Các thị trấn Baroque muộn tại Val di Noto, Sicily, Ý
29/12/2024
Thông tin chung:
Công trình: Các thị trấn Baroque muộn tại Val di Noto, vùng Đông Nam Sicily (Late Baroque Towns of the Val di Noto - South-Eastern Sicily) Địa điểm: Các tỉnh Catania, Ragusa và Syracuse, Sicily, Italia (N36 53 35,5 E15 4 8,1) Thiết kế kiến trúc: Quy mô: Diện tích Di sản 112,79ha; Diện tích vùng đệm 305,8ha Năm hình thành: Giá trị: Di sản thế giới (năm 2002 hạng mục i, ii, iv, v)
Ý (Italia) là một quốc gia bao gồm một bán đảo được giới hạn bởi dãy Alps và một số hòn đảo xung quanh.
Ý nằm ở trung tâm Nam Âu và được coi là một phần của Tây Âu, có chung biên giới trên bộ với Pháp, Thụy Sĩ, Áo, Slovenia và các khu vực bao quanh của Thành phố Vatican và San Marino. Ý còn có vùng lãnh thổ ở Campione, Thụy Sĩ và Lampedusa (vùng biển Tunisia).
Quốc gia này có diện tích 301.340 km2, dân số 60,317 triệu người (năm 2020), thủ đô là Rome.
Do vị trí địa lý trung tâm ở Nam Âu và Địa Trung Hải, Ý là nơi sinh sống của vô số dân tộc và nền văn hóa.
Vào thời Cổ đại (năm 750 - 200 trước Công nguyên/TCN), đây là nơi cư trú chủ yếu của các dân tộc nói ngôn ngữ Ấn-Âu (Indo-European language, có nguồn gốc từ từ Tây và Nam Á - Âu).
Bắt đầu từ thời Cổ điển (thế kỷ 8 TCN - thế kỷ 6 sau Công nguyên, chủ yếu gồm nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại), người Phoenicia (tồn tại năm 2500 TCN – 539 TCN) và người Carthage (Đế chế Carthage, tồn tại năm 814 TCN – 146 TCN) đã thành lập các thuộc địa chủ yếu ở khu vực nội địa Ý.
Người Hy Lạp (Ancient Greece) đã thành lập các khu định cư Magna Graecia tại miền nam nước Ý, trong khi người Etruscans (tồn tại năm 900 TCN –27 TCN) và người Celt lần lượt sinh sống ở miền trung và miền bắc nước Ý.
Một bộ tộc người Ý, được gọi là người Latins (Italic tribe), đã thành lập Vương quốc La Mã (Roman Kingdom, tồn tại năm 753 TCN – 509 TCN) vào thế kỷ thứ 8 TCN, sau này trở thành nước Cộng hòa La Mã (Roman Republic, tồn tại năm 509 TCN – 27 TCN).
Cộng hoà La Mã ban đầu chinh phục và đồng hóa các nước láng giềng trên bán đảo Ý, cuối cùng mở rộng và chinh phục các vùng đất của Châu Âu, Bắc Phi và Châu Á.
Vào thế kỷ 1 TCN, Đế chế La Mã (Roman Empire, tồn tại năm 27 TCN - 476 sau Công nguyên) nổi lên như một quyền lực thống trị khu vực Địa Trung Hải và trở thành một trung tâm văn hóa, chính trị và tôn giáo hàng đầu, hình thành nền văn minh La Mã Cổ đại (Pax Romana), một giai đoạn hơn 200 năm phát triển của luật pháp, công nghệ, kinh tế nghệ thuật và văn học Ý.
Trong suốt thời kỳ Trung Cổ, Ý vẫn là quê hương của con người và Đế chế La Mã, mà di sản của nó về văn hóa, thể chế, Kitô giáo và tiếng Latinh lan truyền khắp toàn cầu.
Vào đầu thời kỳ Trung Cổ, Ý phải chịu đựng sự sụp đổ của Đế chế Tây La Mã (Western Roman Empire, tồn tại vào năm 395–476/480), với việc lãnh thổ bị phân chia thành các tiểu quốc và các cuộc di dân của các bộ tộc Germanic, Huns, Slavs (Early Slavs) và Pannonian Avars.
Tại miền bắc và một phần miền trung nước Ý, vào thế kỷ 11, nhiều thị quốc (Italian City-states) và nước cộng hòa hàng hải (Maritime Republics) đã vươn lên thịnh vượng thông qua thương mại và ngân hàng, đặt nền móng cho chủ nghĩa tư bản hiện đại. Các thị quốc độc lập này đóng vai trò là trung tâm giao lưu thương mại chính của châu Âu với châu Á và Cận Đông, thường được hưởng một mức độ dân chủ cao hơn so với các quốc gia phong kiến trong các chế độ quân chủ đang thịnh hành khắp châu Âu thời bấy giờ. Một phần miền trung nước Ý nằm dưới sự kiểm soát của các quốc gia Giáo hoàng (Papal States; thần quyền Nhà nước của Giáo hội). Phần lớn miền nam nước Ý vẫn là chế độ phong kiến cho đến thế kỷ 19. Đây là kết quả của sự kế thừa nền văn minh của người Byzantine, Arab, Norman, Angevin, Aragonese và từ các cuộc chinh phục của các quốc gia bên ngoài. Tại miền đông nước Ý, tồn tại Đế quốc Byzantine hay Đế chế Đông La Mã (Byzantine Empire/ Eastern Roman Empire, tồn tại năm 330/395–1453), là sự tiếp nối của Đế chế La Mã trong thời kỳ Hậu Cổ đại và Trung cổ, khi thủ đô của nó là Constantinople (Thổ Nhĩ Kỳ). Trong khi phần phía tây của Đế chế La Mã đã trải qua quá trình Latinh hóa, thì phần phía đông của Đế chế (Byzantine) vẫn duy trì ở mức độ lớn nền văn hóa Hy Lạp. Sự sụp đổ của Đế chế Byzantine vào tay người Ottoman (Ottoman Empire, tồn tại năm 1299 – 1922) đôi khi được dùng để đánh dấu sự kết thúc của thời Trung cổ và sự khởi đầu của thời kỳ Hiện đại.
Thời kỳ Phục hưng (Renaissance, một giai đoạn lịch sử châu Âu, chuyển đổi từ thời Trung cổ sang Hiện đại, vào thế kỷ 15, 16) bắt đầu ở Ý và lan sang phần còn lại của châu Âu, mang lại mối quan tâm mới về chủ nghĩa nhân văn, khoa học, văn học và nghệ thuật.
Nền văn hóa Ý phát triển mạnh mẽ, sản sinh ra các nhà khoa học, nghệ sĩ và tư tưởng nổi tiếng.
Trong thời Trung cổ, các nhà thám hiểm người Ý đã khám phá ra những tuyến đường mới đến Viễn Đông và Tân thế giới, mở ra Kỷ nguyên Khai sáng (Age of Discovery) của Châu Âu.
Sau nhiều thế kỷ can thiệp và chinh phục từ bên ngoài cùng với sự cạnh tranh giữa các thị quốc nội bộ, nước Ý bị chia rẽ về mặt chính trị, tiếp tục bị chinh phục và phân chia bởi nhiều cường quốc châu Âu.
Vào giữa thế kỷ 19, chủ nghĩa dân tộc của Ý đã trỗi dậy.
Sau nhiều thế kỷ bị ngoại bang thống trị và chia rẽ, Ý gần như hoàn toàn thống nhất vào năm 1861, cùng với việc thành lập Vương quốc Ý (Kingdom of Italy, tồn tại năm 1861–1946).
Từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, miền bắc nước Ý nhanh chóng công nghiệp hóa, giúp quốc gia này trở thành một Đế quốc thuộc địa. Trong khi đó, tại miền nam nước Ý, phần lớn vẫn là cảnh nghèo đói. Sau Chiến tranh thế giới 2, Ý bãi bỏ chế độ quân chủ, thành lập chính thể cộng hòa dân chủ và trở thành một quốc gia phát triển. Ý ngày nay được phân thành 20 khu vực (vùng) và 107 tỉnh, thành phố.
Bản đồ Italia và vị trí các tỉnh Catania, Ragusa và Syracuse, Sicilya
Các thị trấn Baroque muộn (Late Baroque Towns) tại Val di Noto bao gồm các thành phần của 8 thị trấn nằm ở phía đông nam Sicily (Caltagirone, Militello Val di Catania, Catania, Modica, Noto, Palazzolo Acreide, Ragusa và Scicli). Các trung tâm lịch sử và môi trường đô thị này phản ánh thành tựu tái thiết vĩ đại sau động đất thảm khốc năm 1693, đã tàn phá các thị trấn trên khắp phía đông nam Sicily. Việc tái thiết, phục hồi và tái thiết các cộng đồng này đã tạo ra một nhóm thị trấn đặc biệt, tất cả đều phản ánh kiến trúc Baroque muộn của thế kỷ 17 dưới mọi hình thức và ứng dụng của nó. Tám di tích có diện tích khác nhau và đại diện cho một loạt các phản ứng đối với nhu cầu tái thiết. Chúng bao gồm toàn bộ khu phố cổ Caltagirone, Noto và Ragusa; các khu vực đô thị cụ thể của Catania và Scicli; và các di tích biệt lập tại những trung tâm thị trấn lịch sử của Modica, Palazzolo Acreide và Militello Val di Catania. Catania được xây dựng lại trên địa điểm của thị trấn ban đầu trong khi những nơi khác, chẳng hạn như Noto, được xây dựng lại trên những địa điểm mới. Tại Ragusa và Palazzolo Acreide, những trung tâm đô thị mới được tạo ra bên cạnh các trung tâm đô thị cổ. Những trung tâm của Scicli và Modica đã được di dời và xây dựng lại ở các khu vực liền kề đã được đô thị hóa một phần, và Caltagirone chỉ được sửa chữa đơn giản. Các thị trấn trưng bày rất nhiều di tích nghệ thuật và kiến trúc Baroque muộn có chất lượng cao và có tính đồng nhất đáng chú ý, do hoàn cảnh thời gian, địa điểm và bối cảnh xã hội mà chúng được tạo ra. Tuy nhiên, chúng cũng thể hiện những đổi mới đặc biệt trong quy hoạch thị trấn và tái thiết đô thị. Bất động sản này cũng đại diện cho một nỗ lực tập thể đáng kể để phục hồi vùng đất bị phá hủy thảm khốc sau động đất. Các thị trấn Baroque muộn của Val di Noto, Đông Nam Sicily, Italiađược UNESCO tôn vinh là Di sản thế giới (năm 2002) với tiêu chí:
Tiêu chí (i): Các thị trấn cuối thời kỳ Baroque tại Val di Noto, vùng Đông Nam Sicily là tuyệt tác về tài năng sáng tạo của con người trong nghệ thuật và kiến trúc cuối thời kỳ Baroque.
Tiêu chí (ii): Các thị trấn Baroque muộn tại Val di Noto đại diện cho đỉnh cao và sự phát triển cuối cùng của nghệ thuật Baroque ở châu Âu.
Tiêu chí (iv): Chất lượng đặc biệt của các di tích nghệ thuật và kiến trúc Baroque cuối thời kỳ tại Val di Noto nằm ở tính đồng nhất về mặt địa lý và thời gian, sau trận động đất năm 1693 ở khu vực này.
Tiêu chí (v): Tám thị trấn Baroque muộn tại Val di Noto – Đông Nam Sicily là ví dụ tiêu biểu của mô hình định cư và hình thái đô thị của khu vực này, nơi luôn có nguy cơ xảy ra động đất và phun trào của núi lửa Etna.
Sơ đồ vị trí Di sản Các thị trấn Baroque muộn tại Val di Noto - Đông Nam Sicily, Italia
Val di Noto là một khu vực lịch sử và địa lý bao gồm một phần ba phía đông nam của Sicily. Khu vực này được chi phối bởi cao nguyên đá vôi Hyblaean. Về mặt lịch sử, trong thời kỳ người Hồi giáo cai trị, đây là một trong ba vùng hành chính của Sicily: Val di Noto ở phía đông nam; Val Demone ở phía đông bắc; Val di Mazara ở phía tây. Mỗi vùng có nền nông nghiệp và địa hình khác biệt đáng kể. Khu định cư lâu đời nhất được ghi nhận ở Val di Noto là thị trấn cổ Akrai, gần Palazzolo Acreide, được thành lập vào năm 664 TCN. Các khu định cư của Val di Noto đã bị phá hủy hoàn toàn bởi trận động đất lớn năm 1693 ở Sicily. Sau trận động đất, nhiều thị trấn đã được xây dựng lại trên các địa điểm hoàn toàn mới, chẳng hạn như Noto và Grammichele. Những người cai trị thời đó đã trao cho nhà quý tộc địa phương quyền hạn đặc biệt để thiết kế lại các thị trấn bị hư hại, điều mà họ đã thực hiện bằng cách thiết kế các thị trấn mới theo phong cách Baroque và Phục hưng. Những khu định cư mới thành lập đã trải qua quá trình thiết kế lại, với một quảng trường trung tâm thị trấn, từ đó các con phố mở rộng ra ngoài. Các công trình chính như nhà thờ, tu viện và cung điện được xây dựng một cách chiến lược để làm điểm nhấn dọc theo những con phố mới được bố trí này, tạo thành một mô ô phố. Nhiều thị trấn riêng lẻ đã được xây dựng lại để có một đặc điểm độc đáo. Di sản Các thị trấn Baroque muộn của Val di Noto - Đông Nam Sicily, Italia bao gồm 8 địa điểm:
1. Caltagirone
Di sản Caltagirone có diện tích khoảng 22,9ha; diện tích vùng đệm 47,86ha, nằm tại phía tây Khu vực Di sản (N37 14 23.00 E14 30 44.00).
Phạm vi Di sản Caltagirone, Đông Nam Sicily, Italia
Caltagirone là thành phố thuộc tỉnh Catania trước đây, thành phố đô thị Catania ngày nay. Caltagirone có diện tích 382km2, dân số 38,4 ngàn người (năm 2017), nằm trên độ cao 608m so với mực nước biển. Khu vực này đã có người sinh sống từ thời Tiền sử. Vào thời Trung cổ, người Ả Rập đã xây dựng một lâu đài ở đây. Thành phố này phát triển thịnh vượng dưới sự thống trị của người Norman, Hohenstaufen và Aragon, trở thành một trung tâm sản xuất gốm sứ nổi tiếng. Thành phố gần như bị phá hủy hoàn toàn bởi trận động đất năm 1693. Nhiều tòa nhà công cộng và tư nhân được xây dựng lại theo phong cách Baroque muộn của Sicilia. Địa điểm Di sản thuộc khu vực Trung tâm lịch sử (Centro storico) Caltagirone, được đặc trưng bởi phong cách Baroque muộn. Tại đây có nhiều di tích như nhà thờ, quảng trường, kiến trúc dân dụng (dinh thự, nhà hát, sân vận động, nhà trưng bày, đài tưởng niệm…) và một số địa điểm khảo cổ. Di tích tiêu biểu trong Khu di sản gồm:
Nhà thờ San Giuliano
Nhà thờ San Giuliano (Basilica of San Giuliano/ Cattedrale di San Giuliano, hình vẽ ký hiệu 1) nằm tại trung tâm của Di sản, là một tiểu vương cung thánh đường của Giáo phận Caltagirone. Nhà thờ được xây dựng vào năm 1258 theo phong cách của người Norman. Công trình bị phá hủy một phần do động đất vào năm 1542 và bị phá hủy hoàn toàn do trận động đất năm 1693. Công trình được khôi phục lại theo phong cách của người Tuscan. Đầu thế kỷ 19, nội thất theo phong cách Tuscan (Tuscan order) đã được thay đổi theo phong cách Corinth.
Nhà thờ có bố cục theo hướng đông tây. Lối vào chính từ phía tây, hướng ra tuyến phố Via Duomo. Phía nam của Nhà thờ là một khoảng sân rộng như một quảng trường. Mặt tiền công trình hoàn toàn bằng đá cẩm thạch, thể hiện cấu trúc bên trong gồm 3 nhịp, được phân chia bởi các cột và trụ tường. Nhịp chính giữa rộng và cao, 2 nhịp bên nhỏ hơn và thấp. Theo chiều cao, mặt tiền Nhà thờ phân thành 2 tầng. Tầng dưới có 3 cửa ra vào, được nhấn mạnh bởi trụ cột kiểu Corinth. Cửa chính rộng và cao. Cửa hai bên nhỏ và thấp. Tầng trên, chỉ nhô lên phần Gian giữa, được trang trí một cửa vòm, hai bên là hàng 2 cột kiểu Corinth. Phía trên là một mảng tường dạng tam giác với trụ tường kiểu Corinth, trang trí tại diềm mái. Hai bên mặt tiền tầng trên có các cuộn xoắn trang trí. Phía nam của Nhà thờ là một Tháp chuông, nằm tách biệt với gian Hội trường và được nối với nhau bởi hành lang.
Nội thất của nhà thờ, theo hình chữ thập Latinh, là giao của gian Hội trường (Nave) và Gian ngang (Transept). Mái vòm trung tâm của Nhà thờ nằm tại giao của gian Hội trường và Gian ngang. Bên trong Nhà thờ, tại ban thờ và các nhà nguyện được trang trí phong phú bởi các bức bích họa, tượng bằng đá cẩm thạch…
Phối cảnh mặt trước Nhà thờ San Giuliano, Caltagirone, Sicily, Italia
Bên trong Nhà thờ San Giuliano, Caltagirone, Sicily, Italia
Nhà thờ San Giacomo
Nhà thờ San Giacomo (Basilica di San Giacomo/ Chiesa di San Giacomo, hình vẽ ký hiệu 2) nằm tại phía tây Di sản. Đây là một trong những vương cung thánh đường của Giáo phận Caltagirone, có tầm quan trọng đặc biệt, vì được dành riêng cho vị thánh bảo trợ của thành phố. Đây là một trong những nhà thờ lâu đời nhất trong thành phố. Nhà thờ được xây dựng vào năm 1090. Vào năm 1575, Nhà thờ được cải tạo lại để trở thành tòa nhà Công giáo xa hoa nhất tại Sycily. Trận động đất năm 1693 đã phá hủy hoàn toàn công trình. Công trình đã được xây dựng lại vào năm 1698. Tháp chuông được xây dựng vào năm 1889. Trong Chiến tranh thế giới thứ 2, một phần của công trình bị phá hủy.
Công trình có bố cục theo hướng đông tây. Lối vào chính từ phía tây, hướng ra một khoảng sân rộng. Mặt tiền công trình hoàn toàn bằng đá cẩm thạch, thể hiện cấu trúc bên trong gồm 3 nhịp. Nhịp chính giữa rộng và cao, 2 nhịp bên nhỏ hơn và thấp. Theo chiều cao, mặt tiền Nhà thờ phân thành 2 tầng. Tầng dưới có 1 cửa ra vào tại nhịp chính giữa, được nhấn mạnh bởi 2 cột kiểu Tuscan. Hai nhịp bên không có cửa ra vào, chỉ có hốc tường trang trí. Phía trên có lỗ cửa sổ chữ nhật với viền trang trí xung quanh. Tầng trên, chỉ nhô lên phần gian giữa, được trang trí một cửa chữ nhật. Phía trên là một mảng tường dạng tam giác. Hai bên mặt tiền tầng trên có các cuộn xoắn trang trí.
Nội thất của nhà thờ, theo hình chữ thập Latinh, là giao của gian Hội trường (Nave) và Gian ngang (Transept). Hội trường có 3 nhịp, nhịp chính rộng và cao và 2 nhịp bên nhỏ và thấp. Các gian được phân chia và hỗ trợ bởi 12 cột nguyên khối bằng đá cẩm thạch đen. Mái vòm trung tâm của Nhà thờ nằm tại giao của gian Hội trường và Gian ngang. Mái có mặt bằng hình bát giác. Bên trong Nhà thờ, tại ban thờ và các nhà nguyện được trang trí phong phú bởi các bức bích họa, tượng bằng đá cẩm thạch. Đặc biệt có giá trị là hòm đựng di tích của vị Thánh bảo trợ, là tác bằng bạc đẹp và hoành tráng nhất trong vương cung thánh đường và trong toàn thành phố, được thực hiện trong gần 100 năm từ năm 1599 – 1691.
Phối cảnh Nhà thờ San Giacomo, Caltagirone, Sicily, Italia
Bên trong Nhà thờ San Giacomo, Caltagirone, Sicily, Italia
Nhà thờ San Francesco d'Assisi all'Immacolata
Nhà thờ San Francesco d'Assisi all'Immacolata (Chiesa di San Francesco d'Assisi all'Immacolata, hình vẽ ký hiệu 3) cùng với tu viện cũ của Dòng Tu sĩ Minor Conventual, tạo thành một trung tâm hoành tráng nằm ở Quảng trường San Francesco d'Assisi. Nhà thờ ban đầu được xây dựng vào năm 1236 theo phong cách Gothic. Công trình được cải tạo lại vào năm 1529. Công trình được xây dựng lại sau trận động đất năm 1693 theo phong cách Baroque trên phần còn lại của nhà thờ trước đó. Từ cấu trúc Gothic ban đầu, công trình vẫn giữ được một nhà nguyện có mái vòm chéo. Trong chiến tranh thế giới thứ 2, một phần của công trình bị phá hủy.
Công trình có bố cục theo hướng chếch đông tây. Lối vào chính từ phía tây, hướng ra quảng trường. Phía nam công trình là tu viện gắn với một sân trong. Công trình đặt trên một bệ nền cao so với nền quảng trường. Lối lên sân phía trước sảnh Nhà thờ là cầu thang hình quạt. Mặt tiền công trình thể hiện cấu trúc bên trong gồm 3 nhịp. Nhịp chính giữa rộng và cao, 2 nhịp bên nhỏ hơn và thấp. Theo chiều cao, mặt tiền Nhà thờ phân thành 2 tầng. Tầng dưới có khối gian giữa chia thành 3 phần, được nhấn mạnh bởi cụm 2 cột kiểu Doric. Hai bên cửa ra vào chính có hai hốc tường, bên trong trang trí huy hiệu và các dây hoa hình thực vật. Phía trên cửa là một ô trang trí tượng Đức Mẹ. Gian bên phía bắc có một cửa ra vào nhỏ. Gian bên phía nam có một nhà nguyện dạng tháp tròn nhỏ chắn bên ngoài. Tầng trên, chỉ nhô lên phần gian giữa, được trang trí tương tự như tầng dưới với cụm 2 cột kiểu Corinth. Trung tâm là một cửa sổ hình chữ nhật. Mảng tường chắn mái tầng trên được trang trí phức tạp với các trang trí tam giác, cuộn xoắn. Trên đỉnh bức tường trang trí là thánh giá bằng sắt rèn. Phía đông bắc của Nhà thờ là một tháp chuông, được xây dựng vào năm 1852. Tháp được trang trí phong phú. Nội thất của nhà thờ, theo hình chữ nhật. Hội trường có 3 nhịp, nhịp chính rộng và cao và 2 nhịp bên nhỏ và thấp. Mái vòm trung tâm của Nhà thờ nằm phía trên Ban thờ có mặt bằng hình tròn. Thân tháp có 8 cửa sổ vòm, được phân tách bởi các cột trụ.
Phối cảnh Nhà thờ San Francesco d'Assisi all'Immacolata, Caltagirone, Sicily, Italia
Nội thất Nhà thờ San Francesco d'Assisi all'Immacolata, Caltagirone, Sicily, Italia
Sân trong Tu viện, Nhà thờ San Francesco d'Assisi all'Immacolata, Caltagirone, Sicily, Italia
2. Catania
Di sản Catania có diện tích khoảng 38,5ha; diện tích vùng đệm 80,13ha, nằm tại phía đông bắc Khu vực Di sản, sát biển (N37 30 8.00 E15 5 13.00), thuộc thị trấn Catania. Catanialà đô thị lớn thứ hai ở Sicilia, sau Palermo, cả về diện tích và dân số. Thành phố có diện tích 182,90km2, dân số khoảng 311,6 ngàn người (năm 2019), nằm trên độ cao 7m so với mực nước biển. Catania là thành phố thủ phủ của tỉnh Catania trước đây và thành phố đô thị Catania ngày nay. Catania được thành lập vào thế kỷ thứ 8 TCN bởi người Hy Lạp. Thành phố thời Hy Lạp và La Mã sau đó đã trải qua 17 trận động đất, trong đó bị phá hủy hoàn toàn trong trận động đất năm năm 1169, 1693. Trong thế kỷ 14 và thời kỳ Phục hưng, Catania là một trong những trung tâm văn hóa, nghệ thuật và chính trị quan trọng nhất của Ý. Đây là địa điểm của trường đại học đầu tiên của Sicily, được thành lập vào năm 1434; là quê hương hoặc nơi cư trú của nhiều nhân sĩ nổi tiếng của Ý.
Phạm vi Di sản Catania, Đông Nam Sicily, Italia
Địa điểm Di sản thuộc Trung tâm lịch sử (Centro storico) Catania, là một trong sáu khu vực của thành phố. Tại đây có nhiều di tích như tượng đài, nhà thờ, dinh thự trên các quảng trường, khu phố cổ, cũng như tàn tích của các di tích cổ đại, tạo thành một Công viên khảo cổ học tại Catania (Parco Archeologico Greco-Romano di Catania). Di tích tiêu biểu trong Khu di sản gồm:
Nhà thờ lớn Sant'Agata
Nhà thờ lớn Sant'Agata (Cattedrale di Sant'Agata, hình vẽ ký hiệu 1) là một trong nhiều nhà thờ tại địa điểm Di sản, còn được gọi là Nhà thờ chính tòa và Tiểu vương cung thánh đường Sant'Agata. Nhà thờ dành riêng cho cho Sant'Agata, vị thánh bảo trợ của thành phố Catania. Nhà thờ bảo tồn các phong cách khác nhau: từ Norman, Baroque, đến Chủ nghĩa Tân cổ điển. Trong những phong cách ban đầu, Nhà thờ là một ví dụ về Nhà thờ dạng pháo đài (Ecclesia munita). Nhà thờ nằm tại phía tây của Khu vực di sản, bị phá hủy và xây dựng lại nhiều lần. Nhà thờ đầu tiên có từ thời kỳ 1086- 1094 và được xây dựng trên tàn tích của một nhà tắm thời La Mã. Nhà thờ được mở rộng trong giai đoạn thế kỷ 13- 16. Năm 1693, trận động đất đã phá hủy gần như hoàn toàn Nhà thờ, chỉ còn lại phần Hậu đường và một phần mặt tiền. Nhà thờ được phục hồi trong nhiều năm sau đó. Năm 1875, tháp chuông mới được hoàn thành.
Công trình có bố cục theo hướng đông tây. Lối vào chính từ phía tây, hướng ra quảng trường. Công trình nằm trên một bệ nền bằng đá cẩm thạch. Sân trước Nhà thờ phân cách với quảng trường bằng một một lan can bằng đá trắng được trang trí bằng 5 bức tượng lớn của các vị thánh bằng đá cẩm thạch. Vào sân Nhà thờ thông qua một cánh cổng sắt rèn.
Mặt tiền công trình hoàn toàn bằng đá cẩm thạch, thể hiện cấu trúc bên trong gồm 3 nhịp, được phân chia bởi các cột kiểu Corinth và trụ tường. Nhịp chính giữa rộng và cao, 2 nhịp bên nhỏ hơn và thấp. Theo chiều cao, mặt tiền Nhà thờ phân thành 3 tầng. Tầng dưới có 3 cửa ra vào, được nhấn mạnh bởi cột kiểu Corinth và các tượng trang trí ở hai bên. Cửa chính rộng và cao. Hai bên cửa có các trang trí. Bên trên cửa có trang trí kiểu vòm, chính giữa là tượng thánh. Cửa hai bên nhỏ và thấp. Hai bên cửa có các trang trí và bên trên cửa có trang trí một cửa sổ tròn. Tầng giữa, chỉ bao gồm phần gian giữa, được trang trí một cửa vòm, hai bên là hàng 3 cột kiểu Corinth. Tầng trên cùng như là một tầng áp mái với các trang trí trụ tường. Hai bên mặt tiền tầng giữa và tầng trên có các cuộn xoắn trang trí.
Nội thất của nhà thờ, theo hình chữ thập Latinh, là giao của gian Hội trường (Nave) và Gian ngang (Transept). Hội trường có 3 nhịp, nhịp chính rộng và cao và 2 nhịp bên nhỏ và thấp. Mái vòm trung tâm của Nhà thờ tại giao của gian Hội trường và Gian ngang có niên đại từ năm 1802. Đầu phía bắc của Gian ngang có một tháp chuông với mặt bằng hình vuông mỗi cạnh 15m, cao hơn 70m. Bên trong Nhà thờ, tại ban thờ và các nhà nguyện được trang trí phong phú bởi các bức bích họa, tượng bằng đá cẩm thạch, cửa sắt rèn…
Phối cảnh tổng thể Nhà thờ lớn Sant'Agata, Catania, Đông Nam Sicily, Italia
Mặt tiền chính Nhà thờ lớn Sant'Agata, Catania, Đông Nam Sicily, Italia
Bên trong gian Hội trường Nhà thờ lớn Sant'Agata, Catania, Đông Nam Sicily, Italia
Nhà thờ San Nicolò l'Arena
Nhà thờ San Nicolò l'Arena (Chiesa di San Nicolò l'Arena, Catania, hình vẽ ký hiệu 2) nằm tại phía tây bắc Di sản. Phía tây nam của Nhà thờ là Tu viện Benedictine với các dãy nhà bao quanh một sân trong. Nhà thờ như một đền thờ quân sự và là nơi lưu giữ thi thể của một số binh sĩ Catania đã hy sinh trong hai cuộc Chiến tranh thế giới. Nhà thờ ban đầu được khánh thành vào năm 1578. Năm 1693, Nhà thờ bị trận động đất phá hủy. Sau đó, Nhà thờ được xây dựng lại từ năm 1730 – 1797, song mặt tiền vẫn chưa hoàn thiện.
Nhà thờ có bố cục theo hướng đông tây. Mặt chính hướng về phía đông, ra phía Quảng trường Dante (Piazza Dante). Mặt tiền công trình mặc dù chưa hoàn thành, song thể hiện cấu trúc bên trong gồm 3 nhịp, được phân chia bởi các cột đôi với bệ cột cao, thân cột được hoàn thành một phần, chưa có đầu cột.
Mặt tiền Nhà thờ là sự kết hợp giữa phong cách Baroque muộn của Sicilia và chủ nghĩa Tân cổ điển, được phân thành 2 tầng. Tầng dưới có 3 cửa ra vào, được nhấn mạnh bởi cụm 2 cột hoành tráng ở hai bên. Cửa chính rộng và cao. Hai bên cửa có các trang trí và bên trên cửa có trang trí kiểu vòm. Cửa hai bên nhỏ và thấp. Hai bên cửa có các trang trí và bên trên cửa có trang trí kiểu tam giác, phía trên là lỗ cửa hình elip. Tầng trên, tương tự như tầng dưới. Cửa với logia lớn tại gian giữa; cửa với logia nhỏ tại gian bên.
Nội thất của nhà thờ, theo hình chữ thập Latinh, là giao của gian Hội trường (Nave) và Gian ngang (Transept). Nhà thờ dài 105m, rộng 48m, Gian ngang dài 71m. Mái vòm trung tâm của Nhà thờ tại giao của gian Hội trường và Gian ngang cao 66m, là một một trong những mái vòm nhà thờ Công giáo lớn nhất và cao nhất tại Sicily. Dọc theo hai bên Hội trường là các nhà nguyện. Bên trong có ban thờ bằng đá cẩm thạch và được trang trí các bức bích hóa, phụ điêu, tượng mô tả các sự tích, truyền thuyết về các vị thánh. Bên trong Gian ngang của Nhà thờ có một đồng hồ mặt trời lớn do 2 nhà thiên văn học nổi tiếng người Đức và Đan Mạch đã vẽ trên sàn từ năm 1839. Ánh sáng chiếu vào đồng hồ được tạo ra từ lỗ trên vòm của Giang ngang, tại độ cao 23,917m. Đồng hồ dài 40m, đặt trên nền đá cẩm thạch.
Phối cảnh tổng thể Nhà thờ San Nicolò l'Arena, Catania, Đông Nam Sicily, Italia
Phối cảnh tàn tích mặt đứng Nhà thờ San Nicolò l'Arena, Catania, Đông Nam Sicily, Italia
Gian giữa Nhà thờ San Nicolò l'Arena, Catania, Đông Nam Sicily, Italia
Đồng hồ Mặt trời bên trong Nhà thờ San Nicolò l'Arena, Catania, Đông Nam Sicily, Italia
Các di tích khác
Quảng trường Đại học (Quảng trường dell'Università, hình vẽ ký hiệu 3): Là một trong những quảng trường đẹp nhất ở trung tâm lịch sử của Catania. Quảng trường là một sân rộng dọc theo phố Via Etnea. Quảng trường hình thành khi tòa nhà Đại học được xây dựng sau trận động đất năm 1693. Xung quanh Quảng trường là dinh thự của các nhà quý tộc địa phương.
Quảng trường Đại học và tòa nhà đại học, Catania, Đông Nam Sicily, Italia
Đấu trường La Mã (Roman amphitheatre in Catania, hình vẽ ký hiệu 4): Là tàn tích của được xây dựng vào thời Đế quốc La Mã, có thể là vào thế kỷ thứ 2, tại chân đồi Montevergine. Đây là đấu trường phức tạp nhất và lớn nhất tại Sicily. Cấu trúc này tập trung vào một đấu trường hình elip, được bao quanh bởi các bức tường và các mái vòm che chỗ ngồi với 14 hàng bậc và 32 lối đi. Đấu trường có đường kính lớn 70m, đường kính nhỏ 50m, chu vi 192m. Đường kính bên ngoài 125 x 105m. Đấu trường có sức chứa 15 ngàn khán giả. Công trình được xây dựng bằng đá bazan, ốp bằng đá cẩm thạch. Cầu thang chính bằng đá vôi.
Tàn tích Đấu trường La Mã, Catania, Đông Nam Sicily, Italia
3. Militello Val di Catania
Di sản Militello Val di Catania có diện tích khoảng 1,43ha; diện tích vùng đệm 27,48ha, nằm tại phía bắc Khu vực Di sản (N37 16 33.20 E14 47 30.20). Militello Val di Catania là một thị trấn thuộc thành phố Catania thuộc vùng Sicilia của Ý. Thị trấn có diện tích 62,2km2, dân số khoảng 7,3 ngàn người (năm 2016), nằm trên vùng đất có cao độ 413m so với mực nước biển. Thị trấn có lịch sử lâu đời và đạt đến thời kỳ hoàng kim vào đầu thế kỷ 17. Năm 1693, thị trấn bị phá hủy do trận động đất. Sau đó thị trấn được dần hồi phục và bổ sung thêm nhiều công trình kiến trúc và tác phẩm nghệ thuật.
Vị trí 2 di tích chính: Nhà thờ San Nicolò và Nhà thờ Santa Maria, Militello Val di Catania, Sicily, Italia
Di tích tiêu biểu trong khu di sản gồm 2 nhà thờ:
Nhà thờ San Nicolò
Nhà thờ San Nicolò (Chiesa di San Nicolò) nằm tại phía bắc Di sản. Nhà thờ cũ bị phá hủy trong trận động đất năm 1693. Nhà thờ mới đã được xây dựng, bắt đầu từ năm 1721 – 1750. Công trình có bố cục theo hướng bắc nam. Lối vào chính từ phía nam, hướng ra quảng trường. Tòa nhà đặt trên một bệ nền cao, với các hàng bậc tại phía cổng vào chính và tạo thành tầng hầm.
Mặt tiền công trình kiểu Baroque muộn, thể hiện cấu trúc bên trong, gồm 3 nhịp và được phân chia bởi 8 cột kiểu Corinth với chân đế cao. Nhịp chính giữa rộng và cao, 2 nhịp hai bên nhỏ hơn và thấp. Theo chiều cao, mặt tiền Nhà thờ phân thành 2 tầng với nhiều chi tiết. Tầng dưới thể hiện 3 nhịp nhà bên trong với 3 cửa ra vào. Cửa được nhấn mạnh bởi trụ và cột kiểu Corinth với chân đế cao ở hai bên. Cửa chính giữa cao, rộng với trang trí phía trên là mài vòm ngắt đôi. Cửa hai bên nhỏ và thấp với trang trí phía trên là cửa sổ tròn. Tầng trên chỉ nhô lên ở gian giữa với một cửa chữ nhật và mái tam giác trang trí phía trên. Hai bên mặt tiền tầng trên có các cuộn xoắn trang trí. Phía trên đỉnh mái là một bức tường trang trí với một bức phù điêu. Bên phải mặt tiền (phía đông) là một tháp chuông, có mặt bằng hình vuông. Mặt tiền tháp chuông được phân thành 2 tầng như mặt tiền Nhà thờ. Phần dưới không có cửa. Phần trên có cửa tại 4 phía. Đỉnh tháp chuông là một mái vòm dạng củ hành (theo phong cách phương Đông).
Nội thất của nhà thờ, theo hình chữ thập Latinh, là giao của gian Hội trường (Nave) và Gian ngang (Transept). Hội trường có 3 nhịp, nhịp chính rộng và cao và 2 nhịp bên nhỏ và thấp. 5 bước cột của gian Hội trường có mái vòm bên trên được hỗ trợ bởi 12 cột kiểu Ionic. Bên trong tầng hầm, nhà nguyện và mái vòm được trang trí bởi nhiều bức bích họa và tượng. Mái vòm trung tâm của Nhà thờ tại giao của gian Hội trường và Gian ngang, được cải tạo vào năm 1904, cao 30m.
Phối cảnh Nhà thờ San Nicolò, Militello Val di Catania, Đông Nam Sicily, Italia
Bên trong Nhà thờ San Nicolò, Militello Val di Catania, Đông Nam Sicily, Italia
Nhà thờ Santa Maria
Nhà thờ Santa Maria (Chiesa di Santa Maria/ Santa Maria della Stella) nằm tại phía nam địa điểm Di sản. Nhà thờ cũ bị phá hủy trong trận động đất năm 1693. Nhà thờ mới đã được xây dựng, bắt đầu từ năm 1722 – 1741.
Công trình có bố cục theo hướng đông tây. Lối vào chính từ phía đông, hướng ra quảng trường. Mặt bằng công trình theo kiểu chữ nhật. Hội trường có 3 nhịp, nhịp chính rộng và cao và 2 nhịp bên nhỏ và thấp. Mặt tiền công trình thể hiện cấu trúc bên trong gồm 3 nhịp, được phân chia bởi trụ tường kiểu Corinth. Nhịp chính giữa rộng và cao, nhịp bên nhỏ hơn và thấp.
Theo chiều cao, mặt tiền Nhà thờ phân thành 2 tầng với nhiều chi tiết. Tầng dưới thể hiện 3 nhịp nhà bên trong với 3 cửa ra vào. Cửa chính giữa cao, rộng. Cửa hai bên nhỏ và thấp. Phía trên các cửa được trang trí bởi các bức phù điêu. Tầng trên chỉ nhô lên ở gian giữa với một cửa hình chữ nhật và các trang trí xung quanh. Hai bên mặt tiền tầng trên có các cuộn xoắn trang trí. Phía trên đỉnh mái là một bức tường trang trí với một bức phù điêu. Tháp chuông tách biệt khỏi khối nhà chính, được khởi công vào năm 1773. Tuy nhiên, nó chưa bao giờ được hoàn thành và tháp chỉ cao 2 tầng. Bên trong Nhà thờ còn lưu giữ được các ban thờ, được xây dựng từ năm 1753, các bức tượng và các bức bích họa.
Phối cảnh mặt trước Nhà thờ Santa Maria, Militello Val di Catania, Đông Nam Sicily, Italia
Bên trong Nhà thờ Santa Maria, Militello Val di Catania, Đông Nam Sicily, Italia
4. Modica
Di sản Modica có diện tích khoảng 9ha; diện tích vùng đệm 34ha, nằm tại phía tây nam Khu vực Di sản (N36 51 37.10 E14 45 38.60).
Phạm vi Di sản Modica, Đông Nam Sicily, Italia
Modica là một thị trấn có diện tích 290, 77km2, dân số khoảng 54,46 ngàn người (năm 2017), nằm ở dãy núi Hyblaean, trên độ cao 296 so với mực nước biển. Modica có nguồn gốc từ Thời đồ đá mới. Thị trấn được thành lập vào năm 1360 TCN hoặc 1031 TCN. Đây là thủ phủ của một vùng huyện có ảnh hưởng chính trị, kinh tế và văn hóa rộng lớn. Thị trấn được xây dựng lại sau trận động đất năm 1693. Kiến trúc của thị trấn là minh chứng nổi bật cho nghệ thuật Baroque ở Châu Âu. Thị trấn Modica cổ bao gồm hai khu vực: Modica Thượng (Modica Alta) nằm trên gò núi phía nam của núi Ibeli; Modica hạ (Modica Bassa) nằm tại thung lũng thấp phía dưới. Những năm sau này, thị trấn đã mở rộng và phát triển các vùng ngoại ô mới, được gọi là Modica hiện đại. Khu phố cổ và hiện đại được nối với nhau bằng những câu cầu, trong đó có cầu Guerrieri, dài 300m, một trong những cây cầu cao nhất châu Âu. Mặc dù bị tàn phá bởi động đất năm 1613, 1693 và lũ lụt năm 1833 và 1902, Modica vẫn giữ được một số kiến trúc đẹp nhất ở Sicily. Phần lớn thành phố được xây dựng lại sau trận động đất năm 1693 với các tượng đài đô thị uy nghiêm và nổi bật theo phong cách Baroque của Sicily. Di tích tiêu biểu trong khu di sản gồm:
Nhà thờ San Giorgio
Nhà thờ San Giorgio (Chiesa di San Giorgio) là nhà thờ chính tòa, dành riêng cho Thánh George. Nhà thờ đã tồn tại từ đầu thời Trung Cổ, sau đó bị phá hủy vào năm 845. Nhà thờ dành cho Thánh George hiện diện vào thế kỷ 12. Vào năm 1630, Nhà thờ San Giorgio được cải tạo lại như một nhà thờ đại học (Collegiate). Tòa nhà ngày nay là kết quả cuối cùng của quá trình tái thiết diễn ra sau trận động đất vào năm 1693.
Công trình có bố cục theo hướng đông tây. Lối vào chính từ phía tây, hướng ra một khu vườn rộng. Tòa nhà đặt trên một bệ nền cao, với 300 bậc dẫn xuống khu vườn nhiều tầng phía dưới.
Mặt tiền công trình thể hiện cấu trúc bên trong gồm 5 nhịp, được phân chia bởi cụm cột kiểu Corinth. Nhịp chính giữa rộng và cao, 2 nhịp hai bên nhỏ hơn và thấp. Theo chiều cao, mặt tiền Nhà thờ cao đến 62m, được xây dựng từ năm 1702- 1842, phân thành 3 tầng với nhiều chi tiết. Tầng dưới thể hiện 5 nhịp nhà bên trong với 5 cửa ra vào. Cửa chính nhô ra phía trước, dạng bán tròn và được nhấn mạnh bởi cụm 3 cột kiểu Corinth. Phía trên cửa chính được trang trí bởi bức phù điêu với hình tượng đại bàng, vũ khí, khiên… Tầng giữa và tầng trên chỉ nhô lên ở gian giữa với bố cục tương tự như tầng dưới của gian giữa. Trên cùng là một mái vòm và biểu tượng chữ thập.
Mặt bằng công trình theo kiểu chữ thập Latinh, là giao của gian Hội trường (Nave) và Gian ngang (Transept) với mái vòm bên trên cao 36m. Hội trường có 5 nhịp, nhịp chính rộng và cao và 2 nhịp hai bên nhỏ và thấp; được phân chia bởi 22 cột và cột trụ được bao phủ bởi các cột kiểu Corinth. Dọc theo gian Hội trường và Hậu đường (Apse) có nhiều nhà nguyện. Bên trong Nhà thờ được trang trí bởi các bức bích họa bằng vữa trên các mái vòm và tường.
Tổng mặt bằng Nhà thờ San Giorgio, Modica, Sicily, Italia
Mặt trước Nhà thờ San Giorgio, Modica, Sicily, Italia
Bên trong Gian giữa Nhà thờ San Giorgio, Modica, Sicily, Italia
Nhà thờ San Pietro
Nhà thờ San Pietro (Chiesa di San Pietro) dành riêng cho Thánh Peter, ở Modica Hạ (Modica Bassa). Nhà thờ đầu tiên được xây dựng vào năm 1301- 1350, được hoàn thiện vào năm 1504. Nhà thờ trở thành một nhà thờ đại học vào năm 1579. Công trình bị hư hại và được xây dựng lại nhiều lần sau những trận động đất và được tái thiết lại nhiều lần. Công trình có bố cục theo hướng đông tây. Lối vào chính từ phía tây. Tòa nhà đặt trên một bệ nền cao, với nhiều cụm bậc dẫn xuống tuyến đường phía trước. Dọc hai bên bậc thang đặt các bức tượng của 12 thánh tông đồ.
Mặt tiền công trình thể hiện cấu trúc bên trong gồm 3 nhịp, được phân chia bởi trụ tường với các ô trang trí. Nhịp chính giữa rộng và cao, nhịp bên nhỏ hơn và thấp. Theo chiều cao, mặt tiền Nhà thờ phân thành 2 tầng với nhiều chi tiết. Tầng dưới thể hiện 3 nhịp nhà bên trong với 3 cửa ra vào, được nhấn mạnh bởi cột kiểu Corinth hai bên. Cửa chính giữa cao, rộng. Cửa hai bên nhỏ và thấp. Phía trên các cửa được trang trí bởi các bức phù điêu. Tầng trên chỉ nhô lên ở gian giữa với một cửa vòm và các trang trí xung quanh. Tầng trên được nhấn mạnh bởi 4 bức tượng mô tả các nhân vật quan trọng trong lịch sử của Giáo hội và thành phố. Hai bên mặt tiền tầng trên có các cuộn xoắn và tượng Đức Mẹ và thánh San Marziano (đệ tử của thánh San Pietro). Phía trên đỉnh mái là một bức tường trang trí với một bức phù điêu.
Mặt bằng công trình theo kiểu chữ nhật. Hội trường có 3 nhịp, nhịp chính rộng và cao và 2 nhịp bên nhỏ và thấplđược phân chia bởi 14 cột kiểu Corinth. Ban thờ chính và ban thờ tại các nhà nguyện được trang trí theo phong cách Baroque. Bên trong Nhà thờ có phòng lữu giữ chén thánh, tranh vẽ, phù điêu, tượng có niên đại từ thế kỷ 16 và một số hầm mộ.
Tháp chuông đặt tại góc đông nam của Nhà thờ, thống trị tầm nhìn ra thành phố phía dưới. Tháp có mặt bằng hình dạng tứ giác theo phong cách Baroque đặc trưng của Sicily, cao 49m.
Mặt trước Nhà thờ San Pietro, Modica, Sicily, Italia
Bên trong Gian giữa Nhà thờ San Pietro, Modica, Sicily, Italia
5. Noto
Di sản Noto có diện tích khoảng 21,38ha; diện tích vùng đệm 48,09ha, nằm tại phía đông nam Khu vực Di sản (N36 53 35.50 E15 4 8.10).
Sơ đồ một số di tích chính tại Di sản Noto, Đông Nam Sicily, Italia
Di sản Noto nằm tại thị trấn Noto. Thị trấn có diện tích 550,86km2, dân số khoảng 24,3 ngàn người, nằm trên độ cao 152m so với mực nước biển. Thị trấn và khu vực xung quanh đã có người ở từ thời Cổ đại. Thị trấn bị người Hồi giáo chinh phục vào thế kỷ thứ 9. Sau đó trở thành một thị trấn giàu có của người Norman. Trận động đất năm 1693 đã phá hủy gần như toàn bộ thị trấn. Thị trấn dần được phục hồi trong những năm tiếp sau. Thị trấn cổ Noto là một ví dụ điển hình và được bảo tồn cao về phong cách kiến trúc Baroque của Sicilia. Thị trấn cổ phát triển dựa trên 3 con phố song song, được nối với nhau bằng một loạt các con phố hẹp hơn, vuông góc với 3 con phố chính, tạo thành một mô hình lưới. Từ đây dẫn đến 3 quảng trường. Mỗi quảng trường có một nhà thờ riêng. Theo triết lý Baroque, bố cục của thị trấn được phân chia theo thứ hạng và vị trí xã hội. Tầng lớp quý tộc được trao những địa điểm cao nhất, nhà thờ là trung tâm thị trấn, để phản ánh vị trí của họ ở trung tâm cuộc sống của một người. Người nghèo sống tại vùng ngoại vi của thị trấn. Ngoài ra, bố cục của thị trấn còn sử dụng sườn đồi dốc để tạo hiệu ứng sân khấu.
Di sản Noto nằm tại địa điểm cao nhất của thị trấn, nơi dành riêng cho tầng lớp quý tộc. Các công trình đều được xây dựng bằng đá (tufa) mềm, màu nâu. Di tích tiêu biểu trong khu di sản gồm:
Nhà thờ Noto
Nhà thờ Noto (Noto Cathedral, hình vẽ ký hiệu 2) nằm đối diện với Dinh thự Duczio qua quảng trường nhà thờ, được hoàn thành vào năm 1776 theo phong cách Baroque Sicilia và là nhà thờ chính tòa của Giáo phận Noto kể từ khi giáo phận được thành lập vào năm 1844. Vào thế kỷ 19, mái vòm chính của Nhà thờ đã phải được xây dựng lại hai lần. Năm 1996, một phần của nhà thờ đã sụp đổ và được cải tạo lại vào năm 2007.
Công trình có bố cục theo hướng bắc nam. Lối vào chính từ phía nam, ra phía quảng trường. Mặt tiền công trình thể hiện cấu trúc bên trong gồm 3 nhịp, được phân chia bởi cụm trụ và cột kiểu Corinth. Nhịp chính giữa rộng và cao, 2 nhịp bên nhỏ hơn và thấp. Hai góc nhà là hai tháp. Một tháp có gắn chuông nhà thờ, một thạp có gắn đồng hồ. Theo chiều cao, mặt tiền Nhà thờ phân thành 2 tầng với nhiều chi tiết. Tầng dưới thể hiện 3 nhịp nhà bên trong với 3 cửa ra vào. Cửa chính được nhấn mạnh bởi cụm 2 cột kiểu Corinth. Tầng trên chỉ nhô lên phần gian giữa và tháp chuông, được trang trí bằng 4 tượng thánh trên các trụ tường. Mái của tháp chuông dạng mái vòm. Bên ngoài Nhà thờ được phủ bằng đá vôi màu vàng nhạt.Mặt bằng Nhà thờ hình chữ chữ thập giao bởi Hội trường (Nave) và Gian ngang (Transept). Giao của chữ thập là một tháp cao với mái vòm.
Nội thất hiện chỉ được sơn màu trắng, vì đồ trang trí nội thất thế kỷ 18 đã bị phá hủy trong vụ sụp đổ. Nhà thờ lớn lưu giữ, trong một chiếc bình bằng bạc, thánh tích của Thánh Corrado Confalonieri, vị thánh bảo trợ của thành phố Noto.
Mặt trước Nhà thờ Noto, Noto, Sicily, Italia
Bên trong Nhà thờ Noto, Noto, Sicily, Italia
Nhà thờ Sant Franchis of Assisi to the Immaculate
Nhà thờ Sant Franchis of Assisi to the Immaculate (Church of Sant Franchis of Assisi to the Immaculate, hình vẽ ký hiệu 3) nằm tại phía đông địa điểm Di sản. Cùng với Tu viện dòng Phanxicô Capuchin liền kề, Nhà thờ được coi là một trong những công trình tôn giáo quan trọng nhất ở Noto. Công trình được xây dựng năm 1704- 1745, nằm trên một bệ nền với 3 dãy bậc thang phía trước. Công trình có bố cục theo hướng bắc nam. Lối vào chính từ phía nam. Phía tây là Tu viện với các dãy nhà bao quanh một sân trong. Mặt tiền của Nhà thờ phân thành 2 tầng. Theo chiều đứng phân thành 3 phần, được phân định bởi các hàng cột kiểu Corinthian. Tại tầng dưới, cửa chính được nhấn mạnh bởi hai cột nhỏ kiểu Baroque và các hốc tường có trang trí. Tại tầng trên, mặt tiền được nhấn mạnh bởi một cửa sổ kính màu. Mặt bằng Nhà thờ hình chữ nhật, không có gian ngang. Nội thất trưng bày nhiều bức tranh và tượng dành riêng cho các thành viên trong gia đình quý tộc ở Noto.
Mặt trước Nhà thờ Sant Franchis of Assisi to the Immaculate, Noto, Sicily, Italia
Bên trong Nhà thờ Sant Franchis of Assisi to the Immaculate, Noto, Sicily, Italia
Nhà thờ St. Charles
Nhà thờ St. Charles (St. Charles Church/ Chiesa di San Carlo al Corso, hình vẽ ký hiệu 4) nằm tại phía tây Di sản, là một nhà thờ Công giáo La Mã theo phong cách Baroque. Nhà thờ được xây dựng thay thế nhà thờ trước đó bị phá hủy sau trận động đất năm 1693. Công trình có bố cục theo hướng bắc nam. Lối vào chính hướng ra phía bắc. Mặt tiền cong của nhà thờ là một trong những mặt tiền đẹp nhất ở Noto. Mặt tiền công trình thể hiện cấu trúc bên trong gồm 3 nhịp, được phân chia bởi cụm trụ và cột. Theo chiều cao, mặt tiền Nhà thờ phân thành 3 tầng với nhiều chi tiết. Tầng dưới gắn với các cột kiểu Doric; Tầng giữa gắn với các cột kiểu Ionic ở cấp độ giữa và kiểu Corinth ở tầng trên. Mặt bằng Nhà thờ hình chữ thập, có gian ngang. Gian Hội trường có 3 gian (nhịp). Gian giữa rộng và cao, gian bên nhỏ và thấp. Giao của Hội trường và Gian ngang là một mái vòm hình thùng, được đỡ bởi các trụ. Bên trong Nhà thờ, Bàn thờ chính được bao quanh bởi các bức tượng bằng đá cẩm thạch. Nội thất được trang trí bằng các bức bích họa mô tả sự tích kinh thánh, truyền thuyết…
Mặt trước Nhà thờ St. Charles, Noto, Sicily, Italia
Bên trong Nhà thờ St. Charles, Noto, Sicily, Italia
Dinh thự Ducezio
Dinh thự Duczio (Palazzo Ducezio, hình vẽ ký hiệu 1) hay Tòa thị chính (Municipio/ Town Hall) của thị trấn Noto nằm tại trung tâm của Di sản, được xây dựng vào năm 1746 – 1760. Công trình lấy cảm hứng từ một số cung điện của Pháp vào thế kỷ 17. Tòa nhà chạy dọc theo hướng đông tây, dọc theo tuyến phố chính và quảng trường trước nhà thờ Cattedrale di San Nicolo. Mặt tiền hình lồi, cao 2 tầng, được đặt trên một bệ nền cao với dãy bậc hình bán tròn phía trước. Tầng dưới được bao quanh bởi hàng hiên với đặc trưng bởi 20 mái vòm được đỡ bởi các cột theo kiểu Ionic ở tầng dưới. Tầng trên không có hàng hiên, mặt tiền lùi vào với đặc trưng 13 cửa sổ hình chữ nhật. Phần nội thất có không gian nổi bật là Sảnh hình bầu dục được gọi là Sảnh Gương. Sảnh là một hội trường hình bầu dục được tô điểm bằng vữa trát và vàng theo phong cách Louis XV và bằng những chiếc gương xa hoa vào cuối thế kỷ 19. Trần được trang trí bằng các bức họa tân cổ điển.
Phối cảnh tổng thể Dinh thự Ducezio, Noto, Sicily, Italia
Bên trong Dinh thự Ducezio, Noto, Sicily, Italia
Dinh thự Nicolaci
Dinh thự Nicolaci (Nicolaci Palace/Palazzo Nicolaci di Villadorata, hình vẽ ký hiệu 5) nằm tại phía tây Di sản, đối diện với Nhà thờ St. Charles. Đây là dinh thự của gia đình quý tộc Nicolaci, một trong những dinh thự tư nhân lớn nhất ở Nota. Công trình được xây dựng vào năm 1720- 1765 theo phong cách Baroque. Năm 1983, Thành phố Noto đã mua lại phần chính của dinh thự và biến nới đây trở thành thư viện. Dinh thự được xây dựng theo phong cách Baroque, có 4 tầng và hơn 90 phòng. Tầng trệt được sử dụng làm chuồng ngựa và kho thực phẩm. Tầng hai, được gọi là "Piano Nobile", là nơi ở của Nam tước Giacomo Nicolaci. Tầng ba được sử dụng làm nơi ở của các thành viên gia đình. Tầng trên cùng được dành cho người hầu. Những ban công baroque lộng lẫy với các bức tượng và lan can sắt rèn trang trí tinh xảo, khiến nơi đây trở thành một trong những góc đặc trưng nhất của Noto. Phần hấp dẫn nhất trong nội thất của Dinh thự là Phòng khiêu vũ (Salone delle Feste). Bên trong được trang trí bởi các bức bích họa được vẽ vào thế kỷ 19. Nội thất của Dinh thự còn lưu giữ được nhiều đồ vật giá trị.
Mặt trước Dinh thự Nicolaci, Noto, Sicily, Italia
Trang trí ban công mặt trước Dinh thự Nicolaci, Noto, Sicily, Italia
6. Palazzolo Acreide
Di sản Palazzolo Acreide có diện tích khoảng 1,37ha; diện tích vùng đệm 33,74ha, nằm tại trung tâm Khu vực Di sản (N37 3 46.10 E14 54 10.80).
Phạm vi Di sản Palazzolo Acreide, Đông Nam Sicily, Italia
Di sản Palazzolo Acreide nằm tại thị trấn Palazzolo Acreide. Thị trấn có diện tích 86,34km2, dân số khoảng 8,6 ngàn người (năm 2017), nằm trên độ cao 670m so với mực nước biển. Khu vực xung quanh Palazzolo Acreide đã có người ở từ thời cổ đại. Thị trấn có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các tuyến đường giao thông giữa các thị trấn trên bờ biển phía nam của hòn đảo.Thị trấn bị người Ả Rập phá hủy vào nửa đầu thế kỷ thứ 9. Sau đó được xây dựng lại. Trận động đất năm 1693 đã phá hủy gần như toàn bộ thị trấn. Thị trấn dần được phục hồi trong những năm tiếp sau. Di tích tiêu biểu trong khu di sản gồm:
Nhà thờ SanPietroe Paolo Nicolo
Nhà thờ SanPietro e Paolo Nicolo (Chiesa di SanPietroe Paolo Nicolo) nằm tại phía bắc thị trấn Palazzolo Acreide. Ban đầu đây là một nhà thờ nhỏ, bị phá bỏ để xây dựng nhà thờ lớn hơn. Nhà thờ này cũng bị phá hủy trong trận động đất năm 1693. Một nhà thờ Baroque mới đã được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1720 - 1730.
Công trình có bố cục theo hướng đông tây. Lối vào chính từ phía Tây. Công trình nằm trên một bệ nền cao với hệ thống bậc. Mặt tiền công trình thể hiện cấu trúc bên trong gồm 3 nhịp, được phân chia bởi cụm trụ và cột kiểu Corinth. Nhịp chính giữa rộng và cao, 2 nhịp bên nhỏ hơn và thấp.Theo chiều cao, mặt tiền Nhà thờ phân thành 3 tầng với nhiều chi tiết. Tầng dưới là hàng hiên (pronaos)với 3 cửa ra vào. Cửa chính được nhấn mạnh bởi cụm 2 cột kiểu Corinth. Cửa bên được nhấn mạnh bởi trụ tường với đầu cột kiểu Corinth. Tầng giữa, chỉ bao gồm phần gian giữa, được trang trí một cửa vòm. Bên trong trang trí một cụm tượng Đức Chúa và hai thiên thần. Góc của mặt tiền tầng giữa có một tường trang trí kiểu cuộn xoắn ốc. Tầng trên là tháp chuông, được nhấn mạnh trụ tường kiểu Doric tại các góc và hàng lan can được trang trí bởi 12 tượng thánh tông đồ. Mái của tháp chuông có dạng hình củ hành, đặc biệt đối với các nhà thờ Ý.
Mặt bằng Nhà thờ hình chữ nhật, không có gian ngang. Gian giữa rộng và cao, gian bên nhỏ và thấp. Ban thờ chính có một cây thánh giá từ thế kỷ 16- 17. Bên trong có nhiều bức tranh và tượng mô tả sự tích Kinh thánh.
Mặt trước Nhà thờ Chiesa di SanPietroe Paolo Nicolo, Palazzolo Acreide, Sicily, Italia
Bên trong Nhà thờ Chiesa di SanPietroe Paolo Nicolo, Palazzolo Acreide, Sicily, Italia
Nhà thờ San Sebastiano
Nhà thờ San Sebastiano (Chiesa di San Sebastiano) nằm tại phía bắc thị trấn Palazzolo Acreide. Nhà thờ được xây dựng theo phong cách Baroque. Ban đầu đây là một nhà thờ nhỏ tồn tại từ thế kỷ 15. Nhà thờ được mở rộng vào thế kỷ 16 và 17 và bị phá hủy bởi trận động đất năm 1693. Vào đầu thế kỷ 18, một nhà thờ mới được xây dựng. Công trình có bố cục theo hướng bắc nam. Lối vào chính từ phía bắc, hướng ra quảng trường. Công trình nằm trên một bệ nền cao với hệ thống bậc. Mặt tiền công trình thể hiện cấu trúc bên trong gồm 3 nhịp, được phân chia bởi cụm 2 cột kiểu Corinth. Nhịp chính giữa rộng và cao, 2 nhịp bên nhỏ hơn và thấp. Theo chiều cao, mặt tiền Nhà thờ phân thành 3 tầng. Tầng dưới có 3 cửa ra vào. Cửa chính được nhấn mạnh bởi cụm 2 cột nhỏ kiểu Corinth. Cửa bên được nhấn mạnh hai bên bởi 1 cột nhỏ kiểu Corinth. Tầng giữa, chỉ bao gồm phần gian giữa, được trang trí một cửa giả với cụm 2 cột nhỏ kiểu Corinth tại hai bên. Giữa cửa được trang trí bởi đồng hồ. Tầng trên là tháp chuông. Mặt bằng Nhà thờ hình chữ nhật, không có gian ngang. Gian giữa rộng và cao, gian bên nhỏ và thấp. Nhà thờ được chú ý bởi những đồ trang trí Baroque tinh xảo, bao gồm việc sử dụng rộng rãi vữa trát ở bên trong. Mái vòm của gian giữa có ba bức bích họa lớn từ thế kỷ 19, trong khi các bàn thờ được trang trí bằng đá cẩm thạch nhiều màu, với các bệ thờ hoặc tượng mô tả những vị thánh. Gian giữa kết thúc bằngmột bàn thờ cao bằng đá cẩm thạch uy nghi với một cây thánh giá từ thế kỷ 17 và một nhà nguyện.
Mặt trước Nhà thờ San Sebastiano, Palazzolo Acreide, Sicily, Italia
Bên trong Nhà thờ San Sebastiano, Palazzolo Acreide, Sicily, Italia
7. Ragusa
Di sản Ragusa có diện tích khoảng 17,39ha; diện tích vùng đệm 29,32ha, nằm tại phía tây nam Khu vực Di sản (N36 55 31.20 E14 43 59.90).
Phạm vi Di sản Ragusa, Đông Nam Sicily, Italia
Phối cảnh một góc Di sản Ragusa, Đông Nam Sicily, Italia
Ragusa là thành phố thủ phủ của tỉnh Ragusa, trên đảo Sicily. Thành phố có diện tích 442,6km2, dân số khoàng 74 ngàn người (2018), nằm trên vùng núi đá vôi có độ cao 520m so với mực nước biển, giữa hai thung lũng Cava San Leonardo và Cava Santa Domenica. Nguồn gốc của Ragusa có thể bắt nguồn từ thiên niên kỷ thứ 2 TCN. Lịch sử của thành phố trải qua sự thống trị của nhiều vương quốc. Năm 1693, Ragusa bị tàn phá bởi động đất, khiến khoảng 5.000 cư dân thiệt mạng. Sau thảm họa, thành phố đã được xây dựng lại phần lớn và nhiều tòa nhà Baroque từ thời đó vẫn còn tồn tại trong thành phố. Hầu hết dân số chuyển đến một khu định cư mới. Thành phố Ragusa có hai khu vực riêng biệt: Khu phố cổ Ragusa Inferiore (Hạ Ragusa) và Khu phố mới Ragusa Superiore (Thượng Ragusa, Thị trấn phía trên/ Upper Town). Hai nửa được ngăn cách bởi Valle dei Ponti, một khe núi sâu được bắc qua bởi bốn cây cầu, trong số đó có cầu Ponte dei Cappuccini, được xây dựng vào thế kỷ 18.
Khu phố cổ Ragusa Ibla
Khu phố cổ Ragusa Ibla (Ragusa Inferiore) nằm trên một gò núi thấp tại phía đông Khu vực Di sản, bao gồm các tuyến phố uốn lượn theo đường đồng mức. Ragusa Ibla là nơi có nhiều công trình kiến trúc Baroque, bao gồm một số nhà thờ và dinh thự tuyệt đẹp. Một số di tích chính của Khu vực Di sản gồm:
Nhà thờ San Giorgio Nhà thờ San Giorgio (Cathedral of San Giorgio, hình vẽ ký hiệu 1) được xây dựng vào năm 1738 - 1775 để thay thế một phần nhà thờ bị phá hủy bởi trận động đất năm 1693. Một nửa nhà thờ này đã được xây dựng lại theo phong cách Baroque, trong khi một nửa vẫn giữ nguyên phong cách Gothic ban đầu. Nhà thờ có bố cục nằm theo hướng đông tây, hướng về phía đông ra phía quảng trường. Công trình đặt trên một bệ nền cao một tầng so với xung quanh. Tiếp cận qua 250 bậc. Mặt tiền công trình thể hiện cấu trúc bên trong gồm 3 nhịp, được phân chia bởi cụm 2 cột hoặc 3 cột kiểu Corinth. Nhịp chính giữa rộng và cao, 2 nhịp bên nhỏ hơn và thấp. Theo chiều cao, mặt tiền Nhà thờ phân thành 3 tầng. Trên đỉnh cột góc của tầng 1 và 2 được trang trí bởi các tượng Thánh. Mặt bằng Nhà thờ có dạng chữ thập La-tinh, gồm gian Hội trường và Gian ngang. Dọc theo hai bên gian Hội trường là nơi bố trí nhà nguyện. Giao của Gian giữa và Gian ngang được phủ một mái vòm lớn, được xây dựng vào năm 1820, cao 43m và được hỗ trợ bởi 16 cột. Tường phía ngoài tại phía bắc và nam Gian giữa được gia cố bởi các trụ tường lớn (Buttess Pies), tạo thành hệ khung sườn (Flying Buttress) để nhận tải trọng xiên từ mái vòm và chuyển thành tải trọng đứng truyền xuống móng. Nội thất công trình được trang trí công phu bởi các bức tượng và tranh. Vào năm 1920, Nhà thờ được bổ sung 30 cửa số kính màu tráng lệ với các trang trí pheo phong cách Baroque.
Mặt trước Nhà thờ San Giorgio, Ragusa Ibla, Sicily, Italia
Bên trong Nhà thờ San Giorgio, Ragusa Ibla, Sicily, Italia
Nhà thờ Purgatorio Nhà thờ Purgatorio (Chiesa del Purgatorio, hình vẽ ký hiệu 2) dành riêng để cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện ngục, có cổng vào theo phong cách kiến trúc Baroque. Nhà thờ đầu tiên có quy mô nhỏ, được xây dựng vào năm 1658. Năm 1740, một nhà thờ mới đã được khởi công với quy mô lớn hơn. Nhà thờ nằm trên một bệ nền cao với một cầu thang dốc từ quảng trường lên tiền sảnh. Nhà thờ có bố cục theo hướng đông tây. Lối vào chính từ phía tây. Nhà thờ có mặt bằng hình chữ nhật, không có gian ngang với 3 nhịp. Nhịp giữa cao, nhịp hai bên thấp được ngăn cách bởi hàng cột có đầu cột theo kiểu Corinth. Mặt tiền Nhà thờ cao 2 tầng, được hoàn thành vào năm 1757, thể hiện không gian bên trong với 3 nhịp với 3 cửa ra vào. Cửa tại nhịp giữa dạng cửa vòm, được trang trí cột Corinth hai bên cửa. Phía trên cửa là các bức chạm khắc họa tiết thực vật và mô tả truyền thuyết liên quan đến luyện ngục. Bên trong Hội trường và phòng nguyện được trang trí bởi các bức tranh tường, phù điêu và điêu khắc mô tả sự tích kinh thánh, truyền thuyết; các phù hiệu của các vị vua, giáo hoàng, hồng y và giám mục.
Mặt trước Nhà thờ Purgatorio, Ragusa Ibla, Sicily, Italia
Bên trong Nhà thờ Purgatorio, Ragusa Ibla, Sicily, Italia
Nhà thờ Santa Maria Delle Scale Nhà thờ Santa Maria Delle Scale (Chiesa di Santa Maria Delle Scale, hình vẽ ký hiệu 3) được xây dựng theo phong cách Gothic, vào nửa đầu thế kỷ 13 bởi các tu sĩ dòng Xitô của tu viện S. Maria di Roccadia di Lentini. Sau trận động đất năm 1693, công trình được mở rộng và xây dựng lại phần lớn theo phong cách Baroque. Nhà thờ được cải tạo lại vào thế kỷ 18. Công trình có quy mô nhỏ, bằng đá, nằm ngay trên sườn núi dốc, có bố cục theo hướng tây bắc – đông nam. Lối vào từ phía mặt bên đông bắc. Nhà thờ có 3 nhịp, không có gian ngang. Mặt tiền chính phía đông bắc của Nhà thờ được nhấn mạnh bởi 3 cổng vào. Cạnh cổng vào phía bắc là một tháp chuông, bên dưới là một nhà nguyện nhỏ theo phong cách Phục hưng. Nội thất của Nhà thờ, với một Hội trường duy nhất có 3 nhà nguyện, được bao quanh bởi những mái vòm lớn theo phong cách Gothic muộn, được trang trí bởi nhiều tác phẩm điêu khắc và chạm khắc bằng đá mô tả hình ảnh một số loài thực vật và động vật cũng như những sinh vật quái dị trên thiên đường, mặt đất và địa ngục.
Mặt trước Nhà thờ Santa Maria Delle Scale, Ragusa Ibla, Sicily, Italia
Bên trong Nhà thờ Santa Maria Delle Scale, Ragusa Ibla, Sicily, Italia
Khu phố mới Ragusa Superiore
Khu phố mới Ragusa Superiore nằm trên một gò núi cao tại phía tây Khu vực Di sản, bao gồm 3 ô phố vuông vắn và một phần của 8 ô phố khác. Các di tích nổi bật trong Khu vực Di sản gồm:
Nhà thờ chính tòa Ragusa: Nhà thờ chính tòa Ragusa (Ragusa Cathedral/Duomo di Ragusa, hình vẽ ký hiệu 4) nằm cuối phía tây Khu vực Di sản. Nhà thờ dành riêng cho Thánh John the Baptist (San Giovanni Battista), là điểm thu hút lớn nhất ở vùng Ragusa. Tòa nhà hiện tại được xây dựng từ năm 1718 – 1778. Nhà thờ có bố cục nằm theo hướng đông tây, hướng về phía đông ra phía quảng trường (Piazza San Giovanni). Công trình đặt trên một bệ nền cao một tầng so với xung quanh. Mặt tiền công trình thể hiện cấu trúc bên trong gồm 5 nhịp, được phân chia bởi hàng cột kiểu Corinth. Nhịp chính giữa rộng và cao, 2 nhịp bên nhỏ hơn và thấp. Mặt tiền có trang trí theo phong cách Baroque điển hình của miền Nam Sicilia. Phía trên cổng vào chính được trang trí bằng tượng Đức mẹ đồng trinh, Thánh John the Baptist và Thánh John the Evangelist. Phía nam của Nhà thờ có một tháp chuông cao, theo phong cách Baroque. Mặt bằng Nhà thờ có dạng chữ thập La-tinh, gồm gian Hội trường và Gian ngang. Nội thất Baroque được trang trí công phu 3 hàng cột phân chia gian giữa và các gian bên được tô điểm bằng vàng. Mái vòm được xây dựng vào năm 1783 và được phủ bằng các tấm đồng trong thế kỷ 20. Các nhà nguyện hai bên, được đặc trưng bởi các bàn thờ với trang trí bằng đá cẩm thạch nhiều màu, có niên đại từ thế kỷ 19.
Mặt trước Nhà thờ chính tòa Ragusa, Sicily, Italia
Nội thất Nhà thờ chính tòa Ragusa, Sicily, Italia
Dinh thự Zacco Dinh thự Zacco (Palazzo Zacco, hình vẽ ký hiệu 5) nằm tại phía nam của Khu phố mới Ragusa Superiore, tại góc tuyến phố Via San Vito và Corso Vittorio Veneto. Công trình được xây dựng vào cuối thế kỷ 18, cao 2 tầng, là ngôi nhà tại khu vực nông thôn của một gia đình quý tộc. Cổng vào rất trang nhã với hai cột Corinth hai bên. Mặt tiền có ban công kiểu Baroque muộn điển hình được trang trí bằng những dấu ngoặc kỳ cục, các hình tượng nhân hóa và gia huy của gia tộc. Các phòng đều có sàn bằng đá màu đen, trần nhà dạng vòm được trát vữa trang trí. Hiện tại, công trình trở thành Bảo tàng Nông thôn (Museo del Tempo Contadino). Tại đây trưng bày nhiều công cụ và đồ dùng từ truyền thống nông dân cổ xưa dùng để cày và gieo hạt, gia công bánh mì, sữa và pho mát.
Phối cảnh Dinh thự Zacco, Ragusa Superiore, Sicily, Italia
Bên trong Bảo tàng Nông dân, Ragusa Superiore, Sicily, Italia
Dinh thự Bertini Dinh thự Bertini (Palazzo Bertini, hình vẽ ký hiệu 6), nằm tại phía bắc của Khu phố mới Ragusa Superiore. Công trình cao 3 tầng, được xây dựng vào cuối thế kỷ 18 và sửa đổi vào thế kỷ sau, khi mặt đường phía trước bị hạ xuống. Ba chiếc mặt nạ bằng đá vôi nằm phía trên 3 cửa sổ tại tầng 1 là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của thành phố.Đầu bên trái là của người ăn xin với khuôn mặt dị dạng, mũi to và miệng không có răng; Đầu tại vị trí giữa là của nhà quý tộc với dáng vẻ kiêu hãnh, đội mũ lông vũ và có mái tóc dày xoăn; Đầu bên phải là của thương gia hay “Người phương Đông”. Cổng trung tâm có mái vòm tròn tráng lệ. Các họa tiết kiến trúc rất độc đáo kết nối nó với ban công ở tầng chính, nơi có lan can bằng sắt rèn có họa tiết hoa.
Phối cảnh Dinh thự Bertini, Ragusa Superiore, Sicily, Italia
Trang trí đầu người (thương nhân) tại mặt tiền Dinh thự Bertini, Ragusa Superiore, Sicily, Italia
8. Scicli
Di sản Scicli có diện tích khoảng 0,82ha; diện tích vùng đệm 5,18ha, nằm tại phía tây nam Khu vực Di sản (N36 47 32.70 E14 42 20.60). Scicli là một thị trấn ở tỉnh Ragusa, diện tích 138,72km2, dân số (2017) là 27.051 người, nằm trên độ cao 108m so với mực nước biển. Thị trấn Scicli nằm ở ngã tư của ba thung lũng xen kẽ với các vách đá và những con sông.
Phạm vi Di sản Scicli, Đông Nam Sicily, Italia
Các khu định cư ở khu vực Scicli có niên đại từ thời đại Đồ đồng (thiên niên kỷ thứ 3 TCN đến thế kỷ thứ 15 TCN. Scicli được người Sicels thành lập (có lẽ vì thế mà có tên như vậy) vào khoảng năm 300 TCN. Vào năm 864 sau Công nguyên, Scicli đã bị người Ả Rập chinh phục, như một phần cuộc chinh phục của người Hồi giáo. Dưới sự cai trị của họ, nơi đây phát triển mạnh mẽ như một trung tâm nông nghiệp và thương mại. Năm 1091, Scicli bị người Normanchinh phục từ tay người Ả Rập. Sau trận động đất năm 1693, phần lớn thị trấn được xây dựng lại theo phong cách kiến trúc Baroque của Sicilia. Các di tích nổi bật trong Khu vực Di sản:
Tòa thị chính
Tòa thị chính (Town Hall, hình vẽ ký hiệu 1): Đây là tòa nhà mang tính biểu tượng nhất ở Scicli, được xây dựng vào đầu những năm 1900 trên địa điểm của tu viện Benedictine đã bị phá hủy, gắn liền với nhà thờ San Giovanni Evangelista. Tòa nhà chạy dọc theo hướng đông tây, hướng ra tuyến phố Francesco Mormino Penna và quảng trường tại phía nam. Kiến trúc công trình theo phong cách pha trộn Tân Phục hưng, thể hiện các yếu tố của thời kỳ Phục hưng Florentine đầu tiên.
Mặt trước Tòa thị chính Scicli, Sicily, Ý
Nhà thờ San Giovanni Evangelista
Nhà thờ San Giovanni Evangelista (Chiesa di San Giovanni Evangelista, hình vẽ ký hiệu 2): Nằm tại phía tây của Tòa thị chính. Trước đây Nhà thờ thuộc Tu viện Benedictine, bị phá bỏ vào đầu thế kỷ 1900 để xây dựng khu dân cư. Nhà thờ được xây dựng từ năm 1760 – 1765. Việc trang trí bên ngoài và bên trong kéo dài đến năm 1854. Nhà thờ hiện tại là kết quả của nhiều lần cải tạo lại trong thế kỷ 18 và 19. Công trình nằm theo hướng bắc nam, mặt đứng hướng ra phía nam, ra tuyến phố Francesco Mormino Penna và quảng trường. Giống như hầu hết các nhà thờ khác trong thị trấn, nhà thờ có mặt tiền với 3 tầng, được chia thành gian bởi các trụ cột kiểu Ionic. Tầng thứ nhất có một cửa ra vào lớn, đặt trên một bệ nền cao với 9 bậc. Tầng thứ hai có bản công với lan can bằng sắt rèn mang phong cách của thế kỷ 19. Nội thất có mặt bằng hình bầu dục, được bao phủ bởi một mái vòm, trên đó mở ra các cửa sổ lớn. Công trình được trang trí phong phú bởi những các tác phẩm điêu khắc, phù điêu và tranh vẽ.
Mặt trước Nhà thờ San Giovanni Evangelista, Scicli, Ý
Nội thất Nhà thờ San Giovanni Evangelista, Scicli, Ý
Nhà thờ San Michele Arcangelo
Nhà thờ San Michele Arcangelo (Chiesa di San Michele Arcangelo, hình vẽ ký hiệu 3) là một nhà thờ Công giáo La Mã theo phong cách Baroque nằm ở phía nam tuyến phố Francesco Mormino Penna. Một nhà thờ tại địa điểm này có thể đã được xây dựng trước thế kỷ 15, nhưng nhà thờ hiện tại đã được xây dựng lại sau trận động đất lớn năm 1693, vào khoảng sau năm 1750 đến vào khoảng giữa những năm 1800. Gian giữa nhà thờ hình elip và kết thúc bằng gian thờ hình bán trụ. Nội thất bên trong có nhiều tranh bằng thạch cao (scagliola) và bích họa. Năm 1770, Tu viện Augustinian liền kề được xây dựng. Hiện là viện dưỡng lão dành cho người già. Mặt tiền nhà thờ ốp đá cẩm thạch, được chia thành 3 tầng, nhấn mạnh gian giữa gắn với 3 lớp cửa, hàng cột kiểu Corinth và cặp 2 trụ tường đơn giản hai bên. Nội thất bên trong là kiểu trang trí đa sắc rất phong phú được đặc trưng bởi vô số bức bích họa, tranh vẽ và tác phẩm điêu khắc.
Mặt trước Nhà thờ San Michele Arcangelo, Scicli, Ý
Nội thất Nhà thờ San Michele Arcangelo, Scicli, Ý
Nhà thờ San Teresa
Nhà thờ San Teresa (Chiesa di San Teresa, hình vẽ ký hiệu 4) nằm tại điểm kết thúc phía tây của tuyến phố Francesco Mormino Penna. Nhà thờ Santa Teresa d'Avila và tu viện nguyên thủy của Dòng Carmelite tạo thành một tổ hợp tôn giáo. Trận động đất năm 1693 đã phá hủy cấu trúc của cơ sở ban đầu. Sau đó Nhà thờ đã được xây dựng lại. Nội thất được hoàn thiện từ năm 1755 - 1762 với trang trí bằng thạch cao và vữa. Nhà thờ không còn được sử dụng để thờ tự từ năm 1950 và được chuyển đổi thành không gian triển lãm. Tu viện thuộc sở hữu tư nhân. Nhà thờ có mặt tiền hình trang nhã với 3 tầng. Hai tầng phía dưới được nhấn mạnh bởi hai cột trụ góc theo thức cột Tuscan cao suốt 2 tầng. Tầng dưới có cổng ra vào, được giới hạn bởi các cột và tường tạo thành cửa vòm lớn. Tầng giữa được nhấn mạnh bởi một cửa số hình vuông kết hợp và hình bán tròn. Tầng trên gồm 3 vòm cửa và một tháp chuông tại bên phải. Nội thất Nhà thờ được trang trí bằng những bức họa trên mái vòm, các bức tranh mô tả cuộc đời các vị thánh và đồ trang trí bằng đá trắng trên các cột. Các chi tiết khảm hình học tinh xảo bằng đá đen và trắng đặc trưng trên sàn nhà là một trong những loại sàn nguyên bản nhất trong khu vực.
Mặt trước Nhà thờ San Teresa, Scicli, Ý
Nội thất Nhà thờ San Teresa, Scicli, Ý
Dinh thự Beneventano:
Dinh thự Beneventano (Palazzo Beneventano, hình vẽ ký hiệu 5) nằm trên sườn đồi Colle di San Matteo, giữa hai hẻm núi Santa Maria La Nova và San Bartolomeo. Dinh thự được xây dựng vào thế kỷ 18 bởi gia đình Beneventano, là chủ đất và quý tộc giàu có. Dinh thự cao 2 tầng này được cho là công trình Baroque đẹp nhất ở Sicily. Công trình nằm ngay góc đường, mặt đường dốc. Hai mặt tiền được nối với nhau tại góc bằng một trụ baroque hùng vĩ. Trên đỉnh trụ góc là huy hiệu của gia tộc Benevento, được đỡ bằng hai đầu người Moorish. Các ban công tại tầng 2 được tô điểm bằng những chiếc con sơn trang trí tượng đầu thú, động vật, mặt nạ và đầu của người Moor, được coi là đặc trưng nhất của phong cách baroque Iblean. Dinh thự hiện được sử dụng làm trung tâm văn hóa và tổ chức các cuộc triển lãm và sự kiện.
Phối cảnh Dinh thự Beneventano, Scicli, Ý
Trang trí tượng trên trụ góc, mặt tiền Dinh thự Beneventano, Scicli, Ý
Các thị trấn Baroque muộn của Val di Noto - Đông Nam Sicily, Italia đại diện cho đỉnh cao và sự phát triển cuối cùng của nghệ thuật Baroque ở châu Âu.
“ Chính sách đúng là nguồn gốc của thắng lợi, nhưng khi có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là do cách tổ chức công việc, việc lựa chọn cán bộ và công tác kiểm tra. Nếu ba điều ấy làm không tốt, thì chính sách đúng mấy cũng vô ích”.