Tuần 28 - Ngày 10/02/2025
|
|
|
|
Thông tin định kỳ
|
|
|
Lịch sử Kiến trúc
Chùa Một Cột, Ba Đình, Hà Nội |
24/11/2012 |
Thông tin chung:
Công trình: Chùa Một Cột (One Pillar Pagoda, Hanoi, Vietnam)
Địa điểm: Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam (21.035833' N, 105.833664' E)
Thiết kế kiến trúc:
Quy mô:
Thời gian hình thành: Năm 1045- 1049
Giá trị: Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia (năm 1962)
Chùa Một Cột còn có tên là Liên Hoa đài (Đài hoa sen), nằm tại quận Ba Đình, thủ đô Hà Nội.
Theo truyền thuyết, Chùa được vua Lý Thái Tông (hoàng đế thứ 2 triều Lý, trị vì năm 1028-1054) cho xây dựng vào năm 1045 - 1049, liên quan đến giấc chiêm bao thấy Phật bà Quan Âm ngồi trên tòa sen. Khi tỉnh dậy, vua đem việc ấy nói với bầy tôi, được cho là điềm không lành. Có nhà sư Thiền Tuệ khuyên vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa hồ, bên trên làm tòa sen của Phật như thấy trong mộng. Lại cho các nhà sư đi vòng xung quanh, tụng kinh, cầu vua phúc lành dài lâu.
Có truyền thuyết lại cho rằng, Liên Hoa đài có từ trước, thời vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn, hoàng đế thứ 1 triều Lý, trị vì năm 1009 – 1028). Công trình là một cột đá đỡ một điện thờ với tượng Phật bà Quan Âm ở trong, được dựng giữa một hồ nước vuông. Vua Lý Thái Tông thường đến cầu nguyện. Khi sinh được hoàng tử nối dõi, theo dấu vết chùa cũ vua cho dựng lại Liên Hoa đài hay chùa Một Cột và xây thêm chùa Diên Hựu bên cạnh để mở rộng việc thờ cúng, làm sáng tỏ sự tôn sùng.
Năm 1105, vua Lý Nhân Tông (hoàng đế thứ 4 triều Lý, trị vì năm 1072-1128) cho tôn tạo lại quần thể chùa, tu sửa hồ sen Linh Chiểu (Ao thiêng); trong vườn có ngòi nước với cầu vồng bắc qua. Hai đầu cầu có hai tòa bảo tháp lợp ngói lưu ly.
Chùa Một Cột thời Lý to lớn lộng lẫy hơn chùa ngày nay rất nhiều.
Đến thời nhà Trần (năm 1225–1400), vào năm 1249, quần thể chùa được tu bổ lại.
Thời Lê Trung Hưng (năm 1533–1789), quần thể chùa hư hỏng dần, chỉ còn lại chùa Một Cột.
Vào năm 1805, thời Gia Long (vua sáng lập nhà Nguyễn, trị vì năm 1802 - 1820), cây cầu vồng trong quần thể chùa bị phá bỏ, cảnh càng thêm hoang phế.
Chùa Một Cột được trùng tu vào khoảng những năm 1840-1850 và vào năm 1922.
Năm 1954, quân Viễn chinh Pháp trước khi rút khỏi Hà Nội đã cho đặt mìn phá chùa Một Cột.
Năm 1955, chùa Một Cột được phục dựng lại.
![](http://bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Kientrucquyhoach/Baoton/2019/ChuaMotcot/2ChuaMotcot1896a1.jpg)
Ảnh chụp chùa Một Cột, Hà Nội năm 1896
![](http://bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Video/ChuaVietnam/ChuaMotcotHN/ChuaMotCot2.JPG)
Ảnh chùa Môt Cột, Hà Nội ngày nay
Chùa Một Cột
Chùa Một Cột gồm một đài thờ nằm trên một cột đá ở giữa hồ Linh Chiểu.
Hồ Linh Chiểu có mặt bằng hình vuông, mỗi cạnh rộng 16m. Trên mặt hồ thả sen.
Cột đỡ chùa cao 4 m (không kể phần chìm dưới đất), đường kính 1,2m. Cột bằng đá gồm 2 khúc chồng lên nhau thành một khối.
Phần trên của cột là hệ thống 8 đòn gỗ làm giá đỡ cho đài Liên Hoa ở trên.
Đài Liên Hoa có hình vuông, một gian, chiều rộng mỗi chiều 3m, làm bằng gỗ. Mặt tiền để ngỏ, 3 phía còn lại làm bằng ván gỗ bưng kín. Xung quanh đài có một hàng hiên hẹp với lan can gỗ. Chùa lợp mái ngói với bốn góc mái uốn cong theo kiểu kiến trúc hướng về bầu trời. Phía trên mái tạc hình lưỡng long chầu nguyệt.
Trong chùa, tượng đức Phật bà Quan Âm ngồi trên một bông sen bằng gỗ sơn son thiếp vàng, đặt ở vị trí cao nhất. Phía trên tượng Phật là bức hoành Phi “Liên Hoa đài”.
Chùa có độc nhất một lối nhỏ dẫn vào chính điện bằng 1 cầu thang 10 bậc, lát gạch chỉ. Hai bên thang có lan can xây gạch.
Trong vườn chùa hiện có một cây bồ đề từ đất Phật, do Tổng thống Ấn Độ Rajendra Prasad (Tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Ấn Độ, năm 1950- 1962) tặng nhân dịp Chủ tịch Hồ Chí Minh qua thăm Ấn Độ năm 1958.
![](http://bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Kientrucquyhoach/Baoton/2019/ChuaMotcot/2chua-mot-cot-21.jpg)
Hình ảnh trụ đá trên hồ Linh Chiểu và 8 đòn gỗ đỡ Liên Hoa đài, chùa Một Cột, Hà Nội
![](http://bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Kientrucquyhoach/Baoton/2019/ChuaMotcot/2Bacthanglenchua.jpg)
Bậc lên chùa Một Cột, Hà Nội
![](http://bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Kientrucquyhoach/Baoton/2019/ChuaMotcot/2ChuaMotcotGiantho1.jpg)
Bàn thờ Phật bà Quan Âm tại chùa Một Cột, Hà Nội
![](http://bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Kientrucquyhoach/Baoton/2019/ChuaMotcot/3Caybodechuamotcot1.jpg)
Cây Bồ đề từ đất Phật, do tổng thống Rajendra Prasad tặng nhân dịp Chủ tịch Hồ Chí Minh qua thăm Ấn Độ năm 1958 tại chùa Một Cột
Chùa Một Cột nằm cạnh Chùa Diên Hựu. Kề liền nhau về địa điểm, song mỗi chùa được xây dựng theo triết lý, mục đích và thời điểm khác nhau.
Ban đầu có người cho rằng: Chùa Một Cột không phải là chùa mà chỉ là một tòa tháp của chùa Diên Hựu, vì công trình nhỏ, không có đủ tam tòa, nên không thể gọi là chùa.
Một quần thể chùa có thể có nhiều công trình song thường thống nhất về trục tổ hợp hay còn gọi là trục thần đạo. Trục chính của chùa Một Cột chếch về hướng Đông Bắc - Tây Nam, còn trục chính của chùa Diên Hựu lại theo hướng Bắc – Nam.
Thế giới Phật giáo có rất nhiều loại chùa: Có chùa là một quần thể rộng lớn trong đó có tam tòa; Có chùa là một không gian của hang động, gọi là chùa hang, chẳng có tam tòa nào; Có chùa gắn với một cây cầu gọi là chùa cầu, cũng chẳng có tam tòa nào; Có chùa được đắp nên như một gò, gọi là chùa núi, không có một tòa nhà nào mà chỉ có các tháp chứa tượng Phật. Chùa Một Cột là ngôi chùa thờ Phật độc đáo, dạng chùa tháp với điện thờ nằm trên một cây cột, có biểu tượng như một búp sen mà chỉ riêng ta mới có.
Chùa Một Cột không chỉ có kiến trúc độc đáo, mà còn mang tính phức tạp, thần bí và tiên tri, có ảnh hưởng không ngừng đối với kiến trúc sư, nhà khảo cổ, nhà sử học và hiệp hội tâm linh.
Về tính phức tạp:
Chùa là một tuyệt tác về tài năng sáng tạo của người Việt khi thiết kế một kiến trúc mang tính biểu tượng; là bằng chứng đặc biệt về một truyền thống văn hóa, minh họa cho một giai đoạn phát triển sau khi dành độc lập.
Về tính thần bí, chùa Một Cột có những điểm đặc sắc mà không một ngôi chùa Việt Nam nào có được:
Chùa không chỉ là nơi thờ Phật mẫu, mà còn là một ngôi đền Thần Đạo Việt Nam, trấn giữ huyệt mạch, mang lại may mắn và an lành cho Kinh thành và quốc gia.
Chùa như một một đài thiên văn. Trục chính của Chùa nằm theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, lệnh theo hướng Bắc - Nam đúng một góc 23,44 độ. Với cách xếp đặt này, vào ngày Hạ chí, giữa hè, ngày 21 đến 22 tháng 6 dương lịch, là thời gian ban ngày dài nhất trong năm, mặt trời sẽ đi vuông góc qua trục chính của Chùa. Tiết Hạ chí theo lịch Trung Quốc cổ đại - tiết khí khởi đầu từ điểm giữa của mùa hè, là một trong hai mươi tư tiết khí trong nông lịch. Nó được sử dụng trong việc lập lịch của các nền văn minh phương Đông cổ đại như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên để đồng bộ hóa các mùa.
![](http://bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Kientrucquyhoach/Lichsukientruc/2011/MB%20chua%20mot%20cot.jpg)
Chùa Một cột như một đài thiên văn; Trục chính của Chùa lệnh theo hướng Bắc - Nam một khoảng 23,44 độ, phù hợp với ngày Hạ chí
Chùa là một công trình kết hợp giữa Kiến trúc tôn giáo và Kiến trúc kho báu. Chùa không chỉ được xây dựng theo hình tượng tôn giáo về một đài sen cao quý, như mọi người vẫn thấy và suy luận, mà được hình thành theo biểu tượng thần bí về một báu vật - vàng, tương tự như ký tự chữ Kim (金) và có vai trò của một Cột Cái - Cột Mẫu, điểm định vị về vật chất và tinh thần của quốc gia Đại Việt thời Nhà Lý, tại kinh đô Thăng Long; kế thừa Biểu tượng Cột kinh, điểm định vị quốc gia Đại Cồ Việt tại Chùa Nhất Trụ thời nhà Đinh, tại kinh đô Hoa Lư, Ninh Bình.
![](http://bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Kientrucquyhoach/Lichsukientruc/2011/CHU%20KIM.jpg)
Chùa Một Cột có hình tượng thần bí về một báu vật - vàng, tương tự như ký tự chữ Kim (金)
Về tính tiên tri:
Chùa Một Cột như một điều tiên tri về độc lập và phát triển thịnh vượng của người Việt.
Vào năm 1945, sau 900 năm chùa Một Cột tồn tại, Việt Nam lại trở thành một quốc gia độc lập. Kinh đô lại trở về đất Thăng Long xưa.
Vào năm 2045, sau 1000 năm Chùa tồn tại, cũng là kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam), Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia phát triển thịnh vượng, như hình dáng biểu tượng chữ Kim (vàng) của chùa.
Chùa Diên Hựu
Chùa Diên Hựu nằm cạnh chùa Một Cột, được xây dựng vào năm 1049 cùng lúc với chùa Một Cột.
Năm 1108, vua cho đúc một chiếc chuông lớn cho chùa Diên Hựu, đặt tên là Giác Thế Chung (chuông Thức tỉnh người đời). Đây được xem là một trong Tứ đại khí của Việt Nam thời Lý, bao gồm: Tháp Báo Thiên, Chuông Qui Điền, Vạc Phổ Minh và Tượng Phật Quỳnh Lâm.
Chuông chùa thường có hai dạng: Chuông treo trong tháp gọi là tháp chuông và chuông đặt trên mặt đất trong một tòa nhà gọi là tòa chuông. Chuông chùa Diên Hựu to nên đặt trên mặt đất, trong tòa chuông, tại rìa chùa. Rùa ngoài ruộng thường bò vào trú bên trong, nên dân gian gọi đây là chuông Quy Điền.
Truyền thuyết cho rằng, đầu thế kỷ 15, nhà Minh xâm lược Đại Việt. Tướng giặc ra lệnh phá chuông Quy Điền để lấy đồng đúc vũ khí.
Chùa Diên Hựu hiện chỉ còn là một ngôi chùa nhỏ, có lối vào riêng với các hạng mục công trình chính: Cổng Tam quan; Sân trong; Tòa Tam bảo với mặt bằng hình chữ T (Bái đường, Thiêu hương, Chính điện); Hai bên tòa Tam bảo có tòa Tả vu (hiện là Nhà tổ) và Hữu vu (hiện không còn).
Ngôi chùa Diên Hựu ngày nay mang phong cách kiến trúc thời nhà Hậu Lê (năm 1428–1789). Tam quan chùa với ba chữ “Diên Hựu tự" được cho là mới xây dựng lại vào thời nhà Nguyễn (năm 1802–1945).
![](http://bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Kientrucquyhoach/Baoton/2019/ChuaMotcot/5ChuaDienHuu.jpg)
Hình ảnh bên ngoài chùa Diên Hựu, Hà Nội
![](http://bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Kientrucquyhoach/Baoton/2019/ChuaMotcot/5TamquanchuaDienHuu.jpg)
Tam quan chùa Diên Hựu, Hà Nội
![](http://bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Kientrucquyhoach/Baoton/2019/ChuaMotcot/BanthochuaDienHuu.jpg)
Bàn thờ Tam thế Phật trong Chính điện, chùa Diên Hựu, Hà Nội
Vườn Bảo tháp chùa Diên Hựu, Hà Nội
Chùa Một Cột được công nhận là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á và là một trong những biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.
Chùa Một Cột là một báu vật của dân tộc Việt Nam vĩ đại.
TS. Phạm Đình Tuyển, Bộ môn KTCN, ĐHXD
Nguồn :
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_M%E1%BB%99t_C%E1%BB%99t
http://ditichlichsu-vanhoahanoi.com/2018/01/26/chua-mot-cot/
https://en.wikipedia.org/wiki/One_Pillar_Pagoda
https://www.orientalarchitecture.com/sid/648/vietnam/hanoi/one-pillar-pagoda
http://luutruquocgia1.org.vn/gioi-thieu-tai-lieu-nghiep-vu/chua-mot-cot
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_Nh%E1%BA%A5t_Tr%E1%BB%A5
Xem video chùa Một Cột tại đây
Xem Truyền thuyết Kiến trúc Kho báu Chùa Một Cột tại đây
- Xem các bài viết về chùa Việt Nam tại đây
- Xem các bài viết về đình, đền Việt Nam tại đây
- Xem các bài viết về Di sản văn hóa thế giới tại đây
|
Cập nhật ( 08/12/2023 )
|
Tin mới đưa:- Cố đô Pasargadae, Pars, Iran
- Quần thể Takht-e Soleyman, Western Azerbaijan, Iran
- Các thị trấn Baroque muộn tại Val di Noto, Sicily, Ý
- Samarkand – Ngã tư văn hóa, Uzbekistan
- Hang động Vân Cương, Đại Đồng, Sơn Tây, Trung Quốc
- Công trình Villa d'Este, Tivoli, Rome, Ý
- Cột Chúa Ba Ngôi ở Olomouc, Czech
- Thung lũng Loire giữa Sully-sur-Loire và Chalonnes, Pháp
- Quần thể Tu viện Ferapontov, Vologda, Nga
- Nhà thờ St James ở Šibenik, Croatia
- Mỏ đá lửa Thời kỳ Đồ đá mới ở Spiennes, Mons, Bỉ
- Lăng mộ Hoàng gia của triều đại nhà Minh và nhà Thanh, Trung Quốc
- Hang động Long Môn, Lạc Dương, Hà Nam, Trung Quốc
- Vương cung thánh đường San Francesco và địa điểm khác của Dòng Phanxicô tại Assisi, Ý
- Công trình Villa Adriana, Tivoli, Rome, Ý
Tin đã đưa:- Chùa Kiến Sơ, Gia Lâm, Hà Nội
- Làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội, Việt Nam
- Chùa Vĩnh Nghiêm, Yên Dũng, Bắc Giang
- Nhà thi đấu quốc gia Yoyogi, ToKyo – KTS Kenzo Tange
- Kim tự tháp kính Louvre, Pari – KTS Leoh Minh Pei
- Công trình Triển lãm quốc gia, Stuttgart (Đức) - KTS James Stirling
- Công trình Cuadra San Cristobal - KTS Luis Barrgan
- Nhà kính New Canaan, Connecticut - KTS Philip Johnson
- Cung Thuỷ tinh, London, Anh của KTS. Joseph Paxton
- Toà nhà quốc hội Bangladesh – KTS Louis Kahn
- Nhà trên thác của KTS Frank Lloyd Wright
- Nhà triển lãm tại Barcelona - KTS Mies van der Rohe
- Nhà thờ Notre Dame du Haut - KTS Le Corbusier
- Công trình kiến trúc của Antoni Gaudi, Barcelona, Tây Ban Nha
- Chùa Việt Nam
|