Việt Nam đang chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và từng bước sang nền kinh tế hiện đại; Xu hướng nền kinh tế dựa trên khai thác tài nguyên và lao động giản đơn đã đạt đến ngưỡng và hiện đang dần chuyển sang nền kinh tế dựa vào tri thức. Sự sáng tạo, đổi mới khoa học - công nghệ và văn hoá trở thành động lực quan trọng hàng đầu cho phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.
Trong tiến trình phát triển chung đó, Bộ môn Kiến trúc Công nghệ (Department of Architecture Technology), Khoa Kiến trúc & Quy hoạch, Truờng Đại học Xây dựng, được Nhà nước giao nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực, tạo lập môi trường phát triển khoa học - công nghệ trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng, thiết kế kiến trúc, phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, phát triển nông nghiệp nông thôn và các khu kinh tế.
Việt Nam là quốc gia đang phát triển, hoạt động kinh tế đóng vai trò chủ đạo với 4 nhóm: i) Khai thác tài nguyên thiên nhiên (khai mỏ, nông nghiệp); ii) Sản xuất (công nghiệp, xây dựng), iii) Dịch vụ, iv) Liên kết số và được vận hành dựa trên trên hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ tương ứng, trong đó nổi bật là hệ thống công nghệ thông tin. Các hoạt động kinh tế và hệ thống kết cấu hạ tầng nêu trên đều được thực hiện dựa trên các giải pháp công nghệ (công nghệ mang tính chiến lược; công nghệ quản lý và công nghệ kỹ thuật) phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam.
Tiếp nối truyền thống của Bộ môn Kiến trúc Công nghiệp, Bộ môn Kiến trúc Công nghệ là bộ môn chuyên ngành trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng và thiết kế kiến trúc các môi trường không gian (thật và ảo), không chỉ đáp ứng giải pháp công nghệ cho hoạt động kinh tế công nghiệp (truyền thống và mới nổi), mà còn cho các hoạt động kinh tế sản xuất sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ, giao thức số và đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng.
Trang bmktcn.com này là nơi trao đổi các thông tin chuyên ngành trong lĩnh vực xây dựng. Đây là địa chỉ cung cấp các thông tin miễn phí cho việc đào tạo đại học và sau đại học; nơi trao đổi thông tin giữa các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà đầu tư và cộng đồng xã hội.
Bộ môn Kiến trúc Công nghệ, Khoa Kiến trúc - Quy hoạch, Truờng Đại học Xây dựng rất mong sự tham gia của quý vị và các bạn.
Ole Scheeren (1971) là một kiến trúc sư người Đức và là giám đốc của công ty Buro Ole Scheeren với các văn phòng ở Hồng Kong, Bắc Kinh, Berlin và Bangkok, giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Hồng Kông.
Ông là nhà thiết kế chính, là người đưa ra những cái nhìn sáng tạo cũng chiến lược phát triển của công ty. Ole Scheeren được đào tạo tại trường đại học Karlsruhe và Lausanne, sau đó ông tốt nghiệp từ Hiệp hội Kiến Trúc ở London và dành được huân chương RIBA bạc.
Trước khi thành lập Buro Ole Scheeren vào năm 2010, Ole là giám đốc và là đối tác cùng Rem Koolhaas tại OMA và chịu trách nhiệm về công việc của văn phòng này trên khắp Châu Á. Là một đối tác chuyên trách của một trong những tòa nhà lớn nhất thế giới, ông đã dẫn dắt thành công việc thiết kế của tòa CCTV và tháp TVCC ở Bắc Kinh. Các dự án khác của ông bao gồm The Interlace, một khu dân cư phức hợp ở Singapore và Trung tâm biểu diễn Nghệ thuật ở Đài Loan. Ông cũng chỉ đạo công việc của OMA cho hãng thời trang Prada và hoàn thành Prada Epicenters ở New York và Los Angeles.
Ole Scheeren thường xuyên giảng dạy tại các tổ chức quốc tế khác nhau và các hội nghị cũng như lễ trao giải cho các cuộc thi; và ông cũng được trao tặng nhiều giải thưởng bao gồm giải thưởng CTBUH 2013 dành cho tòa nhà cao tầng tốt nhất với dự án Trung tâm truyền hình CCTV và giải thưởng Môi trường đô thị (Urban Habitat Award) năm 2015 với dự án The Interlace.
Đối với Kiến trúc sư Ole Scheeren, con người sống và làm việc bên trong tòa nhà cũng giống như một bộ phận của tòa nhà như bê tông, thép và kính. Ông đặt ra câu hỏi: Liệu rằng kiến trúc có thể là sự gắn kết, hợp tác hay có nhiều câu chuyện để nói hơn là tự cô lập, phân cấp mà những tòa nhà chọc trời bình thường đang mắc phải? Trong bài giảng này này, chúng ta sẽ được đến thăm 5 công trình của Scheeren, từ tháp truyền hình ở Bắc Kinh cho đến rạp chiếu phim nổi trên đại dương ở Thái Lan và tìm hiểu những câu chuyện đằng sau chúng. Nghe bài giảng tại đây Nguồn: Why great architecture should tell a story | Ole Scheeren; https://www.youtube.com/watch?v=iQsnObyii4Q Bộ môn KTCN