông ấy không biết đưa ra lời khuyên làm thế nào để đạt giải Nobel. Tôi sẽ chỉ cho các bạn biết. Điều đó rất dễ.

Điều đầu tiên các bạn phải làm là có thầy giáo giỏi. Vì các nhà kinh tế học có mặt tại đây, cho phép tôi được nhắc đến một số nhân vật nổi tiêu biểu đã giúp đỡ tôi trong lĩnh vực này. Nếu các bạn có các thầy giáo Jacob Viner và Frank Knight và Paul Douglas, rồi sau đó may mắn được học với Joseph Schumpeter, Wassily Leontief, Gottfried Haberler, và Alvin Hansen – thì bạn đã đáp ứng được điều kiện cần thiết đầu tiên cho bài toán này. Thứ hai bạn cũng phải may mắn có được những người đồng sự, cộng tác viên và nghiên cứu sinh xuất sắc. Nếu bạn có cơ hội được làm việc với những người như Lloyd Metzler, Robert Solow, và James Tobin, thì bạn đã thỏa mãn được điều kiện thiết yếu thứ hai- nhưng vẫn chưa phải là những điều kiện đủ.

Thứ ba, bạn phải có sinh viên giỏi. Tôi có thể sẽ dài dòng khi đề cập đến những cái tên của học viện công nghệ Massachusetts, nhưng tôi xin chỉ nêu tên mở đầu, tên đệm và tên cuối cùng theo bảng chữ cái với các tên tuổi Lawrence Klein, Robert Mundell, và Joseph Stiglitz. Tuy nhiên như thế chúng ta mới chỉ đi được ba phần năm chặng đường.

Điều kiện thứ 4 và cũng là một điều kiện quan trọng của học thuật là bạn phải đọc tác phẩm của các nhà chuyên môn xuất sắc, trong hội trường này tôi xin được thứ lỗi khi nêu tên các vị Bertil Ohlin, Gunnar Myrdal, Erik Lundberg và Ingvar Svennilson - và, tất nhiên, Gustav Cassel, Erik Lindahl và Knut Wicksell.

Bốn phần năm điều kiện cần thiết để thành công trong con đường học vấn đã được liệt kê. Để tôi không làm gián đoạn màn khiêu vũ của các bạn, cho phép tôi nhanh chóng chỉ ra điều kiện cần thiết cuối cùng bổ sung những điều kiện đủ cho một giải pháp trọn vẹn. Yếu tố cuối cùng, tất nhiên đó là may mắn.

Cuối cùng tôi xin công nhận rằng tôi cảm thấy khi vinh danh tôi hội đồng viện khoa học hoàng gia thực tế đang khen ngợi tất cả các nhà khoa học cùng thế hệ với tôi đã nỗ lực rất nhiều trong cùng lĩnh vực này.

Bài phát biểu của Paul A. Samuelson dành cho các sinh viên tại buổi đại lễ Nobel ở Stockolm 10/12/1970.

Tâu hoàng đế, hoàng thân, thưa toàn thể quý vị


 

 


Tôi có mặt tại đây tối nay đáp lại những lời khen ngợi của các bạn là một sự chuẩn bị mang tính thủ tục dân chủ: vì tôi dị ứng với các ủy ban hoặc tôi là một vị giáo sư quá đãng trí, những người đạt giải khác đã họp và chọn ra một người diễn giải mà không có tôi. Vì thế họ chỉ định tôi làm việc này. Tuy vậy, tôi hi vọng các bạn sẽ không cảm thấy ớn lạnh với việc một nhà kinh tế trình bày tiếng nói của các bạn tuy rằng chao ôi trong đó có thể bộc lộ những lợi thế so sánh của anh ta. Tôi thốt lên chao ôi vì chỉ có một quy luật trong nghệ thuật đàm phán là quy luật của Gresham nhờ đó bài nói chuyện dở trở thành câu chuyện hay.

Thay mặt các bạn đồng nghiệp, chúng tôi cảm ơn các bạn những sinh viên đã tham gia trong buổi lễ này. Tôi đảm bảo với các bạn rằng chúng tôi đang ban cho các bạn món quà tuyệt vời nhất- rất nhiều bài toán khó cho tới nay vẫn chưa được giải quyết.

Cuối cùng tôi xin được thứ lỗi khi cắt ngang buổi lễ long trọng này. Tôi nói với các bạn bằng tất cả lòng mình. Nếu Alexander Solzhenitsyn đã có mặt ở đây để nói từ trái tim, tất cả nhiệt huyết của ông ấy, sẽ tốt hơn nhiều cho tất cả chúng ta, toàn thể nhân loại và tôi dám chắc mỗi nơi trên trái đất đều không phải là ngoại lệ. linh hồn của ông ấy vẫn bay lượn trong buổi lễ tuyên dương tối nay. Xin cảm ơn các bạn.

Một điểm đáng chú ý là việc nghiên cứu kinh tế học của tôi là do một sự tình cờ. Trước khi tốt nghiệp phổ thông, tôi như được hồi sinh vào lúc 8.00 qm, 2.1.1932 khi lần đầu tiên tôi bước chân vào giảng đường trường đại học Chicago. Bài giảng ngày đó nói về học thuyết của Malthus rằng dân số loài người sẽ sinh sôi này nở như thỏ cho tới khi mật độ trên một mẫu đất làm giảm tiền lương của họ tới mức tối thiểu chỉ sống vừa đủ, tại đó tỉ lệ sinh bằng tỉ lệ tử. Hiểu tất cả phương trình phân biệt đó quá dễ đến nỗi tôi lầm rằng mình đang bỏ lỡ cơ hội kiếm lợi từ một số điều thần bí.

May mắn ư? Đúng. Và cả cuộc đời tôi đã ngồi đúng nơi, đúng lúc. Chicago ngày đó là trung tâm hàng đầu về nghiên cứu kinh tế vĩ mô tân cổ điển. Nhưng tôi không biết rằng lý do tôi tới đó đơn giản là vì trường đại học Chicago gần trường cấp ba và gần nhà tôi. Sau đó tôi được mời rời khỏi trung tâm Chicago, được quyền lựa chọn tiếp tục nghiên cứu sinh ở Havard hay Colombia. Những người thấy hướng dẫn đầy tôn kính của tôi ở trường Chicago Frank Knight, Jacob Viner, Henry Simons, Paul Douglas, không do dự đều nói rằng “chọn Columbia” nhưng không ai mù quáng nghe theo lời khuyên của người lớn, tôi đã chọn Havard vì dự tính nhầm lẫn của mình với ước mong đó là một ốc đảo nhỏ bé có các ngọn đồi xanh mát.

Một phần cảm ơn tới những tai họa Adolph Hitler, nơi tạm trú của tôi những năm 1935-40 ở Havard trùng khớp với thời kì phục hưng kinh tế được tiến hành bởi Joseph Schumpeter, Wassily Leontief, Gottfried Haberler, và “Keynes Mỹ" Alvin Hansen.(vả lại về phía tôi, tôi có thể trở thành học trò ruột duy nhất của học giả Edwin Bidwell Wilson, chính ông đã từng là học trò ruột duy nhất của nhà vật lý xuất sắc nhất đại học Yale Willard Gibbs. Nghiên cứu sinh Havard thuộc khoa mới mở của Havard đương thời đều ngang tài ngang sức với nhau. Richard Musgrave, Wolfgang Stolper, Abram Bergson, Joe Bain, Lloyd Metzler, Richard Goodwin, Robert Triffin, James Tobin, Robert Solow,...tất cả họ đều những người bạn của tôi, là những ngôi sao của thời đại những năm 1950-2000 trong lĩnh vực kinh tế. Havard đã sinh ra chúng tôi, vâng đúng vậy. Nhưng như tôi đã nói rất nhiều lần, chúng tôi làm nên Havard.

Công tước vùng Wellington từng nói: cuộc chiến Waterloo đã chiến thắng trên đấu trường của Eton”. Tôi có thể nói rằng “chiến tranh thế giới thứ hai đã chiến thắng trong các phòng họp hội nghị của Cambridge, Princeton, và Los Alamos."

Có lẽ nhân tố có vai trò quan trọng hơn yếu tố may mắn là một điều thiết thực rằng kinh tế học dường như là dành cho tôi. Lĩnh vực này sau đó đã đưa một ứng dụng toán học vào cả lý luận và khoa học thống kê. Là một đứa trẻ có tài năng sớm phát triển, tôi từng vượt qua rất xuất sắc các kì khi sát hạch chỉ số IQ về giải quyết vấn đề và logic. Vì vậy nếu kinh tế học đã được sinh ra dành cho tôi, có thể nói rằng tôi sinh ra là để dành cho kinh tế học

Năm 1932 là điểm bắt đầu của cơn đại suy thoái. Vào lúc ấy đó là thời điểm không thuận lợi cho thị trường lao động. Đúng ngay lúc tôi vừa hoàn thành khóa đào tạo cao cấp. Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đến, kéo theo năm mươi năm bùng nổ số lượng tuyển sinh của khoa học kinh tế. Thế hệ của tôi đã có một hướng đi mạnh mẽ sau khi chiến tranh kết thúc. Người thầy nổi tiếng của tôi đã trở thành giáo sư chính ngay sau năm 1940. Wunderkinds ở thế hệ của tôi có thể được phong tước giáo sư khi 30 tuổi. Bên ngoài cuộc sống ẩn dật, các nhà kinh tế được các chính phủ, các tập đoàn, các thương nhân phố Wall, và các nhà xuất bản săn tìm.

Người ta bắt đầu hiểu được ý nghĩa tiểu sử trong bài nghiên cứu của một học giả. Trước khi vào đại học, tôi chưa bao giờ giở cuốn bản thảo của Adam Smith trong giá sách của cha tôi. Nhưng tôi trải nghiệm trực tiếp, vào lúc tôi còn là một thanh niên, sự biến mất của nền kinh tế phi mã, việc bắt đầu có hệ thống ống nước trong nhà và đèn điện. Sau đó sóng radio truyền trong không gian và phim truyền hình xuất hiện.

Quan trọng hơn là được tận mắt nhìn thấy thời kì phát đạt trong cuộc chiến ngày 1 tháng 9 tại Mỹ. Những công nhân Đông Âu, Ấn Độ vui mừng khôn xiết khi có thể làm việc luân phiên 12h, bảy ngày trong tuần. Tôi và cả gia đình tôi đã thấy được một chặng đường khó khăn, tình trạng suy thoái kế tiếp thời kì phát đạt như bầy chim sẻ bay theo chú ngựa. và khi mới 10 tuổi tôi sống ở Miami Beach, Florida, lần đâu tiên tôi cảm nhận được tính bấp bênh của bất động sản là thế nào. và nó sẽ như thế nào nếu ảo tưởng vỡ tung.

Tất cả điều đó đã làm tôi sẵn sàng đối mặt với cơn đại suy thoái và những cuộc lạm phát trong chiến tranh. Tài năng được huấn luyện ở Chicago kiên quyết chống lại cuộc cách mạng của học thuyết kinh tế Keynes; nhưng lẽ phải chiến thắng truyền thống và giáo điều.

Sau tất cả những sự kiện đó, tôi nhìn lại một phần chín thập kỉ đã qua trong sự nghiệp thuộc lĩnh vực kinh tế học dài đằng đẵng của mình, tôi nhận ra tất cả những tình tiết đầy may mắn đó phải được hiểu là tương phản với bối cảnh các xu hướng chủ yếu trong lịch sử kinh tế. may mắn của tôi là có một chỗ ngồi trên khán đài để từ đó có thể quan sát phần lớn lịch sử kinh tế cơ bản của một thế kỉ. đó là một niềm hạnh phúc trong thời kì mở đầu các cuộc cách mạng vĩnh viễn thay đổi kinh tế học.

Tôi luôn luôn phải trả giá quá cao để làm những gì chỉ là niềm vui thích.

Phần 5:

“Trong tác phẩm nghiên cứu khoa học của mình, giáo sư Kuznets luôn chú tâm cố gắng đưa ra những định lượng kinh tế chính xác có thể giúp cho việc lý giải các chu trình thay đổi xã hội. Giáo sư đã thu thập một số lượng lớn các tài liệu thống kê mà ông đã phân tích rất kĩ lưỡng với sự thông minh sắc bén, chặt chẽ và ông đã sử dụng nó để đặt ra một tia sáng mới cho sự phát triển của khoa học kinh tế. Theo hướng này, cùng những phương pháp khác, ông đã phát triển phương pháp đo lường quy mô và thay đổi trong thu nhập quốc dân”.

 



Diễn văn của giáo sư
Simon Kuznets tại Stockhom, 10/12/1971

Hơn 50 năm trước khi tôi bắt đầu tìm hiểu về kinh tế học- một bộ môn cung cấp chiếc chìa khóa cho các vấn đề xã hội và cấu trúc xã hội- tôi chưa bao giờ nghĩ rằng một ngày nào đó mình sẽ vinh dự được nhận giải tưởng nhớ Alfred Nobel. Ắt hẳn các nhà kinh tế luôn phải chuẩn bị cho những ngạc nhiên này. Nhưng tôi phải thú nhận rằng rất lâu trở về trước, giải thưởng này không phải là điều ngạc nhiên bất ngờ nhất dù tôi vẫn đang cố gắng làm quen với nó.

Có quen hay không, cho phép tôi được bày tỏ lòng cảm kích sâu sắc đối với sự vinh danh của quỹ giải thưởng Nobel. Và đó cũng là dịp đặc biệt xin tỏ lòng biết ơn tới nhiệm vụ đầy thử thách của ủy ban tuyển lựa trao giải Nobel gồm các nhà kinh tế Thụy Điển.. Với rất nhiều phạm vi trong bộ môn kinh tế học, với sự chuyên môn hóa được hình thành rộng rãi và ngày càng cao của giới khoa học, giải thưởng tưởng nhớ Alfred Nobel không chỉ vinh danh riêng một học giả mà còn vinh danh toàn thể một lĩnh vực nhất định hay một phương thức đặc biệt. Cố gắng đó nên được chú ý đặc biệt và sẽ tiếp tục được chú ý với sự chọn lựa gắt gao, thậm chí với cả sự giúp đỡ của hội đồng cố vấn tuyển chọn. Tuy nhiên với sự nhất trí sáng suốt sẽ được đưa ra mang nhiều hi vọng nhất, sẽ có thể làm nổi bật những nghiên cứu khoa học có hướng đi triển vọng hơn- một đóng góp lớn đối với một môn học đang phát triển mạnh mẽ với những thay đổi thường xuyên về phương pháp tư duy và tính chất của các vấn đề chính sách cấp thiết.

Các sự kiện đáng nhớ nên ngắn gọn và vì thế thể hiện sự đánh giá chính xác. Ghi nhớ bài học này, cho phép tôi kết thúc bằng sự biết ơn sâu sắc tới đất nước đăng cai của chúng ta.

Bài phát biểu của giáo sư Bertil Ohlin, viện khoa học hoàng gia

 


giáo sư Bertil Ohlin

Một trong những nhiệm vụ của khoa học kinh tế là tìm hiểu những gì đang thực sự xảy ra trong một thế giới chỉ những điều cụ thể mới có thể quan sát được trực tiếp. Cho phép chúng tôi xét đến sự phát triển của kinh tế học trong vài thế kỉ qua. Để thực hiện một cuộc nghiên cứu kĩ lưỡng và một thu thập nhạy bén những số liệu và các tài liệu khác nhằm ước lượng, đánh giá và để có thể hiểu được các động lực và các mối liên hệ, chắc chắn đây là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, và là một phạm vi rộng lớn. Nhà nghiên cứu hơn bất cứ ai khác đã hoàn thành xuất sắc trong lĩnh vực này là nhà kinh tế người Mỹ gốc Nga Simon Kuznets, nguyên là giáo sư của đại học Harvard, Cambridge, Massachusetts.

Trong tác phẩm nghiên cứu khoa học của mình, giáo sư Kuznets luôn chú tâm cố gắng đưa ra những định lượng kinh tế chính xác có thể giúp cho việc lý giải các chu trình thay đổi xã hội. Giáo sư đã thu thập một số lượng lớn các tài liệu thống kê mà ông đã phân tích rất kĩ lưỡng với sự thông minh sắc bén, chặt chẽ và ông đã sử dụng nó để đặt ra một tia sáng mới cho sự phát triển của khoa học kinh tế. Theo hướng này, cùng những phương pháp khác, ông đã phát triển phương pháp đo lường quy mô và thay đổi trong thu nhập quốc dân. Việc này không những thu được những định lượng chính xác mà còn làm sáng tỏ các mức lợi nhuận bất định có được do những thay đổi về lượng trong tiêu dùng và sản xuất.

Tất nhiên giáo sư Kuznets đã sử dụng các mô hình thể hiện mối quan hệ giữa các nguyên lý cơ bản chiến lược trong hệ thống kinh tế, nhưng ông trình bày một quan điểm rất hạn chế về các mô hình trừu tượng và khái quát có rất ít cơ hội để nghiên cứu thực nghiệm. ông đã chọn và định nghĩa những giả thuyết tương ứng liên quan chặt chẽ nhất với những gì có thể quan sát và đánh giá thống kê được. Bằng cách này ông đã gián tiếp thu được những lý giải có giá trị cho các giả thuyết tĩnh và khái quát. Nhờ đó kích thích xây dựng những mô hình giả thuyết mới có tính ứng dụng cao. Trong khuôn khổ của những mô hình này, những nhân tố thuộc về cơ cấu và phi kinh tế cũng luôn được chú ý- chẳng hạn thay đổi trong sự phát triển dân số, công nghệ, cơ cấu công nghiệp và hình thái thị trường. ngoài ra theo hướng đó ông còn muốn tìm ra cách giải thích chặt chẽ nhất đối với các hiện tượng nảy sinh và sự phát triển những dao động chu kì.

Cho phép tôi được nhắc đến một số quan sát quan trọng và cụ thể của giáo sư Kuznets. Giáo sư đã khám ra chu kì phát triển dài hạn với một khoảng thời gian tầm 20 năm, và đã cho thấy rằng những chu kì này chịu ảnh hưởng lớn từ những thay đổi trong tỉ lệ phát triển dân số. Xu hướng chung của các hộ gia đình riêng lẻ khi tiết kiệm một tỉ lệ thu nhập nhất định cho thấy một sự ổn định đáng ngạc nhiên, thập kỉ này đến thập kỉ khác, ở phần lớn các nước công nghiệp. Một vấn đề khác nữa là trong ngắn hạn xu hướng tiết kiệm thay đổi với sự dao động có chu kì, một trạng thái có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình các chu kì kinh doanh.

Có lẽ đáng ngạc nhiên hơn cả là phát hiện về lượng tư bản thực cần thiết cho sản xuất một số lượng hàng hóa nhất định cho thấy một xu hướng giảm rõ rệt. Do đó, ở các nước công nghiệp hóa, tỉ lệ tăng thêm tư bản bất biến cần thiết ít hơn là tỉ lệ tăng sảm phẩm sản xuất tương ứng. Mặt khác tiến bộ công nghệ và sự tăng lên về lượng của nguồn nhân lực đóng vai trò vô cùng lớn, cũng như những thay đổi về cơ cấu trong công nghiệp và thương mại.


 

 


Bên cạnh đó tôi có thể để cập thêm rằng theo những tính toán của giáo sư Kuznets, lượng sản phẩm trên mỗi đơn vị tư bản(năng suất) ở Thụy điển đã tăng lên trong thời gian hơn một thế kỉ qua, và vào cuối thời kì nay tỉ lệ đó đã tăng lên gấp 30 lần so với tỉ lệ ban đầu -như đã được thừa nhận, với một mức độ ban đầu tương đối thấp giữa thế kỉ 19. Trong một thời gian dài, tỉ lệ tăng trưởng này đã cao hơn ở các nước công nghiệp khác, nhưng điều đó không đúng với thời hậu chiến. Nhật bản với sự gia tăng lên 6 lần về năng suất trong hai thập niên, Tây Đức và Liên bang Xô Viết đã thiết lập vị trí đứng đầu từ chiến tranh.

Trong tác phẩm lớn cuối cùng của ông, “tăng trưởng kinh tế của các quốc gia”, phát hành vào mùa xuân năm nay và cùng với những tác phẩm khác, phân tích những thay đổi trong phân phối thu nhập- giáo sư Kuznets đã trình bày những tài liệu mới và những giải thích căn nguyên về chuối các sự kiện kinh tế, cũng như rất nhiều so sánh quốc tế. Tóm lại, những tác phẩm nghiên cứu dựa trên thực nghiệm của ông đã mang lại một hiểu biết mới và sâu sắc hơn về cơ cấu kinh tế,cơ cấu xã hội và chu trình biến đổi và phát triển.

Thưa giáo sư Kuznets,

Tôi xin nhiệt liệt chúc mừng giáo sư với giải Nobel kinh tế, do ngân hàng Thụy Điển sáng lập tưởng nhớ Alfred Nobel, và mời giáo sư bước xuống nhận nó từ tay hoàng đế.

Phần 6:

Ngày 25/10/1972 viện khoa học hoàng gia Thụy Điển đã quyết định trao giải thưởng kinh tế của ngân hàng quốc gia Thụy Điển tưởng nhớ Alfred Nobel cho Giáo sư ohn R Hicks, đại học Oxford, Anh và Giáo sư Kenneth Arrow, đại học Harvard, Hoa Kì vì đã có những đóng góp tiên phong trong học thuyết điểm cân bằng kinh tế tổng quát và thuyết phúc lợi:


 
Sự tiến bộ của khoa học kinh tế đã dẫn tới sự chuyển đối sâu rộng trong lý thuyết điểm cân bằng kinh tế tổng quát. Tới mức độ cao nhất, sự phát triển này được ghi dấu rõ ràng nhất thông qua các tác phẩm của hai giáo sư John Hicks và Kenneth Arrow. Cả hai giáo sư đã mở ra một con đường nghiên cứu hiệu quả và do đó đã đóng góp chủ yếu vào sự cải tiến của lý thuyết này. Giáo sư Hicks đã khởi sướng tiến trình tái tạo này vào những năm 30 và Giáo sư Arrow đã bổ sung thêm những nội dung mới mẻ vào những năm 50 và 60 của thế kỷ XX. Sự khác biệt về thời gian trong đóng góp của hai thế hệ nhà khoa học giữa Hicks và Arrow đã được thể hiện trong sự lựa chọn những vấn đề và phương pháp phân tích của hai nhà nghiên cứu.

Trước đó, lý thuyết cân bằng tổng quát chủ yếu mang tính chất của một nghiên cứu chính quy. Trong tác phẩm chuyên khảo nổi tiếng nhất của ông – Giá trị và tư bản, được xuất bản năm 1939, Hicks đã từ bỏ quan niệm truyền thống này và đưa nó đến gần kinh tế học hơn. Ông đã trình bày một mô hình cân bằng kinh tế trong đó bao gồm cả thị trường về hàng hoá, các nhân tố sản xuất, tín dụng và tiền tệ. Sự tạo lập ra mô hình này bao gồm một số nhân tố đổi mới, ví như sự phát triển kế tiếp của lý thuyết cũ về tiêu dùng và sản xuất, sự hình thành các điều kiện để ổn định đa thị trường, sự mở rộng trong việc ứng dụng phương pháp phân tích tĩnh để tính đến các nghiên cứu đa giai đoạn và việc giới thiệu về lý thuyết tư bản dựa trên giả thuyết tối đa hoá lợi nhuận. Bằng việc gắn chặt vào các lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng và của nhà kinh doanh, mô hình của Hicks đã mang lại thêm nhiều khả năng nghiên cứu toàn vẹn hơn về hậu quả của những thay đổi bên ngoài đối với các biến số cụ thể so với mô hình trước kia trong lĩnh vực này và ông đã thành công trong việc hệ thống và biểu thức hoá các định lý thú vị về kinh tế học. Mô hình của ông đã trở thành một mô hình vô cùng quan trọng đồng thời là mối liên kết giữa mô hình cân bằng tổng quát và các lý thuyết hiện hành về chu kỳ kinh doanh.

Hicks sử dụng các công cụ toán học truyền thống là các công cụ toán học để phân tích. Sau đó, khi các phương pháp toán học hiện đại được đưa vào khoa học kinh tế, Arrow đã áp dụng các phương pháp đó trong những nghiên cứu về các hệ thống điểm cân bằng tổng quát. Trong một loạt các nghiên cứu ưu tiên vào việc đánh giá đặc tính tan và ổn định của các hệ thống đó, ông đã xây dựng nền tảng để thay đổi hoàn toàn lý thuyết truyền thống về điểm cân bằng. Thông qua sự tái lập công thức này, dựa trên lý thuyết toán học về tập hợp lồi, lý thuyết cân bằng đã đạt được đặc tính tổng quát và đơn giản. Nội dung này được thể hiện trong bài nghiên cứu năm 1954 được viết với nhà kinh tế học Gerhard Debreu. Mô hình được trình bày trong bài viết này đã trở thành xuất phát cho phần lớn các công trình nghiên cứu sâu hơn sau này. Trong nhiều những đóng góp quan trọng của Arrow, chúng ta cũng cần đề cập tới sự phát triển của ông đối với lý thuyết về tính không chắc chắn và sự hợp nhất của nó với hệ thống lý thuyết cân bằng tổng quát và ngoài ra là các phân tích của ông về các khả năng về các quyết định phi tập trung hóa trong một xã hội mà hệ thống giá cả được áp đặt từ chính quyền trung ương. Những phân tích này được ông hoàn thành với sự cộng tác của Leonid Hurwicz.

Từ lý thuyết cân bằng tổng quát cho tới lý thuyết phúc lợi là một nấc thang ngắn và cả hai nhà kinh tế học đều có nhiều thành tựu đóng góp để phát triển kinh tế học phúc lợi. Đóng góp nổi bật nhất của Hicks đối với lý thuyết phúc lợi là việc phân tích các tiêu chuẩn để so sánh các tình huống kinh tế khác nhau và việc điều chỉnh lại khái niệm về thặng dư tiêu dùng. Với hình mẫu mới, khái niệm này đã có sự tác động to lớn như trong phân tích về chi phí - lợi ích. Arrow đã tổng quát hóa định lý nổi tiếng về điểm tối ưu Pareto của một điểm cân bằng cạnh tranh và ông đã chứng minh tồn tại xu hướng không đạt tới sự tối ưu trong việc phân phối các nguồn lực giữa nghiên cứu và đầu tư về tư bản thực. Và có lẽ đóng góp lớn nhất của Arrow đối với lý thuyết phúc lợi là “định lý triển vọng”, theo đó chúng ta không thể xây dựng hàm phúc lợi xã hội mà không tính đến hàm ưa thích của mỗi cá nhân.

Cả hai nhà kinh tế học đã có những đóng góp to lớn vào các lĩnh vực khác ngoài những lĩnh vực được đề cập ở trên. Giáo sư Hicks đóng góp vào lý thuyết tiền tệ và lý thuyết chu kỳ kinh doanh và Arrow đóng góp vào lý thuyết tăng trưởng phát triển và lý thuyết chọn lựa.

Bài phát biểu của giáo sư Ragnar Bentzel, viện khoa học hoàng gia Thụy Điển

Trong hai năm nữa, chúng ta sẽ có thể cử hành lễ kỉ niệm một trăm năm sự kiện đáng nhớ trong lịch sử kinh tế học. Năm 1817, nhà kinh tế học người Pháp Leon Walras đã có đóng góp vô cùng ý nghĩa cho kinh tế học với việc xây dựng một học thuyết giải thích những điểm đặc trưng căn bản trong cơ cấu kinh tế quyết định sản lượng của những loại hàng hóa khác nhau ở một nước, và mức giá nào sẽ chiếm ưu thế, và cách phân phối thu nhập giữa các nhóm dân cư trong cộng đồng. Học thuyết này được trình bày với rất nhiều biểu thức, được dùng để minh họa cho hệ thống mạng lưới dày đặc gồm các mối liên hệ kết nối những bộ phận khác nhau của nền kinh tế và việc hình thành sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các mức giá, lượng hàng hóa và thu nhập. Học thuyết này đặt nền tảng cho một trong những bộ phận quan trọng nhất của khoa học kinh tế- lý thuyết cân bằng tổng quát. Mục đích của nó là giải thích chính xác mối liên hệ qua lại giữa các hiện tượng kinh tế khác biệt trong một nền kinh tế, để từ đó tạo ra một kết luận cơ sở về giá cả, cơ cấu sản xuất, và phân phối thu nhập vân vân.


 

 

Học thuyết của giáo sư Walras sau này đã được nhiều nhà kinh tế khác phát triển, trong đó có nhà kinh tế Swede Gustav Cassel. Tuy nhiên đến những năm 1930, hệ thống các biểu thức này được trình bày trong phạm vi quá khái quát đến nỗi các phương pháp phân tích đều bị hạn chế. Bản phân tích tập trung vào những điều kiện để đạt đến cân bằng.

Năm 1939 khi tiến sĩ John Hicks công bố cuốn sách của ông giá trị và tư bản, ông đã thổi luồng sinh khí mới cho học thuyết điểm cân bằng tổng quát. Ông dựng nên một mô hình cân bằng hoàn chỉnh, được xây dựng một cách có hệ thống lớn rộng hơn từ trước đến nay với giả định về hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng và nhà sản xuất. Mô hình này đã làm cho các phương trình trong hệ thống trở nên cụ thể hơn và giúp cho chúng ta có thể nghiên cứu được những tác động phát sinh trong hệ thống bởi những xung lực ngoại vi. Chẳng hạn, mô hình này có thể cho biết cách thức thay đổi của các hiện tượng như hoa lợi, thị hiếu người tiêu dùng và mức giá kì vọng của hãng kinh doanh mà hậu quả của chúng lan truyền tới toàn bộ hệ thống kinh tế và tác động lên giá cả, sản xuất, việc làm, lãi suất vân vân.

Tuy nhiên, Hicks đã không thể có đạt đến mức độ này nếu như, giáo sư không xây dựng được nền tảng cần thiết cho mô hình của mình, bên cạnh những nội dung khác, bằng cách phát triển những lý thuyết trước đó về tiêu dùng và sản xuất, và trình bày đưa ra một lý thuyết về tư bản dựa trên giả định tối đa hóa lợi nhuận. giáo sư Hicks đã sử dụng phép phân tích vi phân truyền thống là một công cụ toán học. Sau này khi mà nhiều ứng dụng toán học hiện đại hơn được đưa vào kinh tế học, Arrow đã sử dụng chúng để nghiên cứu đặc tính của các hệ thống cân bằng tổng quát. Nhờ đó ông đã dựng nền tảng để điều chỉnh hoàn toàn học thuyết trước. Cùng với tác giả Gerhard Debru, năm 1954 ông đã tạo ra một mô hình rất chính quy, dựa trên thuyết tập hợp toán, đã mở ra nhiều khả năng mới để có được các phép phân tích thú vị. Chẳng hạn, ông và Debreu là những người đầu tiên có thể chứng minh một cách chính xác theo phương pháp toán học các điều kiện cần phải thỏa mãn để một hệ thống cân bằng tổng quát tân cổ điển có một giải pháp độc đáo và ý nghĩa về phương diện kinh tế. bằng cách giới thiệu kĩ thuật mới cho việc đưa ra quyết định trong những điều kiện không chắc chắn và rủi ro, và bằng cách kết hợp chặt chẽ lý thuyết này với lý thuyết cân bằng tổng quát, Arrow cũng thu được kết quả lợi nhuận lớn theo lý thuyết và thực tiễn.

Trong khi lý thuyết kinh tế nói chung có thể được định nghĩa là học thuyết về cách thức một điều kiện kinh tế hay một sự phát triển kinh tế được xác định như thế nào trong một cơ cấu tổ chức, hàm phúc lợi đề cập đến cách đánh giá liệu một điều kiện có được cho là tốt hơn trong một vài phương diện so với những phương diện khác và liệu nhờ thay đổi cơ cấu tổ chức thì có thể có được một điều kiện tốt hơn điều kiện hiện tại không. Trong số những đóng góp của giáo sư Arrow trong lĩnh vực này, đáng chú ý là sự giải thích các luận đề chỉ số so sánh và điều chỉnh lại các giả thuyết thặng dư tiêu dùng. Giả thuyết này có thể được định nghĩa là chênh lệch giữa mức giá cao nhất mà người ta sẵn sàng trả cho một hàng hóa, nếu họ bị thúc ép và mức giá mà họ cần phải trả cho hàng hóa đó trên thị trường.

Định nghĩa của giáo sư Hicks về giả thuyết này có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là trong việc đánh giá tỉ lệ lãi suất hoàn vốn xã hội trong các khoản đầu tư công cộng. Trong luận án tiến sĩ của ông, được công bố năm 1951, giáo sư Arrow đã đặt ra câu hỏi sau đây. Giả sử rằng trong một xã hội con người có rất nhiều điều kiện thay thế khác nhau để chọn lựa và mỗi cá nhân trong xã hội có thể xếp loại tất cả những lựa chọn đó theo thứ tự ưa thích. Nếu như vậy có thể tìm thấy những quy luật dân chủ, hợp lý để có một sự phân loại những chọn lưa khác nhau của xã hội theo mức độ ưa thích không? Giáo sư Arrow đã chỉ ra là không. Nói chung không thể tìm ra những quy luật như vậy. Kết luận này không được tán thành cho lắm được coi là ước mơ của nền dân chủ lý tưởng, đối lập với thuyết phúc lợi được xây dựng trước đó từ lâu vỗn đã sử dụng khái niệm hàm phúc lợi xã hội. Tuy nhiên khái niệm này không có gì quan trọng ngoài trình bày một phân loại theo hàm ưa thích của xã hội mà tiến sĩ Arrow đã cho thấy rằng về cơ bản không thể làm được điều đó.

Phần 7:

 

Ngày 9/10/1974 viện khoa học hoàng gia quyết định trao giải thưởng khoa học kinh tế tưởng nhớ Alfred Nobel năm 1974 cho hai giáo sư Gunnar Myrdal (1898 - 1987) và Friedrick Von Hayek (1899 - 1992) vì những nghiên cứu tiên phong của họ cho lý thuyết tiền tệ và dao động kinh tế cùng những phân tính sâu sắc về sự phụ thuộc lẫn nhau của các hiện tượng kinh tế, xã hội và thể chế.


Viện Khoa học Hoàng gia cho rằng Myrdal và Hayek bên cạnh những đóng góp cho lý thuyết kinh tế tập trung, đã tiến hành nghiên cứu liên ngành quá rất thành công và những đóng góp chung đó xứng đáng được trao giải thưởng Khoa học kinh tế.

 


Gunnar Myrdal

Kể từ khi giải thưởng nobel về kinh tế học ra đời, tên của hai nhà kinh tế với những nghiên cứu vượt tầm khoa học kinh tế đơn thuần đã luôn ở trong danh sách những nhà nghiên cứu được để cử giải thưởng, đó là giáo sư Gunnar Myrdal và giáo sư Friedrick von Hayek. Cả hai giáo sư đã khởi đầu sự nghiệp nghiên cứu với các công trình đầy ý nghĩa về lĩnh vực lý thuyết kinh tế thuần túy. Nói chung, đối với những công trình khởi đầu vào những năm 1920 và 1930, hai nhà nghiên cứu cùng nghiên cứu trên các lĩnh vực: lý thuyết về tiền tệ và biến động kinh tế. Sau đó hai nhà kinh tế học đã mở rộng phạm vi nghiên cứu đến những phạm vi gồm những khía cạnh rộng lớn về các hiện tượng thể chế và kinh tế.

Các ý tưởng gây tranh cãi

Hướng chủ yếu vào nghiên cứu các vấn đề kinh tế ở những phạm vi rộng nhất, đặc biệt là vấn đề người da đen ở Mỹ và vấn đề nghèo đói tại các nước đang phát triển, giáo sư Myrdal đã cố gắng liên hệ các phân tích kinh tế tới các điều kiện về xã hội, nhân khẩu học và thể chế. Giáo sư von Hayek mở rộng lĩnh vực nghiên cứu để bao quát các yếu tố như khung khổ pháp luật của các hệ thống kinh tế và các vấn đề liên quan tới cách thức mà cá nhân, tổ chức và các hệ thống xã hội vận hành. Cả hai học nhà nghiên cứu đều quan tâm sâu sắc tới các vấn đề của chính sách kinh tế và vì thế cũng tập trung nghiên cứu những thay đổi hợp lý đối với các thiết chế, thể chế và điều kiện pháp luật hiện hành trong xã hội. Điểm chung của hai nhà nghiên cứu là đều có là khả năng dẫn chứng để tìm ra các phương thức mới và độc đáo để đưa ra các câu hỏi, đề xuất các ý tưởng mới về chính sách và nguyên nhân, đặc tính mà làm cho nó trở thành những đề tài tranh cãi. Điều này chỉ tự nhiên khi lĩnh vực nghiên cứu mở rộng tới phạm vi gồm các yếu tố và liên kết mà các nhà kinh tế học thông thường coi là đương nhiên hoặc không để ý.

Myrdal – Kinh tế học và khoa học xã hội

Khi bắt đầu sự nghiệp nghiên cứu khoa học, ông bộc lộ niềm đam mê rộng lớn với kinh tế học. Cuốn sách “Các nhân tố chính trị đối với sự phát triển lý thuyết kinh tế” năm 1930 của ông là một tác phẩm phê bình tiên phong trong sự lồng ghép các giá trị chính trị vào rất nhiều các lĩnh vực nghiên cứu được chú trọng trong phân tích kinh tế.

Khi đưa ra quyết định, Học viện khoa học hoàng gia cũng đánh giá tầm quan trọng của công trình đồ sộ: Tình thế tiến thoái lưỡng nan của Mỹ: Vấn đề về người da đen và nền dân chủ hiện đại (1944). Trong tác phẩm vĩ đại này, chủ yếu giáo sư Myrdal đã thể hiện khả năng kết hợp các phân tích kinh tế với phối cảnh xã hội học rộng lớn.

Những nghiên cứu phạm vi rộng của giáo sư Myrdal đối với các vấn đề của các nước đang phát triển cũng được đề cập rất giống với cuốn sách Một tình thế tiến thoái lưỡng nan của người Mỹ. công trình nghiên cứu này cũng là nghiên cứu kinh tế xã hội trong phạm vi rộng nhất bàn đến các nhân tố về chính trị, thể chế, nhân khẩu học, giáo dục và sức khoẻ.

Tính hiệu quả của các hệ thống kinh tế

Những đóng góp của giáo sư Von Hayek trong lĩnh vực lý thuyết kinh tế thực sự là những đóng góp sâu sắc và độc đáo. Các công trình nghiên cứu và bài viết của ông vào những năm 20 và 30 của thể kỷ 20 đã khuấy động các cuộc tranh luận rộng lớn và sống động. Đặc biệt, lý thuyết của ông về chu kỳ kinh doanh và khái niệm về ảnh hưởng của chính sách tín dụng và chính sách tiền tệ đã thu hút nhiều sự chú ý và gợi lên sức sống cho các cuộc thảo luận. Ông muốn đi sâu hơn và hiểu thấu đáo hơn thường lệ ở thời đại đó cơ chế của chu kỳ kinh doanh. Có lẽ, một phần do có những phân tích sâu sắc, ông là một trong ít những nhà kinh tế đã đưa ra cảnh bảo về những nguy cơ khủng hoảng kinh tế trầm trọng trước khi sự sụp đổ kinh tế lớn diễn ra vào mùa thu năm 1929.

 


Friedrick Von Hayek

Ông chỉ ra vì sao khi mở rộng tiền tệ, kết hợp với việc cho vay vượt quá tỉ lệ dự trữ tự nguyện có thế dẫn tới việc phân bổ sai các nguồn lực, đặc biệt là có thể ảnh hưởng tới cấu trúc của tư bản. Loại lý thuyết về chu kỳ kinh doanh này với các liên kết tới sự mở rộng tiền tệ có những đặc trưng tương đồng với các bàn luận về tiền tệ sau chiến tranh. Viện khoa học cho rằng những phân tích của Hayek về sự hiệu quả của các hệ thống kinh tế khác nhau là một trong những đóng góp đặc biệt của ông tới linh vực nghiên cứu kinh tế theo nghĩa rộng. Kể từ giữa những năm 30, ông bắt tay vào nghiên cứu các vấn đề của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Đối với bất cứ một lĩnh vực nào mà Hayek đã từng nghiên cứu, ông đã khám phá ra những cơ sở lịch sử sâu sắc về các học thuyết và quan điểm trong lĩnh vực đó. Ông đã đưa ra những ý tưởng mới đối với các khó khăn cơ bản về “tính hơn thiệt của chủ nghĩa xã hội” và nghiên cứu tỉ mỉ các khả năng để đạt được một kết quả hiệu quả bằng phi tập trung hoá “kinh tế xã hội chủ nghĩa” ở các mẫu hình khác nhau. Nguyên tắc áp dụng cơ bản khi so sánh các hệ thống khác nhau là làm sao để sử dụng có hiệu quả nhất các kiến thức và tất cả các thông tin phân tán giữa các cá nhân và doanh nghiệp. Ông đã đi đến kết luận là chỉ khi phi tập trung hoá trong một hệ thống kinh tế thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì mới có thể sử dụng hiệu quả của tất cả các thông tin và kiến thức.

Các phân tích và ý tưởng của ông về tiềm năng của các hệ thống kinh tế được xuất bản ở nhiều các công trình nghiên cứu khác nhau vào những năm 40 và 50, chắc chắn tạo ra những động lực to lớn thúc đẩy các nghiên cứu sâu sắc “so sánh các hệ thống kinh tế so sánh”. trong lĩnh vực đang phát triển này. Đối với ông, không đơn giản để bảo vệ hệ thống xã hội tư do như một số lý lẽ xuất hiện trong các bản thảo phổ biến về tư tưởng của ông.

Bài phát biểu của giáo sư Erik Lundberg, Viện khoa học hoàng gia

Cho đến nay giải thưởng khoa học kinh tế nhằm tưởng nhớ Alfred Nobel đã được trao cho các nhà kinh tế có những đóng góp tiên phong đối với lĩnh vực được gọi là kinh tế học thuần túy. Nó được trao cho các công trình nghiên cứu học thuyết kinh tế trình độ trừu tượng cao với học thuyết điểm cân bằng tổng quát là điểm xuất phát, cho những nghiên cứu về các kĩ thuật phân tích trên cơ sở những mô hình lý thuyết nhằm có được những dự báo nổi bật về các mối quan hệ khác nhau và cuối cùng là cho những nghiên cứu về kĩ thuật phân tích thống kê lịch sử sự phát triển kinh tế trong những thời kì dài hay ngắn. tuy nhiên, có những nhà nghiên cứu xuất chúng trong lĩnh vực khoa học xã hội mà những quan tâm của họ bao gồm những lĩnh vực khác và lớn rộng hơn những nghiên cứu kinh tế học thuần túy. Trong số những nhà nghiên cứu lỗi lạc đó là hai người đạt giải Nobel ngày hôm nay, giáo sư Myrdal và Hayek. Cả hai giáo sư đều bắt đầu sự nghiệp của mình với những đóng góp quan trọng cho lý thuyết khoa học kinh tế thuần túy: tác phẩm đầu tay của họ đều đề cập đến phạm vi rất lớn trong cùng một lĩnh vực: lý thuyết chu kì kinh doanh là lý thuyết tiền tệ.

Nhưng sau đó cả hai giáo sư Myrda và Hayek đều mở rộng phạm vi nghiên cứu của mình nhằm giải quyết những vấn đề không thể nghiên cứu chỉ trong khuôn khổ kinh tế học chật hẹp. Cả hai giáo sư đều cảm thấy sự cần thiết đó để mở rộng phạm vi những vấn đề được nghiên cứu và phương pháp luận mà họ ứng dụng được thể hiện vô cùng ấn tượng trong câu trích dẫn sau đây của Hayek: “nhưng không ai có thể là một nhà kinh tế học xuất sắc nếu chỉ là một nhà kinh tế đơn thuần- và thậm chí tôi còn muốn nói thêm rằng nhà kinh tế chỉ là một nhà kinh tế thuần túy gần như trở thành một mối hại nếu không phải là một hiểm họa tích cực”.

Mặc dù hai nhà kinh tế này đã mở rộng phạm vi của họ để nhằm vào những vấn đề lớn hơn vấn đề kinh tế đơn thuần, nhưng không có nghĩa là họ cùng theo đuổi cùng một dòng phát triển.Ttrên hết, bằng cách hướng chú ý đến những vấn đề xã hội quan trọng, đặc biệt là vấn đề người da đen ở Mỹ và cảnh bần cùng ở các nước kém phát triển, ông đã cố gắng kết hợp các phân tích kinh tế với những chú ý đến điều kiện xã hội, nhân khẩu học và thể chế. Giáo sư Hayek đã mở rộng tầm chú ý của mình để đảm nhận chính thức những vấn đề tâm sinh lý và hệ thống kinh tế liên quan đến cách thức các cá nhân, tổ chức và các hệ thống xã hội khác nhau hoạt động. nhưng các học giả đã có một mối quan tâm chiếm ưu thế đối với những vấn đề kinh tế chính trị, bao gồm những thay đổi tiềm tàng trong khuôn khổ pháp luật, thể chế của xã hội. Trong điểm này, giáo sư Myrdal luôn tán thành những cải cách độc đáo và triệt để, trong khi giáo sư Hayek chú ý đến con đường làm tăng khả năng phát triển hệ thống xã hội tự do, định hướng cá nhân chủ nghĩa. Tuy nhiên những khác biệt mang màu sắc chính trị này nói chung đều phụ thuộc vào một quan điểm chung đối với nghiên cứu khoa học xã hội: sức thuyết phục mà nhiều vấn đề kinh tế xã hôi thuộc thời đại chúng ta không thể được thấu hiểu đầy đủ nếu không có sự mở rộng liên ngành phạm vi những vấn đề nghiên cứu cũng như phương pháp áp dụng.

 


Quan trọng nhất trong tác phẩm Một tình thế tiến thoái lưỡng nan của người Mỹ, vấn đề người da đen và nền dân chủ hiện đại mà giáo sư Myrdal đã chứng minh tài năng xuất chúng của ông khi kết hợp những phân tích kinh tế với một phương pháp tiếp cận khoa học xã hội tuyệt vời trong việc nghiên cứu hệ nhân tố và những mối quan hệ có thể quyết định tình hình dân cư gia đen và khả năng phát triển của nó. Để củng cố phân tích của mình về tình hình dân cư da đen, giáo sư Myrdal đã sử dụng thành công các mô hình kinh tế cân bằng và các phân tích động về các quy trình lũy tích do sự nhiễu loạn gây nên. Ông gây chú ý tới mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa rất nhiều nhân tố kinh tế và xã hội và chỉ ra cách thức các quy trình lũy tích làm giảm giá trị có thể xuất hiện (“các chu kỳ luẩn quẩn”), để có thể chỉ rõ những nhân tố cụ thể là nguyên nhân quyết định. Thực tế trong nghiên cứu của mình giáo sư Myrda đã thiết lập phân tích nhiều mặt những vấn đề chiến lược chi phối tới mọi sự kém phát triển (gồm có giáo dục, sức khỏe, điều kiện sống, toại nguyện đối với công việc, thái độ đối xử trên phương diện người chủ và công đoàn), những nhân tố không được kể đến trong các mô hình phân tích của các nhà kinh tế trước những năm 1960. Cuốn sách đã trở thành một tác phẩm kinh điển, và ngoài ra có một tác động đặc biệt trong nhiều năm đối với quan điểm của con người và chính trị nước Mỹ đến mức mà vấn đề người da đen được quan tâm.

Có thể nói rằng những đóng góp to lớn của giáo sư Myrda trong việc nghiên cứu các vấn đề của những nước kém phát triển đã có đặc điểm được mở rộng đáng kể như trong tác phẩm An American Dilemma(một vấn đề tiến thoái lưỡng nan của người Mỹ). Mặt khác đó cũng là một vấn đề nghiên cứu của khoa học xã hội theo nghĩa rộng nhất, nghiên cứu này đề cập đến nhiều điều quan trọng như nhân tố chính trị, thể chế, dân chủ giáo dụng và sức khỏe. trong rất nhiều điểm, những tư tưởng và kết quả nghiên cứu của giáo sư Myrdal đã có ảnh hưởng quan trọng đến cuộc bàn luận của công chúng về các nước kém phát triển, bản chất kém phát triển của ngành nông nghiệp, đặc biệt là ở Ấn Độ, về cách thức mà sự phổ biến những ảnh hưởng từ sự phát triển công nghiệp ở một nước nhất định là chức năng của trình độ văn hóa xã hội và kinh tế của nước đó, và cuối cùng là tầm quan trọng của trật tự xã hội. Những đóng góp của giáo sư Hayek đối với lý thuyết kinh tế trong phạm vi này vừa sâu sắc vừa độc đáo.

Những tác phẩm nghiên cứu của ông gồm sách và báo trong những năm 1920 đến 1930 khởi xướng một thảo luận vô cùng sống động. Cụ thể là giả thuyết của ông về chu kì kinh doanh và ảnh hưởng của chính sách tín dụng và tiền tệ đang được khuấy lên. Ông đã cố gắng nhìn thấu sâu hơn vào các mối tương quan phụ thuộc có chu kì so với thường lệ trong thời gian đó bằng cách xem xét các giả thuyết tư bản và cơ cấu trong phân tích. Một phần có lẽ vì phân tích chu kì kinh doanh sâu sắc này, giáo sư Hayek là một trong số ít các nhà kinh tế có thể đoán biết trước nguy cơ của một cuộc khủng hoảng kinh tế lớn trong những năm 1920, sự cảnh báo của giáo sư thực tế đã được đưa ra kịp thời trước khi vụ sụp đổ lớn đó xuất hiện giữa mùa thu năm 1929.

 


Đặc biệt phân tích biến số của những hệ thống kinh tế khác nhau là một trong những đóng góp ý nghĩa nhất của giáo sư Hayek đối với nghiên cứu khoa học xã hội. từ giữa những năm 1930 trở về trước, ông quan tâm đặc biệt đến những vấn đề kế hoạch chủ yếu theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong lĩnh vực này cũng như những lĩnh vực khác mà ông đã tận tụy nghiên cứu, giáo sư đã trình bày một bản giải thích chi tiết những quan điểm và giả thuyết. Giáo sư còn phát triển những cách tiếp cận mới trong thử nghiệm của mình về các trở ngại cơ bản trong định hướng chủ nghĩa xã hội và điều tra khả năng có được những kết quả hiệu quả thông qua chủ nghĩa xã hội thị trường phi tập trung. Tiêu chuẩn theo dõi của ông trong việc đánh giá biến số của của hệ thống kinh tế liên quan đến năng suất mà các hệ thống kinh tế vận hành cùng với hiểu biết và thông tin phân tán trong giới doanh nghiệp và cá thể. Giáo sư đưa ra kết luận là chỉ thông qua phi tập trung có ảnh hưởng sâu rộng trong hệ thống thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì mới có thể sử dụng hiệu quả tất cả những thông tin và hiểu biết này. Giáo sư Hayek chỉ ra cách những giá cả được hình thành như thế là mốc để cung cấp thông tin cần thiết về điều kiện chi phí và nhu cầu, và hệ thống giá cả là cơ chế kết hợp thông tin và hiểu biết.

Những phân tích và quan điểm của giáo sư Hayek về biến số của hệ thống kinh tế, được trình bày trong nhiều bài viết, đã tạo ra một động lực lớn và có tính chất thúc đẩy những phạm vi nghiên cứu đang phát triển và lớn mạnh có tên hệ thống kinh tế so sánh.

Vì vậy, sau khi nghiên cứu về học thuyết kinh tế tập trung, giáo sư Myrdal và Hayek đã tiến hành nghiên một nghiên cứu khoa học quan trọng. Viện khoa học hoàng gia Thụy Điển do đó đã quyết định trao giả thưởng kinh tế tưởng nhớ Alfred Nobel năm 1974 cho cho cả hai giáo sư Gunnar Myrdal và Friedrich August von Hayek vì những đóng góp tiên phong của họ về thuyết tiền tệ và dao động kinh tế cùng với những phân tích sắc xảo mối tương quan phụ thuộc lẫn nhau của các hiện tượng kinh tế, xã hội và cơ chế.

Phần 8:

Người đoạt giải Nobel kinh tế năm 1976 là Milton Friedman. Tên tuổi của giáo sư Friedman chủ yếu gắn với cuộc phục hưng quan trọng quan điểm về tiền khi làm rõ về hiện tượng lạm phát đồng thời những hiểu biết và niềm tin phổ biến bấy giờ về triển vọng trong chính sách chính sách tiền tệ. Nhờ ông, chúng ta có được khẩu hiệu “những vấn đề tiền tệ” hoặc thậm chí “những vấn đề chỉ vì tiền” khi nhắc tới sự xuất hiện của chính sách tiền tệ.


Bài phát biểu của giáo sư
Erik Lundberg. Viện khoa học hoàng gia

Trong phạm vi rộng, kinh tế học được coi là liên quan tới những bài toán về chính sách, cách thức và lý do tại sao chính phủ trong những nỗ lực của họ nhằm xử lý các cơn khủng hoảng lại liên tiếp tạo ra những phức tạp trong và giữa các nước. Đối với các phân tích và lý giải những dòng phát triển khác nhau, lượng cầu đã được thiết lập dựa trên phương pháp luận và xây dựng các mô hình kinh tế. Đáng tiếc, khoa học xã hội- mặc dù có nhiều hoài bão lớn- không thể đạt được độ chính xác như mong muốn. Khả năng vô tận của con người và chính phủ gây ra những rắc rối mới, những mâu thuẫn và xung đột mới, không bao giờ mới hết được và vượt xa năng lực của các nhà kinh tế nhằm đem lại trật tự cho hệ thống xã hội.

 

 

 


Người đạt giải kinh tế học năm nay là Milton Friedman. Thực tế phân tích của ông đã hướng chính xác vào việc làm rõ và hệ thống hóa những quan điểm kinh tế của chúng ta bao gồm các lĩnh vực, ngoài chính sách kinh tế, còn có lịch sử kinh tế, thuyết kinh tế và các bài toán luận kinh tế.

 

Có lẽ đặc điểm tiêu biểu nhất của giáo sư Milton Friedman là khả năng và thiên hướng độc đáo tác dụng có hiệu quả và làm xáo trộn những quan niệm hiện thời và những hiểu biết được hình thành trước đó. Nếu không có những đóng góp động lực của Milton Friedman trong nhiều lĩnh vực, người ta sẽ có thể tuyên bố rằng sự phát triển của nghiên cứu kinh tế có lẽ sẽ khác, hoặc có thể chỉ sau khi tiến trình hiện tại của nó đã diễn ra. Khả năng ảnh hưởng đến tiến trình nghiên cứu và các cuộc bàn luận về chính sách kinh tế của Milton Friedman làm người ta nhớ lại một số ảnh hưởng của Keynes. Dựa trên một nền tảng cần thiết, thường được đơn giản hóa đáng kể, những phê bình của học thuyết chủ nghĩa, giáo sư Friedman đã trình bày một luận điểm hoàn toàn khác, một giả thuyết thay thế, phần lớn nhờ sự trợ giúp của phân tích thực nghiệm.

Tên tuổi của giáo sư Friedman chủ yếu gắn với cuộc phục hưng quan trọng quan điểm về tiền khi làm rõ về hiện tượng lạm phát đồng thời những hiểu biết và niềm tin phổ biến bấy giờ về triển vọng trong chính sách chính sách tiền tệ. Nhờ ông, chúng ta có được khẩu hiệu “những vấn đề tiền tệ” hoặc thậm chí “những vấn đề chỉ vì tiền” khi nhắc tới sự xuất hiện của chính sách tiền tệ. Vai trò quan trọng rõ rệt của tiền cần được xem xét theo phương diện, cách thức các nhà kinh tế học- thường là những người kế vị Keynes- qua một thời gian dài hầu hết xao lãng về tiền và chính sách tiền tệ trong các phân tích về chu kì kinh doanh và lạm phát. Từ đầu những năm 1950, giáo sư Friedman đã khởi xướng những phản ứng đúng đắn chống lại các xu hướng sau Keynes. Cuộc tranh cãi mạnh mẽ về lý thuyết tiền tệ của Friedman và những khuynh hướng này cũng làm cho ngân hàng trung ương phải xem xét lại chính sách tiền tệ- đầu tiên là ở Mỹ, và Tây Đức. Thật vậy, hiếm khi một nhà kinh tế nào có được tác động trực tiếp và gián tiếp như giáo sư Friedman, không chỉ đối với các nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế mà còn đối với các chính sách hiện thời.

Những nghiên cứu của giáo sư Friedman về sự trễ của các chính sách kinh tế đáng được công nhận là một trong những đóng góp lớn nhất của ông. Chính giáo sư Friedman đã lập ra việc biểu thức hóa quan sát- quyết định những ảnh hưởng của sự trễ vốn trước đây khá bị xao lãng lại là những vấn đề cư bản để tính toán chính xác thời điểm cho ổn đinh hóa các chính sách trong tiến trình một chu kì kinh doanh. Giáo sư Friedman đã chỉ ra rằng sự trễ dài hạn và biến đổi gắn liền với những thay đổi trong cung tiền có thể gây nên tình thế mất ổn định. Những kết luận kinh tế chính trị được bàn luận một cách sâu sắc của ông được rút ra từ những quan sát này phát biểu rằng chính sách tiền tệ cần được đơn giản hóa và ít tham vọng hơn để đạt được mục đích giữ cho tốc độ cung tiền trong dài hạn ổn định. Trong những năm gần đây, quan điểm này đã được một số ngân hàng trung ương công nhận tại một số mức độ nào đó. Giáo sư Friedman bấy giờ đã bày tỏ quan điểm của ông tại các cuộc bàn luận khoa học thuộc các lĩnh vực khác về nguyên nhân gây ra lạm phát. Quan điểm này liên quan đến tình trạng rườm rà trong việc tăng lương và mức giá. Giáo sư Friedman là người đầu tiên chỉ ra giả định thịnh hành về một sự hòa hợp giản đơn giữa nạn thất nghiệp và tỉ lệ lạm phát chỉ giữ được như một hiện tượng tạm thời ; trong dài hạn (khoảng hơn 5 năm) sẽ không còn có hòa hợp như vậy. Theo học thuyết Friedman, mức thất nghiệp mà tại đó nằm dưới điểm cân bằng tự nhiên có thể gây nên một tỉ lệ tích lũy về mức giá và tiền lương tăng, chủ yếu vì sự kì vọng gây ra mất ổn định. Những trình bày về quyết định mức giá và tiền lương ngày đó trong nhiều phương diện quan trọng được xây dựng dựa trên những giả thuyết của Friedman về tầm quan trọng của kì vọng gây ra do lạm phát.


 

 


Phần lớn những kết luận của Friedman về triển vọng của chính sách kinh tế dựa trên quan điểm tự do dân chủ của ông về tính xác thực và đặc điểm gắn liền của một nền kinh tế thị trường chức năng. Ngoài ra còn bắt nguồn từ quan điểm ngược lại của ông về khả năng của quyền lực chính phủ can thiệp vào thị trường, thông qua những chính sách tài chính và chính sách thường lệ nhằm đạt được mục tiêu công ăn việc làm đầy đủ hoặc mục đích hạn chế nhập khẩu quá nhiều. Nhưng đó không chỉ là một bài toán liên quan đến phương diện tự do chính trị và triết học. Ở nhiều điểm, giáo sư Friedman đã tiến hành các phân tích chặt chẽ về cách thức hoạt động của thị trường cạnh tranh. Đầu những năm 1950 giáo sư Friedman giữ vị tri tiên phong trong số những người đề xướng thiết lập một trật tự mới cho hệ thống tiền tệ quốc tế dựa trên tỉ giá hối đoái thả nổi. Giáo sư không những nghiên cứu vấn đề này về mặt lý thuyết mà còn thu thập những chứng cứ thực nghiệm để đánh giá một hệ thống như thế có chức năng như thế nào. Thực tế, giáo sư Friedman là một trong những người đầu tiên nhận thức và giải thích được tại sao hệ thống Bretton Woods, với tỉ giá hối đoái khá tự do, trước sau gì phải sụp đổ. Từ một quan điểm khoa học thuần túy đó, một trong những đóng góp quan trọng nhất của giáo sư Friedman là điều chỉnh của ông về lý thuyết tiêu dùng với giả thuyết về thu nhập cố định thay cho mức thu nhập hàng năm hiện hành là nhân tố quyết định tổng lượng cầu tiêu dùng. Đây là một điểm khác biệt nhất giữa thu nhập tạm thời và thu nhập cố định của các hộ gia đình, Giáo sư Friedman chỉ ra rằng về căn bản phần lớn thu nhập tạm thời được dành cho tiết kiệm nhiều hơn so với phần thu nhập cố định. Giáo sư Friedman đã kiểm tra kĩ lưỡng giả thuyết này bằng phương pháp thống kê toàn diện và thu được những kết quả thú vị.

Tác phẩm lớn mang tên “lịch sử tiền tệ nước Mỹ những năm 1867-1960” được coi là một trong những tác phẩm đồ sộ nhất cùng với những đóng góp đi đầu của ông. Trong đó ông đã cộng tác với một sử gia kinh tế. Những phân tích chi tiết với tài liệu thống kê lịch sử bao hàm toàn diện với một phạm vi rất rộng đều mang nhãn hiệu Friedman. Ít khi người ta cảm thấy như trong tác phẩm này một sự kết hợp hoàn hảo những miêu tả lịch sử chi tiết bao trùm các giai đoạn phát triển, những thay đổi về thể chế, những đóng góp của các chủ ngân hàng và chính khách, những đánh giá phê bình về nguồn tài nguyên cũng như những phân tích kinh tế sáng suốt tài liệu phức tạp trong bài toán này. Có lẽ người ta chú ý nhất là nghiên cứu giàu tượng hình và trọn vẹn của ông về vai trò chiến lược của chính sách do hệ thống dự trữ liên bang đặt ra trong việc gây ra cuộc khủng hoảng năm 1929 và làm cho cơn suy thoái sau đó thêm trầm trọng và kéo dài.

Giáo sư Milton Friedman xứng đáng được trao giải thưởng khoa học kinh tế tưởng nhớ Alfred Nobel năm 1976 vì những đóng góp tiên phong của ông cho phân tích tiêu dùng và lịch sử, lý thuyết tiền tệ, gồm có những theo dõi của ông về tính phức tạp của chính sách ổn định.

Phần 9:

 

Ngày 14 tháng 10 năm 1977 viện khoa học hoàng gia quyết định trao giải Nobel kinh tế cho hai giáo sư Bertil Ohlin (1899-1979), Đại học Stockholm, Thụy Điển, và James Meade (1907-1955), Đại học Cambridge, Anh Quốc vì những đóng góp mở đường cho lý thuyết thương mại quốc tế và chuyển dịch vốn quốc tế.

 


 

Tác phẩm kinh điển của giáo sư Bertil Ohlin: thương mại liên khu vực và quốc tế, đã làm cho ông được công nhận là người sáng lập ra lý thuyết ngoại thương hiện đại. Giáo sư đã phát triển một giả thuyết giải thích những nhân tố nào một mặt quyết định kiểu mẫu ngoại thương và sự phân chia lao động quốc tế, và còn chỉ ra những ảnh hưởng của ngoại thương đối với sự phân bổ các nguồn tài nguyên, các mối quan hệ về giá cả và sự phân bố thu nhập. Giáo sư Bertil Ohlin đồng thời cũng cho thấy những điểm tương đồng và khác biệt giữa thương mại trong khu vực và quốc tế, và mối liên hệ giữa thương mại quốc tế và địa công nghiệp.

 

Giáo sư James Meade, chủ yếu trong tác phẩm lớn của mình, lý thuyết chính sách kinh tế quốc tế, đã chứng minh tác động của chính sách kinh tế đối với ngoại thương và nhìn thấu những vấn đề của các chính sách bình ổn trong các nền kinh tế mở. Các nền kinh tế mở sau đó được định nghĩa là những nền kinh tế lệ thuộc nhiều vào ngoại thương. Phân tích của giáo sư tập hướng cụ thể vào những điều kiện cần thiết cho cân bằng nội thương và ngoại thương, có nghĩa là các cân cân bằng của cả kinh tế trong nước và các giao dịch quốc tế. Đồng thời ông cũng chỉ ra nguyên nhân và cách thức một chính sách bình ổn thành công không những tính đến cả mức cầu hàng hóa và dịch vụ mà còn mối quan hệ giữa mức giá và chi phí. Những thành quả này đã làm cho giáo sư James Meade trở thành người tiên phong trong học thuyết kinh tế vĩ mô quốc tế và chính sách kinh tế quốc tế.

Các công trình nghiên cứu của cả hai giáo sư Bertil Ohlin và giáo sư James Meade đều thu hút rất nhiều sự chú ý ngay sau khi chúng được công bố- lần lượt vào năm 1933 và năm 1951/1955. Và chúng cũng là những điểm đột phá cho nghiên cứu thực nghiệm trên diện rộng về thương mại quốc tế, chuyển giao vốn quốc tế và những vấn đề bình ổn trong các nền kinh tế mở.

Tuy nhiên những đóng góp to lớn và quan trọng của giáo sư Ohlin và giáo sư Meade không được công nhận rõ ràng cho tới những năm 60 và 70, cùng với công cuộc quốc tế hóa hệ thống kinh tế đang phát triển. Ngày càng trở nên rõ ràng là những vấn đề liên quan đến việc phân bổ các nguồn lực, chu kì kinh doanh, và việc phân bố thu nhập là những vấn đề mang tính chất quốc tế. Có nghĩa là ngoại thương, những dao động giá quốc tế, việc phân bổ các hoạt động kinh tế quốc tế và chuyển giao các nguồn lực cũng như hệ thống thanh toán quốc tế đã trở thành những nhân tố chi phối trong các phân tích và chính sách kinh tế.

Bài phát biểu của giáo sư Assar Lindbeck, viện khoa học hoàng gia.

Câu hỏi tại sao cá nhân, doanh nghiệp và quốc gia lại trao đổi, buôn bán hàng hoá, dịch vụ với nhau và tiến trình đó đã ảnh hưởng tới các chính sách của chính phủ như thế nào có thể được coi là vấn đề cơ bản của kinh tế học. Trong trường hợp trao đổi buôn bán giữa các quốc gia, lý thuyết thống trị thời gian đó- từ đầu thế kỉ 19-là lý thuyết về lợi thế so sánh do David Ricardo. Ricardo lý giải rằng cấu trúc ngoại thương khác nhau giữa các quốc gia khác nhau về công nghệ sản xuất. Qua nhiều năm, lý thuyết này được phát triển và dần hoàn thiện, tuy nhiên sự thay đổi cơ bản lý thuyết này chỉ hình thành khi giáo sư Bertil Ohlin xuất bản cuốn sách kinh điển vào đầu những năm 1930 “Thương mại liên khu vực và thương mại quốc tế” và James Meade xuất hiện vào những năm 1950 với ấn phẩm quan trọng “Lý thuyết về Chính sách kinh tế quốc tế” .

Một phần được kế thừa từ bài viết nổi tiếng của Heckcher, Bertil Ohlin đã chỉ ra trong tác phẩm của mình rằng thương mại quốc tế vẫn có thể nảy sinh giữa các quốc gia cho dù công nghệ sản xuất giống nhau. Chỉ cần cung của các yếu tố sản xuất khác nhau như các loại nguồn lực lao động, vốn và đất đai giữa các nước khác nhau. Xuất phát điểm lý thuyết của Ohlin là quốc gia có xu hướng trở thành nhà xuất khẩu các mặt hàng sử dụng nhiều nhân tố sản xuất có lượng cung nội địa lớn hơn cầu nội địa với giả thuyết là không có ngoại thương. Ví dụ, nếu đất đai của Úc rộng lớn trong khi lao động lại dư dôi ở Anh, chúng ta sẽ kỳ vọng rằng Úc sẽ trở thành nhà xuất khẩu các mặt hàng khi sản xuất cần nhiều tới yếu tố đất đai như len sợi, trong khi đó Anh có thể là nhà xuất khẩu của các mặt hàng khi sản xuất cần nhiều lao động như dệt may.


 

Từ mô hình lý thuyết đơn giản này, mô hình được gọi là Hechscher – Ohlin đã phát triển theo và rất nhiều định lý thú vị sau đó. Một trong những lý thuyết đó, lý thuyết cân bằng giá của các nhân tố, cho chúng ta biết rằng ngoại thương có xu hướng cân bằng hoá giá của các yếu tố sản xuất giữa các quốc gia. Ví dụ, nếu Úc bắt đầu xuất khẩu các mặt hàng cần nhiều đất đai, cầu về đất đai sẽ tăng lên một cách tương đối so với lao động và kết quả là giá đất sẽ tăng, trong khi đó Anh xuất khẩu hàng hóa cần nhiều lao động kéo mức lương tăng lên một cách tương đối so với giá của đất đai. Do đó, thương mại hàng hoá có cùng xu hướng tác động về giá của các nhân tố sản xuất khi chúng có thể di chuyển tự do giữa các nước. Theo hướng đó, thương mại hàng hoá là nhân tố thay thế cho việc dịch chuyển quốc tế các nhân tố sản xuất. Một kết luận nữa của lý thuyết của Ohlin là thuế quan đánh vào hàng hoá cần nhiều nhân tố lao động, ví dụ như hàng dệt may, sẽ ảnh hưởng tới việc phân bổ thu nhập theo hướng có lợi cho lao động của nước nhập khẩu, trong khi đó thuế xuất đánh vào hàng hoá yêu cầu nhiều vốn như len hoặc thép sẽ mang lại kết quả tái phân bổ thu nhập có lợi cho chủ nguồn vốn.

Nghiên cứu do giáo sư James Meade tiến hành trong lĩnh vực thương mại quốc tế chủ yếu tập trung vào hiệu quả của các chính sách kinh tế, không những chính sách về thuế quan mà cả những thay đổi về các thể chế trung tâm, ví dụ như việc hình thành các liên minh thuế quan hoặc khu vực mậu dịch tự do. Ông cũng đưa ra cách thức để đo lường mức độ bảo hộ và phân tích các khả năng so sách các tình huống không phải là tối ưu với nhau, sau này được gọi là “Second best problem” (vấn đề tốt thứ hai).

Tuy nhiên, những đóng góp độc đáo nhất của James cho khoa học kinh tế quốc tế là những phân tích về cán cân thanh toán, ở đó ông đã chỉ ra cách thức và những trường hợp một quốc gia có thể đồng thời đạt được sự cân bằng trong cả nền kinh tế trong nước và khả năng thanh toán quốc tế. Trong khung cảnh này, Meade chỉ ra rằng thường có xu hướng mâu thuẫn nảy sinh giữa các mục tiêu đảm bảo công ăn việc làm và cân bằng thanh toán, tuy nhiên mâu thuẫn này có thể được giải quyết bằng kết hợp hợp lý của các công cụ chính sách cùng một lúc để đạt được cả hai mục tiêu. Đặc biệt, ông là người đi đầu trong việc phân tích tác động của chính sách về tỉ lệ lãi xuất và tiền tệ đối với cân bằng thanh toán cũng như vai trò của hệ thống tỉ giá hối đoái để thực hiện chính sách bình ổn. Bằng việc phân tích những phức tạp xuất hiện khi nhiều quốc gia cùng lúc cố gắng gây ảnh hưởng tới nền kinh tế nội địa và các nền kinh tế bên ngoài, Meade cũng làm rõ những vấn đề nảy sinh khi nhiều quốc gia đồng thời làm nhiễu loạn lẫn nhau bằng các chính sách kinh tế quốc gia, phân tích này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phối hợp chính sách ổn định giữa các quốc gia.

Thưa giáo sư Ohlin, ngài đã có những đóng góp khoa học to lớn làm nền tảng cho lý thuyết ngoại thương hiện đại. Kết quả nghiên cứu của giáo sư đã trở thành cơ sở để phát triển các nghiên cứu lý luận và thực nghiệm sau này. Giáo sư còn là truyền cảm hứng cho nhiều nghiên cứu về thương mại quốc tế vượt ra khỏi các mô hình cứng nhắc, ví như mô hình về hoạt động trao đổi các nguồn lực giữa các quốc gia và ảnh hưởng của các chính sách kinh tế, xã hội đối với thương mại.

Đối với giáo sư Meade, giáo sư đã thành công khi phân tích hệ quả của thương mại quốc tế và tác động chính sách trong việc phân chia lao động quốc tế và sự điều chỉnh thể chế. Giáo sư cũng thiết lập lên cơ sở của lý thuyết lao động việc làm hiện đại đối với các nền kinh tế mở và làm rõ được khả năng đồng thời đạt được cả hai mục tiêu, tổng tương ứng của cung và cầu đối với hàng hoá dịch vụ trong nước và mức chi phí và giá nội địa tương ứng với công ăn việc làm và đạt được điểm cân bằng của với cán cân thanh toán.

Bài 10:

Ngày 16 tháng 10 năm 1978 viện khoa học hoàng gia Thụy Điển quyết định trao giải thường kinh tế tưởng nhớ Alfred Nobel năm 1978 cho giáo sư Herbert A. Simon, đại học Carnegie-Mellon, Hoa Kì vì đã có công đầu trong nghiên cứu quy trình đưa ra quyết định trong nội bộ các tổ chức kinh tế.



 


Thông tin khoa học của giáo sư Simon đưa ra vươn ra khỏi tầm kiến thức môn học mà ông giảng dạy- khoa học chính trị, quản trị, khoa học tâm lý và thông tin. Trong số những lĩnh vực khác, ông đã có công nghiên cứu học thuyết khoa học, ứng dụng thống kê toán, phân tích quá trình hoạt động, quản trị kinh doanh và kinh tế. trong tất cả lĩnh vực mà giáo sư đã nghiên cứu, ông đều có những đóng góp quan trọng và theo quy luật, ông đã phát triển quan điểm của mình tới mức độ mà có thể sử dụng chúng như cơ sở cho các nghiên cứu thực nghiệm. Nhưng trên hết, ông là một nhà kinh tế- theo nghĩa rộng nhất của từ đó- và chủ yếu tên tuổi của ông được liên tưởng tới những công bố về cấu trúc và quy trình đưa ra quyết định trong nội bộ các tổ chức, một phạm vi khá mới mẻ đối với các nghiên cứu kinh tế.

Trong các nghiên cứu kinh tế truyền thống trước đây, không có sự khác biệt giữa các tổ chức kinh doanh và các doanh nghiệp, và người ta tưởng rằng các tổ chức doanh nghiệp chỉ có một mục tiêu : tối đa hóa lợi nhuận. mục đích của học thuyết cổ điển và khá sơ khai này chủ yếu là cơ sở cho các nghiên cứu về hành vi của toàn bộ thị trường chứ không phải hành vi của các doanh nghiệp cá thể. Miễn là các công ty này gồm các đơn vị nhỏ, vận hành có chỉ đạo, thi các hoạt động của chúng tương đối không được chú ý. Nếu công ty trở nên lớn mạnh về quy mô, tuy nhiên việc điều hành chúng trở nên càng tách rời khỏi người chủ sở hữu, nếu những người làm công bắt đầu thành lập công đoàn, khi tỉ lệ bành trường tăng lên, và khi giá cả cạnh tranh giữa các đơn vị được thay thế bởi sự cạnh tranh giữa chất lượng và dịch vụ giữa một số đơn vị thì hành vi của các công ty đơn lẻ sẽ giành được một số chú ý đáng kể.

Bị ảnh hưởng bởi nghiên cứu về các tổ chức đã được xây dựng trong các môn khoa học khác, tuy nhiên các nhà kinh tế học trong những năm 1930 đã bắt đầu xem xét cấu trúc của các công ty và các quy trình đưa ra quyết định theo một hướng hoàn toàn mới. Công trình nghiên cứu của giáo sư Simon là vô cùng quan trọng trong dòng phat triển mới đó. Trong cuốn sách lịch sử kinh điển của ông, hành vi quản trị (1947) và một loạt những tác phẩm sau đó, ông miêu tả công ty là một hệ thống gồm các thành phần vật chất, cá nhân và xã hội thích ứng được nắm giữ bởi một mạng lưới liên thông và bởi sự tự nguyện của các thành viên cùng cộng tác và phấn đấu để đạt đến một cái đich chung. Diều mới mẻ trong ý tưởng của giáo sư Simon là trước hết ông loại bỏ giả định của lý thuyết cổ điền về công ty là nhà doanh nghiệp vừa phải và có mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Ông thay thế nhà doanh nghiệp này bởi một số nhà đưa ra quyết định cộng tác, mà khả năng hành động đúng của họ có giới hạn, cả do thiếu hiểu biết về hậu quả của những quyết định họ tạo ra và bởi những hạn chế cá nhân và xã hội. Vì những người tạo quyết định này không thể chọn ra sự thay thế tốt nhất như các nhà doanh nghiệp có thể làm, họ đành phải chấp nhận một thay thế vừa phải. Do đó, các công ty đơn lẻ không cố gắng tối đa hóa lợi nhuận mà là tìm ra những giải pháp thích hợp cho các vấn đề gay gắt. Có nghĩa là một số những mục tiêu có phần mâu thuẫn phải đạt được đồng thời. Mỗi nhà đưa ra quyết định trong một công ty như vậy nỗ lực tìm kiếm một giải pháp cho những vấn đề của chính mình, xem xét cách thức những người khác đang giải quyết vấn đề của họ như thế nào.

Những giả thuyết và quan sát của giáo sư Simon về việc đưa ra quyết định trong các tổ chức áp dụng rất thích hợp cho các hệ thống và kĩ thuật kế hoạch hóa, dự thảo ngân sách và điều hành thường được dùng trong kinh doanh hiện đại và quản trị công. Các học thuyết này ít thích hợp cho cac phân tích kinh tế tổng thể hơn là so với các học thuyết tối đa hóa lợi nhuận cổ điển, nhưng chúng làm ta dễ hiểu và dễ có các dự đoán hơn trong một số phạm vi. Chúng đã được sử dụng thành công để giải thích và dự đoán nhiều hoạt động khác nhau như sự phân bố tài sản cho tới thông tin và việc đưa ra quyết định trong nội bộ các công ty, thị trường có khả năng cạnh tranh hữu hạn, việc lựa chọn danh mục vốn đầu tư và chọn một đất nước để thiết lập các khoản đầu tư nước ngoài. Kinh tế kinh doanh hiện đại và nghiên cứu quản trị phần lớn dựa trên những quan điểm của giáo sư Simon.

Giáo sư Simon đã được trao giải thưởng khoa học kinh tế năm nay cho những nghiên cứu của ông về quy trình đưa ra quyết định trong nội bộ các tổ chức kinh tế, không những thế ông còn có những đóng góp quan trọng khác cho khoa học kinh tế.

Bài phát biểu của giáo sư Sune Carlson, viện khoa học hoàng gia

Trong cuốn sách của Thánh Exupér Le Petit Prince có một câu chuyện hết sức thú vị về chàng hoàng tử nhỏ bé trong chuyến du lịch vòng quanh vũ trụ và đã thăm một hành tinh ở đó có một ông lão thông thái. Ông lão là nhà địa lý, ông đã viết rất nhiều quyến sách đồ sộ, ông biết tất cả về sông hồ, thị trấn, núi đồi và sa mạc. Nhưng khi hoàng tử hỏi rằng ở hành tinh đặc biệt này có bất cứ con sông, hồ, thị trấn hoặc đỉnh núi hay sa mạc nào không, ông lão trả lời không biết. Nhà địa lý đã bị chiếm hết thời gian cho công việc nghiên cứu hết sức quan trọng và không cho phép ông trệch ra ngoài nghiên cứu đó.


 


Giả sử rằng, thay bằng viếng thăm hành tinh trên, hoàng tử đã viếng thăm hành tinh do các nhà kinh tế học cổ điển và tân cổ điển cư trú và hỏi rằng các công ty trên hành tinh đó đã ra quyết sách như thế nào, có lẽ chàng hoàng tử đó sẽ nhận được những câu trả lời tương tự. Một nhà phải có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ đặc biệt quan trọng khi phải bỏ lại chàng hoàng tủ với những vấn đề này. Ông ta phải ngồi lại với công trình nghiên cứu của mình và nghiên cứu để phát triển các lý thuyết với hệ thống các phương trình phức tạp. Để tính toán các phương trình này, ông ta phải đặt ra giả thuyết rằng các quyết định được đưa ra bởi các thương nhân, những người có thể luôn biết trước hậu quả trong mỗi hành động của mình, những ngưòi mà luôn hành động một cách hợp lý và luôn có xu hướng tối đa hoá lợi nhuận của mình.

rằng liệu các giá thiết về một duy nhất một người quyết sách có tài suy đoán, có lý trí tuyệt đối và mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận là mục tiêu của họ có hợp lý hay không là câu hỏi của mà giáo sư Simon đặt ra.

Tuy nhiên, lý thuyết căn bản về công ty (hãng) được tìm thấy trong khoa học kinh tế truyền thống chủ yếu là thiết kế làm cơ sở nghiên cứu thị trường tổng thể chứ không phải riêng hành vi của những công ty riêng biệt. Khi mà những công ty đó nhỏ, gồm các gia đình, các đơn vị vận hành một cách độc đoán và cạnh tranh dữ dội về giá cả, các hoạt động của những công ty này không được quan tâm. Tuy vậy, khi công ty phát triển về quy mô, các hoạt động của nó vươn ra bên ngoài biên giới quốc gia và khi hoạt động điều hành dần tách ra khỏi chủ sở hữu, khi mà công nhân dần hình thành các công đoàn lao động, khi mà cạnh tranh giá giữa nhiều công ty được thay thế bằng cạnh tranh về chất lượng giữa một số ít công ty, hành vi của các công ty đơn lẻ cũng rất đáng chú ý. Vì lẽ đó, cùng với thời gian, nghiên cứu về cấu trúc và ra quyết định của công ty ngày càng trở thành một nhiệm vụ quan trong đối với kinh tế học. Những công trình của giáo sư Simon đã nghiên cứu trở thành một hướng phát triển mới cực kỳ quan trọng đối với kinh tế học.

Trong cuốn sách lịch sử “hành vi quản trị” được xuất bản năm 1947 và đã được dịch ra hàng chục thứ tiếng cũng như những tác phẩm sau này, Simon đã mô tả công ty như một hệ thống tự điều chỉnh về các hợp phần vật chất, cá nhân và xã hội, các nhân tố này được liên kết với nhau bằng một mạng lưới liên lạc nội bộ và sự tự nguyện của các thành viên để hợp tác và làm việc hướng tới những mục tiêu chung. Để tồn tại và phát triển, công ty phải đấu tranh để đạt được điểm cân bằng không những trong mối quan hệ với thế giới bên ngoài (các nhà kinh tế từ lâu đã biết về điều này) mà còn cả trong nội tại giữa các thành tố trong tổ chức công ty.

Simon đã phản đối giả thuyết trong lý thuyết cổ điển về công ty toàn trí toàn thức, duy lý và tối đa hoá lợi nhuận. Thay vào đó, ông bắt đầu bằng quá trình tâm lý học với các quy tắc lựa chọn ít phức tạp hơn và nó yêu cầu người ra quyết định ít yêu cầu về trí tuệ và khả năng tính toán hơn. Ông đã thay thế thương gia theo trường phái cổ điển bằng các mô hình hợp tác của các nhà quyết sách, những người mà khả năng hành động duy lý là hạn chế bởi việc thiếu hiểu biết về hậu quả của các hành động của mình và hạn chế với các ràng buộc cá nhân và xã hội. Khi mà các cá nhân không đưa ra được lựa chọn tốt nhất giống như các thương nhân cổ điển, họ phải bằng lòng với các lựa chọn hợp lý. Vì lẽ đó, mỗi công ty cố gắng không phải tối đa hoá lợi nhuận mà để tìm ra các giải pháp hợp lý để giải quyết các vấn đề công ty gặp phải. Điều này có nghĩa là trong cùng một thời điểm các mục tiêu đối lập có thể được giải quyết. Mỗi người ra quyết định trong trường hợp đó sẽ cố gắng tìm ra được các giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề của họ và có cân nhắc tới cách thức mà những người khác giải quyết vấn đề của họ.

Lý thuyết và những quan sát của giáo sư Simon về việc đưa ra quyết sách trong tổ chức được áp dụng tốt vào việc xây dựng kế hoạch hệ thống và kỹ thuật, quản lý và ngân sách trong doanh nghiệp và các tổ chức chính quyền. Nó trở thành cơ sở vững chắc cho các nghiên cứu thực nghiệm. Các nghiên cứu về kinh tế học kinh doanh hiện đại và quản lý cũng dựa trên nền tảng ý tưởng của Simon.

Sự quan tâm của ông trong việc đơn giản hoá và nhận biết được các tình huống đưa ra quyết sách phức tạp cũng hướng ông tới việc nghiên cứu các lĩnh vực khác có cùng vấn đề trong cả kinh tế học và các môn học khác. Nếu như hoàng tử có cơ hội được gặp ông, người chắc chắn sẽ có được cuộc nói chuyện vô cùng hào hứng và thú vị.

Ngọc Hân dịch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cập nhật ( 21/11/2014 )
 
Tin mới đưa:
Tin đã đưa:
“ Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi”
 
Trí thức trẻ là người tốt nghiệp đại học, tuổi từ 39 trở xuống. Do thu nhập sau ra trường hạn hẹp, thị trường nhà ở giá rẻ khan hiếm, nên điều kiện về an cư để lạc nghiệp còn khó khăn. Các bạn trí thức trẻ ước muốn gì về nơi ở của riêng mình (không phải do thừa kế, đi thuê):
 
 
 
Trong thời đại CMCN 4.0, Chuyển đổi số không còn là điều tốt đẹp nên có, mà là điều bắt buộc đối với tất cả tổ chức và doanh nghiệp, gắn với Chính quyền số, Kinh tế số, Xã hội số. Trong bối cảnh đô thị hóa, ngành XD có vai trò tiên phong trong Chuyển đổi số đế nâng cao năng lực cạnh tranh. Người ta còn cho rằng "QH đô thị là bệ phóng cho Chuyển đổi số". Lãnh đạo, người lao động trong doanh nghiệp XD phải chấp nhận và thích ứng dần với quá trình Chuyển đổi số. Các bạn SV, cựu SV trong lĩnh vực XD - Công dân kỹ thuật số trong tương lai, nghĩ gì về nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực Chuyển đổi số trong cơ sở đào tạo ĐH:
 
 
Thông báo

   Liên kết website
 
  • Sơ đồ trang 
  • Bản quyền thuộc Bộ môn Kiến trúc Công nghệ - Khoa Kiến trúc Quy hoạch - Trường Đại học Xây dựng
    Địa chỉ liên hệ: Phòng 404 nhà A1 - Số 55 đường Giải Phóng - TP Hà Nội
    Điện thoại: (04) 3869 7045     Email: bmktcn@gmail.com
    Chủ biên: TS. Phạm Đình Tuyển - Phụ trách: TS. Nguyễn Cao Lãnh & cộng sự
    Powered by vnDIC.com