Việt Nam đang chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và từng bước sang nền kinh tế hiện đại; Xu hướng nền kinh tế dựa trên khai thác tài nguyên và lao động giản đơn đã đạt đến ngưỡng và hiện đang dần chuyển sang nền kinh tế dựa vào tri thức. Sự sáng tạo, đổi mới khoa học - công nghệ và văn hoá trở thành động lực quan trọng hàng đầu cho phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

   Trong tiến trình phát triển chung đó, Bộ môn Kiến trúc Công nghệ (Department of Architecture Technology), Khoa Kiến trúc & Quy hoạch, Truờng Đại học Xây dựng, được Nhà nước giao nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực, tạo lập môi trường phát triển khoa học - công nghệ trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng, thiết kế kiến trúc, phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, phát triển nông nghiệp nông thôn và các khu kinh tế.

   Việt Nam là quốc gia đang phát triển, hoạt động kinh tế đóng vai trò chủ đạo với 4 nhóm: i) Khai thác tài nguyên thiên nhiên (khai mỏ, nông nghiệp); ii) Sản xuất (công nghiệp, xây dựng), iii) Dịch vụ, iv) Liên kết số và được vận hành dựa trên trên hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ tương ứng, trong đó nổi bật là hệ thống công nghệ thông tin. Các hoạt động kinh tế và hệ thống kết cấu hạ tầng nêu trên đều được thực hiện dựa trên các giải pháp công nghệ (công nghệ mang tính chiến lược; công nghệ quản lý và công nghệ kỹ thuật) phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam.

   Tiếp nối truyền thống của Bộ môn Kiến trúc Công nghiệp, Bộ môn Kiến trúc Công nghệ là bộ môn chuyên ngành trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng và thiết kế kiến trúc các môi trường không gian (thật và ảo), không chỉ đáp ứng giải pháp công nghệ cho hoạt động kinh tế công nghiệp (truyền thống và mới nổi), mà còn cho các hoạt động kinh tế sản xuất sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ, giao thức số và đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng.

   Trang bmktcn.com này là nơi trao đổi các thông tin chuyên ngành trong lĩnh vực xây dựng. Đây là địa chỉ cung cấp các thông tin miễn phí cho việc đào tạo đại học và sau đại học; nơi trao đổi thông tin giữa các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà đầu tư và cộng đồng xã hội.

   Bộ môn Kiến trúc Công nghệ, Khoa Kiến trúc - Quy hoạch, Truờng Đại học Xây dựng rất mong sự tham gia của quý vị và các bạn.



BÀI GIẢNG : 1.2. Lịch sử phát triển KTCN thế giới
Tác giả: TS. Phạm Đình Tuyển
      Khái quát về Lịch sử Kiến trúc Công nghiệp

Sách Lịch sử Kiến trúc Công nghiệp, NXB Xây dựng 2016  

Lịch sử Kiến trúc công nghiệp là vấn đề rộng lớn. 
Trong phạm vi chuyên môn có liên quan, Bộ môn Kiến trúc Công nghệ, Trường Đại học Xây dựng kết hợp với Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Công nghệ NUCETECH – Đại học Xây dựng biên soạn cuốn sách Lịch sử Kiến trúc công nghiệp – Kết nối quá khứ, định vị hiện tại, hướng tới tương lai, như một tài liệu phục vụ cho việc đào tạo, nghiên cứu trong lĩnh vực kiến trúc – xây dựng và phát triển.  
Cuốn sách có 2 phần chính: 
Phần I: Khái quát về lịch sử kiến trúc công nghiệp, gồm: 
1. Kiến trúc công nghiệp – một cái nhìn lịch sử: 
- Giới thiệu tóm tắt 120 công trình công nghiệp, là các sự kiện tiêu biểu theo mạch thời gian diễn tả một bối cảnh sâu rộng hơn các vấn đề về phát triển công nghệ, quy hoạch và kiến trúc, kinh tế, xã hội và văn hóa có liên quan, gắn với các cuộc cách mạng công nghiệp; 
- Giới thiệu tóm tắt các công trình kiến trúc công nghiệp do các kiến trúc sư hàng đầu thế giới thiết kế; 
- Xây dựng công nghiệp và kiến trúc công nghiệp, được phân theo các giai đoạn: Trước thế kỷ 20;  Trước Chiến tranh thế giới thứ 2; Sau Chiến tranh thế giới thứ 2. 
2. Xu hướng phát triển công nghiệp và kiến trúc công nghiệp 
3. Kiến trúc công nghiệp Việt Nam trong dòng chảy lịch sử  

Phần II: Giới thiệu 60 công trình kiến trúc công nghiệp, gồm: 
1. Giới thiệu toàn bộ 30 công trình kiến trúc công nghiệp được UNESCO tôn vinh là Di sản thế giới (đến thời điểm 2015). 
2. Giới thiệu 30 công trình kiến trúc công nghiệp tiêu biểu (do nhóm biên soạn lựa chọn). 

Những nội dung trình bày trong hai phần trên không chỉ thể hiện khái quát về lịch sử kiến trúc công nghiệp, mà còn phần nào cho thấy các nước trên thế giới đã làm những kỳ tích gì để chuyển từ một nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và hiện đại; để có được một nền kinh tế sản xuất mà không phải là nền kinh tế tiêu dùng; vì sao họ trở lên giàu có và được tôn trọng trên thế giới. Điều này góp phần giúp thế hệ trẻ định hình được vị thế hiện tại và hình thành tầm nhìn mới cho ngày mai, cho tương lai. 


Cuốn sách được Nhà xuất bản Xây dựng xuất bản năm 2016. 


Những người tham gia thực hiện: TS. Phạm Đình Tuyển (chủ biên); ThS. Nguyễn Văn Dũng; KTS. Phạm Văn Chinh; KTS. Phạm Thu Trang; Cử nhân Đặng Tú. 


Bộ môn KTCN, Đại học Xây dựng

Xem chi tiết Phần I: Khái quát về lịch sử kiến trúc công nghiệp tại đây.

 
  • Sơ đồ trang 
  • Bản quyền thuộc Bộ môn Kiến trúc Công nghệ - Khoa Kiến trúc Quy hoạch - Trường Đại học Xây dựng
    Địa chỉ liên hệ: Phòng 404 nhà A1 - Số 55 đường Giải Phóng - TP Hà Nội
    Điện thoại: (+84) 4.869.7045     Email: info@bmktcn.com
    Chủ biên: TS. Phạm Đình Tuyển - Phụ trách: ThS. Nguyễn Cao Lãnh & cộng sự
    Powered by Joomla!