Tuần 9 - Ngày 06/10/2024
SỰ KIỆN TRONG TUẦN
Hỏi:

Em cảm thấy vô hướng quá  

Em chào thầy ạ, em là 1 sinh viên đang theo học tại trường Đại học Xây dựng Hà Nội và cũng đang học trong lớp Kiến trúc Công nghiệp của thầy ạ. Em có 1 số vấn đề nội tâm rất mong muốn được thầy giúp đỡ và mách bảo ạ. 
Vấn đề chính em đang gặp phải là em cảm thấy rất vô hướng như trong tiêu đề ạ. Em thấy bản thân mình không có tý năng lực nào để mai sau có thể hành nghề kiến trúc sư. Hiện tại em bị nản chí và cũng lo sợ nữa. Em vào trường cũng vì ước mơ có thể xây ngôi nhà do chính mình thiết kế và hành nghề. Nhưng em cảm thấy mình không đủ năng lực để có thể hành nghề, kiến thức trên trường là vô cùng lớn mà dù e đã học rồi nhưng lại bị quên lãng chỉ sau 1 học kỳ. Em cũng không giỏi vẽ và vẽ rất xấu nếu vẽ tay thì nhìn rất trẻ con và thiếu chuyên nghiệp, nhìn các bạn khác em cảm thấy rất tự ti, Em cũng không biết mình còn có thể đủ trình độ để đi thực tập không nữa. Chuyên môn của em em tự đánh giá là khá tệ, em rất suy sụp và cố gắng học những gì có thể mà chuyên ngành cần. Thầy có thể cho em xin ý kiến và liệu có giải pháp khắc phục không ạ, em rất sợ rằng nếu hành nghề thì bản thân không giỏi giang thì kinh tế làm ra sẽ bị thấp, không đủ sống. Vậy em phải làm sao ạ. 


Trả lời:

Thày đã nhận được thư.

Năng lực tự thân thời điểm này là kết quả của năng lực tự rèn luyện giai đoạn trước. Như em nêu trong thư, năng lực tự thân yếu, trước hết thể hiện:
i) Kiến thức chuyên môn còn nhiều khoảng trống và ngày càng rộng ra, do việc học không chăm chỉ;
ii) Trình bày bản vẽ kiến trúc xấu, do không cẩn thận khi thiết kế;
iii) Mất niềm tin vào chính mình, nản chí và dẫn đến lo sợ cho tương lai. 
Phải thấy đó là điều không tốt đẹp do chính em gây ra, để có trách nhiệm mà sửa mình. 
Được gia đình hỗ trợ, có sức khỏe và năng lực để học đến năm thứ 3, là may mắn lắm, khi so sánh với rất nhiều thanh niên người Việt khác. 

Một số việc phải làm ngay: 
i) Thay đổi ngay nhận thức cũ: Ta phải trở thành người tài với cả kỹ năng cứng và mềm phù hợp để cạnh tranh và hợp tác, không chỉ trong kiến trúc mà cả lĩnh vực liên quan khác mà xã hội đang cần và tạo ra giá trị gia tăng;
ii) Sử dụng thời gian hợp lý: Một ngày ngủ đủ 6- 7 tiếng để tái tạo sức lao động. Thời gian còn lại dành cho: Học ngoại ngữ và chuyển đổi số; Đi học đầy đủ và lắng nghe bài giảng; Đọc sách và tài liệu bổ sung kiến thức; Chủ động trao đổi chuyên môn với giảng viên và bạn bè;
iii) Chăm chỉ tự học tập: Lời chê ghê gớm nhất là Kẻ lười nhác. Từ Kẻ lười nhác đến Kẻ hèn hạ và vô dụng rất gần nhau. Không phải lúc nào cũng có người bên cạnh mà học hỏi, mà phải có kế hoạch tự học, từ trong sách vở đến mạng xã hội và thực tế;
iv) Mở ra với thế giới bên ngoài: Tìm người có đức, có tài mà chơi để học kiến thức và sự đồng thuận; Ra với môi trường tự nhiên mà hòa vào trong đó. Sẵn sàng trải nghiệm làm những điều tốt đẹp; 
v) Còn 2 năm nữa mới ra trường. Phải học để tốt nghiệp đại học, điểm khởi đầu sự nghiệp của một người tri thức. Đây là thời gian đủ để em tìm lại sự cân bằng cảm xúc và tận tâm thay đổi chính mình.

Nếu có vấn đề gì về việc học tập có thể trao đổi với thày. Thày sẵn sàng đồng hành.

Ngày 4/11/2023; Thày Phạm Đình Tuyển 
Hỏi:

Em kính chào thầy ạ.
Em đang đọc lần 2 quyển sách Nghĩ giàu làm giàu, xuất bản lần đầu năm 1937. Quyển sách được viết từ 90 năm trước nhưng nó vẫn đang phản ánh nhiều thực tế.
Em đã đọc được rằng "các cơ sở giáo dục cần có trách nhiệm hơn nữa trong việc định hướng nghề nghiệp cho sinh viên".
Em nghĩ đó là việc các thầy đang làm không ngừng. 
Em viết mail này để cảm ơn công việc của thầy ạ.

Em cảm ơn thầy đã đọc ạ.
Sinh viên 60KD3


Trả lời:

Thày đã nhận được thư của em.
Rất cám ơn về những dòng chia sẻ, động viên. 
Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên không chỉ liên quan đến việc đào tạo kỹ năng cứng mà còn phải là kỹ năng mềm, liên quan trước hết đến năng lực đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. 
Cuốn sách "Nghĩ giàu, làm giàu" chỉ là một trong những nội dung mà thế hệ trẻ quan tâm.
Điều lớn lao hơn là họ phải có năng lực tự thân và năng lực tự rèn luyện để hình thành sự nghiệp và trở thành người tốt cho gia đình, cộng đồng và xã hội, phù hợp với chuẩn mực chung của loài người trong thế kỷ 21. 
Sinh viên là tương lai của thày.
Thày cùng các thày cô giáo khác đang nỗ lực hết sức để biến tương lai tốt đẹp đó thành hiện thực. 
Thày đang viết một cuốn sách với tiêu đề: 'Nâng cao năng lực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho sinh viên (và cựu sinh viên) trong lĩnh vực xây dựng'. Dự kiến tháng 5/2023 xuất bản. 
Chúc mọi điều tốt lành. 
Ngày 8/3/2023; Thày Phạm Đình Tuyển 

 
 
Hỏi:

 

Thưa thầy, em xin gửi kết quả bigfive mới của bản thân, qua đây em cũng xin cảm ơn thầy vì thông qua bài khảo sát bigfive và những lời thầy nói, em đã cố gắng khắc phục những yếu điểm của bản thân và cũng như trau dồi thêm kiến thức để khai phá bản thân, và thực tế đã có những chuyển biến tích cực trong cuộc sống và công việc của em, tuy vậy bản thân em cũng vẫn còn những thiếu sót, những điều em chưa thay đổi đc, em mong thầy thông cảm và trân thành cảm ơn thầy đã lắng nghe em.

 

Sinh viên Khóa 53KD, Khoa Kiến trúc Quy hoạch, ĐHXD Hà Nội

 


Trả lời:

 

Đã nhận được kết quả Big Five. Nên ghép thêm kết quả của những sinh viên khác, người khác để có thể so sánh và rút ra được nhận xét ta là ai và từ đó tự sửa mình. 

Kết quả cho thấy: Tính cách (hay kỹ năng mềm) thuộc loại trung bình. Yếu về tính hướng ngoại. 

Từng bước, từng bước mà cố gắng hơn. 

 

Ngày 3/2/2023, thày Phạm Đình Tuyển 

 


Hỏi:  Em gửi thầy kết quả Big Five ạ.




Trả lời: Thày đã nhận được kết quả đánh giá Big Five của em. 
Sau một năm tự nhìn nhận mình là ai và đã có những thay đổi . 
Tính cách Tận tâm và Hướng ngoại được cải thiện so với trước. 
Tính cách Cân bằng cảm xúc vẫn yếu như cũ. Theo các nghiên cứu mà thày được biết, tính cách Cân bằng cảm xúc là cốt lõi. Mọi năng lực hoạt động chuyên môn, xã hội của một con người đều dựa vào đây mà ra cả. 
Ta có mặt trên đời này đều có nguyên cớ tốt đẹp nào đó.  Phải tự tin hơn nữa vào chính mình, trước hết là từ công việc chuyên môn, nay chính là đồ án tốt nghiệp. 
Thày sẽ hỗ trợ chuyên môn để em có kết quả tốt nhất trong việc thực hiện học phần Đồ án tốt nghiệp. 
Ngày 10/6/2022. Thày Phạm Đình Tuyển.  
 

Hỏi: E chào thầy ạ! E là Thắng ,sinh vien nhận đồ án tốt nghiệp nhóm thầy, nhóm mình có nhóm zalo riêng hay thế nào để trao đổi về đồ án k ạ ? Em tìm sđt thầy để add Zalo nhưng không được ạ! Em cảm ơn thầy.
Trả lời: Trao đổi trực tiếp với thày qua mail. 
 
Một số nội dung chính thực hiện trong 4 tuần đầu tiên: :
 
1) Đọc kỹ các yêu cầu về nội dung Học phần đồ án tốt nghiệp của Khoa và Bộ môn KTCN; in thành một bộ hồ sơ, khi đi thông qua mang theo (hoàn thành ngay trong tuần thứ 1)  
2) Báo cáo về tên đề tài tốt nghiệp, vị trí cụ thể khu đất dự kiến theo tỷ lệ 1/500 (hoàn thành trong tuần thứ 1)
3) Chuản bị các quy định, tiêu chuẩn thiết kế có liên quan đến đề tài; in thành một bộ hồ sơ, khi đi thông qua mang theo (hoàn thành trong tuần thứ 2)
4) Tìm 5 ví dụ trên thế giới về các công trình tương tự với loại hình dự kiến trong đề tài tốt nghiệp; nhận xét và đánh giá, kết luận rút ra để có thể ứng dụng cho đề tài (4 tuần phải hoàn thành); 
5) Đọc lại các nguyên lý thiết kế kiến trúc đã được học (phải làm ngay và liên tục cho đến khi bảo vệ đề tài);
6) Nên tự đánh giá Ta là ai. Đánh giá theo phần mềm  Big Five- tính cách sinh viên, để thày biết rõ hơn về sinh viên. 
Phần mềm đánh giá: http://talaai.com.vn/   (talaai.com.vn)
Sau đó gửi ngay kết quả đánh giá tính cách cho thày, để có thể hỗ trợ. 
 
Gặp nhau 2 tuần/lần. Mỗi lần gặp cần chuẩn bị sẵn câu hỏi để có thể trao đổi tối đa những vấn đề liên quan đến đề tài tốt nghiệp mà không tự trả lời được. 
Địa điểm gặp: Chiều thứ tư hàng tuần, từ 16h - 17h30 tại Văn phòng Bộ môn KTCN. 
 
Đồ án tốt nghiệp là một sự kiện quan trọng của đời người lao động trí óc. 
Phải nỗ lực hết sức và dành tất cả thời gian, nguồn lực cho đồ án. Từ đây mới có kết quả tốt nhất, để trải nghiệm, hình thành năng lực cần thiết chuẩn bị cho việc ra trường và làm việc với vô số những người tài khác trong xã hội. 
 
2/6/2022. Thày Phạm Đình Tuyển. 
 

Hỏi:  Em chào bộ môn ạ, em là Hoàng Đức Dương lớp 66XD8 msv-0013966 đang làm bài tiểu luận về công trình dân dụng ạ em thấy bộ môn có đăng bài về công trình galaxy soho ở Trung Quốc vậy em muốn xin bộ môn cho em bài đăng đó được không ạ, em xin cảm ơn bộ môn,em chào bộ môn ạ.


Trả lời: Trang WEB bmktcn.com được thành lập với mục tiêu chính là phục vụ sinh viên. Đương nhiên là em được đăng lại các bài viết trên trang WEB này. 
Chủ  biên: TS. Phạm ĐÌnh Tuyển 

Hỏi:

Em gửi thày bài Trắc nghiệm tính cách – Big Five (talaai.com.vn)


Trả lời:

Thày đã nhận được biểu tượng Big Five của em. Đây là Big Five rất điển hình của sinh viên. Em còn là người mạnh về Hướng ngoại, một tính cách rất được coi trọng trong Thời đại liên kết và hội nhập. 
Do còn trong giai đoạn là sinh viên gắn với Học hỏi, Học tập là chính và chưa có Học hành, nên tính cách Tận tâm của em còn thiếu mạnh mẽ so với tính cách khác.  
Khi làm việc trong doanh nghiệp hay tổ chức nào đó, người sử dụng lao động đánh giá trước hết tính cách Tận tâm và là kỹ năng mềm cơ bản của mỗi nhân viên. 
Không đợi đến lúc ra trường, ngay từ bây giờ em dành quan tâm hơn cho tính cách này. Nếu làm được như vậy, sẽ thuận lợi hơn khi thử việc và nhiều cơ hội hơn trong sự nghiệp. 
Khi trắc nghiệm Big Five, Tận tâm cũng là tính cách nổi trội của thày. Trong công việc, thày luôn có thiện cảm với những người Tận tâm. 
Chúc em sớm trở thành con người thật sự Tận tâm. 

Ngày 24/4/2021, Thày Phạm Đình Tuyển. 


Hỏi:

Em thưa thầy, thầy có thể cho em hỏi làm sao mình có thể kết nối làm quen với những người giỏi hơn mình ạ, em cảm ơn thầy.


Trả lời:

Thày đã nhận được thư của em.
Đối với một đất nước: Hiền tài như nguyên khí quốc gia. Mạnh hay yếu từ đó mà ra cả.
Đối với một cá nhân: Suốt cả đời gắn với việc học: Học cái gì và học thày nào. Và sự học luôn đi cùng với sự sang trọng và thịnh vượng.
Những người giỏi hay người hiền tài có thể thức tỉnh cho ta học cái gì một cách hiệu quả và qua đó họ cũng trở thành thày của ta.
Người tài giỏi là người làm những việc mang lại giá trị gia tăng cao mà người thường không làm được. Người hiền tài là người mang tài của mình ra giúp xã hội.
Vị thế xã hội cấp độ nào thì có người tài, người hiền tài cấp độ đó, ví như người tài giỏi trong lớp, trong trường, trong ngành, trong vùng, trong quốc gia và thế giới.
Mỗi người thường tìm và chơi với người giỏi phù hợp với vị thế của họ. Khi tiến bộ, sang một vị thế mới cao hơn, lại tìm thày giỏi tương xứng ở vị thế đó mà học.
Khi đã tài giỏi trong một vị thế, chính ta lại trở thành người thày để dẫn dắt những người khác chưa có điều kiện giỏi bằng ta. Từ đây ta cũng có được phẩm cách của người chủ và người lãnh đạo.  
Khi đã hiểu được sự cần thiết của việc tìm người giỏi hay người hiền tài để học và hành, thì tất yếu ta sẽ tự thay đổi để tìm được cách kết nối với họ.
Những hiền tài luôn mong muốn làm những điều tốt đẹp. Vậy hãy thể hiện cho họ thấy tính cách của ta cũng luôn mạnh mẽ hướng về điều đó.
Là sinh viên, trước hết hãy tìm thày hay người giỏi trong lớp, khoa, trường; trong gia đình và dòng họ để học.
Thày chúc em sớm thành công.

Ngày 19/4/2021. Thày Phạm Đình Tuyển


Hỏi:

Em thưa thầy (cô). Trong quá trình làm đồ án thì trong lớp có nhóm không hoà đồng được và bạn trong nhóm xin sang nhóm khác. Vậy bạn đó đề xuất chuyển nhóm với thầy trong buổi thông tới luôn được không ạ? Em cảm ơn ạ!


Trả lời:

Bộ môn đã nhận được thư của em. 
Học kỹ năng mềm phối hợp với các thành viên có liên quan trong hoạt động tư vấn là một trong những mục tiêu của việc Làm đồ án theo nhóm. 
Ai cũng phải nỗ lực tự học điều này để đình hình được nhận thức: Sức mạnh và vị thế của một tổ chức chủ yếu được xây dựng trên nền tảng của việc "Cùng nghĩ,Cùng làm".Từ đó mới mong công việc đạt được hiệu quả cao nhất.
23/4/2019. Thày Phạm Đình Tuyển 


Hỏi:

Em chào thầy, các câu trả lời của thầy khiến em thấy rất hữu ích. Em muốn hỏi thầy khi thầy gặp những bế tắc hay thất bại trong cuộc sống thầy đã tự khắc phục như thế nào, có khi nào thầy cảm thấy mệt mỏi với công việc của mình không. Hiện tại có những lúc em cảm thấy kém cỏi so với  người khác, xin thầy cho em lời khuyên được không ạ?

Em cảm ơn thầy rất nhiều. 
Trả lời:


Thày đã nhận được thư của em 
Chắc chắn trong cuộc đời không có ai chỉ toàn thành công cả. 
Trong hoạt động chính trị, thất bại là gắn với tính mạng. 
Trong hoạt động kinh tế, thất bại là gắn với thiệt hại về kinh tế và thời gian.
Trong hoạt động xã hội, thất bại là mất niềm tin và vị thế… 

Trong thời đại hội nhập ngày nay, con người phải cạnh tranh với những đối thủ rất mạnh mà trong nhiều trường hợp ta còn chưa biết nhiều về họ; giống như đi thi Olimpic mà không biết sẽ phải thi môn gì; đến đó mới rõ. 
Chính vì vậy, xã hội bây giờ cần những người: i) Tư tưởng tiến bộ; ii) Yêu tự do; iii) Hoạt động đa năng và biết liên kết với nhiều người để làm nhiều việc; trong đó đặc biệt với em là nhân tố thứ ba. 

Nếu một người chỉ chăm chăm làm một việc; việc đó thất bại có nghĩa là mất tất cả. 
Nếu một người làm ba việc; một việc thành công, hai việc thất bại, điều đó cũng chấp nhận được.
Nếu một người làm năm việc; ba việc thành công, hai việc thất bại, điều đó được coi như đã thành công.  

Đã đi học được đến bậc đại học, chắc chắn em có cơ hội hơn rất nhiều người không có điều kiện đi học ngoài xã hội kia (thậm chí nhiều người còn khuyết tật). 
Hãy học và rèn luyện trở thành người đa năng, nghĩa là tập làm nhiều việc một lúc (ưu tiên là việc theo chuyên môn giỏi nhất của mình, tiếp đến là việc mà xã hội đang cần và cuối cùng là việc mà mình yêu thích). Cũng chính từ đây em sẽ tìm được những mặt mạnh của mình.
Đối với những người tri thức, trong tâm thức của họ không có chỗ cho từ “bế tắc” và “mệt mỏi”, chỉ có từ “khó khăn” và “sáng tạo” để vượt qua mà thôi. (Tất nhiên, trong cuộc sống ai cũng phải chịu những nỗi đau buồn, ví như sự mất mát của người thân, bạn bè, đồng loại). 
Một điều nữa em cũng cần biết: Sức mạnh để làm những điều khác biệt và sẽ thành công, không phải chỉ xuất phát từ bản thân em, từ thế giới thực tại này, mà còn được khởi nguồn từ sức mạnh tinh thần của tiền nhân, tổ tiên và dòng họ gia đình em. Vì vậy, phải tìm hiểu, học để phát huy cho được sức mạnh tinh thần này, thậm chí biến thành niềm tin cốt lõi của mình.  

Chúc em trở thành con người đa năng và thành công.  

Ngày 4/12/2018. Thày Phạm Đình Tuyển  

 


Thông tin định kỳ
+ Câu hỏi ôn thi môn học Kiến trúc CN - DD
+ Câu hỏi ôn thi môn học KTCN
+ Bảng giờ lên lớp
+ Giải thưởng Loa Thành
+ Quyết định số 1982/QĐ-TTg phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam
+ Quy định mới về Quy chế đào tạo ĐH hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của Trường ĐHXD
+ Chương trình khung môn học học phần tiến sỹ chuyên ngành Kiến trúc Công nghiệp
+ Dạy học theo tiếp cận “CDIO” trong đào tạo đại học
+ Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
+ NQ số 44/NQ-CP ban hành Chương trình hành động về đổi mới căn bản, toàn diện GD & ĐT
+ Bộ Xây dựng cung cấp 37 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4
+ NĐ 109/2022/NĐ-CP quy định về hoạt động KHCN trong cơ sở giáo dục ĐH
+ Công bố Báo cáo Việt Nam 2035
+ Hệ thống tài liệu phục vụ thực hiện học phần Đồ án KTCN và Công trình đầu mối HTKT
+ Danh mục các video trên WEB bmktcn.com
+ Truyền thuyết Kiến trúc kho báu Chùa Một Cột
+ Danh mục các dự án quy hoạch KCN tại VN
+ Danh mục dự án QH các KKT ven biển Việt Nam
+ Danh mục dự án QH các KKT cửa khẩu tại VN
+ Danh mục hệ thống Văn bản quy phạm pháp luật trên WEB bmktcn.com
Các nhà tư tưởng và sáng tạo kiến trúc hàng đầu thế giới
07/02/2009

Các nhà tư tưởng và sáng tạo kiến trúc hàng đầu thế giới


Nhà hát Opera Sydney, Úc- công trình do KTS Jorn Utzon sáng tạo ra 

Chúng ta chưa được biết nhiều về họ, nhưng chắc chắn rằng đó không phải là những người ngoài hành tinh đến trái đất này từ các đĩa bay. Họ cũng là những người như chúng ta, nhưng sự nghiệp và những đóng góp to lớn về kiến trúc và văn hóa cho quốc gia, cho thế giới, làm cho họ trở thành những con người vĩ đại.
Nếu xã hội là một trường đại học lớn, thì những triết lý sáng tạo và công trình kiến trúc của những bậc thày đó chính là các bài giảng tuyệt vời nhất:

Lão Tử (triết gia người Trung Quốc, theo truyền thuyết sống ở thế kỷ thứ 6 TCN) là tác giả của Đạo Đức kinh (Tao Te Ching), một trong những hệ thống triết lý và niềm tin ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội và tôn giáo, trong đó có kiến trúc và môi trường xây dựng, lan truyền đến các nước lân cận như Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản. 




Đạo Đức kinh của Lão Tử và Kiến trúc
  

- Khổng Tử  (Khổng Khâu tự Trọng Ni; năm 551 TCN − 479 TCN) là một triết gia và chính trị gia người Trung Quốc; người tạo lập một hệ thống niềm tin liên quan đến triết học, chính trị và đạo đức, gọi là Nho giáo. Hệ thống giáo lý triết học này nhấn mạnh yếu tố đạo đức của mỗi cá nhân lẫn chính quyền, tính đúng đắn trong các mối quan hệ xã hội, sự công bằng, lòng nhân ái và tính chân thành. Những lời dạy và triết lý của Khổng Tử ngày nay vẫn tiếp tục duy trì ảnh hướng khắp Trung Quốc, cũng như tại nhiều quốc gia Đông Á khác. Một trong những lời dạy của ông:  "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân - Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác". Khổng Tử là một hình mẫu cho thế hệ sau về nhiều phương diện.




Khổng Miếu, Khổng Lâm và Khổng Phủ tại Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc

- Pheidias
(năm 480-430 TCN) là một trong những nhà điêu khắc, họa sĩ, kiến trúc sư Hy Lạp vĩ đại, tác giả chính thiết kế Di sản thế giới Quần thể Acropolis tại Athens; tượng thần Zeus trên đỉnh Olympia của ông là một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại. Một tiểu hành tinh trong hệ mặt trời đã được đặt theo tên Pheidias.




Di sản thế giới: Quần thể Acropolis tại Athens, Hy Lạp


Di sản thế giới: Địa điểm khảo cổ học Olympia, Hy Lạp




----------------------------------------

- Marcus Vitruvius Pollio (KTS, kỹ sư công binh người Ý, 80-75 TCN -15 TCN), là tác giả của cuốn sách nổi tiếng De architectura (Mười cuốn sách về kiến trúc) - được coi là cuốn sách duy nhất về kiến trúc tồn tại từ thời Cổ đại. Trong đó ông đưa ra ba quan điểm nền tảng của kiến trúc là Firmitas-Ultilitas-Venustas (Bền vững-Thích dụng-Đẹp), còn được gọi là "tam giác Vitruvius".




De architectura - 10 Cuốn sách về Kiến trúc

- James Saint George (khoảng năm 1230-1309), kiến ​​trúc sư trưởng của Vua nước Anh Edward I và là kiến ​​trúc sư quân sự vĩ đại nhất thời bấy giờ. Ông được coi là cha đẻ của mô hình "Lâu đài đồng tâm" tại Anh (Concentric Castle). 4 Lâu đài và Tường thành của Vua Edward tại Gwynedd, North Wales, Vương quốc Anh do ông thiết kế được UNESCO tôn vinh là một trong những tuyệt tác của nhân loại.




Di sản thế giới (1986): Lâu đài và Tường thành của Vua Edward tại Gwynedd, North Wales

Filippo Brunelleschi (KTS, nhà thiết kế, điêu khắc người Ý, năm 1377 – 1446) là một trong những người tạo dựng kiến trúc thời Phục hưng. Ông nổi tiếng với việc thiết kế mái vòm Nhà thờ Florence tại Ý, một kỳ công kỹ thuật chưa từng có từ thời Cổ đại (Di sản thế giới năm 1982). Thành tựu của ông còn bao trùm trong các lĩnh vực khác như toán học mô tả không gian, kỹ thuật và thiết kế tàu. 




Di sản thế giới (1982): Trung tâm lịch sử thành phố Florence,
Tuscany, Ý

- Leone Battista Alberti
(KTS người Ý- 14/1/1404-25/4/1472), được coi là một trong những người tạo dựng nên thời kì Phục hưng nói chung và kiến trúc Phục hưng nói riêng; là con người toàn diện nhất của thời kì tiền Phục Hưng.



Bộ sách De PicturaDe re aifificatoria và De Statua   

Di sản thế giới (1996):
Trung tâm lịch sử thành phố Pienza, Ý
 

 
-------------------------------------------------
 

 

Leonardo da Vinci (người Ý, 15/4/1452 – 2/5/1519) là một họa sỹ, điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sỹ, bác sỹ, kỹ sư, nhà giải phẫu, nhà sáng tạo và triết học tự nhiên. Ông được coi là một thiên tài toàn năng. 



Bức vẽ Man Vitruvian


Michelangelo
(nhà điêu khắc, họa sĩ, kiến trúc sư và nhà thơ người Ý, năm 1475- 1564) là một trong những người gây ảnh hưởng lớn nhất đến phát triển nghệ thuật phương Tây và là người sáng lập  thời kỳ Hậu Phục hưng; được đánh giá là nghệ sĩ vĩ đại nhất trong thời đại của ông. Tác phẩm của danh nhân có mặt trong nhiều Di sản thế giới: Bức tượng Pieta bên trong Thánh đường Thánh Phero và bức tranh trên trần Nhà nguyện Sistine tại Thành quốc Vatican (Di sản thế giới năm 1984); Thiết kế kiến trúc và tượng trong nhà thờ, dinh thự tại Trung tâm lịch sử của thành phố Florence, Ý (Di sản thế giới năm 1982).


Di sản Thế giới (1984): Bức tượng “Pieta”, Thánh đường Thánh Phero, Thành quốc Vatican


Di sản Thế giới (1982):
Thư viện Nhà thờ San Lorenzo, Trung tâm lịch sử thành phố Florence, Ý



----------------------------------------

- João de Castilho, còn được gọi là Juan de Castillo (người Bồ Đào Nha, năm 1470 - c. 1552). Ông được cho là một trong những kiến ​​trúc sư hàng đầu Bồ Đào Nha, tác giả có liên quan tới 5 công trình được tôn vinh là Di sản văn hóa thế giới:  
Tu viện của Chúa Kitô (Convent of Christ), Tomar, Bồ Đào Nha; Di sản thế giới năm 1983;
Tu viện Jerónimos (Jerónimos Monastery), Lisbon, Bồ Đào Nha; Di sản thế giới năm 1983;
Tu viện Batalha (Batalha Monastery), Batalha, Bồ Đào Nha; Di sản thế giới năm 1983;
Tu viện Alcobaça (Monastery of Alcobaça), Alcobaça, Bồ Đào Nha; Di sản thế giới năm 1989;
El Jadida, Mazagan, Bồ Đào Nha; Di sản thế giới năm 2004.




Di sản thế giới (1983): 
Tu viện của Chúa KitôTomar,
Bồ Đào Nha

Di sản thế giới (1989):
Tu viện Alcobaça, Bồ Đào Nha
 
------------------------------------------
 

 

- Mimar Koca Sinan (KTS người Thổ Nhĩ Kỳ, 1490-1588) một trong các kiến trúc sư và kỹ sư nổi tiếng nhất của thời Đế quốc Ottoman - cùng thời với kiến trúc Phục Hưng của Ý
Nhiều công trình do ông thiết kế trở thành Di sản văn hóa thế giới: Nhà thờ trong Khu vực lịch sử của Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ (Di sản thế giới năm 1985); Nhà thờ Hồi giáo Selimiye Mosque, Edirne, Turkey (Di sản thế giới năm 2011); Cầu Mehmed Pasa Sokolovic ở Visegrad, Bosna và Hercegovina (Di sản thế giới năm 2007).

 


Di sản thế giới (2011):
Nhà thờ Hồi giáo
Selimiye
Mosque,
Edirne, Turkey

Di sản thế giới (2007):
Cầu Mehmed Pasa Sokolovic,

Visegrad, Bosna và Hercegovina
 

Di sản thế giới (1985):
Khu vực lịch sử của Istanbul,
Thổ Nhĩ Kỳ


 

- Andrea Palladio (người Ý 30/11/1508 – 19/8/1580) là kiến trúc sư chịu ảnh hưởng của kiến trúc La Mã và Hy Lạp, được coi là một trong những người có ảnh hưởng nhất trong lịch sử kiến trúc. Palladio  thiết kế nhiều công trình, đặc biệt là biệt thự, tạo nên một phong cách thiết kế kiến trúc mang tên ông – Palladian. Ông còn viết sách về kiến trúc, nổi bật là I Quattro Libri dell'Architettura/ The Four Books of Architecture (Venice, 1570). 




Di sản thế giới (1994, mở rộng 1996): 24 biệt thự do Palladio thiết kế ở Veneto, Ý   

- Juan de Herrera
(năm 1530- 1597) là kiến trúc sư Tây Ban Nha kiệt xuất nhất thế kỷ 16, đại diện cho đỉnh cao thời kỳ Phục hưng ở Tây Ban Nha. Một phong cách kiến trúc đại diện cho kiến trúc của Đế chế Tây Ban Nha đã được mang tên ông - Phong cách Herrerian.

Nhiều công trình do ông thiết kế và tham gia thiết kế trở thành Di sản văn hóa thế giới: Quần thể Tu viện El Escorial (Di sản thế giới năm 1984); Nhà thờ lớn, Cung điện Alcázar và Kho lưu trữ Archivo de Indias ở Seville, Tây Ban Nha (Di sản thế giới năm 1987).




Di sản thế giới (1984): Quần thể
Tu viện El Escorial
, Tây Ban Nha



Di sản thế giới (1987):
Nhà thờ lớn,
Cung điện Alcázar và Kho lưu trữ
Archivo de Indias
ở Seville
, Tây Ban Nha

Shaykh Bahai
 
(Baha 'ad-Din al-`Amili, 18/2/1547 – 1/9/1621, sinh tại Lebanon, sống tại Iran). Ông là nhà thần học, triết học, toán học, thiên văn học, nhà thơ và kiến trúc sư. Về phương diện kiến trúc, ông đã quy hoạch nhiều thành phố và thiết kế nhiều công trình, từ quảng trường, nhà thờ, đến kênh đào dẫn nước, phòng tắm công cộng... Một trong những công trình do ông quy hoạch trở thành Di sản văn hóa thế giới (năm 1979): Quảng trường Meidan Emam (Naqsh-e Jahan Square), tại cố đô Isfahan, Iran, được đánh giá như biểu tượng tiêu biểu về đời sống xã hội và văn hóa trong lịch sử quốc gia Iran.




Di sản thế giới (1979): Quảng trường Meidan Emam
Isfahan, Iran 

- Tōdō Takatora (người Nhật Bản, 16/2/1556 – 9/11/1630) là một lãnh chúa thời kỳ Mạc phủ Tokugawa (năm 1603 - 1868) và là một vị kiến trúc sư xuất sắc trong thiết kế đền, chùa, lâu đài tại Nhật Bản. Ông đã tham gia thiết kế và xây dựng tới 20 lâu đài, trong đó có Lâu đài Edo, Tokyo; Lâu đài Wakayama, tỉnh Wakayama; Lâu đài Uwajima, tỉnh Ehime; Lâu đài Imabari, tỉnh Ōita; Lâu đài Iga Ueno, tỉnh Mie và Lâu đài Sasayama, tỉnh Hyogo...;Đặc biệt là Đền Thần đạo Toshogu, nằm trong Quần thể đền, chùa ở Nikko, tỉnh Tochigi, Nhật Bản, là Di sản văn hóa thế giới, được đánh giá như là một tuyệt tác về tài năng sáng tạo của con người trong kiến trúc và nghệ thuật. 




Di sản thế giới (1999): Đền Thần đạo 
Nikko Toshogu

- Luigi Vanvitelli (người Ý, 12/5/1700 – 1/3/1773) là một kiến trúc sư và họa sĩ. Ông là một kiến trúc sư nổi bật nhất của Ý thế kỷ 18, đã thực hành cổ điển hóa phong cách Hậu Baroque, tạo nên sự chuyển đổi thuận tiện sang Chủ nghĩa Tân cổ điển.
Một trong những công trình tiêu biểu của ông là Quần thể Cung điện Cung điện Hoàng gia Caserta, Cầu máng Vanvitelli và Phức hợp San Leucio, Ý, được UNESCO tôn vinh là Di sản thế giới.  




Di sản thế giới (năm 1997): Quần thể Cung điện Cung điện Hoàng gia Caserta, Cầu máng Vanvitelli và Phức hợp San Leucio, Ý


-
Claude Nicolas Ledoux (người Pháp - (21/3/1736-18/11/1806) là một trong số các kiến trúc sư hàng đầu của trào lưu kiến trúc Tân cổ điển Pháp, là người đề ra lý thuyết về thiết kế kiến trúc và quy hoạch không tưởng. Một trong những công trình tiêu biểu của ông là Xưởng muối Hoàng gia Arc-et-Senans, Doubs, Pháp, được UNESCO tôn vinh là Di sản văn hóa thế giới .



Di sản thế giới (1982): Xưởng muối Hoàng gia Arc-et-Senans, Doubs, Pháp 

- Thomas Jefferson
(KTS người Mỹ - 13/4/1743-4/7/1826) là tác giả của Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ và là Tổng thống thứ ba của Hoa Kỳ; kiến trúc sư tự học và theo phong cách Cổ điển. Hai công trình nổi tiếng trong số các công trình kiến trúc do ông thiết kế là Monticello và Trung tâm lịch sử Đại học Virginia, tại bang Virginia, Hoa Kỳ là Di sản văn hóa thế giới


 
Di sản thế giới (1987, bổ sung 2015): Monticello và Đại  học Virginia, Hoa Kỳ  


- Manuel Tolsá
(người Tây Ban Nha, 4/5/1757 – 24/12/1816, kiến trúc sư và nhà điêu khắc nổi tiếng theo phong cách Tân Cổ điển tại Tây Ban Nha và Mexico). Một trong những công trình tiêu biểu của ông là Trung tâm bảo trợ xã hội - Hospicio Cabanas tại GuadalajaraJaliscoMexico, được tôn vinh là Di sản văn hóa thế giới .



Di sản thế giới (1997): Trung tâm bảo trợ xã hội - Hospicio Cabanas
tại Guadalajara, JaliscoMexico 

- Sir Charles Barry
 (kiến trúc sư người Anh, năm 1795 - 1860) nổi tiếng với vai trò trong việc xây dựng lại Cung điện Westminster (còn được gọi là Nhà Quốc hội; Di sản văn hóa thế giới năm 1987) ở London vào giữa thế kỷ 19, mà còn chịu trách nhiệm về nhiều tòa nhà và khu vườn khác. Ông được biết đến với những đóng góp lớn trong việc sử dụng kiến ​​trúc Italianate ở Anh, đặc biệt là việc sử dụng phong cách Palazzo (theo kiểu cung điện) làm cơ sở cho việc thiết kế các ngôi nhà nông thôn, biệt thự thành phố và các công trình công cộng. Ông cũng phát triển phong cách vườn thời Phục hưng của Ý cho nhiều khu vườn mà ông thiết kế xung quanh các ngôi nhà nông thôn. 



Di sản thế giới (1987): Cung điện Westminster và Tu viện Westminster, London, England
 

- Joseph Paxton (nhà sáng chế người Anh -3/8/1803-8/6/1865), tác giả của Cung thủy tinh (The Crystal Palace) tại triển lãm thế giới năm 1851. Từ công trình này, hình thành một tiêu chuẩn mới về vẻ đẹp của kiến trúc thời kì công nghiệp với vật liệu mới, kết cấu mới và không gian mới.




Cung thủy tinh cho Triển lãm thế giới năm 1851, tại Hyde Park, London, Anh

- Georges Eugène Haussmann (chính trị gia, 27/3/1809 – 11/1/1891), là tỉnh trưởng tỉnh Seine, bao gồm cả thành phố Paris. Ông đã chỉ huy việc cải tạo lại Paris giai đoạn 1853- 1870, biến một thành phố Trung cổ thành một đô thị hiện đại, truyền cảm hứng cho việc xây dựng các thành phố lớn của Pháp, châu Âu và châu Mỹ. Các đường phố xây dựng trong giai đoạn này còn được gọi chung là đường phố theo phong cách Haussmann.



Di sản thế giới (1991): Các công trình hai bờ sông Seine, Paris, Pháp 

- Gustave Eiffel (kỹ sư người Pháp, 15/12/1832 – 27/12/1923), là người xây dựng tòa tháp bằng thép mang tên ông - Tháp Eiffel, được xây dựng cho Triển lãm thế giới năm 1889 tại Paris, là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng toàn cầu.

-
 
Di sản thế giới (1991): Tháp Eiffel, thuộc Các công trình hai bờ sông Seine, Paris 

- Lluís Domènech i Montaner (năm 1850 – 1923) là kiến ​​trúc sư, chính trị gia người Catalan, Tây Ban Nha.
Ông là người có ảnh hưởng đến Chủ nghĩa hiện đại Catalan, phong trào Tân nghệ thuật (Catalan modernism and Catalan art nouveau).
Các tòa nhà của ông thể hiện sự pha trộn giữa chủ nghĩa duy lý và lối trang trí tuyệt vời, lấy cảm hứng từ kiến ​​trúc Tây Ban Nha-Ả Rập, đồng thời tuân theo thiết kế đường cong đặc trưng của Tân nghệ thuật (Art Nouveau).
Nhà hát Catalana (Palau de la Música Catalana) và Bệnh viện Sant Pau (Hospital de Sant Pau) ở Barcelona của ông đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới, được đánh giá là tuyệt tác về tài năng sáng tạo của con người; là ví dụ nổi bật về phong cách Catalan Modernism, phong trào đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của kiến ​​trúc thế kỷ 20.
 



Di sản thế giới (năm 1997): Nhà hát Catalana và Bệnh viện Sant Pau ở Barcelona, Tây Ban Nha 

- Antoni Gaud
i (KTS người Tây Ban Nha - 25/7/1852-10/7/1925), là một kiến trúc sư theo phong cách Tân nghệ thuật, nổi tiếng bởi những thiết kế độc đáo theo phong cách cá nhân. 




Di sản thế giới (1984 và 2005): 7 công trình của Anto Gaudi

- Hendrik Petrus Berlage
(KTS người Hà Lan -12/1/1856-12/8/1934), được xem như "Người cha của kiến trúc hiện đại" Hà Lan, là người bắc cầu giữa phong cách kiến trúc Truyền thống và Hiện đại, là người sáng lập ra trường phái Amsterdam trong lịch sử kiến trúc.

 

- Victor Horta (KTS. Người Bỉ - 6/1/1861 – 8/9/1947) là một trong những KTS quan trọng nhất của kiến trúc Art Nouveau. Bốn trong số các tòa nhà do ông thiết kế đã được tôn vinh là Di sản thế giới (2000).



Di sản thế giới (năm 2000): ngôi nhà do Victor Horta thiết kế ở Bruxelles

- Peter Behren (KTS người Đức -14/4/1868-27/1/1940), người đặt nền móng cho sự phát triển của Kiến trúc hiện đại Đức và thế giới.


- Ludwig Mies van de Rohe
 (KTS người Đức- 27/3/1866-19/8/1969), là người đặt nền móng cho sự phát triển của trào lưu Kiến trúc Hiện đại thế kỷ 20 và được xem như cha đẻ của phong cách Kiến trúc tối thiểu (Minimalism). Biệt thự Tugendhat, Brno, Sec do ông thiết kế được vinh danh là Di sản thế giới (2001)



Di sản thế giới (2001): Biệt thự TugendhatBrno, Sec

- Frank Lloyd Wright (8/6/1867- 9/4/1959) là một KTS người Mỹ, nhà thiết kế nội thất, nhà văn và nhà giáo dục học; thiết kế hơn 1000 công trình trong đó 535 công trình được xây dựng. Triết lý thiết kế của ông hướng tới Kiến trúc - Con người - Tự nhiên là một, và được gọi là Kiến trúc hữu cơ. 8 công trình kiến trúc tiêu biểu của ông được vinh danh là Di sản thế giới (2019).



Di sản thế giới (2019): 8 công trình tiêu biểu trong thế kỷ 20 của Frank Lloyd Wright  

- Walter Gropius 
( KTS người Đức - 18/5/1883-5/7/1969) là người sáng lập ra trường phái Bauhaus nổi tiếng trong lịch sử kiến trúc.  Công trình Nhà máy sản xuất giày, Alfeld, Đức do ông thiết kế được tôn vinh là Di sản thế giới (2010).




Di sản thế giới (2011): Nhà máy sản xuất giày, Alfeld, Đức 


- Fritz Schupp
 (KTS người Đức, 1896 – 1974) được đào tạo từ năm 1914 đến năm 1917 tại các trường Đại học Karlsruhe, München và Stuttgart. Từ năm 1949, Schupp là giảng viên tại Đại học Kỹ thuật ở Hannover. Từ năm 1920 đến năm 1974, ông và cộng sự đã thiết kế kiến trúc tổng cộng 69 nhà máy. Công trình nổi tiếng nhất của ông là Khu Mỏ than Zollverein 12, thuộc Khu liên hợp công nghiệp mỏ than Zollverein, Essen, Đức, được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. 




Di sản thế giới (2001):
Liên hợp khai thác, tuyển than và sản xuất than cốc Zollverein ở Essen, Đức


- Le Corbusier
( KTS người Thuỵ Sĩ - 6/10/1887-27/8/1965) là người đặt nền móng cho sự phát triển của trào lưu Kiến trúc Hiện đại thế kỷ 20. 17 công trình kiến trúc do ông thiết kế được tôn vinh là Di sản thế giới (2016)




Di sản thế giới (2016): Các công trình kiến ​​trúc của Le Corbusier, một đóng góp nổi bật cho trào lưu hiện đại - 17 công trình tại Argentina;  Bỉ;  Pháp; Đức, Ấn Độ; Nhật Bản; Thụy Sĩ

- Gerrit Thomas Rietveld (người Hà Lan- 24/6/1888 – 25/6/1964) là một kiến trúc sư, một trong những thành phần chính của trào lưu nghệ thuật Hà Lan gọi là De Stijl. Biệt thự Rietveld Schröder, Utrecht, Hà Lan do ông thiết kế được tôn vinh là Di sản thế giới (năm 2000).




Di sản thế giới (2000): Biệt thự Rietveld Schröder, Utrecht, Hà Lan   


- Leendert Cornelis van der Vlugt (người Hà Lan – 13/4/1894 – 25/4/1936 là một trong những kiến trúc sư hiện đại hàng đầu của thế kỷ 20. Công trình tiêu biểu của ông- Nhà máy Van Nelle (cùng thiết kế với Johannes Brinkman) được coi là ví dụ điển hình của Phong cách Quốc tế, biểu tượng của kiến trúc công nghiệp châu Âu tại thế kỷ 20, là Di sản thế giới (2014).   




Di sản thế giới (2014): Nhà máy Van Nelle, Rotterdam, Hà Lan


- Carlos Raúl Villanueva 
(người Venezuela
, 30/5/
1900 - 16/8/1975) là một trong những kiến trúc sư hiện đại hàng đầu của thế kỷ 20. Các sáng tác kiến trúc của ông thể hiện một niềm tin sâu sắc rằng kiến trúc là nghệ thuật tổ chức không gian; kiến trúc là tổng hòa của các ngành nghệ thuật. Thành phố Đại học Caracas, Venezuela do ông thiết kế, được coi là một kiệt tác của quy hoạch đô thị, kiến trúc và nghệ thuật hiện đại; được tôn vinh là Di sản thế giới (2000).



Di sản thế giới (2000): Thành phố Đại học Caracas, Venezuela 

- Louis Isadore Kahn
(KTS người Mỹ gốc Do Thái - 20/1/1901- 17/3/1974), là một nhà triết học trong số các kiến trúc sư, người đã truyền tải vào Chủ nghĩa Quốc tế trong kiến trúc một phong cách tinh tế, giàu chất thơ, ghi đậm dấu ấn cá nhân trong từng tác phẩm; là bậc thầy về sử dụng ánh sáng trong kiến trúc.


- Frank Lloyd Wright
(KTS người Mỹ - 8/6/1867- 9/4/1959), người được coi là kiến trúc sư nổi tiếng nhất Hoa Kỳ.


Lúcio Costa
(KTS và nhà quy hoạch đô thị người Brazil, 27/2/1902 – 13/6/1998). Thành phố trung tâm hành chính Brasilia, Brazil, do ông thiết kế, là một kiệt tác của quy hoạch đô thị, được tôn vinh là Di sản thế giới (năm 1987).



Di sản thế giới (1987): Thành phố BrasiliaBrazil 


(Xem video một số công trình của các kiến trúc sư nổi tiếng trên)    

Dưới đây giới thiệu tiếp các kiến trúc sư nổi tiếng, là những người được giải thưởng Pritzker - được coi như giải Nobel trong kiến trúc (bắt đầu từ năm 1979), cùng với video và các bài viết về các công trình là Di sản thế giới và công trình được xây dựng trong thế kỷ XXI. 

- Philip Cortelyou Johnson
(KTS người Mỹ - 8/7/1906-25/1/2005), người đầu tiên đoạt giải thưởng Pritzker - giải thưởng cao quý nhất trên thế giới về kiến trúc, năm 1979.



Nhà nguyện Cathedral of Hope,
Dallas, Texas, Hoa Kỳ.
   

- Luis Barragan
(KTS người Mexico - 9/3/1902-22/11/1988), là một trong những kiến trúc sư Mexico quan trọng nhất của thế kỉ 20, được nhận giải thưởng Pritzker năm 1980.



Di sản thế giới (2004): 
Nhà và xưởng thiết kế của KTS.Luis Barragán , Mexico 

Công trình
Cuadra San Cristobal
                                    

 .........................................

- Sir James Frazer Stirling
( KTS người Anh - 22/41926-25/6/1992), kiến trúc sư quan trọng nhất của Anh từ thập niên 1960, được giải thưởng Pritzker năm 1981.


-
Kevin Roche (KTS người Mỹ gốc Ireland- 14/6/1922), được tặng thưởng giải thưởng Pritzker vào năm 1982.



Nhà điều hành tại Trụ sở
Santander Central Hispano
, Madrid

Trung tâm Hội nghị Dublin,
Ireland 

 .........................................

- Leoh Minh Pei
(KTS người Mỹ gốc Trung Quốc, 26/4/1917- 16/5/2019), là một kiến trúc sư nổi tiếng của Kiến trúc Hiện đại, được tặng giải thưởng Pritzker năm 1983. 



Bảo tàng nghệ thuật Hồi giáo,
Doha, Qatar

Trung tâm Khoa học Macao,
Trung Quốc
.......................................... 

- Richard Meier
(KTS người Mỹ -12/10/1934), là một kiến trúc sư có ảnh lớn trên toàn thế giới, được tặng giải thưởng Pritzker năm 1984. 



Công trình văn phòng
Green City Court, Praha
,
Czech

Nhà thờ Jubilee, Rom, Ý   


Trung tâm nghiên cứu &
phát triển hãng xi măng
Italcementi
, Bergamo, Ý

Bảo tàng Frieder Burda
Baden-BadenGermany
   

- Hans Hollein
(KTS người Áo – 30/3/1934- 24/4/2014) là kiến trúc sư nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực: thiết kế quy hoạch, công trình kiến trúc, nhà nghiên cứu lý thuyết và là giảng viên đại học, được tặng thưởng giải thưởng Pritzker vào năm 1985.

 


Trung tâm văn hóa Saudi Aramco,
Saudi Arabia

Đại sứ quán Áo tại Đức,
Berlin, Đức
 ............................................

- Gottfried Bohm ( KTS người Đức -20/1/1920), là kiến trúc sư và nhà điêu khắc đương đại nổi tiếng của Đức, tự coi mình làm "gạch nối" giữa quá khứ và tương lai, giữa ý tưởng và hiện thực, giữa công trình và đô thị bao quanh, được tặng giải thưởng Pritzker năm 1986.


Trung tâm mua sắm MyZeil,
Frankfurt/Main
, Đức


Nhà hát Hans Otto,
Potsdam, Đức

Nhà thờ Hồi giáo
trung ương tại Cologne
, Đức

- Tange Kenzo (KTS người Nhật- 4/9/1913- 22/3/2005), là một trong số những người làm nên bộ mặt của kiến trúc thế kỷ 20, được nhận giải thưởng Pritzker năm 1987.


- Ocar Niemeyer
(KTS người Brasil- 15/12/1907 - 05/12/2012), là một trong những gương mặt quan trọng nhất kiến trúc hiện đại thế kỷ 20, được nhận giải thưởng Pritzker năm 1988 (cùng KTS Gordon Bunshaft). Phần lớn các công trình công cộng tại thành phố trung tâm hành chính BrasiliaBrazil, do ông thiết kế, là những kiệt tác kiến trúc, được tôn vinh là Di sản thế giới (năm 1987).


Di sản thế giới (1987): 
Thành phố BrasiliaBrazil 

Bảo tàng Nghệ thuật Oscar
Niemeyer
, Parana, Brazil
 
Trung tâm Văn hóa Quốc tế 
Oscar Niemaye
r, Asturias,
Tây Ban Nha


Di sản thế giới (2016)
Quần thể Pampulha tại Belo
Horizonte
, Minas Gerais, Braxin 
   

- Gordon Bunshaft (KTS người Mỹ -9/5/1909-6/8/1990), là kiến trúc sư theo Chủ nghĩa hiện đại, được nhận giải thưởng Pritzker năm 1988.


-Frank Owen Gehry
(KTS người Mỹ- 28/2/1929), là một kiến trúc sư Hậu hiện đại nổi tiếng, được nhận giải thưởng Pritzker năm 1989.


Tòa nhà Novartis, Basel,
Thụy Sỹ

Nhà hát giao hưởng Thế giới
mới
Miami, Florida, USA

Công trình New York by Gehry,
New York, USA

Công trình IAC Builidng,
New York, Hoa Kỳ

Chung cư Opus, Hồng Kông

Trung tâm văn hóa nghệ thuật
Louis Vuitton
, Paris, Pháp

Bảo tàng EMP, Washington,
USA  
   

(Xem video một số công trình của các kiến trúc sư nổi tiếng giai đoạn 1979-1989)

-Aldo Rossi
(KTS người Ý - 3/3/1931 - 4/9/1997), là chuyên gia hàng đầu về lý thuyết kiến trúc, đồ họa và kiến trúc, được nhận giải thưởng Pritzker năm 1990.


- Robert Venturi
(KTS người Mỹ- 25/61925), là một kiến trúc sư Hậu hiện đại, một trong những nhà lý thuyết kiến trúc có ảnh hưởng nhất của nửa cuối thế kỉ 20, được nhận giải thưởng Pritzker năm 1991.


Nhà nguyện Trường Episcopal
Academy,
  Pennsylvania, Mỹ 

Tòa nhà Khoa Sinh học, Trường
Đại học tổng hợp 
Kentucky

 ...............................................


- Alvaro Siza
(KTS người Bồ Đào Nha 25/6/1933) là kiến trúc sư Hậu hiện đại, được nhận giải thưởng Pritzker năm 1992.


Công trình Bảo tàng Ibere
Camargo
, Brazil

Nhà trưng bày Anyang, công viên
Young-il Park
, Hàn Quốc 

Văn phòng nhà máy hoá chất
hãng Jiangsu Shihlien
,
Giang Tô, Trung Quốc 

Bảo tàng Nghệ thuật Mimesis,
Paju Book,
Seoul, Hàn Quốc
   

- Maki Fumihiko (KTS người Nhật -6/9/1928), người quan tâm đến việc ứng dụng các kĩ thuật cao vào công trình, kết hợp với truyền thống lịch sử Nhật, được tặng giải thưởng Pritzker năm 1993.


Tòa tháp 4 của TT Thương mại
thế giới
, Mỹ 

Trường đại học Republic
Polytechnic
,
Singapore


Bảo tàng hồi giáo Aga Khan,
T
oronto, Canada

 

- Christian de Portzamparc (KTS người Pháp - 5/3/1944) là một kiến trúc sư nổi tiếng nhất tại Pháp thời điểm hiện tại, được tặng giải thưởng Pritzker năm 1994.


Nhà hát CasaArt, Casablanca,
Maroc

Nhà máy Rượu Cheval-Blanc,
Saint-Emilion, Pháp

Nhà hành chính Hội đồng vùng
Rhone- Alpes
, Lyon, Pháp


Cửa hàng thời trang hãng Dior,
Gangnam
, Seoul, Hàn Quốc


   

-
Ando Tadao (KTS người Nhật - 13/9/1941), là người theo chủ nghĩa Phê bình khu vực, được nhận giải thưởng Pritzker năm 1995.


 Biệt thự Pierre Pringiers House,
Sri Lanka

Biệt thự Casa Monterrey, Sierra
Las Mitras
,
Mexico 
.......................................... 

- Jose Rafael Moneo Valles ( KTS người Tây Ban Nha -9/5/1937), là kiến trúc sư, nhà lý thuyết kiến trúc theo Chủ nghĩa chiết trung, lấy cảm hứng từ nhiều nguồn khác nhau. Ông được nhận giải thưởng Pritzker năm 1996.


Nhà thờ Los Angeles,
California
, Mỹ

Nhà thờ San Sebastian,
Barcelona
, Tây Ban Nha 
 ...........................................

- Sverre Fehn
(KTS người Na Uy- 14/8/1924- 23/02/2009), là kiến trúc sư nổi tiếng với các công trình nhà triển lãm và bảo tàng, được nhận giải thưởng Pritzker năm 1997.


Bảo tàng sông Băng Na Uy


Bảo tàng Quốc gia về Nghệ thuật
Kiến trúc, Oslo
, Na Uy 
 .....................................

- Renzo Piano
(KTS người Ý - 14/9/1937), là một trong số những kiến trúc sư nổi tiếng làm nên bộ mặt kiến trúc thế kỷ 20, được nhận giải thưởng Pritzker năm 1998. 



Tu viện tại nhà thờ Ronchamp,
Pháp

Viện Hàn lâm Khoa học
California
, USA

 

Bảo tàng Zentrum Paul Klee,
Thụy Sỹ 

Bảo tàng Nghệ thuật đương đại
Astrup Fearnley
,
Oslo, Na Uy 

Bảo tang khoa học Muse,
Trento, Italy
 
 
Sân vận động San Nicola,
Bari, Italia 
 
Công trình The Modern Wing,
Viện Nghệ thuật
Chicago 
 
Công trình biểu diễn nhạc
thính phòng
L’Aquila , Italy
 
Tòa tháp The Shard,
London, Anh 

- Sir Norman Robert Foster
( KTS người Anh -1/6/1935), nguời theo phong cách High-tech, được nhận giải thưởng Pritzker năm 1999.


Nhà máy rượu vang Bodegas
Potia
, Tây Ban Nha 

Học viện MasdarAbu
Dhabi
, UAE

The Gerkin - "Quả Dưa Chuột",
London, Anh

Nhà máy SX ô tô hãng McLaren
tại Woking Surey,
London, Anh

Sân bay vũ trụ Mỹ,
New Mexico
, Hoa Kỳ

Công trình New Winspear
Opera House
, Dallas, Mỹ

Cầu Le Viaduc de Millau,
Aveyron, Pháp

Trung tâm hội nghị
thành phố
London, Anh

Sân bay quốc tế Queen Alia,
Amman, Jordan

Trung tâm giải trí Khan Shatyry,
Kazakhstan

Tòa thị chính mới tại
Buenos Aires
, Argentina

Nhà hát The Sage Gatehead,
Newcastle, Anh

Sân vận động Wembley,
London, Anh

Khu học tập Trường Đại học
Công nghệ
Petronas, Malaysia

Nhà ga số 3, Sân bay quốc tế
Bắc Kinh
, Trung Quốc 

Nhà ga Canary Wharf Crossrail,
London, Anh 

Trung tâm sản xuất phân phối
ô tô Renault
,
Swindon, Anh

Trụ sở mới Tập đoàn
công nghệ Apple
Park,
California, Mỹ


(Xem video một số công trình của các kiến trúc sư nổi tiếng giai đoạn 1990-1999)

- Rem Koolhaas
( KTS người Hà Lan 17/11/1944), được nhận giải thưởng Pritzker năm 2000.


Thư viện Trung tâm Seattle,
Washington
, USA

 

Công trình Đài truyền hình TW 
Bắc Kinh, Trung Quốc 

Đại sứ quán Hà Lan tại
Berlin
, Đức

Nhà hát Casa da Musica
,
Porto, Bồ Đào Nha
 
Trung tâm Biểu diễn
Nghệ thuật Đài Bắc,
Đài Loan
 


- Jacques Herzog
(19/4/1950) và Pierre de Meuron (8/5/1950)
là KTS người Thụy, Sỹ,  thiết kế nhiều công trình nổi tiếng thế giới, được chung giải thưởng Pritzker năm 2001.

 


Quảng trường Espana,
Canary
, Tây Ban Nha

 

Sân vận động Bordeaux
Atlantic, Pháp

Sân vận động quốc gia
Bắc Kinh
, Trung Quốc

Sân vận động Allianz Arena,
Munich, Đức
   

- Glenn Marcus Murcutt AO (KTS người Anh sinh ra tại Australia 25/7/1936), được nhận Giải thưởng Pritzker 2002, là kiến trúc sư bậc thày về thiết kế theo xu hướng bền vững. Phương châm nổi tiêng của ông là: Chạm vào trái đất nhẹ nhàng”.  


Nhà ở cuối tuần Walsh House
Kangaroo
Valley, New South
Wales, Australia

Nhà máy sản xuất rượu vang
Lerida Estate Winery
,
Lake George
 Australia 
 ...........................................


- Jorn Utzon (KTS người Đan Mạch 9/4/1918- 29/11/2008) với công trình nổi tiếng Nhà hát Opera Sydney - Di sản thế giới (2007), được nhận giải thưởng Pritzker năm 2003. 




Di sản thế giới (2007): Nhà hát
Opera Sydney
, Úc


Trung tâm Tự nhiên Skagen
Odde
, Đan Mạch
 
Trung tâm Nghệ thuật Utzon
tại Aalborg
, Đan Mạch

- Zaha Hadid
(KTS người Anh, gốc Iraq, 31/10/1950 - 31/3/2016), là nữ kiến trúc sư nổi tiếng theo trường phái Kiến trúc giải tỏa kết cấu, được nhận giải thưởng Pritzker năm 2004. 


Bảo tàng nghệ thuật Quốc gia
Maxxi
, Rom, Ý

Công trình Học viện Evelyn
Grace
,
London, Anh   

Trung tâm thể thao dưới nước
tại Luân Đôn
, Anh

Công trình Galaxy SOHO,
Bắc Kinh, Trung Quốc

Nhà hát Opera Quảng Châu,
Trung Quốc

Cầu Pavilion, Zaragoza,
Tây Ban Nha

Thư viện và TT học tập, ĐH
Kinh tế & Kinh doanh, Vienna

Trung tâm Văn hoá Heyda
Aliyev
,
Baku, Azerbaijan 

Trung tâm khoa học Phaeno,
Wolfsburg, Đức

Cầu Sheikh Zayed,
Abu Dhabi
, UAE

Bảo tàng nghệ thuật Eli & Edythe,
ĐH Michigan, East Lansing, Mỹ

Công trình Dongdaemun
Design Plaza
, Seoul, Hàn Quốc

Công trình Innovation
Tower,
Hong Kong


Bảo tàng Giao thông vận tải
Riverside
, Glascow, Scotland

 

Cầu nhảy trượt tuyết Bergisel,
Innsbruck, Áo

Tòa nhà trung tâm của
Nhà máy sản xuất ô tô BMW

tại Leipzig, Đức

Trung tâm Nghệ thuật đương đại
Lois và Richard Rosenthal
,

Cincinnati
, Ohio, Mỹ

Biệt thự
Capital Hill Residence,  

Moscow, Nga
 
Bảo tàng lịch sử leo núi  
Messner tại Corones,  
Nam Tyrol, Ý

Khu nhà ở Citylife Milano,
Milan, Ý                                       

Sân vận động Al Wakrah,
Qatar

- Thom Mayne (KTS người Mỹ -19/1/1944), là người phát triển trường phái kiến trúc vượt ra khỏi giới hạn của hình khối truyền thống. Kiến trúc của ông mang hình dáng điêu khắc, gắn với cảnh quan thiên nhiên; Ông được tặng giải thưởng Pritzker năm 2005. 


Nhà ở cho học viên cao học
Trường ĐH
Toronto,
 

Công trình New Academic
Building
, New York, USA 

Trụ sở Ban quản lý giao
thông quận 7
Los Angeles,
California
, USA

Trụ sở Tập đoàn Giant
Interactive Group
,
Thượng Hải, Trung Quốc  
 
Trung tâm Bloomberg,Công
viên Công nghệ 
Cornell Tech,
đ
ảo Roosevelt, New York, Mỹ 
Trường Cao đẳng Emerson,
Los Angeles, Mỹ
     

- Paulo Archias Mendes da Rocha (KTS người Braxin-25/10/1928), nổi tiếng nhờ ngôn ngữ tạo hình kiến trúc riêng biệt và đặc sắc của mình, được nhận giải thưởng Pritzker năm 2006.


Trung tâm nghệ thuật - Cais
das Artes
, Vitória, Brazil

Tòa nhà mới của Bảo tàng Quốc
gia Coach
,Lisbon, Bồ đào Nha 
.......................................... 

- Richard George Rogers (KTS người Anh gốc Ý - 23/7/1933), là ngưòi theo chủ nghĩa công năng với phong cách High-tech, được nhận giải thưởng Pritzker năm 2007.  


Tòa nhà quốc hội xứ Wales


Trung tâm chăm sóc ung thư, 
Bệnh viện Charing Cross,

London
, Anh


Nhà máy chế tạo bộ
vi xử lý INMOS
,

Newport, Wales
.

Trung tâm công nghệ PA,

Princeton,New Jersey, Mỹ

Bảo tàng Điệp viên Quốc
tế
tại Washington DC, Mỹ
 

- Jean Nouvel (KTS người Pháp -12/8/1945), nổi tiếng với các công trình bảo tàng và trung tâm kiến trúc, được nhận giải thưởng Pritzker năm 2008. 


Toà nhà văn phòng Torre Agbar,
Barcelona, Tây Ban Nha 

Khách sạn Silken Puerta
America, Madrid
, Tây Ban Nha

 

Bảo tàng Louvre Abu Dhabi 

Tháp văn phòng Doha, Quatar


Chung cư One Central Park,
Sydney, Australia



Trụ sở cảnh sát tại
Pierre
Mayence
, Charleroi, Bỉ


Viện Nghiên cứu Bệnh Di truyền
Imagine Institute 
 Paris, Pháp
 
 Bảo tàng Quốc gia Qatar 
 

- Perter Zumthor (KTS người Thuỵ Sỹ-26/4/1943), nổi tiếng với các công trình có quy mô nhỏ nhưng gắn liền với điều kiện lịch sử, xã hội của địa điểm xây dựng, được nhận giải thưởng Pritzker năm 2009. 


Nhà tắm hơi ở Vals, Thụy Sĩ 

Bảo tàng Nghệ thuật Kolumba,
Koln, Đức
 .................................................

(Xem video một số công trình của các kiến trúc sư nổi tiếng giai đoạn 2000-2009)

- Nishizawa Ryue
(KTS người Nhật - 1966) và Sejima Kazuyo(nữ KTS người Nhật -1956). Cả hai được trao giải thưởng Pritzker năm 2010. 

  

Bảo tàng nghệ thuật mới
tại
New York, Mỹ

Trung tâm học tập và thư viện,
Viện Công nghệ
Lausanne, Thụy Sỹ
 


Trung tâm Văn hóa thành phố  
Tsuruoka
Yamagata, Nhật Bản

-Eduardo Souto de Moura (KTS người Bồ Đào Nha - 25/7/1952), nổi tiếng với việc sử dụng vật liệu độc đáo để tạo ra các công trình có giá trị thời đại nhưng vẫn mang âm hưởng của kiến trúc truyền thống, được nhận giải thưởng Pritzker năm 2011. 


Bảo tàng Paula Rego,
Cascais
, Bồ Đào Nha

Sân vận động Braga Municipal,
Bồ Đào Nha 
 ................................................

- Wang Shu (KTS người Trung Quốc- 04/11/1963), bậc thày của thiết kế kiến trúc từ hình khối, tỉ lệ, vật liệu đến không gian và ánh sáng; hiện đại song vẫn kế thừa được các yếu tố truyền thống lịch sử và văn hoá Trung Quốc; được nhận giải thưởng Pritzker năm 2012.


Bảo tàng lịch sử Ninh Ba,
Trung Quốc

 

Thư viện Đại học Wenzheng,
Tô Châu, Trung Quốc


Khu chung cư Vertical
Courtyard
Hàng Châu,
Trung Quốc

- Toyo Ito (KTS người Nhật - 01/6/1941), bậc thầy thể hiện các khả năng tổng hợp nhiều ngôn ngữ kiến trúc trong thiết kế; là tác giả của nhiều công trình vượt thời gian; được nhận giải thưởng Pritzker năm 2013. 


Trung tâm văn hoá Sendai,
Miyagi
, Nhật Bản

Thư viện Trường Đại học
Nghệ thuật Tama,
Tokyo, Japan

Bảo tàng Kiến trúc Toyo Ito,
Imabari
, Ehime,

Biệt thự trắng, Marbella,
Chile

Công trình Porta Fira, Barcelona,
Tây Ban Nha

Sân vận động quốc gia
Kaohsiung
, Đài Loan

Tòa nhà TOD’s Omotesando,
Tokyo
, Japan


Nhà
Triển lãm Nghệ thuật
Serpentine
Gallery 2002
,
London, Anh
 

- Shigeru Ban (KTS người Nhật - 05/8/1957), là người kết hợp được các yếu tố phương Đông và phương Tây trong lĩnh vực cấu trúc kiến trúc; nổi tiếng bởi các sáng tạo với giấy như một loại vật liệu xây dựng; được đánh giá cao về khả năng sáng tạo kiến trúc và sự cống hiến hết mình cho những nỗ lực nhân đạo trên thế giới, một hình mẫu và nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ; được nhận giải thưởng Pritzker năm 2014.
 


Trung tâm Pompidou-Metz
Lorraine, Pháp

Câu lạc bộ golf Heasley Nine
Bridges,
Gyeonggi-do,
Hàn Quốc

Khu nhà ở tạm bằng conteiner,
Onagawa
, Nhật Bản

Bảo tàng nghệ thuật Aspen,
Colorado
, Mỹ 

Bảo tàng Nghệ thuật tỉnh Oita,
Nhật Bản
 

-Frei Paul Otto (KTS. người Đức - 31/5/1925 – 9/3/ 2015) là kiến trúc sư và kỹ sư về cấu trúc và vật liệu màng mỏng; được nhận giải thưởng Pritzker năm 2015


Nhà triển lãm Nhật Bản tại Expo
2000
Hannover, Đức

   

(Xem video một số công trình của các kiến trúc sư nổi tiếng giai đoạn 2010-2015)

- Alejandro Aravena (KTS người Chile – 1967), người đi tiên phong trong việc xã hội hóa kiến trúc và giải quyết những vấn đề quan trọng của kiến trúc thế kỷ 21, được tặng giải thưởng Pritzker năm 2016.


 

Nhà ở xã hội Quinta Monroy,
Iquique, Chile
Nhà ở xã hội Villa Verde,
Constiucion, Chile
 

Trung tâm công nghệ thông
tin
, Đại học Công giáo,
Santiago, Chile


Trung tâm Đổi mới UC -
Anacleto Angelini, 

Santiago,
 Chile
   

 - 3 KTS người Tây Ban Nha: Rafael Aranda (12/5/1961), Carme Pigem (nữ KTS, 18/4/1962) và Ramon Vilalta (25/4/1960), cùng thành lập RCR Arquitectes với các tác phẩm kiến trúc mang đến một cảm giác nơi chốn, cộng đồng và kết nối mạnh mẽ với cảnh quan xung quanh, song vẫn hiện đại và đậm tính phổ quát, được tặng giải thưởng Pritzker năm 2017.





Cơ sở sản xuất rượu nho Bell-Lloc,
Girona, Tây Ban Nha
Bảo tàng Soulages,
Rodez, Aveyron, Pháp
..............................................

- Balkrishna Doshi  (KTS người Ấn Độ - 26/8/1927), cho rằng công trình kiến ​​trúc và quy hoạch đô thị tốt không chỉ là sự kết hợp giữa nhu cầu và cấu trúc xây dựng mà còn phải tính đến khí hậu, địa điểm, công nghệ, kỹ thuật cùng với sự hiểu biết sâu sắc về bối cảnh văn hóa và phải đạt đến sự kết nối với tinh thần của con người; được tặng Giải thưởng Pritzker năm 2018.





Văn phòng kiến trúc Sangath
(Sangath Architect Studio)
   

- Arata Isozaki (KTS người Nhật, 23/7/1931) là người luôn tìm kiếm linh hồn cho mỗi công trình kiến trúc, không lệ thuộc phân loại phong cách, không ngừng sáng tạo và luôn mới mẻ trong cách tiếp cận, được nhận giải thưởng Pritzker năm 2019




Bảo tàng Học viện Mỹ thuật
Trung ương tại Bắc Kinh,
Trung Quốc


Trung tâm hội nghị
quốc gia Qatar 

..............................................

Yvonne Farrell (1951) và Shelley McNamara (1952) là hai KTS người Ireland, luôn tìm kiếm các cấu trúc mới cho các không gian mới của công trình kiến trúc hướng tới bền vững về môi trường và văn hóa, được nhận giải thưởng Pritzker năm 2020



Tòa nhà thuộc Đại học Kỹ thuật
và Công nghệ (UTEC)
, Lima, Peru

--


..............................................


Anne Lacaton(1955) và Jean-Philippe Vassal (1954) là KTS và nhà giáo dục người Pháp. Cả hai điều hành Công ty kiến ​​trúc Lacaton & Vassal với ưu tiên “ Làm giàu cuộc sống con người ”, mang lại lợi ích cho cá nhân và hỗ trợ sự phát triển thành phố. Anne Lacaton và Jean-Philippe Vassal cùng được nhận giải thưởng Pritzker năm 2021.




Nhà ở xã hội Mulhouse, Haut-Rhin, Grand Est, Pháp

--


..............................................

Bmktcn.com

 

Cập nhật ( 23/05/2024 )
 

“ Bất kỳ người lãnh đạo nào, nếu không học tập nổi những việc thiết thực, những người thiết thực và những bộ phận thiết thực của cấp dưới, để rút kinh nghiệm, thì nhất định không biết chỉ đạo chung cho tất cả các bộ phận.”

 
Trí thức trẻ là người tốt nghiệp đại học, tuổi từ 39 trở xuống. Do thu nhập sau ra trường hạn hẹp, thị trường nhà ở giá rẻ khan hiếm, nên điều kiện về an cư để lạc nghiệp còn khó khăn. Các bạn trí thức trẻ ước muốn gì về nơi ở của riêng mình (không phải do thừa kế, đi thuê):
 
 
 
Trong thời đại CMCN 4.0, Chuyển đổi số không còn là điều tốt đẹp nên có, mà là điều bắt buộc đối với tất cả tổ chức và doanh nghiệp, gắn với Chính quyền số, Kinh tế số, Xã hội số. Trong bối cảnh đô thị hóa, ngành XD có vai trò tiên phong trong Chuyển đổi số đế nâng cao năng lực cạnh tranh. Người ta còn cho rằng "QH đô thị là bệ phóng cho Chuyển đổi số". Lãnh đạo, người lao động trong doanh nghiệp XD phải chấp nhận và thích ứng dần với quá trình Chuyển đổi số. Các bạn SV, cựu SV trong lĩnh vực XD - Công dân kỹ thuật số trong tương lai, nghĩ gì về nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực Chuyển đổi số trong cơ sở đào tạo ĐH:
 
 
Thông báo

   Liên kết website
 
  • Sơ đồ trang 
  • Bản quyền thuộc Bộ môn Kiến trúc Công nghệ - Khoa Kiến trúc Quy hoạch - Trường Đại học Xây dựng
    Địa chỉ liên hệ: Phòng 404 nhà A1 - Số 55 đường Giải Phóng - TP Hà Nội
    Điện thoại: (04) 3869 7045     Email: bmktcn@gmail.com
    Chủ biên: TS. Phạm Đình Tuyển - Phụ trách: TS. Nguyễn Cao Lãnh & cộng sự
    Powered by vnDIC.com