Plotinus là một triết gia La Mã cổ đại, người được là thành lập ra chủ nghĩa Platon mới. Từ những tác phẩm của Platon, Plotinus đã phát triển ra một vũ trụ tinh thần phức tạp bao gồm ba thực thể: The One (tạm dịch sự Sống); The Intelligence (Trí Tuệ), và Soul (Tâm hồn). Chính từ sự hợp nhất của ba thực thể này đã bắt nguồn mọi sự tồn tại. Tất cả những học thuyết của Plotinus được thể hiện trong các chuyên luận của ông. Vietimes xin được gửi tới bạn đọc một số chuyên luận rất giá trị này. Đầu tiên là chuyên luận về Cái đẹp, một trong những chuyên luận nổi tiếng nhất của Plotinus.
1. Vẻ đẹp thường được gắn với mắt nhìn, nhưng còn có cả vẻ đẹp mà tai nghe thấy, rồi sự kết hợp âm thanh giữa các từ ngữ, các loại hình âm nhạc, bởi vì bản thân giai điệu và nhịp phách cũng đẹp; và khi tâm hồn có thể cất cánh vượt lên cao hơn lý trí thì sẽ ý thức được cái đẹp trong trong cuộc sống, trong hành động, trong tính cách, và trong việc tìm kiếm tri thức; và cũng có có cả vẻ đẹp của những hành vi đạo đức. Cho dù cái đẹp có cao cả tới đâu, luận thuyết của tôi sẽ làm sáng tỏ điều này.
 |
Có phải mọi thứ có mầu sắc là đẹp?
|
Vậy thì cái gì mang lại sự duyên dáng cho những vật thể hữu hình và thu hút đôi tai cảm nhận được sự ngọt của âm thanh, và cái gì là bí mật của vẻ đẹp có trong tất cả mọi thứ xuất phát từ Tâm hồn?
Liệu có một Nguyên tắc chứa đựng mọi vẻ duyên dáng, hoặc có một vẻ đẹp khác lạ với những thứ hữu hình hoặc vẻ đẹp khác cho những thứ vô hình? Cuối cùng, dù một hay nhiều thì Nguyên tắc đó là như thế nào?
Cứ cho rằng một vài thứ, một vài thứ có hình dạng hữu hình chẳng hạn, không phải đẹp bởi bất cứ thứ gì cố hữu mà bởi những điều được tích hợp lại, trong khi những thứ khác tự bản thân nó đã đáng yêu, ví như Đức hạnh.
Cùng những vật thể có khi đẹp có khi khác lại không; vì vậy mới có những thỏa thuận lý tưởng giữa là vật thể với là vẻ đẹp.
Vậy thì, cái gì đã tự thể hiện mình dưới dạng hữu hình nào đó? Đó là phần mở đầu cho câu hỏi của chúng ta.
Cái gì thu hút cặp mắt của con người khi một vật thể đẹp hiện ra, và rồi kêu gọi họ, quyến rũ họ hướng về nó và đem lại cho họ niềm vui thích ngắm nhìn? Nếu chúng ta tự hỏi chúng ta về điều này, chúng ta ngay lập tức sẽ có quan điểm cho một cuộc khảo sát lớn hơn.
Hầu hết mọi người tuyên bố rằng sự đối xứng của giữa các phần với nhau và đối với một tổng thể, cùng với sự quyến rũ của mầu sắc tạo nên một vẻ đẹp mà mắt thường nhìn thấy, và đối với những vật hữu hình, và thực tế là với mọi thứ khác, khái niệm phổ biến là những thứ đẹp là những thứ đối xứng và có mầu sắc.
Nhưng thử nghĩ điều này có nghĩa là gì?
Chỉ có một hợp chất mới có thể đẹp, không có thứ gì đẹp nếu thiếu bộ phận nào đó; và chỉ có một tổng thể mới đẹp; một vài bộ phận sẽ có vẻ đẹp, không phải tự bản thân chúng, mà chỉ khi chúng ở bên cạnh nhau để mang lại một tổng thể duyên dáng. Mặc dù vậy vẻ đẹp của một sự kết hợp đòi hỏi vẻ đẹp của từng chi tiết: nó không thể được cấu thành bởi sự xấu xí; những quy tắc của nó phải được thể hiện triệt để.
Tất cả sự đáng yêu của mầu sắc và thậm chí ánh sáng của mặt trời, nếu thiếu đi các bộ phận và vì vậy không đẹp theo kiểu đối xứng, phải bị loại khỏi vương quốc của cái đẹp. Và làm thế nào mà vàng lại trở thành vật thể đẹp? và những tia chớp buổi đêm và những vì sao, tại sao chúng lại đẹp?
Có vẻ như những thứ đơn giản phải được loại bỏ, cho dù thường thì trong một tác phẩm nổi tiếng, từng tông mầu tự bản thân nó cũng đẹp.
Một lần nữa, vì một khuôn mặt, thường là cố định về tính đối xứng, thường hiện ra lúc đẹp lúc lại không, nên chúng ta có thể cho rằng cái đẹp là cái gì đó hơn là tính đối xứng, và rằng tính đối xứng tự bản thân nó đẹp được là nhờ một nguyên tắc khác?
 |
|
Hãy xét đến cái gì hấp dẫn trong cách thức của cuộc sống hay trong suy nghĩ; liệu chúng ta có thể xét đến tính đối xứng ở đây? Cái gì là đối xứng trong những nhân phẩm cao đẹp, trong những điều luật tuyệt vời hay trong bất cứ thứ gì thuộc về tinh thần?
Liệu tính đối xứng có trong tư duy trừu tượng?
Tính đối xứng trong sự hòa hợp lẫn nhau là gì? Nhưng liệu có thể có sự hòa hợp hoặc một thực thể toàn vẹn mà chỉ gồm những cái xấu: định đề cho rằng tính lương thiện đơn thuần là sự hòa hợp tự nhiên hài hòa một cách hoàn hảo với định đề cho rằng đạo đức có nghĩa là sự yếu kém của lý trí; sự hòa hợp đó là hoàn hảo.
Vậy thì, một lần nữa, phẩm chất đức hạnh là vẻ đẹp của tâm hồn, một vẻ đẹp thuần khiết hơn bất cứ vẻ đẹp nào khác; nhưng làm thế nào mà tính đối xứng có thể xuất hiện tại đây? Sự thực là tâm hồn không phải là sự hòa hợp đơn giản, nhưng đức hạnh của nó không thể có sự đối xứng về kích thước hay số lượng: vậy phép đo chuẩn mực nào có thể đo được sự hòa hợp này hay đo được sự kết hợp của những khả năng hoặc mục đích của tâm hồn?
Cuối cùng, làm thế nào mà có thể lý giải được cái đẹp trong Nguyên tắc Trí tuệ chỉ bằng học thuyết này?
2. Chúng ta hãy cùng trở lại căn nguyên và nói về Nguyên tắc đã ban tặng cái đẹp cho những thứ hữu hình.
Không nghi ngờ gì về sự tồn tại của Nguyên tắc này, đó là thứ được cảm nhận từ cái nhìn đầu tiên, thứ mà tâm hồn gọi tên từ những tri thức có sẵn rồi nhận ra, chào đón nó và đưa nó vào một tổng thể hài hòa với nó.
Nhưng hãy để tâm hồn rơi vào Xấu xí và ngay lập tức nó sẽ co vào trong bản thân mình, phủ nhận mọi thứ, quay lưng lại, không hòa hợp và nổi giận với nó.
Chúng ta có thể hiểu là Tâm hồn, với bản chất tự nhiên của mình, với sự hòa quyện vào những thứ tinh túy nhất trong chuỗi Tồn tại- khi nó nhìn thấy thứ gì thuộc chuỗi họ hàng đó, hay bất cứ dấu hiệu nào của họ hàng, nó run lên với một niềm sung sướng tức thì, mang bản thân mình hòa nhập vào bản thân mình, và vì thế một lần nữa khuấy động các giác quan của bản thân của nó và của mọi thứ trong nhánh họ hàng với nó.
Nhưng liệu có một sự tương tự như vậy giữa sự yêu kiều của thế giới này và vẻ tráng lệ của đấng tối cao? Một sự tương tự như vậy đặc biệt sẽ làm cho 2 trật tự này giống nhau; nhưng có gì chung giữa vẻ đẹp ở đây và vẻ đẹp Ở đó?
Chúng ta cho rằng tất cả vẻ duyên dáng của thế giới này có được là do sự đồng cảm trong Hình dáng Lý tưởng.
Tất cả những thứ không có hình dạng, ngay khi nó còn ở ngoài Lý lẽ và Ý niệm, là xấu xí bởi sự tách rời khỏi Suy nghĩ Thiêng liêng. Và đó là sự Xấu xí tuyệt đối: một thứ xấu xứ là thứ không được điều khiển bởi hình mẫu, mà bằng Lý lẽ, Vật chất không cong ở tất cả các điểm và cong so với Hình dạng Lý tưởng.
Nhưng ở nơi mà Hình dạng Lý tưởng thâm nhập, nó đã nhóm lại và phối hợp cái mà từ những thành phần đa dạng đã trở thành một thể thống nhất: nó đã tập hợp sự lộn xộn lại thành một sự hòa hợp: nó đã làm cho toàn bộ trở thành một cấu kết hài hòa; bởi vì Ý niệm là một thể thống nhất và cái được nó đúc khuôn phải trở thành thống nhất theo vô vàn cách.
Và trên cơ sở cái đã được cô đúc thành một thể thống nhất, Cái đẹp tự đưa mình lên ngôi, mang thân mình tới mọi phần cũng như tới cả một tổng thể: khi nó chiếu sáng trên một thực thể tự nhiên nào đó, một thứ trong đó tách ra thành nhiều phần, sau đó là đưa chính bản thân mình vào toàn bộ tổng thể đó. Vì vậy, có vẻ đẹp được tạo ra bởi người thợ thủ công, của cả một ngôi nhà với tất cả các bộ phận của nó, và có vẻ đẹp mà chất lượng tự nhiên của nó cũng có thể thể hiện ở chỉ một hòn đá.
Điều này giải thích tại sao những thứ hữu hình trở nên đẹp, bằng cách giao tiếp với tư duy (Lý lẽ, Thần ngôn) đúc kết từ sự Thiêng liêng.
3. Và Tâm hồn bao gồm một chức năng đặc biệt chỉ dành cho Cái đẹp – cái chắc chắn sẽ đề cao bản thân mình, trong khi toàn bộ Tâm hồn sẽ bảo vệ cho lý lẽ của mình.
Hoặc có thể Tâm hồn hành động ngay lập tức, khẳng đinh Vẻ đẹp khi nó tìm thấy sự tương hợp với Hình dáng Lý tưởng trong nó, sử dụng Ý niệm như một tiêu chuẩn về độ chuẩn xác cho quyết định của mình.
Nhưng liệu có sự tương hợp nào giữa vật chất với những thứ có tuổi đời trước mọi Vật chất?
Dựa trên nguyên tắc nào mà người kiến trúc sư, khi anh ta nhận thấy ngôi nhà trước mặt anh ta tương hợp với những ý tưởng về một ngôi nhà trong đầu anh ta, và anh ta cho rằng nó là đẹp?
Đó không phải là ngôi nhà trước mặt anh ta, hay những hòn đá, mà là ý tưởng bên trong anh ta vốn luôn vững chãi trước hàng loạt các yếu tố bên ngoài, cái luôn vững chắc được biểu lộ trong tính đa dạng?
Vì vậy với khả năng cảm nhận: tìm ra trong một vài vật thể cụ thể Hình dạng Lý tưởng vốn kiểm soát những vật chất không có hình dạng, đối ngược về bản chất với Ý tưởng, nhìn thấy tại những hình dạng bình thường những hình dạng đẹp trên mức bình thường, nó tụ tập lại thành một thể thống nhất những gì còn manh mún, nắm bắt nó và mang nó vào bản thân, lúc đó nó sẽ không còn là những phần riêng lẻ nữa, và ra mắt trước Nguyên tắc Lý tưởng như một thể hòa hợp và ăn ý, một người bạn tự nhiên: niềm vui ở đây giống như một người tốt muốn tìm ra trong người trẻ tuổi những dấu hiệu sớm của một đức hạnh phù hợp với sự hoàn hảo trong tâm hồn ông ta.
Vẻ đẹp của mầu sắc cũng là kết quả của sự hòa hợp: nó xuất phát từ hình dạng, từ sự chinh phục góc tối trong Vật chất bằng cách đổ ra anh sáng, những thứ vô hình vốn là Nguyên tắc Hợp lý và Hình dáng Lý tưởng.
Vì vậy, chính tự ngọn lửa lộng lẫy hơn mọi thứ hữu hình, xếp Nguyên tắc Lý tưởng ngang hàng với các nhân tố khác, đưa mọi thứ hướng lên trên, huyền bí nhất và sống động nhất trong tất cả mọi thứ, vì rất gần với thứ vô hình; tự nó không thừa nhận ai khác, tất cả mọi thứ khác đều bị nó thâm nhập: vì họ cảm thấy ấm nhưng nó chưa bao giờ lạnh; nó có mầu sắc nguyên thủy; chúng nhận hình dạng của mầu sắc từ nó: vì vậy sụ huy hoàng trong ánh sáng của nó, sự huy hoàng thuộc về Ý niệm. Và tất cả những thứ đã cưỡng lại và chắc chắc được giữ lại bởi thứ ánh sáng nằm ngoài cái đẹp vẻ đẹp, đã không hấp thụ được đầy đủ của Hình dáng mầu sắc.
Và sự hòa hợp không nghe thấy trong tiếng động có thể tạo ra sự hòa hợp chúng ta nghe thấy, và đánh thức tâm hồn tới sự ý thức của cái đẹp, thể hiện điều cốt yếu trong một loại hình khác: vì các tiêu chuẩn đo sự nhạy cảm âm nhạc của chúng ta không phải là duy nhất mà được quyết định bởi Nguyên tắc mà hoạt động của nó là thống lĩnh các Vật chất và mang hình mẫu vào tồn tại.
Vì vậy những cái đẹp thuộc lĩnh vực lý trí, hình ảnh và những bức tranh tối tăm, những nhân vật chạy trốn đã thâm nhập vào Vật chất, để trang trí, để làm mê hoặc nơi mà người ta nhìn thấy chúng.
4. Nhưng có những vẻ đẹp sớm hơn và cao đẹp hơn những cái này. Trong cuộc sống bị lý trí bao bọc, chúng ta không còn biết đến chúng, nhưng tâm hồn, không cần đến sự trợ giúp của các cơ quan, nhìn thấy và công nhận chúng. Để nhìn thấy những thứ này, chúng ta phải leo lên cao, để mặc lý trí ở vị trí thấp kém của nó.
Nó không phải dành cho những người nói về vẻ duyên dáng của thế giới hữu hình, thế giới chưa bao giờ nhìn thấy cái đẹp hoặc hiểu vẻ duyên dáng của nó- chúng ta giả định như những người này sinh ra đã bị mù, cũng giống như những người phải im lặng trước vẻ đẹp của đức hạnh và hiểu biết; Nó cũng không phải dành cho những người nói về vẻ đẹp của đức hạnh, người chưa bao giờ nhận thấy khuôn mặt của Công lý và Sự khôn ngoan-Đạo đức đẹp hơn cả vẻ đẹp của Buổi tối và Bình minh.
 |
|
Cái đẹp chỉ dành cho những người nhìn thấy tầm nhìn của Tâm hồn và khi nhìn, họ sẽ hoan hỉ, và nỗi sợ hãi sẽ xuất hiện trong họ và mối lo lắng sâu sắc khuấy động họ, vì bây giờ họ đã tiến gần hơn tới địa hạt của Chân lý.
Đó là tinh thần mà Cái đẹp mang lại, sự ngạc nhiên, nỗi phiền muộn, khao khát và tình yêu và một cơn run sợ, tất cả đều hạnh phúc. Bởi vì tất cả những thứ không nhìn thấy có thể được cảm nhận như là đã nhìn thấy, và tâm hồn cảm nhận được điều đó, mọi tâm hồn ở một mức độ nào đó, nhưng những tâm hồn cảm nhận sâu sắc hơn sẽ có xu hướng hướng tới tình yêu cao hơn- như thể lấy mọi niềm vui trong cái đẹp của cơ thể nhưng nhưng làm đau ai cả, và có những người chỉ cảm thấy vết thương đau nhói như những Người yêu của mình.
5. Những Người yêu này, những người yêu vẻ đẹp không thuộc phạm trù lý trí, phải bị bắt buộc phải thể hiện mình.
Bạn cảm thấy gì trước sự xuất hiện của vẻ duyên dáng mà bạn nhận ra trong những hành động, những cử chỉ, đạo đức, và trong tất cả tác phẩm và thành quả của phẩm hạnh, trong cái đẹp của tâm hồn? Khi bạn nhìn thấy chính bản thân cái đẹp bên trong bạn, bạn cảm thấy như thế nào? Cái gì là sự hoan hỉ của thần rượu run rẩy khắp cơ thể bạn, cảm giác căng thẳng chế ngự tâm hồn bạn, và khát khao thoát khỏi thân thể và cuộc sống chìm trong bản thân mình?
Đó chính là cảm xúc của Tâm hồn dưới vỏ bọc của tình yêu.
Nhưng điều gì đã đánh thức mọi niềm đam mê này? Không hình dạng, không mầu sắc, không có sự hùng vĩ của đám đông: tất cả chỉ là vì Tâm hồn, thứ mà vẻ đẹp của nó ngự trị mà không cần mầu sắc, và vì sự khôn ngoan đức hạnh mà tâm hồn cất giữ và tất cả những vẻ duyên dáng của phẩm hạnh không mầu sắc khác. Đó chính là thứ bạn tìm thấy ở bản thân mình, hoặc ngưỡng mộ ở chỗ khác, sự cao thượng của tinh thần; sự ngay thẳng của cuộc sống; sự thuần khiết; sự dũng cảm của khuôn mặt đường bệ; vẻ nghiêm nghị; sự khiêm tốn diễn ra không chút sợ hãi, tĩnh lặng và âm thầm; và tỏa sáng trên tất cả, ánh sáng của sự Hiểu biết giống như chúa trời.
Tất cả những phẩm chất đáng quý này được tôn kính và yêu mến, nhưng cái gì khiến cho chúng được gọi là đẹp?
Chúng tồn tại: chúng biểu hiện bản thân trước chúng ta: bất cứ người nào nhìn thấy chúng phải thừa nhận rằng chúng có hiện thực của sự Tồn tại; nhưng liệu những cái không Tồn tại thực có đẹp?
Chúng ta chưa được nhìn thấy những thuộc tính bên trong chúng đã khiến cho Tâm hồn trở nên đáng yêu: cái gì là sự duyên dáng, sự tráng lệ như Ánh sáng, ngự trên trên mọi phẩm hạnh?
Chúng ta hãy xem điều ngược lại, sự xấu xí của Tâm hồn, và đặt nó ngược với cái đẹp: để hiểu, ngay lập tức, xấu xí là gì và làm thế nào mà nó xuất hiện trong tâm hồn, khi đó chúng ta sẽ hiểu về điều này.
Chúng ta hãy giả thiết một Tâm hồn xấu xí, chơi bời phóng đãng, không ngay thẳng: tràn ngập lòng tham; tơi tả bởi những xung đột nội tâm; bị bao vây bởi nỗi sợ hãi sự hèn nhát và thèm khát sự nhỏ nhen của nó; chỉ nghĩ, trong một chút ít suy nghĩ mà nó có, về những thứ đã lụi tàn và những thứ đáy sâu; sai lầm trong mọi sự thôi thúc; làm bạn với sự dễ chịu bẩn thỉu, sống cuộc sống của sự buông thả đối với cảm giác của cơ thể và vui sướng trong sự méo mó của nó.
Chúng ta phải nghĩ gì nếu không phải là tất cả sự xấu hổ này là cái gì đó đã bao quanh Tâm hồn, một số tai ương bên ngoài đã làm tổn thương nó, vấy bẩn nó, vì vậy, nó gánh đầy các hành động của tình trạng tồi tệ, nó không còn là một hoạt động sạch sẽ hoặc cảm xúc sạch sẽ, sống một cuộc sống âm ỉ dưới cái vỏ tội ác; chìm trong một cái chết giả, nó không còn nhìn thấy cái mà Tâm hồn lẽ ra sẽ thấy, không còn nghỉ ngơi ở trong cơ thể mình, kéo lê mình ra bên ngoài, nơi thấp hơn và tối hơn?
Một thứ bẩn thỉu, tôi dám nói; lập lòe ở đây và ở đó theo tiếng gọi của những sự vật lý trí, bị ảnh hưởng sâu sắc bởi vết nhơ của cơ thể, thường xuyên bận rộn với Vật chất, và tiếp nhận Vật chất vào bản thân nó; trong mối quan hệ với Điều nhục nhã, nó đã bán rẻ những Ý niệm cốt yếu của nó cho một thế lực bên ngoài.
Nếu một người bị chìm ngập vào rác hay bị trát đầy bùn, sự đáng yêu bản chất của anh ta biến mất và tất cả những thứ nhìn thấy chỉ là đống hôi thối làm bẩn anh ta: hoàn cảnh tồi tệ của anh ta là do các vấn đề bên ngoài trát lên anh ta, và nếu anh ta muốn giành lại vẻ duyên dáng của mình, anh ta phải tự cọ rửa, làm sạch bản thân và biến anh ta trở lại như cũ.
Vì vậy, chúng ta phải nói rằng, một Tâm hồn trở nên xấu xí, bởi thứ những thứ được lén lút đưa vào, bằng cách nhấn chìm Tâm hồn vào một thế lực xa lạ, bằng một ngọn thác, một sự tụt dốc vào cơ thể, vào Vật chất. Chỉ việc không tôn trọng Tâm hồn đã cho thấy nó không còn sạch sẽ và rời rạc. Vàng bị xuống cấp khi nó được trộn với các vật thể phàm tục, nếu những thứ này bị loại ra, chỉ còn lại vàng thì nó sẽ đẹp, tách rời khỏi mọi yếu tố ngoại loại, vàng và chỉ có vàng mà thôi. Tâm hồn cũng vậy; hãy để nó rũ sạch mọi khát muốn quá trái ngược với cơ thể, giải phóng khỏi mọi đam mê, thanh lọc khỏi mọi thứ đè lên nó, rút lại chỉ một mình, một mình nó thôi - trong khoảnh khắc đó cái xấu đến từ những yếu tố bên ngoài sẽ bị rũ bỏ.
6. Vì, như lời dạy của người xưa, những quy tắc đạo đức, lòng dũng cảm và mọi phẩm hạnh, không loại trừ Sự Khôn ngoan, tất cả đều là trong sạch.
Vì vậy Sự Bí ẩn với những lý lẽ tốt sẽ báo trước được việc những thứ bẩn thỉu sẽ chìm trong rác rửoi, bởi vì, thậm chí là ở Âm ty, những thứ bẩn thỉu thích rác rưởi cho sự dơ dáy của mình, và sự hôi hám của cơ thể tìm niềm vui của chúng ở tình trạng hôi hám.
Vậy sự Cẩn thận là gì, nó không có vai trò gì trong sự khoan khoái của cơ thể, và cần rũ bỏ nó như những thứ không sạch sẽ và những thứ bỏ đi của cái sạch sẽ? Lòng Dũng cảm cũng vậy, là gì nếu không phải là không sợ cái chết vốn là một phần của Tâm hồn, một sự kiện mà không ai có thể sợ, niềm vui của nó là được là chính bản thân mình mà khôgn có gì pha trộn. Và Sự hào hiệp là gì nếu không phải là việc bất cần đối với những cám dỗ. Và Sự khôn ngoan là gì nếu khôgn phải là Hành động của Nguyên tắc Trí tuệ được rút ra từ những nơi thấp kém và đưa Tâm hồn tới nơi cao quý.
Vì vậy Tâm hồn được thanh lọc là tất cả Ý niệm và Lý lẽ, hoàn toàn được giải phóng khỏi cơ thể, hiểu biết, hoàn toàn thuộc cái trật tự thiêng liêng từ suối nguồn nơi Cái đẹp sinh ra và mọi họ hàng của Cái đẹp.
Vì vậy Tâm hồn được nâng cao tới Nguyên tắc Trí tuệ sẽ đẹp với tất cả sức mạnh của nó. Vì trí tuệ và tất cả những cái xuất phát từ Trí tuệ là vẻ đẹp của Tâm hồn, sự tuyệt diệu vốn là bản chất của nó và không xa lạ, vì chỉ với những thứ đó, nó mới thực sự là Tâm hồn. Và có thể nói rằng trong quá trình Tâm hồn trở nên tốt đẹp, nó trở nên giống như Chúa, bởi vì tất cả những Cái đẹp và điều Tốt đẹp đều đến từ điều Tuyệt diệu.
Chúng ta thậm chí có thể nói rằng Cái đẹp là những thứ Tồn tại Thật và sự Xấu xí là Nguyên tắc đối lập với sự Tồn tại: và cái Xấu cũng là tội ác nguyên thủy; vì vậy sự đối lập của nó ngay lập tức là tốt và đẹp đẽ, hoặc là Cái tốt và Cái đẹp: vì vậy phương cách đó sẽ giúp chúng ta khám phá ra Cái đẹp-Cái tốt và Cái xấu-Tội lỗi.
Và Cái đẹp, Cái đẹp này cũng là Cái tốt, phải được coi như Cái đầu tiên: trực tiếp xuất phát từ Cái đầu tiên là Nguyên tắc trí tuệ- thứ vốn là biểu hiện xuất sắc của Cái đẹp; thông qua Nguyên tắc Trí Tuệ, Tâm hồn trở nên đẹp đẽ. Cái đẹp trong những thứ thuộc tầm thấp sẽ đến qua những hoạt động định hình Tâm hồn vốn là tác giả của vẻ đẹp tìm thấy trong thế giới lý trí. Bởi vì Tâm hồn, một thứ tuyệt diệu, chỉ là một mảnh nhỏ như thể là một mảnh của Vẻ đẹp nguyên thủy, sẽ làm cho bất cứ thứ gì mà nó nắm bắt và đúc khuôn trở nên đẹp toàn diện trong khả năng của mình.
7. Vì vậy, chúng ta phải hướng lên Điều tốt, đó là khát vọng của mọi Tâm hồn. Bất cứ người nào đã nhìn thấy điều này, sẽ biết điều tôi muốn ám chỉ khi tôi nói nó thật đẹp. Thậm chí khát vọng hướng tới cái đẹp cũng được xem là Điều tốt. Để đạt được những điều đó phải là những người luôn biết leo lên phía trước, những người dồn toàn lực cho nó, và những người biết gạt bỏ đi tất cả những trông đợi cho thế hệ sau: - những người đã tới Những bữa kỷ niệm thiêng liêng của Những điều huyền bí, nơi có những lễ tẩy rửa và cởi bỏ những bộ quần áo đang mặc, rơi vào trạng thái trần trụi- cho đến khi đến được con đường cao hơn, mỗi người trọng trạng thái cô đơn của mình sẽ nhìn thấy Sự tồn tại Cô đơn, sự Chia ly, sự Nguyên chất, sự Thuần khiết mà mọi thứ đều phụ thuộc vào chúng, bởi vì tất cả chúng đều nhìn, sống, hành động và hiểu biết, Nguồn cơn của Cuộc sống, Tri thức và Sự tồn tại.
Và con người sẽ hiểu điều này- có sự mê đắm dường nào mà anh ta không vướng phải, sự day dứt của khát vọng, ước mơ nào tan chảy vào với Điều này, niềm vui sướng ngạc nhiên đến thế nào! Nếu anh ta chưa bao giờ nhìn thấy sự Tồn tại này, anh ta sẽ khao khát nó bởi vì đó là tất cả lợi ích của anh ta, nếu anh ta đã biết nó thì anh ta sẽ yêu quý và trân trọng nó như Cái đẹp; anh ta sẽ tràn ngập với nỗi sợ hãi và sung sướng, bị nỗi sợ hãi đầy thiện ý ám ảnh; anh ta yêu với một tình yêu thực sự, với những mong mỏi sâu sắc; tất cả những tình yêu khác đều bị anh ta khinh miệt và coi thường tất cả những thứ tỏ ra là hợp lý.
Như Khuê dịch (theo Vietimes)
|